intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

44
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý DSTG ở Việt Nam tiếp sát/phù hợp với nội dung của Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới

  1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** NGUYỄN VIẾT CƯỜNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM THEO CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2021
  2. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** NGUYỄN VIẾT CƯỜNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM THEO CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Bài 2. PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản HÀ NỘI, 2021
  3. 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của ai khác. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan nói trên. Nghiên cứu sinh Nguyễn Viết Cường
  4. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................................... 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI THEO CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM ... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 19 1.3. Khái quát về các Di sản Thế giới ở Việt Nam .................................................... 34 Tiểu kết ....................................................................................................................... 45 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM THEO CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI ..................... 47 2.1. Chủ thể quản lý và cơ chế quản lý ...................................................................... 47 2.2. Các hoạt động quản lý ......................................................................................... 54 2.3. Đánh giá .............................................................................................................. 89 Tiểu kết ..................................................................................................................... 106 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI .......................................................................................... 108 3.1. Những định hướng trong công tác quản lý Di sản Thế giới.............................. 108 3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý Di sản Thế giới ......................... 111 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam .................. 124 Tiểu kết ..................................................................................................................... 141 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 150 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 165
  5. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý/Trung tâm quản lý DSTG Di sản Thế giới DSTNTG Di sản Thiên nhiên Thế giới DSVH Di sản văn hóa DSVHTG Di sản Văn hóa Thế giới DSVHTNTG Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới GS Giáo sư ICCROM Trung tâm nghiên cứu quốc tế về bảo tồn và trùng tu các di sản văn hóa ICOMOS Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới Nxb Nhà xuất bản NCS Nghiên cứu sinh PTBV Phát triển bền vững TS Tiến sĩ Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT Văn hóa và Thể thao WHC Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO
  6. 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Chín thành phần của một hệ thống quản lý di sản .............................. 23 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam ........................ 53 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các khóa đào tạo, chương trình tập huấn huấn, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực tại các Di sản Thế giới (giai đoạn 2011 - 2020) .................................... 58 Bảng 2.2. So sánh quy định của UNESCO và Việt Nam trong quản lý Di sản Thế giới ........................................................................................................................ 65 Bảng 2.3. Tình trạng xây dựng và thực thi Kế hoạch quản lý của các Di sản Thế giới ở Việt Nam .................................................................................................... 68 Bảng 2.4. Tình trạng thực thi Quy hoạch của các Di sản Thế giới ở Việt Nam .. 71 Bảng 2.5. Số lượng đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật tại các Di sản Thế giới ở Việt Nam (giai đoạn 2011 - 2020) .................................... 78 Bảng 2.6. Bảng đánh giá SWOT về hiệu quả quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam .. 95 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lượng phòng/ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc của các Ban quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam .................................................................... 56 Biểu đồ 2.2. Nguồn nhân lực tại các Ban quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam .. 57 Biểu đồ 2.3. Nguồn nhân lực tại các Ban quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam theo trình độ đào tạo ............................................................................................. 58 Biểu đồ 2.4. Tần suất ban hành văn bản quy phạm pháp luật về di tích, danh thắng, Di sản Thế giới do Trung ương ban hành (từ năm 1945 đến nay) ............ 61 Biểu đồ 2.5. Các văn bản pháp luật ở địa phương về Di sản Thế giới................. 64 Biểu đồ 2.6. Kinh phí sử dụng của các Di sản Thế giới ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................................................................... 72 Biểu đồ 2.7. Tổng kinh phí sử dụng của các Di sản Thế giới ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 .................................................................................................. 75 Biểu đồ 2.8. Các khuyến nghị của UNESCO và việc thực hiện của các Di sản Thế giới ở Việt Nam ............................................................................................. 86 Biểu đồ 2.9. Khách du lịch tại các Di sản Thế giới ở Việt Nam (giai đoạn 2016 - 2020) ................................................................................................................... 101 Biểu đồ 2.10. Doanh thu từ bán vé tham quan, dịch vụ tại các Di sản Thế giới ở Việt Nam (giai đoạn 2016 - 2020)...................................................................... 102
