intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp để phát triển các nhân tố mạnh, làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VŨ THẮNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VŨ THẮNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Xuân Trung 2. PGS, TS. Phước Minh Hiệp Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 30 tháng 02 năm 2024 Đào Vũ Thắng
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Có được bản luận án tốt nghiệp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Ban Lãnh đạo Khoa Khoa học Quản lý, các thầy cô đã nhiệt tâm truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, quý giá cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với PGS, TS. Nguyễn Xuân Trung; PGS, TS. Phước Minh Hiệp, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, thực hiện và hoàn thành luận án này. Xin gởi tới toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên, đồng nghiệp ở Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp Khóa III của Khoa Khoa học Quản lý đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Đặc biệt, xin cảm ơn cha mẹ tôi, vợ con tôi, anh em tôi đã có rất nhiều cố gắng, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa học này. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày 30 tháng 02 năm 2024 Đào Vũ Thắng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến luận án ............................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án ............................... 9 1.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành thẩm định giá ......................... 12 1.2.2 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về công tác giá và thẩm định giá ............................................................................................... 12 1.2.3 Đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá.................................................... 13 1.2.4 Phát triển số lượng doanh nghiệp thẩm định giá ..................................... 13 1.2.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá .................................................. 14 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án ...................... 15 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 15 1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận án ............................................................... 16 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................... 17 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................. 17 2.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh .................................................................... 17 2.1.2. Năng lực cạnh tranh................................................................................ 18 2.1.3. Lợi thế cạnh tranh ................................................................................... 21 2.1.4. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá ........... 22 2.2.1. Định giá .................................................................................................. 22 2.2.2. Thẩm định giá ......................................................................................... 24 2.2.3. Doanh nghiệp thẩm định giá .................................................................. 30 2.2.4. Thẩm định viên về giá ............................................................................ 30 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá ....................................................................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG ........................................................................................... 53 Chương 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 68 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 68
  6. 3.2 . Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá ............................................................................ 69 3.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ......................................................... 69 3.2.2.Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 71 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 73 3.3.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 73 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ...........................................................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG ................................................................................. 70 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................ 85 4.1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................. 85 4.1.1. Tổng quan về ngành thẩm định giá ........................................................ 85 4.1.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 87 4.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 95 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................ 95 4.2.2. Kết quả nghiên cứu................................................................................. 98 4.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 114 4.3.1. Năng lực Quản trị doanh nghiệp .......................................................... 114 4.3.2. Năng lực tài chính ................................................................................ 115 4.3.3. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ .............................................. 116 4.3.4. Nguồn nhân lực .................................................................................... 117 4.3.5. Năng lực tạo dựng quan hệ ................................................................... 118 4.3.6. Chiến lược về giá dịch vụ ..................................................................... 119 4.3.7. Dịch vụ thẩm định giá .......................................................................... 120 4.3.8. Tuân thủ quy định pháp luật ................................................................. 121 4.3.9. Thương hiệu ......................................................................................... 122 4.3.10. Năng lực cạnh tranh ...........................................................................123
