intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chuỗi cung ứng nông sản xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý chuỗi cung ứng nông sản xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đánh giá được thực trạng quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao kết quả quản lý và phát triển cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chuỗi cung ứng nông sản xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRỊNH ĐÌNH UYÊN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRỊNH ĐÌNH UYÊN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đặng Thị Phương Hoa 2. PGS. TS Nguyễn Thu Hà HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Trịnh Đình Uyên i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn và biết ơn sâu sắc tới hai giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Đăng Thị Phương Hoa và PGS.TS Nguyễn Thu Hà. Các Cô đã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, tận tình hướng dẫn để luận án được hoàn thiện. Tiếp sau đó, tôi xin trân trọng biết ơn các Thầy Cô thuộc bộ môn Quản lý kinh tế, khoa Khoa Kinh tế - Chính trị của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các Thầy Cô tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia giảng dạy, dìu dắt tác giả trong quá trình học tập chương trình đào tạo nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới tập thể các Thầy Cô là lãnh đạo và chuyên viên phụ trách của Phòng đào tạo - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ, hướng dẫn các nội dung học tập cùng những văn bản thực hiện, các quy trình thủ tục giấy tờ cho rất nhiều giai đoạn học tập để tác giả có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo của các Sở, Ban ngành liên quan như Ban Quản lý An toàn Thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên Môi trường, Cục Thống kê của tỉnh Bắc Ninh; Ban lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã vô cùng nhiệt tình, tạo điều kiện cung cấp thông tin trung thực, kịp thời để tác giả có thể hoàn thành việc thu thập số liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn và trân trọng đến các thành viên trong gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và đồng hành, động viên trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh để tác giả yên tâm hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Trịnh Đình Uyên ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................ xi LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH NÔNG SẢN ...................................... 9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xanh ......................................................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng ........................................................ 9 1.1.2. Các nghiên cứu chuỗi cung ứng xanh ................................................... 15 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng xanh .................... 17 1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng .......................................... 17 1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng xanh .................................. 18 1.3. Các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ...................... 26 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 29 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................ 31 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH NÔNG SẢN CẤP TỈNH/THÀNH............................................ 32 2.1. Khái niệm, vai trò chuỗi cung ứng xanh nông sản và quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ........................................................................ 32 2.1.1 Chuỗi cung ứng .................................................................................... 32 2.1.2. Chuỗi cung ứng xanh ........................................................................... 34 2.1.3. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ................................ 38 2.2. Nội dung quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ở cấp tỉnh/thành........... 47 2.2.1. Lập kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ........................... 47 iii
  6. 2.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản .................... 48 2.2.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản. ....................................................................... 49 2.2.4. Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ................................ 51 2.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản ............................................................................................... 55 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ............ 56 2.3.1. Thể chế nhà nước và tính định hướng trong quy định quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên toàn quốc. ................................................ 56 2.3.2. Nhận thức của chủ thể quản lý ............................................................. 57 2.3.3. Nguồn lực thực hiện cung ứng xanh nông sản của các thành viên tham gia chuỗi ...................................................................................... 57 2.3.4. Hiểu biết của các đối tượng tham gia vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh ở cấp tỉnh/thành ............................................................. 58 2. 4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản. ....................................................................................................... 59 2.5. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ............................... 60 2.5.1 Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản tại một số địa phương thuộc một số quốc gia trên thế giới ........................................... 60 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản từ một số địa phương trong nước ................................................................................ 65 2.5.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra .......................................................... 70 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 74 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 75 3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 75 3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng và giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 77 3.2.1. Một số tham khảo ................................................................................ 77 3.2.2. Khung nghiên cứu đề xuất ................................................................... 78 iv