  7. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập năm 1945 với một trong những lĩnh vực hoạt động trọng tâm là bảo vệ các DSVH và thiên nhiên trên thế giới. Các DSTG được UNESCO công nhận đều mang trong mình “giá trị nổi bật toàn cầu”, những giá trị mà các quốc gia đều nhận thức, chia sẻ và là một trong những nền tảng phát triển của nhân loại, con đường đưa các dân tộc và quốc gia xích lại gần nhau hơn. Năm 1972, một văn bản quan trọng về DSVH được UNESCO thông qua, đó là Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản Thế giới/Công ước). Đây là Công ước duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ DSVH và di sản thiên nhiên, có ảnh hưởng sâu rộng nhất, được các quốc gia thành viên nghiên cứu áp dụng trong việc bảo vệ và quản lý DSTG ở nước mình. Từ khi ra đời cho đến nay, tuy nội dung Công ước không thay đổi nhưng Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới (Hướng dẫn thực hiện Công ước) lại thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để cập nhật những quan điểm mới của UNESCO và chi tiết, cụ thể hóa những quan điểm đó, nhằm hỗ trợ các quốc gia thực hiện Công ước. Đến năm 2020, đã có 194 quốc gia phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này. Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước năm 1987. Từ khi tham gia Công nước đến nay, Việt Nam đã có 08 DSVH, thiên nhiên và hỗn hợp được ghi vào Danh mục DSTG. Cũng từ sau thời điểm 1987, chúng ta đã có nhiều thay đổi về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực này, thể hiện qua hệ thống pháp luật về DSVH được xây dựng dần tiệm cận với tinh thần của Công ước, như các quy định về DSVH, di sản thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, tính toàn vẹn, tính xác thực của DSVH...; công tác quản lý DSTG của Việt Nam cũng đã chịu những tác động tích cực từ Công ước về chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự, nguồn lực đầu tư để bảo vệ di sản... Đặc biệt, từ sau khi di sản đầu tiên được ghi vào Danh mục DSTG (năm 1993), công tác bảo vệ, quản lý DSTG đã có nhiều chuyển biến tích cực: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được hoàn thiện, bộ máy quản lý DSTG từ trung ương đến địa phương đang được củng cố, các nguồn lực để bảo vệ DSTG được ưu tiên, huy động tối đa so với các di sản khác. Chúng ta cũng luôn tranh thủ sự hỗ trợ
  8. 5 quốc tế để bảo vệ DSTG... Vì thế, tính toàn vẹn, tính xác thực tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của các DSTG vẫn được bảo vệ; các giá trị của di sản đang được phát huy khá hiệu quả. Tuy vậy, việc quản lý DSTG ở Việt Nam còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập ở các khía cạnh khác nhau cần phải khắc phục. Trong thời gian qua việc nghiên cứu về DSTG nói chung, quản lý DSTG ở Việt Nam nói riêng đã được nhiều học giả quan tâm và đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý, bảo tồn những DSTG cụ thể. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tiếp cận, nghiên cứu công tác quản lý DSTG ở Việt Nam theo quy định của Công ước một cách tổng thể. Bởi vậy, việc nghiên cứu, nhận diện và bổ sung, chỉnh sửa để việc quản lý DSTG ở nước ta ngày một tốt hơn, theo tinh thần của Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và Chính sách về việc lồng ghép quan điểm PTBV vào các quy trình của Công ước Di sản Thế giới (UNESCO, 2015), (Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO) là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ những lý do trên, NCS chọn đề tài “Quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý DSTG ở Việt Nam tiếp sát/phù hợp với nội dung của Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến quản lý DSTG, Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước, Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO để hình thành cơ sở lý luận cho luận án. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý DSTG ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới. - Nghiên cứu định hướng của UNESCO và của Việt Nam, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý DSTG. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý DSTG ở Việt Nam theo Công ước hướng tới mục tiêu PTBV của UNESCO trong thời gian tới.
  9. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quản lý DSTG ở Việt Nam theo tinh thần của Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại 08 DSTG ở Việt Nam, gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Khu phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Hà Nội), Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) và cả các chủ thể ở trung ương, địa phương và các đơn vị phối hợp. Ngoài ra luận án còn khảo sát, tìm hiểu về công tác quản lý DSTG ở các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế liên quan. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý DSTG ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới từ năm 1993 đến nay. Năm 1993 là năm Việt Nam có DSVH đầu tiên được ghi vào Danh mục DSTG - Quần thể di tích Cố đô Huế. Trong một vài trường hợp, để so sánh luận án có thể đề cập đến những hoạt động ở các mốc thời gian sớm hơn. 4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4.1. Giả thuyết nghiên cứu - Quản lý DSTG ở Việt Nam thời gian qua chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu bảo vệ DSTG được nêu trong Công ước và Hướng dẫn thực hiện Công ước, nhất là theo quan điểm PTBV của UNESCO. - Chúng ta có cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý DSTG ở Việt Nam trong thời gian tới. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các nội dung hoạt động quản lý DSTG ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới hiện nay như thế nào, đã đảm bảo chưa? - Các hoạt động quản lý DSTG ở Việt Nam đã đóng góp vào PTBV theo quan điểm của UNESCO như thế nào? - Giải pháp nào để cải thiện, nâng cao việc quản lý DSTG ở Việt Nam?
