intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng với người khuyết tật ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

22
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chính sách dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng với người khuyết tật ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu chính sách được xây dựng để sử dụng phân tích hiện trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam kể từ khi ban hành đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng với người khuyết tật ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐOÀN HỮU MINH CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐOÀN HỮU MINH CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu sinh Đoàn Hữu Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Anh Vân - người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tác giả những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Cục, Vụ, Viện thuộc các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, GDĐT, Tư pháp và các Sở, ban, ngành liên quan, các trung tâm CTXH tại năm tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa tham gia khảo sát và các Hội, Hiệp hội, đơn vị có liên quan, các chuyên gia tư vấn độc lập đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2023 Nghiên cứu sinh Đoàn Hữu Minh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 8 1.1. Tổng quan các nghiên cứu hiện có và khoảng trống nghiên cứu ............. 8 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 19 1.1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu ................................................................... 27 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...................... 29 1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 29 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT .......................................... 41 2.1. Người khuyết tật (NKT) ........................................................................... 41 2.1.1. Khái niệm NKT ........................................................................................... 41 2.1.2. Đặc điểm và nhu cầu của NKT .................................................................... 42 2.1.3. Phân loại NKT ............................................................................................. 44 2.2. DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............................................................ 45 2.2.1. Khái niệm DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............................................ 45 2.2.2. Đặc điểm của DVCTXH tại cộng đồng với NKT ....................................... 48 2.2.3. Phân loại và các chức năng của DVCTXH tại cộng đồng với NKT ........... 51 2.3. Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ........................................ 53 2.3.1. Khái niệm chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT .......................... 53 2.3.2. Mục tiêu của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ...................... 55 2.3.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ... 57 2.3.4. Các bộ phận của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ................. 57 2.3.5. Tiêu chí đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............... 61 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT . 64
  6. iv 2.4. Kinh nghiệm về chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT của một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ........................................ 66 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ................................................ 66 2.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................ 72 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 74 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 76 3.1. Thực trạng NKT và DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam ...... 76 3.1.1. Thực trạng NKT .......................................................................................... 76 3.1.2. Thực trạng DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............................................ 83 3.2. Thực trạng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam .. 98 3.2.1. Thực trạng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực TGXH .................................................................................................................. 100 3.2.2. Thực trạng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực y tế .......................................................................................................................... 111 3.2.3. Thực trạng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................................................ 120 3.2.4. Thực trạng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực tư pháp...................................................................................................................... 128 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 134 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM................................ 136 4.1. Sự phù hợp, tính hiệu lực và tính hiệu quả của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam .....................................................................136 4.1.1. Sự phù hợp ................................................................................................. 