Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh luận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh góp phần nâng cao kết quả hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành Y.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- PHAN HOÀNG TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CH MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- PHAN HOÀNG TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CH MINH Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hoa 2. PGS. TS. Nguyễn Sỹ Thƣ Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận án đề được trích dẫn trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Phan Hoàng Trọng
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Lãnh đạo, các phòng ban của Học viện Khoa học xã hội đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục cám ơn GS.TS. Vũ Dũng; PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan; TS. Vũ Thu Trang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin cám ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư và PGS.TS. Nguyễn Thị Hoa những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Y dược, TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Hồng Bàng; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Bệnh viện Đại học y dược, Bệnh viên 115; Bệnh viên Bình dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Phan Hoàng Trọng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y.......................................................... 11 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo định hướng phát triển năng lực ............................ 11 1.2. Tổng quan về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo định hướng phát triển năng lực ........................................... 17 Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y ........................................................................................... 25 2.1. Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y ..................................................................................... 25 2.2. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y....................................................................... 44 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y ........................... 58 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 64 3.1.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................... 64 3.2. Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh .... 69 3.3. Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y ...................................................... 85
- 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ........................ 108 Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y .................................................................................................... 116 4.1.Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ..................................................... 116 4.2. Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành ngành điều dưỡng .......................... 118 4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ................ 142 4.4. Kết quả thử nghiệm một giải pháp ................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ...................... 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 168
- DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu khách thể khảo sát .................................................. 66 Bảng 3.2: Vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ............................................. 70 Bảng 3.3: thức của sinh viên về hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên...................................................... 71 Bảng 3.4: Sinh viên tìm hiểu về tình trạng sức khỏe /bệnh tật của người bệnh ... 73 Bảng 3.5: Thực hiện chăm sóc người bệnh của sinh viên .............................. 75 Bảng 3.6: Thực hành quản lý, ghi chép sử dụng hồ sơ bệnh án của sinh viên điều dưỡng............................................................................................. 77 Bảng 3.7: Thực hành quản lý công tác chăm sóc người bệnh của sinh viên điều dưỡng............................................................................................. 78 Bảng 3.8: Thực hành phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên điều dưỡng ...................................................... 80 Bảng 3.9: Mức độ thực hành thực hành lâm sàng theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng.................................................. 82 Bảng 3.10: Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ............. 83 Bảng 3.11: Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên (so sánh theo biến số khách thể khảo sát) ................................................... 84 Bảng 3.12: Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên (so sánh theo biến số giới tính) ................................................................... 84 Bảng 3.13: Mức độ quản lý về kiến thức thực hành lâm sàng của sinh viên . 86 Bảng 3.14: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng về thái độ thực hành lâm sàng........................................................................................ 87 Bảng 3.15: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ......................................................... 88 Bảng 3.16: Quản lý sinh viên trong việc tìm hiểu về tình trạng sức khỏe /bệnh tật của người bệnh ....................................................................... 90