  10. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này không chỉ được NCS sử dụng để xử lý các nội dung của Công ước và Hướng dẫn thực hiện Công ước, Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO và quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý DSTG, mà còn dùng trong tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu liên quan, các số liệu thứ cấp cũng như trong suốt quá trình triển khai luận án. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh nội dung quản lý DSTG theo Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và quan điểm PTBV mà UNESCO đã đặt ra với những quy định của pháp luật về DSVH của Việt Nam, so sánh giữa các di sản với nhau, qua đó tìm hiểu những điểm giống và khác nhau để làm cơ sở bổ sung, hoàn thiện nhằm áp dụng vào thực tiễn quản lý DSTG ở Việt Nam trong thời gian tới. - Phương pháp khảo sát thực địa: NCS tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa tại các DSTG ở Việt Nam thuộc địa bàn nghiên cứu. Ở các địa bàn nghiên cứu, NCS thực hiện quan sát, ghi chép, chụp hình, điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý DSTG. Bên cạnh đó, các tài liệu, văn bản khác có liên quan tại địa bàn nghiên cứu cũng được NCS chú trọng thu thập. - Phỏng vấn sâu: Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã tiến hành được hàng chục cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong nước và quốc tế về quản lý DSTG ở Việt Nam để tìm hiểu về những quy định của Công ước và việc áp dụng vào thực tiễn gắn với quan điểm PTBV của UNESCO ở các khu DSTG. - Phương pháp mô hình hóa: được sử dụng để nghiên cứu sơ đồ bộ máy quản lý DSTG ở Việt Nam, qua đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân có liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình bộ máy quản lý DSTG phù hợp với thực tiễn. 6. Đóng góp mới của Luận án Về lý luận Luận án cung cấp các quan điểm, nội dung quản lý DSTG của Công ước và so sánh với pháp luật về DSVH hiện hành, góp phần làm đầy đủ và phong phú hơn các quy định về bảo vệ, quản lý DSTG ở Việt Nam.
  11. 8 Về thực tiễn - Là công trình đầu tiên chỉ ra đầy đủ những bất cập, hạn chế trong quản lý DSTG ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới. - Đưa ra các giải pháp cần thiết, phù hợp và khả thi để khắc phục những bất cập, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý DSTG hướng đến mục tiêu PTBV. - Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà thực hành, hoạch định chính sách trong quá trình điều chỉnh chính sách, chiến lược quản lý DSTG ở Việt Nam tiếp sát với Công ước, Hướng dẫn thực hiện Công ước và quan điểm về PTBV của UNESCO trong quản lý DSTG. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 03 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới theo Công ước Di sản Thế giới và khái quát về các Di sản Thế giới ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam theo Công ước Di sản Thế giới. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam phù hợp với Công ước Di sản Thế giới.