136 4.1.2. Tính hiệu lực .............................................................................................. 138 4.1.3. Tính hiệu quả ............................................................................................. 142 4.2. Kết quả thực hiện chính sách theo các yếu tố ảnh hưởng ..............................148 4.2.1. Tổ chức cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............................... 149 4.2.2. Đội ngũ nhân viên cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT .............. 154 4.2.3. Tổ chức, cá nhân liên quan đến DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............. 161 4.2.4. Quản lý chất lượng và giá cả dịch vụ ........................................................ 166 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 172 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH DVCTXH TẠI CỘNG ĐỒNG VỚI NKT Ở VIỆT NAM .......................... 176 5.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ............................176
  7. v 5.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ..................................................................... 176 5.1.2. Định hướng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025 ............................................................................................................. 177 5.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam .........................................................................................................178 5.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam trong từng lĩnh vực .............................................................................. 178 5.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT đối với đơn vị, cá nhân cung cấp ......................................................................... 180 5.2.3. Nhóm giải pháp đối với các đơn vị, cá nhân quản lý và thụ hưởng .......... 184 Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 186 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 187 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 191 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 202
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ chữ viết tắt ASXH An sinh xã hội Bộ LĐTBXH Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bộ GDĐT Bộ Giáo dục & Đào tạo CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần CTXH Công tác xã hội DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội GDĐT Giáo dục & Đào tạo GSO Tổng cục Thống Kê (TCTK) NCS Nghiên cứu sinh NGO Tổ chức phi chính phủ NKT Người khuyết tật NVCTXH Nhân viên công tác xã hội PHCN Phục hồi chức năng PHCNDVCĐ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng PVS Phỏng vấn sâu KT-XH Kinh tế xã hội TGXH Trợ giúp xã hội UNICEF Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc UNDP Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Y tế Thế giới 04 lĩnh vực Trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp 05 Tỉnh (khảo sát) Bình Định, Quảng Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Ninh
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................. 30 Hình 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 32 Hình 2.1: So sánh mức chi phí dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng và trung tâm tại Việt Nam (theo Nghị định 20) ............................................................................................... 49 Hình 2.2: So sánh mức chi phí dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, trung tâm, bệnh viện ở Úc..... 50 Hình 2.3: Tổng hợp số NKT ở trung tâm và cộng đồng ............................................... 50 Hình 2.4: Cây mục tiêu của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ................. 56 Hình 3.1: Tổng hợp số NKT hàng năm ......................................................................... 76 Hình 3.2: Phân bổ số NKT theo dạng tật tại Việt Nam ................................................. 77 Hình 3.3: Phân bổ số NKT theo dạng tật trung bình tại 5 Tỉnh khảo sát ...................... 78 Hình 3.4: Phân bổ mức độ khuyết tật tại 5 Tỉnh khảo sát, 2019 ................................... 79 Hình 3.5: Phân bổ NKT theo dạng tật tại Bình Định, 2019 .......................................... 79 Hình 3.6: Phân bổ NKT theo dạng tật tại Quảng Bình, 2019........................................ 80 Hình 3.7: Phân bổ NKT theo dạng tật tại Khánh Hòa, 2019 ......................................... 80 Hình 3.8: Phân bổ NKT theo dạng tật tại Thanh Hóa, 2019 ......................................... 81 Hình 3.9: Phân bổ NKT theo dạng tật tại Quảng Ninh, 2019 ....................................... 81 Hình 3.10: Tỷ lệ NKT được hưởng TGXH hàng năm .................................................. 83 Hình 3.11: Tỷ lệ NKT ở trung tâm và cộng đồng ......................................................... 84 Hình 3.12: Tỷ lệ NKT cao tuổi có nguyện vọng được chăm sóc tại gia đình ............... 84 Hình 3.13: Tỷ lệ NKT sống ở cộng đồng và trung tâm TGXH tại 5 Tỉnh khảo sát ...... 85 Hình 3.14: Tỷ lệ NKT tiếp cận dịch vụ TGXH tại 5 Tỉnh khảo sát .............................. 88 Hình 3.15: Tỷ lệ NKT tiếp cận các dịch vụ thiết yếu .................................................... 90 Hình 3.16: Tỷ lệ NKT tiếp cận dịch vụ y tế tại 5 Tỉnh khảo sát ................................... 92 Hình 3.17: Tỷ lệ trẻ khuyết tật nhập học đúng tuổi cấp tiểu học .................................. 