  7. 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 80 3.3.1. Mục tiêu và nội dung của nghiên cứu định tính .................................... 80 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 80 3.4. Các biến và thang đo .............................................................................. 82 3.5. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 86 3.5.1. Thiết kế bảng hỏi................................................................................. 86 3.5.2. Kết quả nghiên cứu định lượng với các biến ........................................ 87 3.6. Nghiên cứu định lượng chính thức .......................................................... 90 3.6.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 90 3.6.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................. 90 3.6.3. Phân tích dữ liệu ................................................................................. 91 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 94 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH NÔNG SẢN TẠI TỈNH BẮC NINH .................................................... 95 4.1. Khái quát thực trạng kinh tế - xã hội và tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 95 4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh .............................................. 95 4.1.2. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 ............................................................................................. 97 4.1.3. Xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP ............................... 104 4.1.4. Phát triển hợp tác xã, kinh tế trang trại, ngành nghề nông thôn........... 105 4.2. Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................. 106 4.2.1. Lập kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...................................................................................... 106 4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 113 4.2.3. Phương thức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ............................................................. 116 v
  8. 4.2.4. Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................. 119 4.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản ..................................................................................................... 127 4.3. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản tại tỉnh Bắc Ninh ........................................... 130 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................ 130 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ............................................... 131 4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................. 133 4.3.4. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy ........................................... 136 4.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý chuỗi cung xanh nông sản tại tỉnh Bắc Ninh . 138 4.4.1. Kết quả quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn ............... 138 4.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 144 Tiểu kết Chương 4 ...................................................................................... 149 CHƯƠNG 5 BỐI CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CHO NÔNG SẢN TẠI TỈNH BẮC NINH .. 151 5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................... 151 5.2. Chủ trương, định hướng nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ...................................... 154 5.3. Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........... 156 5.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, ban hành các chính sách quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản ................................................................... 156 5.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản................. 160 5.3.3. Hoàn thiện phương thức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản......................................... 161 5.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 162 vi
  9. 5.3.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ................................................ 165 5.4. Kiến nghị ............................................................................................. 165 5.4.1. Kiến nghị với chính phủ .................................................................... 165 5.4.2. Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh .............................................................. 166 Tiểu kết Chương 5 ...................................................................................... 167 KẾT LUẬN ................................................................................................ 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 172 PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích thuật ngữ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATTP An toàn thực phẩm BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường CNC Công nghệ cao CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp EMS Hệ thống quản lý môi trường EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc GAP Good agricultural practices GlobalGAP Global Good agricultural practices GSCM Green supply chain management GTGT Giá trị gia tăng GVC Global Value Chain HS Hệ thống cân đối KHCN Khoa học công nghệ KNK Khí nhà kính HTX Hợp tác xã LHQ Liên hợp quốc NCC Nhà cung cấp NCS Nghiên cứu sinh NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTD Người tiêu dùng OCOP One Commune One Product QLNN Quản lý nhà nước TMĐT Thương mại điện tử TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn ao chuồng VietGAP Viet Nam Good agricultural practices VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức Thương mại thế giới viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thang đo tính định hướng trong quy định quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên toàn quốc.......................................................... 82 Bảng 3.2. Thang đo nhận thực của chủ thể quản lý ........................................ 