- Bảng 3.17: Mức độ quản lý sinh viên trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh ............................................................................................ 91 Bảng 3.18: Mức độ quản lý sinh viên trong việc quản lý, ghi chép, .............. 94 sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định .............................................................. 94 Bảng 3.19: Quản lý phát triển nghề nghiệp của sinh viên qua chăm sóc người bệnh............................................................................................. 95 Bảng 3.20: Quản lý sinh viên trong đảm bảo chăm sóc liên tục người bệnh . 96 Bảng 3.21: Quản lý nhằm hình thành năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp trong quá trình thực tập cho sinh viên ...................................... 97 Bảng 3.22: Quản lý sinh viên thực hành nghề theo quy định của pháp luật... 98 Bảng 3.23: Kết quả quản lý sinh viên thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp .................................................................................... 99 Bảng 3.24: Mức độ quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ........................................... 100 Bảng 3.25: Kết quả quản lý về kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ........................... 102 Bảng 3.26: Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ........................... 103 Bảng 3.27: Tương quan giữa các khía cạnh quản lý hoạt động thực hành lâm sàng .............................................................................................. 104 Bảng 3.28: Mức độ quản lý hoạt động thực hành lâm sàng (so sánh theo biến số khách thể khảo sát) ................................................................. 105 Bảng 3.29: Mức độ quản lý hoạt động thực hành lâm sàng (so sánh theo biến số giới tính) ................................................................................. 106 Bảng 3.30: Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan........................................... 108 Bảng 3.31: Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ....................................... 111 Bảng 4.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp ..................................... 143 Bảng 4.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp ........................................ 145
- Bảng 4.3: Mức độ tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên .............................................................................................. 152 Bảng 4.4: Mức độ tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng .. 154 của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên .... 154 Bảng 4.5: Mức độ tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên .............................................................................................. 156 Bảng 4.6: Mức độ tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên .............................................................................................. 159 Sơ đồ 2.1: Khung năng lực của sinh viên ngành Y (Sinh viên điều dưỡng) . 37
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động đào tạo tại trường đại học, đào tạo thực hành nghề đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, quyết định khả năng làm việc thực tế của sinh viên sau khi ra trường. Học mà không thể hành, có bằng cấp mà không thể làm việc hiệu quả là một trong những thực trạng còn tồn tại trong đa số sinh viên sau tốt nghiệp.Theo xu thế phát triển hội nhập hiện nay của đất nước, đào tạo nghề cho sinh viên cần chú trọng phát triển toàn diện cả kiến thức, kỹ năng, thực hành và làm thế nào để sinh viên ra trường có khả năng áp dụng những điều đã học vào thực tế, định hướng và phát triển chính bản thân theo mục tiêu giáo dục đã được xác định, trên cơ sở đó phát triển các giá trị về phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã hội.Chính vì thế, quản lý nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề của sinh viên nói chung là một trong những yêu cầu bức thiết. Nghề Y là một nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh mạng của con người. Khoa học về sức khỏe con người thì không phải là một môn khoa học thường thức, nó đòi hỏi tính chính xác và trình độ cao. Các phương pháp khám bệnh cho người bệnh không thể áp dụng một cách cứng nhắc vì cơ thể của mỗi con người có tính đặc trưng và khác biệt với nhau. Một phương thức điều trị hay một dấu hiệu lâm sàng trên người bệnh này có thể sẽ hoàn toàn khác biệt trên một người bệnh khác. Điều đó đòi hỏi sinh viên y khoa trong quá trình học tập phải rèn luyện sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực, có năng lực làm việc độc lập và phối hợp đội nhóm, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề thực tiễn. Sinh viên ngành Y để có thể thực hành điều trị chăm sóc sức khỏe thực tế cho người bệnh cần trải qua từ 4-6 năm thực hành lâm sàng trong quá trình học tập.Bên cạnh đó, đạo đức nghề Y đã quy định việc bảo vệ, phòng ngừa, duy trì và nâng cao sức khỏe của con người là một trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của người sinh viên y khoa khi bước chân vào trường. Vì thế ngay cả trong quá trình học tập tại trường hay sau khi ra trường sinh viên nghề Y đều không thể để xảy ra sai sót trong thực hành. Chính vì vậy, quản lý hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành y phải giúp sinh viên tích hợp được kiến thức, lý luận và ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên y khoa chuyên môn giỏi cũng cần đi đôi với sự tích cực, chủ động, tìm tòi, học hỏi cái mới, trau dồi kiến thức, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử, trang bị đầy đủ kỹ năng để có thể trở thành sinh 1