92 Hình 3.18: Tỷ lệ trẻ khuyết tật nhập học đúng tuổi cấp phổ thông trung học ............... 93 Hình 3.19: Tỷ lệ NKT có việc làm trên cả nước ........................................................... 94 Hình 3.20: Tỷ lệ NKT tiếp cận học nghề, việc làm và viễn thông so với người không khuyết tật ....................................................................................................................... 95 Hình 3.21: Tỷ lệ NKT có việc làm tại 5 Tỉnh khảo sát ................................................. 96 Hình 3.22: Số NKT được trợ giúp xã hội và pháp lý .................................................... 97 Hình 3.23: Tỷ lệ NKT tiếp cận trợ giúp pháp lý tại 05 Tỉnh khảo sát .......................... 98 Hình 3.24: Vị trí của DVCTXH tại cộng đồng trong hệ thống ASXH Việt Nam ........ 99 Hình 3.25: Tỷ lệ NKT sống ở cộng đồng và trung tâm TGXH tại 05 tỉnh khảo sát Bình Định, Quảng Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Ninh năm 2019 ......................... 106 Hình 3.26: Tỷ lệ phân bổ chi tiêu cho hai hạng mục thuộc chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực TGXH ................................................................. 109
  10. viii Hình 3.27: Tỷ lệ bao phủ nhân viên CTXH tại cơ sở y tế các cấp .............................. 113 Hình 3.28: Số lượng và cơ cấu đội ngũ nhân viên, cộng tác viên CTXH trong lĩnh vực y tế ............................................................................................................................... 114 Hình 3.29: Ngân sách phát triển DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực y tế ...... 116 Hình 3.30: Ngân sách phát triển DVCTXH trong lĩnh vực giáo dục .......................... 125 Hình 3.31: Ngân sách phát triển DVCTXH trong lĩnh vực tư pháp. .......................... 131 Hình 4.1: So sánh mức chi phí dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng và trung tâm tại Việt Nam (theo Nghị định 20) ............................................................................................. 137 Hình 4.2: So sánh mức chi phí dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, trung tâm, bệnh viện tại Úc............................................................................................................................ 137 Hình 4.3: Mức độ bao phủ trung tâm CTXH trên toàn quốc ...................................... 139 Hình 4.4: Tỷ lệ trung tâm CTXH trong tổng số các cơ sở TGXH .............................. 139 Hình 4.5: Số Trung tâm CTXH so với các cơ sở TGXH khác .................................... 140 Hình 4.6: Tỷ lệ NKT tham gia chính sách DVCTXH tại cộng đồng tại 3 Tỉnh đã triển khai chính sách ............................................................................................................ 141 Hình 4.7: Tỷ lệ NKT tiếp cận DVCTXH trong 04 lĩnh vực và tỷ lệ trung bình ......... 143 Hình 4.8: Tỷ lệ NKT tiếp cận DVCTXH tại cộng đồng tại 5 Tỉnh ............................. 144 Hình 4.9: So sánh số lượng các cơ sở TGXH, trung tâm CTXH năm 2016 và 2021 . 145 Hình 4.10: Mức chi phí cho DVCTXH cho mỗi NKT/tháng trong bốn lĩnh vực ....... 146 Hình 4.11: Tỷ lệ NKT tiếp cận các dịch vụ trong các lĩnh vực TGXH, y tế, giáo dục, pháp lý tại 5 Tỉnh khảo sát .......................................................................................... 147 Hình 4.12: Tỷ lệ tổ chức cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT được xây mới và nâng cấp trong bốn lĩnh vực ........................................................................................ 150 Hình 4.13: Cơ cấu ngân sách đầu tư phát triển hệ thống cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong từng lĩnh vực .............................................................................. 151 Hình 4.14: Số lượng nhân viên CTXH nòng cốt và cộng tác viên CTXH .................. 155 Hình 4.15: Tỷ lệ cán bộ được đào tạo cơ bản về CTXH 2016 - 2021......................... 156 Hình 4.16: Tỷ lệ cán bộ được đào tạo chuyên ngành CTXH theo trình độ và từ lĩnh vực khác chuyển sang làm CTXH ............................................................................... 157 Hình 4.17: Tỷ lệ và trình độ giáo viên được đào tạo chuyên ngành CTXH ............... 158 Hình 4.18: Số NKT được hỗ trợ từ các tổ chức có liên quan trong bốn lĩnh vực (2016 – 2021) ............................................................................................................................ 163 Hình 4.19: Tổng hợp định mức chi trung bình trong từng lĩnh vực cho mỗi NKT hưởng lợi từ DVCTXH tại cộng đồng trong một tháng .............................................. 167 Hình 4.20: So sánh chi phí dịch vụ tại trung tâm với cộng đồng cho mỗi NKT/tháng trong các lĩnh vực ........................................................................................................ 168