  12. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI THEO CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về chính sách, nguyên tắc, định hướng quản lý Di sản Thế giới Một trong những nội dung quan trọng của quản lý, nhất là quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực nói chung, lĩnh vực DSVH nói riêng là các văn bản pháp quy, hệ thống chính sách và nguyên tắc thực hiện. Các văn bản này ít tồn tại dưới dạng công trình khoa học, công trình nghiên cứu của các cá nhân, mà là những văn bản quy phạm pháp luật, quy định, tài liệu hướng dẫn… của nhà nước, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ phù hợp. Điểm lại những tài liệu liên quan, ta có thể thấy rõ điều đó: Với nội dung trên, có thể kể đến những tài liệu nghiên cứu, định hướng về quản lý DSTG của các tổ chức quốc tế như UNESCO, WHC, ICOMOS, IUCN, ICCROM gồm: “Quản lý Di sản Thiên nhiên Thế giới” [136], “Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới” [103], “Hướng dẫn đánh giá tác động di sản cho Di sản Văn hóa Thế giới” [104], “Tài liệu tư vấn Di sản Thế giới: Đánh giá môi trường” [106], “Quản lý rủi ro thiên tai cho Di sản Thế giới” [102], “Sổ tay hướng dẫn xây dựng Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu đối với các Di sản Thế giới” [131], “Chuẩn bị các đề cử Di sản Thế giới” [105]. Những nghiên cứu, tài liệu trên đã thiết lập và hệ thống hóa các chính sách, nguyên tắc căn bản, định hướng hoặc đề xuất các thực hành để hỗ trợ các quốc gia thành viên quản lý DSTG theo Công ước, trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến: khuôn khổ pháp lý; kế hoạch quản lý; các nhân tố ảnh hưởng/mối đe dọa đến di sản; nguồn lực tài chính; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các bên liên quan; sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích; hoạt động nghiên cứu, giám sát và báo cáo trong công tác quản lý DSTG. Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế nêu trên, còn có các công trình nghiên cứu của một số tổ chức và cá nhân tiêu biểu như sau: Cuốn “Quản lý Du lịch tại các khu Di sản Thế giới: Sổ tay thực hành cho các nhà quản lý Di sản Thế giới” [123] của tác giả Arthur Pederson xuất bản năm 2002 đã đưa ra một số nội dung chính cho thấy du lịch có những lợi thế như: lệ phí du khách
  13. 10 vào thăm, tiền miễn giảm thuế và các khoản đóng góp cung cấp ngân quỹ cho các nỗ lực tu bổ và bảo vệ di sản... nhưng du lịch cũng đưa lại nhiều vấn đề đòi hỏi phải được thường xuyên giám sát, đánh giá tác động của nó đối với môi trường cùng những thủ tục giảm thiểu những tác động đó. Bài tham luận “Nâng cấp hoạt động Giám sát để bảo tồn Di sản Thế giới” tại Hội nghị “Giám sát Di sản Thế giới” [96] của tác giả Giovanni Boccardi đã đề cập đến cách thức giám sát DSTG trong khuôn khổ Công ước, nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt giữa giám sát trong bối cảnh của cơ quan trực tiếp quản lý di sản (được thực hiện bởi nhân viên ở địa phương một cách liên tục) với giám sát như là một phần của “Báo cáo định kỳ” thực hiện theo Công ước. Theo tác giả, hoạt động giám sát nên xem xét các thay đổi ở một DSTG trong một khoảng thời gian nhất định, dựa trên các chỉ số cụ thể cho chúng ta biết mức độ di sản đã được bảo tồn những giá trị ban đầu của nó như thế nào. Bài viết “Quản lý Di sản Thế giới - Kinh nghiệm thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam” của Li Hong [53] cho thấy, bên cạnh các tổ chức do UNESCO trực tiếp thành lập, hiện nay trên thế giới đang tồn tại 09 Trung tâm hạng hai của UNESCO do các quốc gia thành viên thành lập. Đặc biệt, tác giả cũng chỉ ra các mối đe dọa chính có ảnh hưởng tới DSTG và trách nhiệm của những người quản lý di sản là cần đảm bảo giảm thiểu được những mối đe dọa đó để DSTG được bảo vệ bền vững. Công trình “Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa chung” của Cục Di sản văn hóa [16] đưa ra tiêu chuẩn quy định thuật ngữ và định nghĩa trong lĩnh vực DSVH và các vấn đề liên quan giúp cho công tác quản lý DSVH được thuận tiện và theo quy chuẩn. Trong bài viết “Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long - Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước” [3] tác giả Đặng Văn Bài đề cập tới việc với những giá trị nổi bật toàn cầu mà Vịnh Hạ Long đạt được, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng thực hiện các quy định của Luật DSVH và Công ước trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, sự phối hợp liên ngành trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan tới bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Tác giả Đặng Văn Bài còn đề cập đến bản chất và những trách nhiệm mà các quốc gia thành viên có DSTG phải thực hiện các quy định của Công ước trong bài viết “Bàn luận về danh hiệu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới của UNESCO” [4]. Tác giả Nguyễn Quốc Hùng bàn luận