83 Bảng 3.3. Thang đo nguồn lực thực hiện cung ứng xanh nông sản của các thành viên tham gia chuỗi ..................................................................... 84 Bảng 3.4. Mức độ hiểu biết của các đối tượng tham gia và hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ở cấp tỉnh/thành ................................. 85 Bảng 3.5. Thang đo kết quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh ............. 86 cho nông sản ................................................................................................. 86 Bảng 3.6. Kiểm định sơ bộ thang đo định hướng trong quy định quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên toàn quốc ........................................ 87 Bảng 3.7. Kiểm định sơ bộ thang đo đội ngũ cán bộ quản lý .......................... 88 Bảng 3.8. Kiểm định sơ bộ thang đo nguồn lực thực hiện cung ứng xanh nông sản của các thành viên tham gia chuỗi ........................................... 88 Bảng 3.9. Kiểm định sơ bộ thang đo nguồn lực thực hiện cung ứng xanh nông sản của các thành viên tham gia chuỗi ........................................... 89 Bảng 3.10. Kiểm định sơ bộ thang đo quản lý chuỗi cung ứng xanh ............... 89 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 ...... 96 Bảng 4.2. Một số văn bản quản lý đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản .... 112 Bảng 4.3. Nhân sự ban ATTP trong giai đoạn 2018-2023 ............................ 114 Bảng 4.4. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông ................................... 117 Bảng 4.5. Thống kê công tác quản lý, cấp phép, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống ..... 120 Bảng 4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của Ban Quản lý ATTP .................................................................................................. 129 Bảng 4.7. Công tác giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm .......................... 130 Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả ................................................................ 131 ix
  12. Bảng 4.9. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo chính sách quản lý (lần 2) ........................................................................................................ 131 Bảng 4.10. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo đội ngũ cán bộ quản lý (lần 3) ................................................................................................. 132 Bảng 4.11. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo ứng dụng công nghệ ...... 132 Bảng 4.12. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo bộ phận/doanh nghiệp cấu thành chuỗi cung ứng xanh nông sản(DN) (lần 3) .......................... 132 Bảng 4.13. Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo kết quả quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản ...................................................................... 133 Bảng 4.14. Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến phụ thuộc ............. 134 Bảng 4.15. Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc ................................... 134 Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến độc lập (lần 4) ...... 134 Bảng 4.17: Ma trận xoay các nhân tố (biến độc lập) .................................... 135 Bảng 4.18: Tương quan giữa các phụ thuộc và các biến độc lập ................... 136 Correlations ................................................................................................ 136 Bảng 4.19: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy với biến phụ thuộc KQ_QL..... 137 Bảng 4.20: Giá trị hệ số xác định R2 và hệ số Durbin-Watson ..................... 137 x
  13. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.2: Tiếp cận thiết kế sinh thái .............................................................. 46 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 76 Hình 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng rau an toàn ........ 77 Hình 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng ......................... 78 bền vững của các doanh nghiệp ..................................................................... 78 Hình 3.4. Khung nghiên cứu ......................................................................... 79 Hình 4.1: Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Bắc Ninh ......................................... 96 Hình 4.2. Bộ máy quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................. 113 xi
  14. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Năm 2023 đang trên đà trở thành năm nóng nhất, trong khi 8 năm qua là 8 năm nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu. Đây là hệ quả của hơn một thế kỷ đốt nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng và đất không bền vững. Nhiệt độ trái đất đã tăng 1,10C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Sự nóng lên của trái đất đã làm trầm trọng thêm cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, lũ lụt, bão và những biến đổi khí hậu không thể đảo ngược. Nếu không có gì thay đổi, chúng ta đang hướng tới mức tăng nhiệt độ 3°C - hướng tới một thế giới nguy hiểm và bất ổn. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) có hiệu lực vào ngày 21 tháng 3 năm 1994 nhằm ngăn chặn sự can thiệp “nguy hiểm” của con người vào hệ thống khí hậu được 198 quốc gia phê chuẩn. Ngay sau COP26, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình, Kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam. So với 2 năm trước tại COP26 Glasgow, áp lực hiện nay cực lớn. Nhiệt độ toàn cầu và lượng khí thải nhà kính tiếp tục phá kỷ lục, không có lục địa nào không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên và dữ dội hơn (Trương Khắc Trà, 2023). Cop28 đang diễn ra từ ngày 30/11-12/12/2023 thực hiện rà soát các kế hoạch hành động về khí hậu đầy tham vọng và cấp tốc hơn. Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Bộ Tài nguyên và môi trường đã trình Chính phủ ban hành Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030; Kế hoạch hành động của các ngành thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26… Để hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính (KNK), bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với BĐKH, Bộ Tài nguyên và môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-zôn; Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi 1