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ............................................................................................................................... 63 Bảng 3.1: Phân bổ dạng tật tại 5 Tỉnh khảo sát (2019) ................................................. 78 Bảng 3.2: Tổng hợp số NKT và tỷ lệ NKT được hưởng TGXH hàng năm .................. 83 Bảng 3.3: Số NKT hưởng trợ cấp hàng tháng và kinh phí chi trả từng năm................. 86 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát lao động việc làm của NKT .............................................. 95 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực TGXH giai đoạn 2016-2021 ................................................................................. 103 Bảng 3.6: Ngân sách dự án phát triển DVCTXH với NKT giai đoạn 2016-2020 ...... 108 Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại bệnh viện và cộng đồng với NKT trong lĩnh vực y tế ............................................................................... 115 Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả huy động tài trợ từ nhân viên CTXH trong các bệnh viện hỗ trợ cho bệnh nhân, NKT trong lĩnh vực y tế .......................................................... 118 Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả thực hiện cung cấp DVCTXH tại các cơ sở đào tạo với NKT trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo ...................................................................... 122 Bảng 3.10: Tổng hợp danh sách các cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ CTXH qua các năm ................................................................................................................. 125 Bảng 3.11: Tổng hợp số lượng và tỷ lệ NKT tiếp cận DVCTXH tại cộng đồng trong lĩnh vực tư pháp ........................................................................................................... 129 Bảng 3.12: Tỷ lệ NKT được hưởng DVCTXH tại cộng đồng trong tổng số NKT ..... 131 Bảng 4.1: Số lượng và tỷ lệ NKT được hưởng DVCTXH tại cộng đồng trong các lĩnh vực so với tổng số NKT qua các năm ......................................................................... 143 Bảng 4.2: Tổng hợp số lượng các cơ sở TGXH, trung tâm CTXH năm 2016 và 2021 ..... 145 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá kết quả thực hiện chính sách thông qua ba tiêu chí: sự phù hợp, hiệu lực và hiệu quả ................................................................... 147 Bảng 4.4: Số NKT và kinh phí hỗ trợ trên đầu người từ các tổ chức có liên quan trong bốn lĩnh vực (2016 – 2021) ......................................................................................... 163 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ................................................................................................ 171
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Công tác xã hội (CTXH) là lĩnh vực mới phát triển ở Việt Nam từ năm 2010 (Thủ tướng Chính phủ, 2010). Bốn chức năng của CTXH, gồm: phòng ngừa, can thiệp, phục hồi và phát triển, tạo nên một quy trình hỗ trợ, chăm sóc con người, đặc biệt các nhóm yếu thế một cách toàn diện. CTXH có thể áp dụng theo vòng đời và bổ trợ cho bốn chức năng của an sinh xã hội (ASXH), gồm: phòng ngừa, bảo vệ, cung cấp và thúc đẩy phát triển (4P - prevention, protection, provision and promotion), (OECD, 2019). Với đặc tính vừa là dịch vụ hỗ trợ trực tiếp, vừa là dịch vụ gián tiếp (như dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các dịch vụ khác), dịch vụ công tác xã hội (DVCTXH) có thế mạnh trong phối hợp đa ngành và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của con người. Khi DVCTXH được cung cấp tại cộng đồng, nó còn mang lại nhiều ưu việt cả về kinh tế (chi phí rẻ hơn) và xã hội (sự hài lòng cao hơn và tốc độ phục hồi nhanh hơn) cho người thụ hưởng. Hệ thống chính sách DVCTXH tại Việt Nam đang hình thành và hoàn thiện trong bốn lĩnh vực gồm: trợ giúp xã hội (TGXH), y tế, giáo dục và tư pháp (Bộ LĐTBXH, 2018). Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các thông tư quy định và hướng dẫn cung cấp DVCTXH tại Việt Nam. Cụ thể, đã có các thông tư hướng dẫn trong ba lĩnh vực, gồm TGXH, y tế và giáo dục. Nội dung hướng dẫn tập trung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp DVCTXH công lập; quy định chức danh, mã ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức CTXH tại cộng đồng (xã, phường, thị trấn); danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học, trong đó có quy định mã ngành đào tạo bậc cao đẳng, đại học; tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm CTXH. DVCTXH tại cộng đồng với người khuyết tật (NKT) trong lĩnh vực TGXH được cung cấp thông qua 23 trung tâm CTXH chuyên biệt, trong tổng số 425 cơ sở TGXH (Bộ LĐTBXH, 2021). Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại 05 tỉnh năm 2019, trong đó có ba tỉnh gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa và Khánh Hòa đã thiết lập mạng lưới nhận viên CTXH cung cấp dịch vụ tại cộng đồng với NKT; còn lại hai tỉnh: Quảng Bình và Bình Định mới thành lập trung tâm CTXH ở cấp tỉnh, chưa có đội ngũ nhân viên cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT. DVCTXH trong lĩnh vực y tế được quy định tại Thông tư số 43/2015/BYT của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH trong lĩnh vực y tế. Đến nay, 100% bệnh viện tuyến trung ương; 90% bệnh viện cấp tỉnh, thành phố và 70% bệnh viện tuyến huyện đã thành lập Phòng hoặc Tổ CTXH (Bộ Y tế, 2021).