  7. KẾT LUẬN CHƯƠNG .........................................................................................119 Chương 5 MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 126 5.1. Những định hướng mới đối với ngành thẩm định giá hiện nay ................. 126 5.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp thẩm định giá .................................... 127 5.2.1. Dịch vụ thẩm định giá .......................................................................... 128 5.2.2. Năng lực quản trị doanh nghiệp ........................................................... 131 5.2.3. Năng lực tạo dựng quan hệ ................................................................... 135 5.2.4. Nguồn nhân lực .................................................................................... 138 5.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ............................ 145 5.3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý ............................................................... 145 5.3.2. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thẩm định giá ...................... 147 5.3.3. Nâng cao vai trò của Hội Thẩm định giá Việt Nam ............................. 147 5.3.4. Phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia phục vụ cho thẩm định giá .............. 149 5.3.5. Chuẩn hóa 4 bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá ........... 151 5.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thẩm định giá ..................152 KẾT LUẬN CHƯƠNG ............................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NCS LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................ 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 158 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 164
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AASC AASC Auditing Firm Công ty TNHH Hãng Kiểm Company Limited toán AASC AVA ASEAN Valuers Association Hiệp hội Thẩm định giá các nước ASEAN ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai CBNV Staff Cán bộ nhân viên CENVALUE Century Valuation Joint Stock Công ty Cổ phần Thẩm định Company giá Thế Kỷ CNTT Information Technology Công nghệ thông tin DATC Vietnam Debt and Asset Công ty Cổ phần Tư vấn - Trading Corporation Dịch vụ về Tài sản - Bất động sản DATC DNNN State enterprise Doanh nghiệp Nhà nước EFA Exploratory Factor Analysis Nhân tố khám phá EXIMA EXIM Appraisal Corporation Công ty Cổ phần Thẩm định giá EXIM EXIMVAS EXIMVAS Valuation and Công ty Cổ phần Giám định và Assessment Corporation Thẩm định EXIMVAS FIABCI International Real Estate Hiệp hội Bất động sản Thế Federation giới HĐQT Board of Management Hội đồng Quản trị HoRea Ho Chi Minh City Real Estate Hiệp hội Bất động sản Thành Association phố Hồ Chí Minh GIS Geographic Information Hệ thống thông tin địa lý System IAAO International Association of Hiệp hội các công chức định Assessing Officers giá tính thuế quốc tế IVC International Valuation Tiêu chuẩn Thẩm định giá Standards quốc tế IVSC International Valuation Ủy ban tiêu chuẩn Thẩm định
  9. Standards Committee giá Quốc tế ISO Quality Management System Hệ thống quản lý chất lượng JREI Japan Real Estate Institute Viện Bất động sản Nhật Bản NSNN State budget Ngân sách Nhà nước NLCT Competing capability Năng lực cạnh tranh RICS Royal Institution of CharteredViện Thẩm định giá Hoàng Surveyors gia Anh SAGONAP Saigon Appraise Công ty Cổ phần Giám định - Assess Company Thẩm định Sài Gòn SIVC The Southern Information and Công ty Cổ phần Thông tin và Valuation Corporation Thẩm định giá Miền Nam SPSS Statistical Package for the Phần mềm phục vụ cho thống Social Sciences kê khoa học xã hội TĐGVN Vietnam Valuation Standards Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam TĐV Practising valuer Thẩm định viên về giá hành nghề TNHH Limited liability Trách nhiệm hữu hạn VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam VVA Vietnam Valuation Hiệp hội Thẩm định giá Việt Association Nam VVFC Vietnam Valuation and Công ty Cổ phần Định giá và Financial Consultancy Company Dịch vụ Tài chính Việt Nam VREEA Vietnam Real Estate Hiệp hội Bất động sản Việt Federation Nam WAVO World Association of Hiệp hội các tổ chức thẩm Valuation Organisations định thế giới WEF The Word Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới. XHCN Socialist Xã hội chủ nghĩa
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Những nội dung kế thừa .........................................................................748 Bảng 4.1: Bảng giá trị tài sản thẩm định giá của doanh nghiệp thực hiện năm 2022 theo loại tài sản thẩm định giá............................................................... 90 Bảng 4.2: Bảng giá trị tài sản thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện năm 2022 theo nguồn vốn .............................................................. 90 Bảng 4.3: Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu năm 2022 đạt trên 20 tỷ đồng trở lên. ................91 Bảng 4.4: Bảng Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các nhân tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố HCM ........................................................................................................99 Bảng 4.5: Phân tích EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp TĐG trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............103 Bảng 4.6: Bảng KMO và kiểm định Bartlett sau khi EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng .....................................................................................................103 Bảng 4.7: Phương sai trích khi phân tích EFA .......................................................104 Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan .....................................................................1088 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy đa biến (1) ..................................................................1099 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy đa biến (2) ................................................................1099 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy đa biến (3) ................................................................1099 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả thuyết............................................................11111 Bảng 4.13: Giá trị trung bình của nhân tố Năng lực quản trị doanh nghiệp .......11515 Bảng 4.14: Giá trị trung bình của nhân tố Năng lực tài chính ..............................1166 Bảng 4.15: Giá trị trung bình của nhân tố Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ...1177 Bảng 4.16: Giá trị trung bình của nhân tố Nguồn nhân lực ..................................1178 Bảng 4.17: Giá trị trung bình của nhân tố Năng lực tạo dựng quan hệ ................1199 Bảng 4.18: Giá trị trung bình của nhân tố Chiến lược về giá dịch vụ ................12020 Bảng 4.19: Giá trị trung bình của nhân tố Dịch vụ thẩm định giá ......................12121 Bảng 4.20: Giá trị trung bình của nhân tố Tuân thủ quy định pháp luật ............12222 Bảng 4.21: Giá trị trung bình của nhân tố Thương hiệu .....................................12323 Bảng 4.22: Giá trị trung bình của nhân tố Năng lực cạnh tranh .........................12424
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................68 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................72 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng số lượng chứng thư thẩm định giá phân loại theo tài sản của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........89 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu thời gian công tác trong ngành thẩm định giá..................95 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu thời gian công tác tại đơn vị hiện tại ................................ 96 Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu thời gian hoạt động của doanh nghiệp nơi các ứng viên đang công tác .......................................................................................... 97 Hình 4.5: Biểu đồ trình độ học vấn của đối tượng khảo sát......................................98 Hình 4.6: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Histogram ...............................................11313 Hình 4.7: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-Plot ........................................11414
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ngành thẩm định giá tại Việt Nam được hình thành từ năm 1993-1994 đến nay. Gần 30 năm qua, được sự quan tâm lớn của Nhà nước cũng như các nhà khoa học cùng đội ngũ các cán bộ, nhân viên tâm huyết đóng góp vào sự phát triển của ngành, bước đầu ngành thẩm định giá cũng đã đạt được những thành tựu to lớn, đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Tuy nhiên, để ngành thẩm định giá đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới của thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay, ngoài hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành thẩm định giá là rất quan trọng, đó là nhân tố quyết định năng lực cung cấp dịch vụ của ngành trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Hiện tại năng lực cạnh tranh của ngành thẩm định giá mới chỉ bước đầu đáp ứng nhu cầu dịch vụ thẩm định tài sản của các thành phần trong nền kinh tế. Thời gian qua, các doanh nghiệp thẩm định giá đã có những quan tâm sát sao đến năng lực cạnh tranh của mình, cũng đã phân tích, đánh giá và tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp thẩm định giá và có chức năng thẩm định giá mang tầm quốc tế thì nhìn chung doanh nghiệp thẩm định giá tại Việt Nam vẫn còn non yếu về kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường, trong môi trường hội nhập ngày càng sâu rộng là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay ở Việt Nam, cạnh tranh đã và đang diễn ra vô cùng khốc liệt, không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước 1
  13. với nhau mà còn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường trong nước, đặc biệt là đối với những tài sản là dự án, nhà máy lớn với công nghệ cao, hiện đại hay thương hiệu nổi tiếng. Đây là những hạn chế hiện hữu đối với doanh nghiệp thẩm định giá trong nước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thẩm định giá trong nước phải không ngừng đổi mới, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân thường xuyên, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Mặt khác, thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực trong công tác xác định giá trị của thẩm định giá. Một số doanh nghiệp thẩm định giá, Thẩm định viên về giá đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong hai năm gần đây, có gần 200 doanh nghiệp đã bị đình chỉ hoạt động, nhiều thẩm định viên về giá, cá nhân đang bị điều tra, bị khởi tố vì các vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá1. Tác giả nhận thấy, các doanh nghiệp thẩm định giá đang loay hoay với chiến lược kinh doanh của mình, đang cạnh tranh một cách tiêu cực là chỉ chú trọng cạnh tranh về giá đầu ra, cạnh tranh về giá dịch vụ bất hợp lý, cạnh tranh về thời gian phát hành chứng thư trong khi không quan tâm đúng mức đến chất lượng của chứng thư thẩm định giá, độ tin cậy của mức giá, nếu không khắc phục được hạn chế trên thì thị phần của các doanh nghiệp thẩm định giá nội địa có thể bị thu hẹp hoặc tệ hơn nữa là dẫn đến tạm dừng hoạt động trong thời gian tới. Nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển đáng kể, kéo theo nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá cũng không ngừng gia tăng về quy mô và tính chất phức tạp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu để phát triển ngành thẩm định giá của cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa có nhiều, chưa có luận án nào nghiên cứu chuyên sâu về những nhân tố ảnh hưởng đến 1 Nguồn: Cục Quản lý Giá – Bộ Tài chính. 2
  14. năng lực cạnh tranh của ngành thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi các doanh nghiệp thẩm định giá cũng như các Thẩm định viên về giá đang gặp muôn vàn khó khăn trong việc phát triển thị trường. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này nhằm để tìm hướng đi đúng, phát triển ngành thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới đây. Là người trực tiếp quản lý một doanh nghiệp đầu ngành trong hoạt động thẩm định giá, Nghiên cứu sinh chọn nội dung “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu, góp phần rõ vấn đề trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để phát triển các nhân tố mạnh, làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận án cần phải đạt được: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá nói chung và doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tìm được các nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng lực này. - Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên 3
  15. quan đến đề tài. - Phân tích tổng quan về cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá. - Xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Doanh nghiệp thẩm định giá nói chung và doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi về thời gian: Luận án chọn thời điểm nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 20222 định hướng cho giai đoạn 2023–20283, tầm nhìn đến năm 2035. Phạm vi về nội dung: Môi trường pháp luật và môi trường kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, các doanh nghiệp thẩm định giá và xu hướng thị trường trong tương lai. 4. Khái quát phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia. Đây là những phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao và phù hợp với luận án. Tham khảo Đề án 623/QĐ-BTC, ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính. 2 Năm 2023 đã ban hành Luật giá số 16/2023/QH15. 3 4
  16. Về số liệu, tác giả tổng hợp số liệu thu thập được qua nhiều nguồn khác nhau như: khảo sát, thu thập, phỏng vấn, dữ liệu nội bộ,….. từ các doanh nghiệp thẩm định giá, các chuyên gia, khách hàng, cơ quan quản lý Nhà nước về thẩm định giá, cá nhân giữ chức vụ quản lý từ Giám đốc, Phó Giám đốc; Trưởng phó phòng, ban; Trưởng bộ phận trở lên và Thẩm định viên về giá đang hành nghề tại các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích định tính và phân tích định lượng. Nghiên cứu sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: - Nghiên cứu định tính sử dụng bảng hỏi để điều tra về các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá. Cuối cùng, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để tổng hợp dữ liệu, phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu, nhận diện kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị về vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu định lượng sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp thẩm định giá, số liệu thu thập qua sách, báo tạp chí kinh tế - tài chính,…. Ngoài ra, phương pháp định lượng được thực hiện qua phương pháp định lượng sơ bộ và định lượng chính thức, qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính bội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận: Qua nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá, tập trung vào các nhân tố năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích, tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng lớn, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Luận án đã làm phong phú hơn cơ sở lý luận về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá nói chung, doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 5
  17. Về thực tiễn: Có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các doanh nghiệp thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá được thực trạng tình hình cạnh tranh, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 6. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án này được trình bày trong 5 phần, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Chương 3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 4. Kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Chương 5. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 6
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến luận án Hiện nay, có một số nghiên cứu về thẩm định giá và pháp luật về thẩm định giá trên thế giới, có xuất xứ từ nhiều khu vực, nhiều quốc gia; Có nghiên cứu mang tính học thuật và cũng có nghiên cứu được thể hiện dưới dạng bài báo, tài liệu điều trần,… Trong đó nổi lên một số nghiên cứu: Bài viết “Brand Valuation: A versatile strategic tool for business” của Mike Rocha (2017), Giám đốc toàn cầu về định giá thương hiệu của Interbrand chỉ ra rằng bằng cách thu thập dữ liệu về thị trường, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, và tài chính để đánh giá thương hiệu mình và thương hiệu của đối thủ cạnh tranh, từ đó có biện pháp để tăng năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu về doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp nói chung, chưa có ý tưởng nào chuyên sâu về cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá. Tài liệu điều trần “Appraisal Oversight: The Regulatory Impact on Consumers and Businesses” của Sara W. Stephens và Karen Mann (2012). Đây có thể được coi là tiếng nói đại diện cho hơn 23.000 các thẩm định viên chuyên nghiệp tại Mỹ về thực trạng các tác động của khung pháp lý và hệ thống các văn bản giám sát khác đối với hoạt động thẩm định giá bất động sản trong những năm gần đây. Họ cho rằng quản lý và giám sát hoạt động thẩm định giá là cần thiết và bắt buộc. Tuy nhiên nếu ban hành quá nhiều các văn bản pháp luật, những quy tắc hướng dẫn một cách không phù hợp thực tiễn, cứng nhắc có thể gây tác dụng ngược. Có một số vấn đề liên quan đến cạnh tranh là các yêu cầu từ tổ chức tài chính, tín dụng về thời gian thực hiện thẩm định giá phải nhanh hơn, giá dịch vụ rẻ hơn,… tuy nhiên, các vấn đề này lại có liên quan mật thiết đến chất lượng của chứng thư thẩm định giá. Tài liệu này 7
  19. thiên về vấn đề pháp lý mang tính quản lý giám sát nhiều hơn là về phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá. Báo cáo “Sunrise analysis: Real estate appraisal management companies” của Rachel N. Hibbard (2010) thuộc Văn phòng kiểm toán Hawai, Mỹ là một nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực lập pháp và ban hành các văn bản lập pháp, chuyên ngành thẩm định giá, nhằm tư vấn chính sách cho Nhà nước. Báo cáo này nêu rõ các khái niệm về Thẩm định viên về giá, công ty quản lý về thẩm định giá ở trên 20 bang của nước Mỹ, bao gồm: Đơn vị quản lý, thời gian đăng ký, phí đăng ký, định nghĩa AMC theo quy định của pháp luật mỗi bang,… Khi phân tích bối cảnh, nội dung, cũng như mục đích ban hành đạo luật số 1606 vào năm 2009 của Hawai về các công ty quản lý thẩm định giá, tác giả đi đến kết luận: đây là một dự án luật lỗi thời, chồng chéo, gây khó khăn không cần thiết cho các công ty quản lý thẩm định giá. Bản báo cáo cũng đã nêu ba khuyến nghị cho các nhà lập pháp nhằm thay thế luật 1606 nhằm đảm bảo tính thống nhất của luật Liên bang và phù hợp thực tiễn pháp luật ở Hawai. Bài viết “A Competitive Analysis of Business Valuation Services” của Michael A. Crain (2010). Bài viết này chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết quản lý được phát triển bởi Michael E. Porter, để khảo sát các lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá. Tác giả xác định có 5 nhân tố tác động là: Sự đe dọa của các đối thủ gia nhập ngành; Áp lực của khách hàng; Sự đe dọa của sản phẩm thay thế; Cường độ cạnh tranh trong ngành và Áp lực của nhà cung cấp. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất áp dụng các chiến lược tổng quát của Michael E. Porter để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài viết này tác giả tiếp cận rất tốt các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá, đồng thời cũng đã đề xuất các chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 8
  20. Luận án Tiến sĩ “Advances in mortgage valuation: an option – theoretic approach” của Nicholas Sharp (2006) nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết định giá tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp dưới góc độ toán kinh tế. Ông nghiên cứu trong môi trường kinh tế thị trường. Tuy có đánh giá về tiến bộ trong thẩm định giá nhưng ông chỉ phân tích chuyên sâu về lý thuyết riêng biệt như: các loại thế chấp, lãi suất, giá nhà, thẩm định giá tài sản thế chấp, thủ tục thẩm định giá tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp, … không chuyên sâu về phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá. Bài viết: “The development of a GIS-based property information system for real estate valuation của tác giả Peter J. Wyatt (2010) đã sử dụng cơ sở dữ liệu định giá tài sản dựa trên Hệ thông tin địa lý (GIS) tổng hợp các nhân tố về vị trí, vật lý, pháp lý và kinh tế đối với tài sản cần định giá, sử dụng phương pháp định giá để xác định giá trị tài sản. Điều này giúp Thẩm định viên ước lượng một cách chính xác hơn giá trị tài sản căn cứ vào tương quan vị trí giữa các tài sản so sánh với nhau, so với trước đây sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân. Nghiên cứu này phân tích nhiều đến nhân tố nghiệp vụ hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thẩm định giá. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án Ngành thẩm định giá xuất hiện tại Việt Nam đến nay đã gần 30 năm, việc nghiên cứu về thẩm định giá cũng như nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thẩm định giá, phát triển dịch vụ thẩm định giá trong nước đã được nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân thực hiện. Tuy nhiên, về cấp luận án tiến sĩ liên quan đến ngành thẩm định giá thì chỉ có hai đề tài, do đó tài liệu về nghiên cứu trước đây cũng tương đối hạn chế. Cụ thể các nghiên cứu sau: Luận án tiến sĩ “Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển thẩm định giá ở Việt Nam trong những năm tới” của Phạm Thị Ngọc Mỹ4 (2003) là một công 4 Cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2