  14. 11 đến các tiêu chí xác định giá trị nổi bật toàn cầu và sự thay đổi, điều chỉnh của các tiêu chí xác định từ trước đến nay trong Công ước ở bài viết “Mấy vấn đề về giá trị tổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới” [36]. 1.1.2. Nghiên cứu về bộ máy, nguồn nhân lực bảo vệ di sản Luận án tiến sĩ “Quản lý Di sản Thế giới ở Việt Nam (qua trường hợp Cố đô Huế và Đô thị cổ Hội An)” [14] của tác giả Trịnh Ngọc Chung đã đề cập đến thực trạng và những bất cập trong công tác quản lý, cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quá trình hoạt động của cơ quan quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế và Khu phố cổ Hội An, đồng thời phác họa mô hình quản lý DSTG, định hướng cho việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả quản lý DSTG ở Việt Nam thời gian tới. Luận án tiến sĩ “Quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” [54] của tác giả Nguyễn Bá Linh đã đề cập đến thực trạng của công tác quản lý, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao công tác quản lý tại khu di sản Thành Nhà Hồ thời gian tới. Đặc biệt, trong Luận án bàn luận sâu đến hai nội dung là hoạt động quản lý khu di sản tiếp cận từ quản lý nhà nước và quản lý khu di sản tiếp cận từ quản lý cộng đồng sau khi Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là DSVHTG, việc quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn và khuyến nghị của UNESCO tại Công ước Di sản Thế giới và thực hiện công tác quản lý nhà nước về DSVH trên cơ sở văn bản pháp luật của Việt Nam. Trong bài “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa” [2] tác giả Đặng Văn Bài cho rằng: Quản lý nhà nước bằng văn bản pháp quy (bao gồm các văn bản về bảo vệ, phát huy giá trị DSVH); quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển; quyết định phân cấp quản lý... Việc phân cấp quản lý di tích, hệ thống tổ chức ngành bảo tồn, bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích - là yếu tố có tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý; và bài “Quản lý vùng đệm khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long trong quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long” [6] tác giả lưu ý rằng BQL Vịnh Hạ Long cần khắc phục tình trạng thiếu vắng bộ phận nghiên cứu khoa học chuyên sâu, cũng như khắc phục vấn đề về thực quyền hay sức mạnh quản lý. Tác giả Lưu Trần Tiêu đã đặt ra vấn đề về tổ chức bộ máy quản lý di tích nói riêng, DSTG nói chung và đề nghị Nhà nước nâng cấp Cục Di sản văn hóa thành Tổng Cục Di sản văn hóa trực thuộc Bộ VHTTDL để đảm bảo việc thường xuyên giám sát,
  15. 12 kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo tồn di tích, kịp thời phát hiện và có giải pháp khắc phục những sai phạm trong việc tu bổ, tôn tạo di tích trong bài “Mấy vấn đề về nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa” [76]. Tác giả Lê Thị Thu Hiền nhấn mạnh trong xu thế toàn cầu hóa với những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, phát huy giá trị DSVH dân tộc cần phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành DSVH. Để làm được điều đó, cần phải thực hiện các giải pháp như: Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Cập nhật khung kiến thức theo nhu cầu thực tế; Đa dạng hình thức chuyển giao kiến thức; Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo trong bài “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực di sản văn hóa ở Việt Nam” [33]. 1.1.3. Nghiên cứu về thực trạng quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Thế giới ở Việt Nam Về nội dung này có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: Bài “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa” [75] của tác giả Lưu Trần Tiêu cho rằng hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt cụ thể là: Bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất, kỹ thuật; sử dụng di tích phục vụ nhu cầu của xã hội. Bài “Di sản văn hóa Hội An - Nhìn lại hơn một phần tư thế kỷ bảo tồn trong phát triển đô thị” [50] của tác giả Hoàng Đạo Kính cho thấy từ năm 1982, Tiểu ban Ba Lan - Việt Nam về trùng tu di tích kiến trúc Chăm đã tiến hành nghiên cứu sự hình thành và tiến hóa của đô thị - cảng Hội An. Qua nhiều chục năm sau đó, các cơ quan và tổ chức khoa học khác từ trung ương đến địa phương đã dành nhiều công sức cho công cuộc nghiên cứu Hội An, đã nhất quán theo đuổi những định hướng cơ bản sau: bảo tồn địa bàn tự nhiên - sinh thái lịch sử - nhân văn của Hội An; bảo tồn các di tích, trùng tu các di tích đơn lẻ; giữ nguyên vẹn khu phố cổ như là một di tích phố thị; gắn liền bảo tồn di sản với quyền lợi của người dân, đảm bảo cho họ những điều kiện sống ngày càng cải thiện, để họ được hưởng thành quả từ khai thác du lịch; bảo tồn DSVH vật thể với bảo tồn DSVH phi vật thể; coi DSVH là tài nguyên đặc trưng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hội An. Bài“Bảo tồn di sản văn hoá vật thể Thăng Long - Hà Nội, những vấn đề phương pháp luận” [8] của tác giả Nguyễn Chí Bền đề cập đến công cuộc bảo tồn DSVH vật thể của Thăng Long - Hà Nội những năm qua đã đạt được nhiều kết quả to lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan
  16. 13 tâm, qua đó đã đề xuất việc cần thiết phải tổng kiểm kê di tích, khai thác DSVH vật thể để phát triển du lịch nhưng phải có chính sách tái đầu tư cho công tác bảo tồn, phân cấp quản lý DSVH rõ ràng. Bài “Bảo tồn toàn diện và bền vững di sản văn hóa Huế” [43] của tác giả Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh những thành tựu đạt được trong 20 năm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Huế từ khi được UNESCO công nhận, đồng thời đề cập tới sự mong mỏi và kỳ vọng về việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ đóng một vai trò to lớn hơn ở khu vực miền Trung với tư cách là một trung tâm nghiên cứu khoa học về bảo tồn. Bài “Vài suy nghĩ về công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế” [60] của tác giả Phùng Phu đã đánh giá một cách tổng quan về công cuộc bảo tồn DSVH Huế kể từ sau lời kêu gọi cứu vãn DSVH Huế của Ngài M’Bow - Tổng Giám đốc UNESCO lúc đó vào năm 1981 đến năm 2010. Thông qua các hoạt động cụ thể về bảo tồn di tích, bảo vệ DSVH phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường di sản, hợp tác quốc tế, phát huy giá trị di sản, để đúc rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị DSTG. Bài “Về công tác bảo tồn di sản văn hóa Huế” [30] của tác giả Phan Thanh Hải cho thấy DSVH Huế sau hai cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1975) đã bị tàn phá nghiêm trọng. Những năm qua, các hoạt động tu bổ, bảo tồn cảnh quan, môi trường di tích, DSVH phi vật thể, hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn, đào tạo nguồn nhân lực, phát huy giá trị di sản… đã được triển khai mạnh mẽ, nhờ đó, DSVH Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Bài “Thực trạng và định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản Cố đô Huế” [31] của tác giả Phan Thanh Hải cho thấy nghiên cứu khoa học và công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, bảo tồn DSVH một cách bền vững có hệ thống được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế áp dụng, góp phần quan trọng cho công tác bảo tàng, trưng bày triển lãm, tham quan du lịch văn hóa, giáo dục tại Khu di tích Cố đô Huế. Tác giả Trương Quốc Bình với bài “Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa ở Việt Nam” [9] cho thấy xã hội hóa các hoạt động bảo tồn DSVH là vận động và tổ chức các tổ chức xã hội và nhân dân, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân với các cơ quan nhà nước, sự mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy DSVH. Những nghiên cứu về giá trị và đóng góp của di sản có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: Tác giả Nguyễn Thế Hùng có 02 bài viết và đề tài: bài “Phát huy giá trị di
  17. 14 tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước” [42] đã chỉ ra vai trò của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên vô giá của đất nước, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được và những thiếu sót, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, danh thắng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2013 về “Bảo vệ di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” [44] do tác giả làm chủ nhiệm đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH như: tăng cường công tác quản lý nhà nước, củng cố hoàn thiện bộ máy ngành, tăng cường đầu tư, xã hội hóa, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế… Tác giả Nguyễn Quốc Hùng có 03 bài viết: bài “Vai trò của di sản văn hóa trong sự phát triển ở nước ta hiện nay” [38] cho thấy DSVH đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước; bài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong quá trình hội nhập” [40] cho rằng quá trình hội nhập và phát triển đã tạo điều kiện cho DSVH và thiên nhiên của đất nước tăng thêm vị thế và có sức lan tỏa mạnh mẽ, để chúng ta có thêm nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, cũng như đóng góp hơn nữa vào sự phát triển và hội nhập của đất nước; bài “Bảo tồn, phát huy giá trị các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới phục vụ phát triển ở nước ta” [35] chỉ ra rằng, kể từ khi các di sản trở thành DSTG đã nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều hơn từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế trên nhiều mặt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị, đồng thời DSTG cũng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của đất nước. Hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn trong công trình “Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [28] đã đưa ra kinh nghiệm quản lý DSVH của một số nước trên thế giới làm bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trên cơ sở so sánh một số điểm tương đồng. Tác giả Phạm Sanh Châu với bài “Sức sống cho sự tồn tại của di sản Việt Nam” [11] cho thấy danh hiệu DSTG đã góp phần khẳng định sự tồn tại, nâng cao ý thức bảo vệ, tạo nguồn lực để bảo tồn di sản. Những nghiên cứu về bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch tại các khu di sản, có các công trình tiêu biểu sau: Luận án tiến sĩ “Khai thác hợp lý các Di sản Văn hóa Thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam” [58] của tác giả Nguyễn Thị Thống Nhất chỉ ra rằng: để khai thác hợp lý các DSVHTG cần phải khai thác đầy đủ giá trị di sản, việc khai thác phải luôn đi đôi với việc tu bổ, tôn tạo và bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường và có vốn đầu tư cho quá trình khai thác và bảo vệ DSVHTG.