  13. 2 DVCTXH trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện theo Thông tư 33/2018/TT- BGDĐT về hướng dẫn CTXH trong trường học, trong đó có 5 nhóm hoạt động cần triển khai. Ngành giáo dục và đào tạo mới thực hiện hai nhóm hoạt động đầu trong năm nhóm hoạt động của Thông tư 33; ba nhóm dịch vụ tại cộng đồng còn rất hạn chế. 70% các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường cấp 1, 2 và 3 đã thành lập Tổ CTXH; 30% còn lại đã cử cán bộ kiêm nhiệm về CTXH (Bộ GDĐT, 2021). DVCTXH trong lĩnh vực tư pháp phát triển chậm hơn so với ba lĩnh vực trên, hiện chưa ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, ngành Tư pháp đã thiết lập được mạng lưới cán bộ tư pháp-hộ tịch thực hiện trợ giúp pháp lý tại cơ sở (tại các xã/phường/thị trấn trên cả nước) cho NKT và các đối tượng dễ bị tổn thương; đã lồng ghép các nhiệm vụ CTXH vào các nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ tư pháp - hộ tịch tại cộng đồng, như tham vấn, tư vấn cho NKT (NCS khảo sát, 2019). So với các nước phát triển trên thế giới, cũng như các nước có mức phát triển KTXH tương đương trong khu vực Đông Nam Á, chính sách DVCTXH của Việt Nam còn khá non trẻ. Việt Nam mới có các văn bản quy định các nội dung liên quan đến thiết lập, quản lý và vận hành DVCTXH tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội tập trung. Nhưng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với với NKT còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa có hệ thống, trong khi 99,6% NKT đang sinh sống ở cộng đồng, có nhu cầu DVCTXH rất lớn (TCTK, 2016). Nhiều quy định chính sách liên quan đến DVCTXH còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, bất cập, chồng chéo, dẫn đến khó quản lý triển khai thực hiện. Cụ thể như các văn bản về phát triển mạng lưới hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhân viên CTXH, đặc biệt là đối với các nhân viên CTXH làm việc trong các cơ sở cung cấp DVCTXH; quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên cung cấp DVCTXH (lực lượng nòng cốt) chưa được chuẩn hóa ở cấp quốc gia. Các quy định quản lý chất lượng dịch vụ, giá cả chưa rõ ràng, chưa hấp dẫn để thu hút tư nhân tham gia đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ tại cộng đồng với NKT (Bộ LĐTBXH, 2018). Theo Tổng cục Thống kê (2016), Việt Nam có khoảng 6,2 triệu NKT từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7,06% dân số trên cả nước, trong đó có 58% là nữ; 28,3% là trẻ em; gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng. Phân theo tuổi, có 663.964 trẻ em 2-17 tuổi, riêng trẻ em 2-15 tuổi là 635.811 trẻ em và 5.535.084 người từ 18 tuổi trở lên. Trong tổng số NKT có 68% người bị đa khuyết tật. Phần lớn NKT, chiếm 99,6% NKT đang sống ở cộng đồng. Còn lại rất ít, chỉ 0,4% NKT được chăm sóc nuôi dưỡng ở các trung tâm bảo trợ xã hội (TCTK, 2016). Số NKT tiếp cận chính sách DVCTXH ở cả trung tâm và cộng đồng rất thấp - dưới 25% NKT. Phần lớn NKT đã tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước thuộc dạng khuyết tật đặc biệt nặng và nặng, đã được cấp giấy xác nhận khuyết tật. Còn lại phần lớn (trên 75%) là NKT chưa xác định mức độ khuyết tật và chưa có giấy xác nhận khuyết tật, nên chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của nhà nước (Bộ LĐTBXH, 2021).
  14. 3 Từ kết quả tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước của NCS cho thấy, DVCTXH tại cộng đồng với NKT được chứng minh có nhiều ưu việt đối với cả bên cung và bên cầu, đặc biệt với NKT. Đến này vẫn chưa có khung lý thuyết chung hay khung tiêu chuẩn về các chính sách bộ phận, các yếu tố ảnh hưởng cũng như tiêu chí đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT, có thể áp dụng cho tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Vì mỗi quốc gia có thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và thay đổi qua từng thời kỳ. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết và tiêu chí đánh giá, trên cơ sở đó phân tích hiện trạng và đánh giá kết quả hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của luận án + Mục tiêu chung: Khung lý thuyết nghiên cứu chính sách được xây dựng để sử dụng phân tích hiện trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam kể từ khi ban hành đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. + Các mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, luận án cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT. Thứ hai, phân tích được hiện trạng và đánh giá được kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam từ 2016 đến 2021; chỉ ra được những thành quả, hạn chế và lý giải nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách. Thứ ba, đề xuất được các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 2.2. Nhiệm vụ luận án Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là: (1) Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề chưa được nghiên cứu trong các công trình đã công bố. Đây chính là những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu (thực hiện mục tiêu cụ thể thứ nhất); (2) Trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã có, luận án nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam (thực hiện mục tiêu cụ thể thứ nhất); (3) Khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu để phân tích hiện trạng và đánh giá kết
  15. 4 quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam trong bốn lĩnh vực: TGXH, y tế, giáo dục và tư pháp (thực hiện mục tiêu cụ thể thứ hai); (4) Nghiên cứu đưa ra quan điểm, đề xuất những giải pháp hoàn thiện và thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (thực hiện mục tiêu cụ thể thứ ba). 2.3. Các câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các khoảng trống nghiên cứu, luận án tập trung trả lời năm câu hỏi sau: - Những yếu tố nào tác động đến kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT? - Hệ thống tiêu chí nào được dùng để đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam? - Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT gồm những bộ phận chính sách nào? - Các yếu tố tác động tác động như thế nào đến kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam? - Các giải pháp về chính sách và cơ chế thực hiện đối với chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT là gì? 3. Đối tượng và phạm vi của luận án 3.1. Đối tượng của luận án Đối tượng của luận án là: Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Nội dung nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án về mặt nội dung, đề tài tập trung phân tích hiện trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong bốn lĩnh vực, gồm TGXH, y tế, giáo dục và tư pháp với NKT. Cụ thể là: + Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực TGXH; + Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực y tế; + Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực giáo dục; + Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực tư pháp. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành khảo sát, phân tích hiện trạng và đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021, đưa ra quan điểm hoàn
  16. 5 thiện chính sách đến năm 2025 và định hướng, tầm nhìn chính sách đến 2030. NCS chọn năm 2016 vì đây là thời điểm Chính phủ bắt đầu triển khai chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT (quản lý trường hợp NKT tại cộng đồng). - Không gian nghiên cứu: Chính sách áp dụng trên toàn quốc; nghiên cứu khảo sát tại các cơ quan trung ương liên quan và 05 tỉnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Bình và Bình Định. Việc chọn 05 Tỉnh này vào mẫu nghiên cứu được tính toán dựa trên căn cứ phân loại tỉnh có số lượng NKT và chất lượng - kết quả phát triển và cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT theo phân loại của Bộ LĐTBXH. Căn cứ chọn 05 Tỉnh này là theo đánh giá của Bộ LĐTBXH thì Quảng Ninh và Khánh Hòa là hai tỉnh phát triển hệ thống DVCTXH ‘cao’ trên cả nước; Thanh Hóa là tỉnh đông dân nhất cả nước, có tính đại diện cao về địa lý và NKT, nhưng mức độ phát triển DVCTXH cho NKT ở mức ‘trung bình’, trong khi Quảng Bình và Bình Định có số lượng nạn nhân bom mìn và NKT lớn, nhưng DVCTXH còn ở mức ‘thấp’ trên cả nước. 4. Đóng góp mới của luận án về mặt khoa học và thực tiễn 4.1. Đóng góp mới về khoa học - Đúc kết khoa học chính sách hiện tại chưa có khái niệm, quy trình và bộ quy chuẩn về các chính sách trụ cột, yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chính sách một cách thống nhất. Tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội mỗi nước, có khái niệm, quy trình và bộ quy chuẩn về các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chính sách khác nhau. Trong nghiên cứu này, luận án kế thừa và bổ sung làm rõ một số vấn đề lý luận chủ yếu về chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm, kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã được công bố, kết hợp với việc nghiên cứu chủ trương, quy định của Chính phủ Việt Nam về chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT. - Đóng góp mới cụ thể của luận án là xây dựng được (i) khung lý thuyết nghiên cứu chính sách và (ii) bộ tiêu chí đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT, bao gồm: (1) Sự phù hợp, (2) Tính hiệu lực và (3) Tính hiệu quả và (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT. - Đóng góp mới tiếp theo về mặt lý luận là đã hoàn thiện và hệ thống hóa 04 chính sách trụ cột của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam và nội dung của chúng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, bao gồm: (1) Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực TGXH; (2) Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực y tế; (3) Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực giáo dục; (4) Chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực tư pháp.
  17. 6 4.2. Đóng góp mới về thực tiễn Luận án phân tích thực trạng và đánh giá kết quả triển khai chính sách hiện có làm nền tảng cho việc xác định các vấn đề, nút thắt cản trở, tìm ra quy luật vận hành quản lý, thực thi chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam. Cụ thể, luận án áp dụng khung lý thuyết nghiên cứu, trong đó thể hiện các chính sách trụ cột; các yếu tố ảnh hưởng và bộ tiêu chí đánh giá chính sách để: (i) Phân tích hiện trạng (1) NKT, (2) hệ thống DVCTXH tại cộng đồng với NKT và (3) chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam trong từng lĩnh vực: TGXH, y tế, giáo dục và tư pháp; (ii) Đánh giá kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam. Qua đó: - Làm nổi bật vai trò của DVCTXH tại cộng đồng trong kết nối đa ngành, vừa là dịch vụ trực tiếp cho NKT, gia đình/người chăm sóc và cộng đồng, vừa là dịch vụ gián tiếp - kết nối với các dịch vụ khác, như y tế, giáo dục, tư pháp, phục hồi chức năng, vv, gắn kết với bốn chức năng của DVCTXH, gồm phòng ngừa, can thiệp, phục hồi và phát triển, tạo thành một chu trình trợ giúp khép kín cho NKT tại cộng đồng. Với đề xuất khung lý thuyết kết hợp giữa DVCTXH trực tiếp với các dịch vụ gián tiếp hỗ trợ đa ngành, đa chủ thể với NKT làm tăng tính kịp thời và toàn diện của dịch vụ với NKT tại cộng đồng. - Luận án phân tích và đúc kết ra những ưu việt của DVCTXH tại cộng đồng so với DVCTXH tại trung tâm. Cụ thể, khi được cung cấp ở cộng đồng, DVCTXH mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế (giá thành rẻ hơn) và xã hội (mức độ hài lòng cao hơn và tốc độ phục hồi nhanh hơn) cho NKT. - Đề xuất định hướng và giải pháp khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam, gồm các chính sách thành phần trong từng lĩnh vực, các nội dung cơ bản của từng chính sách thành phần và giải pháp đối với từng đối tác liên quan, đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Những giải pháp có tính khả thi cao, có thể áp dụng trong quá trình hoạch định, triển khai và đánh giá chính sách DVCTXH nói chung và chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam nói riêng. 