- viên y khoa của thế kỷ 21. Mặt khác, quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y một cách chuẩn mực lại càng quan trọng và cần có sự quan tâm chặt chẽ, sâu sát hơn nhằm giúp sinh viên ngành Y ra trường thực hiện được tốt nhất năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý ở các trường đại học y khoa. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y được thể hiện qua quản lý về nội dung, phương pháp, nguồn lực, cơ sở vật chất, chính sách phát triển nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhân viên y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh học đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh cho cộng đồng. Hiện nay, đào tạo theo định hướng chuẩn năng lực của sinh viên y khoa (Competence based Medical Education) viết tắt là (CBME) đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong quản lý và nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên trong các nghiên cứu thống kê trên thế giới. Xuất phát từ thực trạng nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp của sinh viên ngành y, về cơ bản sinh viên đã có ý thức rõ về nghề nghiệp tương lai, về trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên, có hứng thú, say mê trong rèn luyện, học tập để trở thành người cán bộ y tế nòng cốt. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên có nhận thức chưa đúng đắn về giá trị nghề nghiệp, có biểu hiện nhận thức thiên lệch giữa học tập và rèn luyện, còn so sánh thiệt hơn giữa các ngành nghề trong quá trình đào tạo, chưa thực sự yên tâm và gắn bó với nghề đã chọn. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo bác sĩ hiện nay. Do đó, đào tạo sinh viên y khoa theo định hướng theo chuẩn năng lực (CBME) sẽ giúp sinh viên có nhận thức đúng về những giá trị đích thực của nghề nghiệp phẩm chất y đức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đã được xã hội thừa nhận, có thái độ trân trọng, yêu quý, cố gắng chiếm lĩnh các giá trị của nghề nghiệp, đồng thời đấu tranh chống mọi biểu hiện lệch lạc trong nhận thức cũng như trong hành động của mình và của mọi người xung quanh, qua đó giúp sinh viên rèn luyện thói quen, hành vi sư phạm phù hợp, hướng tới các giá trị nghề nghiệp đã chọn, làm cho các giá trị ấy trở thành hiện thực trong quá trình đào tạo. Vì vậy tại Việt Nam, theo định hướng phát triển hội nhập toàn cầu, Bộ Y Tế cũng đã ban hành các chuẩn năng lực của bác sĩ đa khoa theo quyết định 1854/QĐ – BYT năm 2015 và chuẩn năng lực điều dưỡng ĐD/3602/QĐ – BYT năm 2012. 2
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu ở các cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay việc đào tạo thực hành lâm sàng y khoa theo định hướng phát triển năng lực đã được triển khai tại nhiều trường đào tạo y khoa trên cả nước.Tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá về quản lý hoạt động thực lâm sàng của sinh viên các trường Đại học Y khoa theo định hướng phát triển năng lực thì còn rất ít công trình nghiên cứu sâu và hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh”làm đề tài luận án tiến sĩ. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh luận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh góp phần nâng cao kết quả hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành Y. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y. 2) Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. 3)Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. 4) Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành thử nghiệm 1 giải pháp trong thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển 3
- năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1.Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y ở các khía cạnh: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên sinh viên ngành điều dưỡng tại các trường đại học có ngành điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.2.Giới hạn về khách thể khảo sát thực trạng: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ngành điều dưỡng của các trường đại học y và các bác sỹ phụ trách sinh viên điều dưỡng tại các bệnh viện sinh viên thực hành lâm sàng. 3.2.3.Giới hạn về địa bàn khảo sát thực trạng: Nghiên cứu này được thực hiện tại 3 trường đại học/cao đẳng có đào tạo sinh viên điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các trường: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP. Hồ Chí Minh. 3.2.4. Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án -Số lượng khách thể khảo sát bằng phiếu hỏi gồm có: Cán bộ quản lý (của trường, khoa), giảng viên, sinh viên của 3 trường đại học: 350 người; Bác sỹ hướng dẫn sinh viên ở bệnh viện: 10 người. Tổng số người khảo sát bằng phiếu hỏi (định lượng): 360 người -Số người phỏng vấn sâu: Cán bộ quản lý (của trường, khoa), giảng viên trưởng đại học: 15 người; Bác sỹ hướng dẫn sinh viên ở bệnh viện: 10 người; Sinh viên điều dưỡng: 30 người. Tổng số người phỏng vấn sâu: 55 người. 3.2.5. Giới hạn về chủ thể quản lý Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Cụ thể như: (1) Chủ 4