  18. 15 Theo hướng tiếp cận địa lý học trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như một giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững tại DSTG ở Việt Nam, luận án tiến sĩ “Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các Di sản Thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An) [47] của Chu Thành Huy đã chỉ ra rằng: phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các DSTG là giải pháp phù hợp nhằm cân bằng mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội với bảo tồn di sản. Luận án Tiến sĩ “Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam” [29] của Nguyễn Thị Thu Hà cho thấy tồn tại một mối quan hệ năng động với 4 trạng thái khác nhau giữa quản lý di sản và phát triển du lịch ở Hội An, bao gồm: hợp tác, hợp tác khiên cưỡng, cùng tồn tại và chưa hài lòng, các trạng thái này chịu sự tác động của 3 yếu tố ảnh hưởng gồm: tính đa dạng loại hình di sản, sự đa dạng của các bên liên quan, định hướng quản lý và phát triển của chính quyền địa phương. Nghiên cứu về quy hoạch phát triển du lịch, luận án tiến sĩ của Tạ Duy Thịnh với đề tài “Mô hình tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc vùng du lịch sinh thái biển (Lấy ví dụ vùng Hạ Long - Quảng Ninh 2000 - 2010)” [63] đề xuất 6 tuyến du lịch mới với nội dung chủ yếu: tuyến nghiên cứu khoa học thực vật cổ, tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch hoang dã, đồng thời tại các khu vực này hình thành các trung tâm, điểm du lịch chính trên vùng vịnh như công viên hang động, công viên văn hóa lịch sử. Tác giả Nguyễn Quốc Hùng có bài “Đôi điều về việc bảo tồn và phát triển du lịch tại các di sản ở Việt Nam hiện nay” [37], nhấn mạnh cần phải quan tâm xây dựng hoàn thiện quy hoạch bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các quy hoạch phải hài hòa hỗ trợ cho nhau, không mâu thuẫn nhau, các dự án thành phần phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. 1.1.4. Nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển bền vững Tác giả Nguyễn Thế Hùng khi bàn về “Bảo tồn di sản văn hóa với sự phát triển bền vững” [45] đã chỉ ra rằng, để bảo tồn DSVH, trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung vào những nội dung sau: 1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật; 2/ Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về DSVH; 3/ Nhận thức việc bảo tồn DSVH và PTBV có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau; 4/ Gắn bảo tồn với phát huy và khai thác thông qua phát triển du lịch bền vững; 5/ Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa; 6/ Bảo vệ DSVH phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
  19. 16 Tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã nêu lên vai trò quan trọng của DSVH nói chung, DSTG nói riêng ở Việt Nam đóng góp vào sự PTBV trên nhiều lĩnh vực khác nhau và là cầu nối vững chắc gắn kết ba cột trụ chính của sự PTBV (phát triển kinh tế, công bằng xã hội và cân bằng môi trường) và tương hỗ với các cột trụ đó. Để có thể bảo vệ và phát huy các DSVH luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về DSVH trong nước cũng như các điều ước, văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có Công ước Di sản Thế giới qua bài “Di sản văn hóa, nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững” [41]. Tác giả Đặng Văn Bài khi bàn về “Huế với những nỗ lực thiết lập, duy trì sự hài hòa/cân bằng động giữa bảo tồn và phát triển bền vững theo tinh thần Công ước của UNESCO” [5] đã đề cập một số quan điểm, nguyên tắc của UNESCO trong việc bảo vệ những giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn, tính xác thực của DSTG, từ đó áp dụng vào việc thực thi để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến di sản. Cuốn “Di sản Thế giới và phát triển bền vững - Định hướng mới trong quản lý di sản thế giới” [117] do William Logan và Peter Bille Larsen chủ biên, tập hợp bài viết của các nhà nghiên cứu tiếp cận