4.3. Các phương pháp tiếp cận của luận án (i) Phương pháp tiếp cận xây dựng luận án từ lý luận đến thực tiễn: Thông qua khái quát hóa kết quả tổng quan để xác định các khoảng trống nghiên cứu, luận án xây dựng các khái niệm và khung lý thuyết nghiên cứu, từ đó sử dụng cơ sở luận (các khái niệm) và khung lý thuyết nghiên cứu luận án để xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá chính sách trong thực tiễn. Từ kết quả phân tích, đánh giá chính sách trong thực tiễn, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách đến 2025, tầm nhìn 2030. (ii) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu hoàn thiện chính sách linh hoạt: Mỗi quốc gia có thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và thay đổi qua từng thời
  18. 7 kỳ, nên đến nay vẫn chưa có khung lý thuyết chung hay khung tiêu chuẩn về các chính sách bộ phận, các yếu tố ảnh hưởng cũng như tiêu chí đánh giá chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT, có thể áp dụng cho tất cả các nước (one size fits all is impossible). Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách của mỗi quốc gia cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, qua từng thời kỳ. (iii) Phương pháp tiếp cận triển khai chính sách với sự phối hợp đa ngành: Với đặc tính của DVCTXH vừa là dịch vụ hỗ trợ trực tiếp, vừa là dịch vụ gián tiếp - kết nối, chuyển gửi đến các dịch vụ khác. Do vậy cơ chế chính sách kết nối đa ngành, đa lĩnh vực, đa chủ thể sẽ đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ kịp thời, linh hoạt và toàn diện của NKT. 5. Kết cấu luận án Luận án được kết cấu thành 05 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý luận của chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT; Chương 3: Phân tích hiện trạng chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT; Chương 4: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT; Chương 5: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách DVCTXH tại cộng đồng với NKT ở Việt Nam.
  19. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu hiện có và khoảng trống nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến DVCTXH tại cộng đồng với NKT Tại Úc, Pim Kuipers, Elizabeth Kendall và Therese Hancock (2001) đã xây dựng khung đánh giá DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực trợ giúp xã hội. Tám bước, gồm (1) Chuẩn bị (Gain entry): Lựa chọn và đào tạo cán bộ đầu mối ở cộng đồng với tư cách cán bộ hỗ trợ NKT tại cộng đồng; (2) Khảo sát, phỏng vấn NKT và thành viên trong gia đình (xác định các nhu cầu và mức độ cam kết của cộng đồng); (3) Thu thập và phân tích thông tin thứ cấp; (4) Xây dựng khung ý tưởng sơ bộ; (5) Trình phê duyệt trước cuộc họp cộng đồng về các vấn đề của NKT; (6) Tổ chức họp cộng đồng, với sự tham gia của các thành viên liên quan tại cộng đồng; (7) Chia sẻ kết quả cuộc họp với các biên liên quan/có quan tâm; (8) Đề xuất mô hình hành động và Thúc đẩy thực hiện hành đồng, xác định các thành viên quan trọng tại cộng đồng quản lý cung cấp hỗ trợ. Tác giả nhấn mạnh những ưu việt của mô hình DVCTXH với NKT ở cộng đồng. Nó không chỉ giúp NKT tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt với dịch vụ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, mà ‘mức độ hài lòng’ của NKT với DVCTXH tại cộng đồng cũng cao hơn rõ rệt khi họ được chăm sóc và sống trong môi trường quen thuộc của mình. Ngoài ra, nhóm tác giả nhấn mạnh: nội dung và quy trình thực hiện mô hình cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT cần có sự kết nối với hệ thống các dịch vụ liên quan khác để bảo đảm tính kịp thời và đầy đủ của hệ thống chăm sóc NKT. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ vai trò và chức năng của nhân viên CTXH trong quy trình kết nối với các dịch vụ hỗ trợ gián tiếp khác, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới cung cấp dịch vụ để bảo đảm NKT tiếp cận được các dịch vụ theo nhu cầu tại cộng đồng một cách kịp thời và toàn diện. John. T. Pardeck (1988) trong nghiên cứu về Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong thực hành CTXH trên tạp trí The Journal of Sociology & Social Welfare đã mô tả về thuyết sinh thái trong thực hành CTXH. Thuyết sinh thái do Germain Bailey Carel - một giáo sư CTXH thuộc Trường đại học Columbia, Mỹ, xây dựng vào năm 1973 (Barker, 1973; Grinnell, 1973; Hartman, 1976). Với mục đích ban đầu lý thuyết này chỉ phục vụ cho CTXH cá nhân, nhưng sau đó cùng với đồng nghiệp của mình là Alex Gitterman đã phát triển và áp dụng lý thuyết này trong CTXH với nhóm và cộng đồng. Điểm đáng lưu ý của lý thuyết này cho chúng ta một lăng kính chiếu vào mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh dựa trên nền tảng sinh thái học. Lý thuyết này chú trọng đến việc kết nối các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh để giải quyết vấn đề mà con người đang gặp phải. Với những đặc trưng như vậy, lý thuyết này rất phù hợp trong cung cấp DVCTXH tại cộng đồng cho nhóm yếu thế, trong đó có NKT.