- thể chính quản lý hoạt động học tập lâm sàng của sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) là: Lãnh đạo trường đại học (chủ yếu là Hiệu trưởng nhà trường), lãnh đạo khoa điều dưỡng, các phòng ban của nhà trường; (2) Chủ thể quản lý trực tiếp là bệnh viên nơi sinh viên thực hành, cụ thể là khoa và bác sỹ trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành. Tuy nhiên trong luận án này chủ thể chính được xác định là hiệu trưởng trường y và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y, luận án xác định các cách tiếp cận nghiên cứu sau: -Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y chính là việc xem xét các trường đại học có đào tạo ngành y như là một thành tố của hệ thống xã hội, có quy luật vận hành, có mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố để tạo thành một chỉnh thể. Nói cách khác, nó chính là việc xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu của người học, yêu cầu của nhà trường, chuẩn đầu ra đối với sinh viên ngành y, yêu cầu của xã hội đối với nghề y trên phương diện cung cầu trong hệ thống xã hội. Mặt khác, cách tiếp cận này sẽ giúp cho chủ thể quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y đặt các giải pháp quản lý hoạt động này trong hệ thống các nội dung quản lý khác của quản lý hoạt động của trường đại học Y nhằm đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. - Tiếp cận theo năng lực của sinh viên ngành y (sinh viên điều dưỡng): Tiếp cận năng lực của sinh viên ngành y được tiếp cận theo Quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 24/4/2012 về Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Từ cách tiếp cận này xác định 3 năng lực cơ bản của sinh viên ngành điều dưỡng như sau: Năng lực thực hành chăm sóc; năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. - h tiếp ận theo hu n : nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng 5
- của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng) cần tiếp cận theo những chuẩn đào tạo và đầu ra của sinh viên ngành điều dưỡng. Chuẩn đào tạo và đầu ra của sinh viên ngành điều dưỡng được quy định trong Quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 24/4/2012 về Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Đây là định hướng và mục tiêu của hoạt động thực hành lâm sàng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng). - h tiếp ận qu tr nh: nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng) cần tiếp cận theo quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên tại bệnh viện. Đó là quá trình sinh viên tiếp cận với bệnh nhân, tiếp cận với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, đến giao tiếp với bệnh nhân, thực hiện qui trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân và đánh giá kết quả hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng). -Cách tiếp cận thực tiễn: Xem xét hoạt động thực hành lâm sàng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng tại các trường đại học Y trong sự vận động và biến đổi thực của nó với môi trường dạy học và đào tạo hiện đại: Các giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng (ngành điều dưỡng) được đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn và xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu thực tế của hoạt động thực hành lâm sàng ở các trường Đại học Y Việt Nam hiện nay. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu * Phương ph p nghiên ứu văn bản, tài liệu a. đ h ủ phương ph p Luận án nghiên cứu văn bản, tài liệu nhằm xác định cách tiếp cận nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết và công cụ nghiên cứu của đề tài luận án. b. ội dung ủ phương ph p Luận án đã nghiên cứu các văn bản tài liệu sau: - Các quyết định, thông tư của Bộ Giáo dục và đào tạo, của Bộ Y tế về khung chương trình đào tạo của ngành Y, về đào tạo sinh viên, và về thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y, về chuẩn năng lực của ngành điều dưỡng, về y đức của ngành Y như: Thông tư số 01/2012/TT/BGDĐT ngày 13 tháng 1 năm 2012. BGD& ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), về chương trình khung đào tạo Y đa khoa trình độ Đại học khói ngành khoa học sức khỏe; 6