  15. tiết một số điều của Luật BVMT; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK (trong đó, 1.912 cơ sở có mức phát thải KNK hàng năm từ 3.000 tấn CO2 trở lên phải có trách nhiệm thực hiện kiểm kê KNK); trình Thủ tướng xem xét ban hành danh mục phân loại xanh quốc gia làm cơ sở phân loại dự án ưu tiên cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, Bộ KH&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện Chiến lược; đồng thời có những hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đưa những nội dung liên quan đến tăng trưởng xanh vào trong các quy hoạch, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên và dịch bệnh (Lưu Quốc Đạt và Đỗ Thị Minh Huệ, 2022). Để thực hiện các hiệp định và cam kết về môi trường, nhiều quốc gia và địa phương đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và quản lý chuỗi cung ứng xanh (Wu và các cộng sự, 2018; Fu và các cộng sự, 2023). Quản lý chuỗi cung ứng xanh gắn liền với quản lý các mắt xích của nó bao gồm thiết kế xanh, vận hành xanh (gồm thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, logistics ngược), quản lý chất thải và sản xuất xanh (Srivastava, 2007; Wang và Gupta, 2011). Dưới góc độ quản lý nhà nước, quản lý chuỗi cung ứng xanh là sự tác động có tổ chức của chính quyền cấp tỉnh vào các giai đoạn của chuỗi cung ứng xanh theo một hệ thống tổng thể từ việc hình thành các chiến lược, kế hoạch quản lý, cho tới triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế và môi trường. Quản lý chuỗi cung ứng xanh có vai trò quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp, địa phương đạt được không chỉ các mục tiêu hiệu quả kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề về môi trường (Mahendra và Williamson, 2015; Wang và Zhang, 2022). Tổng quan tài liệu cho thấy đã có nhiều nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác nhau của quản lý chuỗi cung ứng xanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu 2
  16. tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng xanh dưới góc độ quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, có rất ít các nghiên cứu xem xét quản lý chuỗi cung ứng xanh dưới góc độ của quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản (Khandelwal và các cộng sự, 2021; Ramzan và Li, 2023). Có một số nghiên cứu đề cập tới tác động đơn lẻ của một số yếu tố tới quản lý chuỗi cung ứng xanh nói chung và chuỗi cung ứng xanh nông sản nói riêng, bao gồm các yếu tố liên quan tới chính sách, nguồn nhân lực quản lý, công nghệ, cũng như các doanh nghiệp/bộ phận bên trong chuỗi cung ứng xanh (Lezoche và các cộng sự, 2020; Nguyễn Thị Thu Hà, 2020; Vu và Trinh, 2021; Palazzo và Vollero, 2022; Fu và các cộng sự, 2023). Tuy nhiên, dường như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động tổng thể của các yếu tố tới kết quả quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản. Năm 2019, Châu Âu đã tiến hành bàn thảo về Thỏa thuận Xanh Châu Âu (European Green Deal - EGD) nhằm hướng đến mục tiêu giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính và hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo về mặt phát triển kinh tế. Thỏa thuận hướng đến tham vọng một môi trường không ô nhiễm (đảm bảo không có chất độc hại), năng lượng sạch và an toàn với giá thành phù hợp, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái, hỗ trợ đa dạng sinh học, nâng cao nguồn vốn tự nhiên của EU, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở một nền kinh tế sạch và bền vững, hệ thống sản xuất thực phẩm lành mạnh và thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả và có trách nhiệm với các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên... Thỏa thuận Xanh coi các sản phẩm bền vững là tiêu chuẩn ở EU. Nhiều ý tưởng về các quy định và chính sách với sản phẩm bền vững đang được xem xét, công bố. Do vậy, Việt Nam cần tuân thủ các tiêu chuẩn này, bao gồm cả quản lý chuỗi cung ứng xanh để đảm bảo nguồn gốc, an toàn và bền vững của sản phẩm. Chuỗi cung ứng xanh nói chung và chuỗi cung ứng xanh nông sản nói riêng sẽ trở thành xu thế bắt buộc cho phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và cho cả nước. Nông nghiệp là ngành trong thời gian qua có nhiều thành tựu về tăng trưởng xuất khẩu nhưng cũng sử dụng các nguồn tài nguyên về đất và ô nhiễm về tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến độ che phủ rừng. Vì thế, quyết 3
  17. tâm trong 10 năm tới là vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng 2,5-3% hằng năm để đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; đồng thời ngành Nông nghiệp cũng đã thực hiện cam kết của mình, hiện nay phát thải của nông nghiệp khoảng 30%, tương đối cao, trong khi tiềm năng của ngành giảm tốt. Bộ NN&PTNT cũng có cam kết đến năm 2030 giảm 10% phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp. Đến 2050, thực hiện đúng cam kết của Chính phủ là "Net Zero" phát thải trong nông nghiệp (Hà Phong, Quang Thương, 2023). Bắc Ninh đã phát triển từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển hiện đại nhất cả nước. Năm 2022, Đất nông nghiệp bị thu hẹp chỉ còn 47% diện tích đất tự nhiên để nhường đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ lực lượng lao động trẻ đã chuyển đổi phần lớn sang tham gia vào sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tạo điều kiện cho các hình thức liên kết, tích tụ ruộng đất, đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn được hình thành. Đã có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của các trang trại, gia trại còn thấp do nông sản sản xuất ra còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bắc Ninh cũng chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông lâm thuỷ sản; việc mở rộng sản xuất đối với nhiều trang trại còn gặp khó khăn do chưa được cấp đất ổn định lâu dài; chưa hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đảm bảo tiêu chí về quy mô diện tích theo quy định của Chính phủ. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa thực sự được kết nối và đáp ứng theo xu thế phát triển chuỗi cung ứng xanh toàn cầu. Nhận thức được vấn đề đó, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng để hướng tới hình thành và xây dựng các chuỗi cung ứng xanh nông sản trong tương lai. Xuất phát từ những vấn đề trên, NCS đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý chuỗi cung ứng nông sản xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” nhằm chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng cũng như thực trạng quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao kết quả quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 4
  18. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu như sau:  Luận giải cơ sở lý luận về quản lý với chuỗi cung ứng xanh nông sản;  Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;  Đánh giá được thực trạng quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;  Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao kết quả quản lý và phát triển cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:  Tổng quan các nghiên cứu về liên quan tới chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản, chỉ ra khoảng trống trong các chủ đề nghiên cứu này so với tên đề tài  Luận giải cơ sở lý luận và tham khảo thực tiễn về quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản  Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản tại tỉnh Bắc Ninh, chi ra kết quả và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.  Trình bày thực trạng quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh  Đề xuất một số giải pháp và một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chuỗi cung ứng xanh nông sản và quản lý nhà nước đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản. Tuy tên luận án là “Quản lý chuỗi cung ứng nông sản xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” nhưng qua các hội thảo, bảo vệ chuyên đề từ cấp Bộ môn, Khoa, Seminar tổng thể. Tập thể giáo viên hướng dẫn và NCS đi đến thống nhất từ khóa làm việc cho luận án là “Quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản”. 5
  19. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với các phương diện: xây dựng chiến lược, chính sách và kế hoạch quản lý; đào tạo, tập huấn nhân lực; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý phát triển, ứng dụng công nghệ; quản lý môi trường; và kiểm tra và giám sát. Tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản. Tuy nhiên, các yếu tố được xem xét trong luận án gồm có: chính sách quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, ứng dụng công nghệ trong quản lý và bộ phận/doanh nghiệp cấu thành chuỗi cung ứng. Luận án không xem xét tác động của các yếu tố thuộc về tự nhiên, biến đổi khí hậu,… tới chuỗi cung ứng cũng như quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản. Về mặt không gian: Luận án tiến hành đánh giá thực trạng quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, được hiểu là quản lý hoạt động cung cứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi khảo sát được giới hạn tại các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh như Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Công thương, Chi cục bảo vệ môi trường của sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức sản xuất kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản. Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu từ năm 2018 - 2022. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 3 - tháng 6 năm 2023. Giải pháp đề xuất cho 2030 – 2035. 4. Đóng góp mới của luận án 4.1. Về lý luận Từ cam kết của Chính phủ Việt Nam về giảm phát thải đến nay, công tác quản lý phát triển xanh nói chung, quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản nói riêng đang được thể chế hóa tiến tới đạt được mục tiêu cam kết vào năm 2050. Việc nêu ra những xu hướng phát triển mang tính tất yếu này, tổng hợp và luận giải cơ sở lý luận về quản lý chuỗi cung ứng xanh đối với nông sản là sự bổ sung cơ sở lý luận về quản lý chuỗi cung ứng xanh đối với nông sản theo cách tiếp cận quản lý kinh tế. Cụ thể, các nội dung này bao gồm: xây dựng chiến lược, chính sách và kế 6
  20. hoạch quản lý; đào tạo, tập huấn nhân lực; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý phát triển, ứng dụng công nghệ; quản lý môi trường; và kiểm tra và giám sát. Tiếp đến, luận án xác định các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản, gồm có các yếu tố: chính sách quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, ứng dụng công nghệ trong quản lý và bộ phận/doanh nghiệp cấu thành chuỗi cung ứng. Thứ ba, luận án đã xây dựng các thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng và thang đo kết quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản. 4.2. Về thực tiễn Luận án có các đóng góp mới về mặt thực tiễn như sau Thứ nhất, xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cho xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả phân tích cho thấy có 04 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, gồm có: Tính định hướng trong quy định quản lý chuỗi cung ứng xanh nông sản trên toàn quốc (CS), Nhận thức của chủ thể quản lý (NT), Nguồn lực thực hiện cung ứng xanh nông sản của các thành viên tham gia chuỗi (NL) Hiểu biết của các đối tượng tham gia vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh ở cấp tỉnh/thành (DN). Trong số các yếu tố này thì yếu tố CS có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là DN, NT và NL. Thứ hai, đánh giá được thực trạng phát triển ngành nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022 Thứ ba, đánh giá được hiện trạng quản lý đối với chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trên các phương diện: bộ máy quản lý; chiến lược, chính sách và kế hoạch quản lý; đào tạo, tập huấn nhân lực trong quản lý; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý phát triển công nghệ; quản lý môi trường; kiểm tra và giám sát công tác quản lý. Thứ tư, luận án đã đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2030, bao gồm: (i) hoàn thiện công tác lập kế hoạch, ban hành các chính sách quản lý và phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản; (ii) Kiện toàn bộ 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2