từ Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO dưới các khía cạnh khác nhau. Theo đó, các tác giả William Logan và Peter Bille Larsen [118], Boccardi và Scott [97], Labadi [110] bàn về bối cảnh lịch sử, lý thuyết và quá trình dẫn đến việc thông qua Chính sách lồng ghép quan điểm PTBV trong Công ước Di sản Thế giới. Trong khi đó các tác giả Hosagrahar [101], Ost [122], Labadi [111], Disko và Ooft [99], Larsen [112], Logan [116], Osipova, Badman và Larsen [121] bàn về bốn khía cạnh chính sách PTBV về môi trường, phát triển xã hội bao trùm, phát triển kinh tế bao trùm và thúc đẩy hòa bình và an ninh. Bên cạnh đó, các tác giả Marco, Denyer, Durighello và Ege Yildirim [120], Thompson và Wijesuriya [124] trình bày quan điểm của IUCN, ICOMOS và ICCROM về các nguyên tắc của Chính sách. Ngoài ra, các tác giả Bakhoum [95], Londono và Silva [119], Juma [109], Jian [108] đưa ra bàn luận đến các “nghiên cứu điển hình” về ý nghĩa thực tiễn của Chính sách về DSTG và PTBV của UNESCO, nổi bật trong đó có bài “Áp dụng cách tiếp cận phát triển bền vững cho Di sản Thế giới “Thị trấn Bamberg (Cộng hòa liên bang Đức)” của Patricia Alberth [94] đã cung cấp một nghiên cứu trường hợp điển hình của Châu Âu, có thể là bài học kinh nghiệm cho các DSTG tham khảo trong việc giải quyết
  20. 17 hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản và việc lồng ghép mục tiêu PTBV của UNESCO, gắn với bốn nhóm yếu tố chủ yếu: sự bền vững về môi trường, phát triển xã hội bền vững, phát triển kinh tế bền vững, hòa bình và an ninh. Các tác giả Dương Bích Hạnh, Trần Thị Thu Thủy, Phạm Thị Thanh Hường và Nguyễn Viết Cường trong bài “Di sản Thế giới và phát triển bền vững ở Việt Nam” [100] cho thấy bên cạnh việc môi trường pháp lý và thể chế về bảo tồn DSTG ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ, vẫn cần có những quy định cụ thể hơn nữa nhằm tăng cường thẩm quyền và năng lực cho các BQL DSTG trong việc xử lý những tình huống phức tạp diễn ra hàng ngày tại di sản; tăng cường sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân trong các hoạt động khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ dựa trên giá trị của các khu DSTG. Bài “Di sản Thế giới và phát triển bền vững: Nhìn từ khung chính sách quốc tế” [115] của tác giả William Logan cho rằng việc thông qua Chính sách về DSTG và PTBV vào tháng 11 năm 2015 là một thành công và là bước tiến quan trọng đối với UNESCO và Chương trình DSTG trong việc thiết lập khung nguyên tắc chung và các mục tiêu khát vọng đối với các phương diện tiêu biểu của PTBV, nhưng một công việc mấu chốt trong thực thi Chính sách này là phải thông qua điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện Công ước; đồng thời tác giả William Logan cũng cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một thành viên trong nhóm các quốc gia tiên phong thực hiện Chính sách này. William Logan còn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, nhận thức của giới trẻ, đặc biệt là thiếu nhi và thanh niên, những thế hệ tiếp theo của nhân loại, về giá trị nổi bật của các DSVHTNTG, DSVH phi vật thể, qua đó tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác bảo tồn, gìn giữ các di sản này, sau khi thế hệ trẻ này trở thành những người trưởng thành trong xã hội qua tham luận “UNESCO, di sản văn hóa, thiếu nhi và thanh niên” [114]. Các tác giả Larsen và Buckley cho rằng vấn đề quyền con người và các quá trình DSTG có sự liên hệ chặt chẽ, đã được các nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu từ lâu. Trên cơ sở tổng hợp một số nghiên cứu trước đây, phân tích tình huống tại một số kỳ họp Ủy ban DSTG, các tác giả khẳng định, đồng thời kiến nghị các cộng đồng liên quan đến di sản, có quyền được tham vấn và tham gia trực tiếp vào quá trình bảo tồn, bảo vệ giá trị của di sản, có quyền được đảm bảo đời sống, sinh kế, phát triển trong các quá trình liên quan đến di sản, trong đó chú trọng đến các dân tộc thiểu số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0