  20. 9 David Tobis (2011) đã nghiên cứu và xây dựng chiến lược chuyển đổi sáu bước từ mô hình cung cấp DVCTXH tại trung tâm TGXH sang cung cấp DVCTXH tại cộng đồng, gồm: (1) Thay đổi nhận thức và huy động sự ủng hộ của cộng đồng; (2) Tăng cường/cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng; (3) Thực hiện các dự án/hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng; (4) Sử dụng các kết quả dự án/hoạt động để chuyển dịch vụ hỗ trợ tại trung tâm sang cộng đồng; (5) Tổng kết, báo cáo và khuyến nghị chính sách và (6) Tạo hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng cấp quốc gia. Từ nghiên cứu này cho thấy các bước và nội dung hoạt động cần triển khai khi chuyển đổi từ mô hình cung cấp DVCTXH tại các trung tâm TGXH sang cung cấp DVCTXH tại cộng đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra các giải pháp kết nối giữa DVCTXH tại trung tâm với mạng lưới DVCTXH tại cộng đồng đồng; cơ chế phối hợp liên ngành giữa dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp hỗ trợ NKT tại cộng đồng. Với mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của Liên hợp quốc, trong Chương trình Nghị sự 2030 (2011), Liên hợp quốc đặt phát triển con người làm trung tâm, đặc biệt chú trọng hỗ trợ NKT và các nhóm yếu thế khác để bảo đảm họ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và các dịch vụ hỗ trợ chuyên biệt với NKT. Để đạt mục tiêu trên, Liên hợp quốc khuyến nghị cần vận hành các mô hình kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực (đặc biệt các dịch vụ trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở và hòa nhập xã hội), tiếp cận hỗ trợ theo quyền, theo vòng đời và thích ứng với những cú sốc của con người trong vòng đời. Tuy nhiên Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc chưa cụ thể hóa cơ chế phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực và ngành nào đóng vai trò chủ đạo, các ngành nào đóng vai trò phối hợp trong cung cấp DVCTXH tại cộng đồng với NKT. Hiệp hội Nhân viên CTXH của Úc (Australian Association of Social Workers - Stephen Brand, 2016) quy định 09 nhóm DVCTXH tại cộng đồng với NKT trong lĩnh vực y tế, gồm (1) Xây dựng năng lực cho đội ngũ cung cấp DVCTXH trong lĩnh vực y tế; (2) Đánh giá lâm sàng NKT, người chăm sóc; (3) Lập kế hoạch hỗ trợ NKT; (4) Quản lý trường hợp và điều phối dịch vụ; (5) Truyền thông vận động; (6) Tư vấn và chỉ định liều pháp điều trị tâm lý cho NKT; (7) Hòa nhập cộng đồng cho NKT; (8) Nghiên cứu thiết kế chính sách và chương trình và (9) Các dịch vụ chuyên biệt giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội. Qua nghiên cứu 09 loại hình DVCTXH của Úc với NKT tại cộng đồng cho thấy DVCTXH trong lĩnh vực y tế được chia thành hai nhóm chính. Nhóm 1: gồm các dịch vụ nhân viên CTXH thực hiện trực tiếp với NKT tại các cơ sở y tế, và nhóm 2: gồm các hoạt động nhân viên CTXH là người điều phối, kết nối với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác (đặc biệt là các dịch vụ chuyên biệt) tại cộng đồng để hỗ trợ cho NKT một cách toàn diện trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Tuy nhiên, tài liệu mô hình này chưa phân tích các lợi ích, tính ưu việt của DVCTXH trong lĩnh vực y tế khi được cung cấp tại cộng đồng, cũng như sự kết nối giữa DVCTXH trực tiếp với các dịch vụ gián tiếp liên quan khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1