- Thông tư số 09/2008/TT - BYT Bộ Y tế , ngày 01/8/2008 về việc hướng dẫn kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tìm hiểu phần “Định hướng điều dưỡng Bộ Y tế, 2010”, Trong cuốn sách Điều dưỡng cơ bản 1, Nxb Y học, Hà Nội. Quy định về y đức, Ban hành theo quyết định số 2088/BYT – QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ Y tế. Luận án đã nghiên cứu một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những nội dung liên quan đến đề tài luận án. c. h thứ tiến h nh Đề tài luận án đã tổng hợp, phân tích về các tài liệu, khái quát, đánh giá về những nội dung của tài liệu, xác định những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ để luận án tiếp tục nghiên cứu. * Phương ph p huyên gi ; * Phương ph p điều tra bằng bảng hỏi; * Phương ph p phỏng vấn sâu; *Phương ph p thử nghiệm; * Phương ph p xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Các phương pháp từ 2 đến 6 được trình bày cụ thể trong chương 3 của luận án. 4.3. Giải thuyết khoa học Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y tại 3 trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có nhiều ưu điểm, song vẫn còn những tồn tại. Trong các nội dung quản lý, nội dung được đánh giá thấp nhất là quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Nếu đề xuất và thử nghiệm giải pháp về chú trọng phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề cho sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành lâm sàng của ngành điều dưỡng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4.4. Câu hỏi nghiên cứu Việc thực hiện luận án này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 7
- 1)Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y là gì? 2)Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là như thế nào? Nó có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này? 3)Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay? 5.Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lý luận Nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng của các trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong số ít các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Luận án đã xác định được một số khái niệm công cụ để làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn, làm sáng tỏ những nội dung của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. Luận án đã xây dựng được các tiêu chí quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng. Đây là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y và cho quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng. 5.2.Về mặt thực tiễn Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng qua 4 nội dung: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng 8
- theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ; Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Luận án cũng đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng. Kết quả thử nghiệm cho thấy có thể nâng cao năng lực thực hành lâm sàng của sinh điều dưỡng khi áp dụng các giải pháp đề xuất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên, chỉ ra vai trò của các chủ thể trong quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho Hiệu trưởng, các phòng ban, lãnh đạo và các giảng viên khoa điều dưỡng của các trường đại học y có đào tạo sinh viên ngành điều dưỡng trong xây dựng kế hoạch, nội dung và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các bệnh viện trong quản lý sinh viên ngành điều dưỡng khi họ thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa điều dưỡng trong viên nâng cao năng lực thực hành lâm sàng của mình. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành y; Chương 2: Lý luận về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y; Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về 9
- quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y thành phố Hồ Chí Minh; Chương 4: Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y thành phố Hồ Chí Minh. 10
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y Phần tổng quan tài liệu trình bày tóm tắt kết quả tổng quan, lược khảo, phân tích về hiệu quả của việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về hoạt động học thực hành lâm sàng, những chiến lược giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp lượng giá, xây dựng đề cương chi tiết chương trình đáp ứng theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên ngành y gồm bác sĩ đa khoa, điều dưỡng đa khoa, nha khoa, dược khoa. Các tài liệu tham khảo cập nhật từ năm 2000 đến 2018 được lấy từ các trang tạp chí giáo dục y khoa đáng tin cậy như “Professional Education, Medical Education, Nurse Education Today, PubMed,…” và các trang tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí y học thực hành cũng như các nguồn dữ liệu khác. 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo định hƣớng phát triển năng lực Đối với ngành Y, thực hành lâm sàng là một trong những vấn đề quan trọng nhất quyết định đến năng lực khám chữa bệnh của sinh viên sau khi ra trường. Hoạt động đào tạo truyền thống hiện nay sinh viên vẫn đang học từ nhiều thế hệ thầy cô,kinh nghiệm của anh chị lớp trên, người hướng dẫn lâm sàng lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm. Mà theo một trong những người lỗi lạc, hiệu trưởng Đại học Y khoa Havard của Hoa kỳ Sydney Burnwell (1939-1945) đã từng nói với sinh viên của mình “Kinh nghiệm là một trong những điều mà các bạn đã làm sai ngày hôm nay và sẽ tiếp tục làm sai trong tương lai” và chính ông cũng đã làm thất vọng sinh viên của mình khi nói rằng “ Một nữa trong số những kiến thức mà các bạn đang được dạy tại trường Y sẽ trở thành những điều không còn đúng nữa trong vòng 10 năm tới, nhưng vấn đề là không một thầy cô nào của các bạn biết được đó là một nữa nào”. Điều đó chứng tỏ y học luôn không ngừng đổi mới và đòi hỏi phương pháp dạy của thầy cô và phương pháp học của sinh viên ngành Y phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu đào tạo. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn