intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương; Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THỊ HẰNG NGA LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THỊ HẰNG NGA LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngà nh : Quản trị kinh doanh Mã số : 9 34 01 01 Giáô viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Hữu Cường HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thị Hằng Nga i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Hữu Cường là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giảng viên, cán bộ nhân viên Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, trực tiếp là các thầy cô giáo Bộ môn Marketing, cùng đồng nghiệp, bạn bè, người thân, đặc biệt là gia đình đã giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương, UBND và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện của tỉnh Hải Dương, cán bộ quản lý các cấp chính quyền, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, Hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân ở các điểm nghiên cứu đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và các thông tin cần thiết để hoàn thành luận án. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thị Hằng Nga ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... ix Danh mục hộp ................................................................................................................... x Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 5 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 5 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 6 1.4.1. Những đóng góp về mặt lý luận ........................................................................... 6 1.4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn ........................................................................ 7 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 7 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 7 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 7 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 8 2.1. Lý luận về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản .................................................................................................. 8 2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 8 iii
  6. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ............................................................................. 13 2.1.3. Nội dung liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ................................................................................................ 18 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản .................................................................... 26 2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và rau nói riêng ........................................ 36 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ....................................................... 36 2.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam ................................................................................... 40 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương ......................................................... 43 2.2.4. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu .......................................................................................................... 44 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 48 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 49 3.1. Khái quát chung về tỉnh Hải Dương .................................................................. 49 3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, cơ sở hạ tầng .................. 49 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 51 3.1.3. Khoa học, công nghệ.......................................................................................... 54 3.1.4. Về dân số và lao động ........................................................................................ 55 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 56 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích ...................................................................... 56 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 60 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 67 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 69 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 70 4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua ......... 70 4.1.1. Tình hình sản xuất .............................................................................................. 70 4.1.2. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................... 73 4.2. Thực trạng liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương thời gian qua ...................................................... 77 4.2.1. Cấu trúc liên kết ................................................................................................. 77 iv
  7. 4.2.2. Tổ chức vận hành liên kết .................................................................................. 88 4.2.3. Kết quả và hiệu quả liên kết ............................................................................. 112 4.2.4. Đánh giá chung về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương ............................................................. 120 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương ....................................................... 123 4.3.1. Đặc điểm của hộ nông dân và doanh nghiệp ................................................... 123 4.3.2. Đặc điểm của loại rau trồng ............................................................................. 127 4.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng..................................................................................... 128 4.3.4. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ...................................................................... 131 4.3.5. Thể chế, tổ chức, chính sách của Nhà nước và địa phương ............................. 132 4.3.6. Cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau và tiếp cận thị trường tiêu thụ .................................................................................................. 133 4.4. Giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương .............................................. 137 4.4.1. Định hướng ...................................................................................................... 137 4.4.2. Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương thời gian tới ......................................... 138 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 148 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố ............................................................................ 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 165 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật BYT Bộ y tế CP Cổ phần DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng Ha Héc-ta HĐBT Hội đồng bộ trưởng HTX Hợp tác xã HND Hộ nông dân LK Liên kết NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PRA Participatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng SCP Structure - conduct - performance (Cấu trúc - sự vận hành - kết quả) SX Sản xuất SX và TT Sản xuất và tiêu thụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT-BNNPTNT Thông tư – Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VNĐ Việt Nam đồng vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Nội dung phân tích liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương theo cách tiếp cận mô hình SCP ............................................................................................................. 57 3.2. Cơ cấu hộ điều tra ở các huyện của tỉnh Hải Dương .................................. 61 3.3. Nội dung thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập trong nghiên cứu ......... 62 3.4. Các biến độc lập và dự báo dấu kỳ vọng trong mô hình ............................ 66 4.1. Tình hình tiêu thụ rau của tỉnh Hải Dương theo mục đích sử dụng qua 3 năm 2019 – 2021...................................................................................... 74 4.2. Tình hình tiêu thụ rau của tỉnh Hải Dương theo loại sản phẩm qua 3 năm 2019 – 2021......................................................................................... 74 4.3. Sản lượng, giá trị tiêu thụ một số loại rau chủ lực của tỉnh Hải Dương qua 3 năm 2019 – 2021 ............................................................................... 76 4.4. Đặc điểm hộ nông dân tham gia liên kết .................................................... 81 4.5. Công suất của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông sản ở tỉnh Hải Dương năm 2022.................................................................................. 82 4.6. Rào cản gia nhập liên kết của các bên tham gia ......................................... 86 4.7. Mục đích của hộ nông dân khi tham gia liên kết trực tiếp với doanh nghiệp .......................................................................................................... 88 4.8. Mục đích của hộ nông dân khi tham gia liên kết với Hợp tác xã ............... 89 4.9. Tính phổ biến của mô hình liên kết trực tiếp giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở Hải Dương ......................... 92 4.10. Tính phổ biến của mô hình liên kết trung gian giữa hộ nông dân trong sả xuất và tiêu thụ rau ở Hải Dương ........................................................... 94 4.11. Tình hình liên kết cung ứng giống, phân bón trong sản xuất một nhóm rau chủ lực ở Hải Dương năm 2022 ............................................... 100 4.12. Cơ chế liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ điều tra............ 102 4.13. Lý do mà các hộ tham gia liên kết phân loại và tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm ......................................................................................... 108 vii
  10. 4.14. Tỷ lệ khối lượng rau tiêu thụ trung bình của hộ nông dân qua kênh phân phối................................................................................................... 112 4.15. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân tham gia liên kết .............. 113 4.16. So sánh kết quả liên kết giữa hộ nông dân tham gia liên kết và không liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương ....................................................................................................... 114 4.17. Lợi nhuận bình quân của các hộ nông dân và mức độ cải thiện thu nhập từ liên kết ......................................................................................... 115 4.18. Mức độ hài lòng của hộ nông dân với thu nhập, công việc, sự tôn trọng xã hội và loại rau trồng .................................................................... 115 4.19. Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả của việc mua rau nguyên liệu qua các kênh mua hàng ............................................................................. 116 4.20. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của đặc điểm của hộ đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau.................................................................................... 124 4.21. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của nguồn lực trong doanh nghiệp đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ........................................................ 126 4.22. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng địa phương đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ............................................................................. 130 4.23. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của đặc trưng thị trường tiêu thụ nông sản địa phương đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau......................... 131 4.24. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của thể chế tổ chức và chính sách đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau .................................................................... 133 4.25. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của tổ chức xã hội địa phương đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau .................................................................... 134 4.26. Các kiểm định liên quan đến mô hình hồi quy logistics. và các yếu tố ảnh hưởng đến cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ nông dân ............................................................................ 135 4.27. Ý nghĩa thống kê mô hình SUR ................................................................ 137 viii
  11. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ TT Tên hình, sơ đồ Trang 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương ............................................................ 49 4.1. Cấu trúc thị trường trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương ......................................................................................................... 77 3.1. Khung phân tích liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương ........................................................ 59 4.1. Cấu trúc kênh và tỷ lệ sản lượng hành, tỏi củ luân chuyển trong kênh tiêu thụ ở tỉnh Hải Dương ........................................................................... 83 4.2. Cấu trúc kênh và tỷ lệ sản lượng cà rốt luân chuyển trong kênh tiêu thụ ở tỉnh Hải Dương .................................................................................. 84 4.3. Cấu trúc kênh và tỷ lệ sản lượng su hào luân chuyển trong kênh tiêu thụ ở tỉnh Hải Dương .................................................................................. 84 4.4. Cấu trúc kênh và tỷ lệ sản lượng bắp cải, súp lơ luân chuyển trong kênh tiêu thụ ở tỉnh Hải Dương .................................................................. 85 4.5. Cấu trúc kênh và tỷ lệ sản lượng rau màu khác luân chuyển trong kênh tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................. 85 ix
  12. DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương .................................................. 95 4.2. Những bất cập của liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp về hợp đồng .................................................................................................... 101 4.3. Vai trò của hoạt động tập huấn đối với các hộ nông dân liên kết ............. 105 4.4. Ví dụ điển hình về địa phương đủ điều kiện xuất khẩu rau ...................... 117 4.5. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất an toàn của các hộ nông dân liên kết ....................................................................................... 119 x
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 3.1. Tổng sản phẩm của ngành nông, lâm, thủy sản trong tương quan với các ngành khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo giá hiện hành ................ 52 3.2. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Hải Dương trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản qua các năm ............................................... 52 3.3. Tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản trong ngành kinh tế ....................... 55 4.1. Diện tích và sản lượng rau màu trung bình của Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020.................................................................................................. 70 4.2. Mục đích doanh nghiệp tham gia liên kết với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ rau ở Hải Dương ................................................................ 90 4.3. Số lượng hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau ở Hải Dương năm 2022 ............................................... 91 4.4. Tình hình phân bổ sản lượng hành, tỏi củ theo huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương năm 2021 ........................................................................... 95 4.5. Chuỗi giá trị sản xuất hành, tỏi củ của tỉnh Hải Dương .............................. 96 4.6. Tình hình phân bổ sản lượng cà rốt theo huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương năm 2021 .................................................................................. 97 4.7. Chuỗi giá trị sản xuất cà rốt của tỉnh Hải Dương ........................................ 97 4.8. Tóm lược chuỗi giá trị sản xuất một số loại rau của tỉnh Hải Dương ......... 99 4.9. Số lượng hộ nông dân tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất an toàn trong sản xuất và tiêu thụ rau .............................................................................. 119 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Vũ Thị Hằng Nga Tên Luận án: Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9 34 01 01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Các huyện và các xã thuộc huyện được chọn để điều tra dựa vào tiêu chí có SX với quy mô lớn, xuất hiện một số LK giữa HND và DN và có xu hướng phát triển các loại rau chủ lực lâu dài, gồm xã Bạch Đằng (huyện Kinh Môn); xã Đức Chính, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng); xã Thái Tân (huyện Nam Sách); xã Toàn Thắng, Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc); xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ); xã Đồng Tâm (Ninh Giang); và xã Đồng Cẩm (Kim Thành). - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu thứ cấp: bao gồm các văn bản của Chính phủ, Bộ NN và PTNT và tỉnh Hải Dương về chính sách, đề án phát triển LK trong SX nông nghiệp nói chung và trong SX và TT rau nói riêng và văn bản, nghiên cứu có liên quan. Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra HND, DN, HTX và tư thương với bảng hỏi được thiết kế sẵn, cụ thể: Tổng số hộ điều tra là 384 hộ với 349 hộ LK (trong đó, 66 hộ LK trực tiếp và 283 hộ LK trung gian) và 35 hộ không tham gia LK. Điều tra 24 DN, 7 HTX, 35 tư thương tham gia LK trong SX và TT rau tại Hải Dương. Ngoài ra, tiến hành khảo sát bằng các công cụ thang đo 5 mức độ, công cụ PRA và tư vấn của chuyên gia. - Phương pháp phân tích số liệu: (i) Phương pháp thống kê mô tả; (ii) Phương pháp phân tích định tính; (iii) Phương pháp phân tích hồi quy tương quan. Kết quả chính và kết luận: Trên cơ sở phát triển khung phân tích LK trong SX và TT rau, nghiên cứu làm rõ thực trạng LK qua ba nội dung: - Về cấu trúc LK, thị trường trong LK SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương được cấu trúc bởi nhóm những tác nhân tham gia bao gồm HND SX rau có chứng nhận an toàn và hộ canh tác truyền thống, các DN có LK (trực tiếp/trung gian) trong SX và TT rau, trung gian là HTX hoặc tư thương ở địa phương đóng vai trò thúc đẩy khối lượng rau tiêu thụ. Rau được sản xuất ở các HND đi qua ba hệ thống kênh phân phối chính, gồm tiêu thụ thông qua hợp đồng LK; xuất khẩu đi nước ngoài; và đưa vào các siêu thị trong xii
  15. các trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản tại các huyện, thành phố và hệ thống trường học, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp. - Về tổ chức vận hành LK, hai loại mô hình LK SX và TT rau phổ biến là: Trực tiếp và trung gian; trong đó, LK trực tiếp đã xuất hiện nhưng không phổ biến, dạng LK là HND và DN tự LK với nhau chiếm đa số, còn LK theo yêu cầu khi có chương trình, dự án, của Nhà nước và địa phương yêu cầu. LK trung gian là chủ yếu nhưng mức độ phổ biến có sự khác nhau giữa các loại rau. Hình thức LK gồm: Theo chuỗi giá trị SX rau theo vùng, LK cung ứng yếu tố đầu vào trong SX rau, và LK trong SX và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; với cơ chế LK chủ yếu theo thỏa thuận viết tay hoặc thỏa thuận miệng, LK theo hợp đồng còn chiếm tỷ lệ khá thấp. Quản trị thực hiện LK này nhấn mạnh các nội dung: Quy hoạch vùng và kế hoạch LK; lựa chọn đối tác LK; tập huấn kỹ thuật SX và marketing nông sản; cập nhật thông tin giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa và chính sách; phân loại và tiêu chuẩn hóa sản phẩm tiêu thụ; nhận biết trung gian tiêu thụ và khách hàng mục tiêu; đàm phán và thỏa thuận trong LK; chia sẻ rủi ro trong LK; giám sát thực hiện LK; vận chuyển trong tiêu thụ sản phẩm; quan hệ và chăm sóc khách hàng; và xử lý tranh chấp hợp đồng trong quá trình thực hiện LK. - Về kết quả và hiệu quả LK thể hiện qua các nội dung: Về kết quả, LK đã góp phần gia tăng giá trị đầu tư bình quân cho HND LK với DN và khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo hình thức LK ở một số nhóm rau trồng chủ lực khá cao; các nhóm hộ tham gia LK đều mang lại kết quả khả quan nhưng có sự khác biệt về giá trị và mức độ của mỗi tác nhân LK trong từng nhóm rau trồng; kết quả LK giữa các nhóm HND tham gia và không tham gia LK có sự khác biệt, nhóm hộ tham gia LK thu được kết quả kinh doanh cao hơn. Về hiệu quả LK được thể hiện qua hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến LK này với các mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể: (i) Đặc điểm của hộ nông dân; (ii) Đặc điểm của DN; (iii) Đặc điểm của loại rau trồng; (iv) Hệ thống cơ sở hạ tầng; (v) Đặc điểm của thị trường tiêu thụ; (vi) Thể chế, tổ chức, chính sách của Nhà nước và địa phương; và (vii) Cam kết tham gia LK trong SX và TT rau và tiếp cận thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương thời gian tới được đề xuất, gồm: (i) Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách hỗ trợ và quản lý thực hiện LK của tỉnh Hải Dương; (ii) Nhóm giải pháp chung cho HND và DN tham gia LK; (iii) Nhóm giải pháp cho các HND tham gia LK; và (iv) Nhóm giải pháp cho DN tham gia LK. xiii
  16. THESIS ABSTRACT Ph.D Candidate: Vu Thi Hang Nga Thesis title: Linkage between farmer households and enterprises in vegetables production and marketing in Hai Duong Major: Business management Code: 9 34 01 01 Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives: On the basis of research, analysis of the current situation and assessment of factors affecting the linkage between farmers and enterprises in vegetables production and marketing in Hai Duong in the past. From there, proposing some solutions to promote linkage between farmers and enterprises in vegetables production and marketing in the Hai Duong in the future. Materials and Methods: - Method of selecting research sites: The surveyed districts and communes were selected based on the criteria of having large-scale production, some linkages between farmers and enterprises and tending to develop long-term key vegetables, including Bach Dang commune (King Mon district); Duc Chinh, Cam Van commune (Cam Giang district); Thai Tan commune (Nam Sach district); Toan Thang, Doan Thuong commune (Gia Loc district); Hung Dao commune (Tu Ky district); Dong Tam commune (Ninh Giang district); and Dong Cam commune (Kim Thanh district). - Data collection method: Secondary data collection: including documents of the Government, Ministry of Agriculture and Rural Development and Hai Duong province on policies and schemes for joint development in agricultural production in general and in vegetables production and marketing in particular and related documents, research papers. Primary data collection: Survey households, enterprises, cooperatives and traders with a pre-designed questionnaire, specifically: The total number of surveyed households is 384 households with 349 linked households (in which, 66 households are directly linked and 283 are intermediately linked) and 35 households do not participate in linkage. Investigate 24 enterprises, 7 cooperatives, 35 private traders participating in this linkage. In addition, conduct surveys using 5-level Likert scale, PRA tools and expert advice. - Data analysis method: (i) Descriptive statistics. method; (ii) Qualitative analysis method; (iii) Correlation regression analysis method. Main findings and Conclusions: On the basis of developing a framework for analyzing linkage in vegetables production and marketing, the research clarifies the status of linkage through three contents: - Regarding the linkage structure, the market in the linkage of vegetables production and marketing in Hai Duong is structured by a group of participating actors including safe-certified vegetable farmer households and traditional farming households, enterprises with linkage (directly/indirectly) in vegetables production and marketing, intermediaries being cooperatives or local traders who play a role in promoting the volume of vegetables consumed. Vegetables produced by farmer households go through three main distribution channels, including consumption through association contracts; export to foreign countries; and put it into supermarkets in trade xiv
  17. centers, wholesale markets for agricultural products in districts and cities and a system of schools, restaurants, and industrial kitchens. - Regarding the organization and operation of linkage, two types of common vegetables production and market linkage models are: Direct and intermediary; in which, this direct linkage has appeared but is not common, the form of linkage is the majority of households and enterprises self-linking, and the linkage is on request when there are programs, projects, the State and localities request. The intermediate linkage is essential, but the prevalence varies among type of vegetables. Forms of linkage include: According to the value chain of vegetables production by region, linkage in the supply of inputs in vegetables production, and linkage in the production and consumption of output products; with the main linkage mechanism by handwritten agreement or oral agreement, contractual linkage still accounts for a relatively low percentage. Management of this linkage implementation emphasizes the following contents: Regional planning and linkage plan; to select affiliate partners; training on agricultural production and marketing techniques; to update market price information, supply and demand of goods and policies; to classify and standardize consumer products; to identify consumer intermediaries and target customers; negotiation and agreement in linkage; risk sharing in the linkage; to supervise the implementation of the linkage; transportation in product consumption; customer relations and care; and to handle contract disputes during the implementation of the linkage. - Regarding the results and effectiveness of the linkage, shown in the following contents: Regarding the results, the linkage has contributed to increasing the average investment value for farmer households linking with enterprises and the volume of products consumed in the form of linkage in some key vegetable groups are quite high; all groups of households linked bring positive results, but there are differences in the value and level of each linking agent in each type of vegetables; the results of linkage between groups of households linked and unlinked households are different, the group of households linked get higher business results. The linkage efficiency is reflected in economic efficiency, social efficiency and environmental efficiency. The research has shown the factors affecting this linkage with different levels of influence, specifically: (i) Characteristics. of farmer households; (ii) Characteristics. of enterprises; (iii) Characteristics. of vegetables grown; (iv) Infrastructure system; (v) Characteristics. of the consumer market; (vi) State and local institutions, organizations and policies; and (vii) Commitment to join the linkage in vegetables production and marketing and access to the consumer market. Based on the research results of the topic, groups of solutions to promote this linkage in the future are proposed, including: (i) Group of solutions on complete policies to support and manage the implementation of linkage in Hai Duong; (ii) Common solution group for farmer households and enterprises participating in the linkage; (iii) Solution group for farmer households participating in the linkage; and (iv) Solution group for enterprises participating in the linkage. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT Liên kết trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp luôn là hướng đi được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Mối LK này có thể là một cơ chế mạnh mẽ để cải thiện thị trường đầu vào và đầu ra cũng như các dịch vụ nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh (Omondi & cs., 2017). Đầu ra của mối LK giữa các tác nhân đã tăng đáng kể (Vaart & Donk, 2008). Fabbe-Costes & Jahre (2008) khi xem xét các tài liệu cũng đã chỉ ra mối quan hệ trong LK mạnh mẽ hơn và mức độ LK cao hơn dẫn đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Ở Việt Nam, LK trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó hình thức LK giữa hộ nông dân với doanh nghiệp được phát triển khá sớm. Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới như: Với số dân sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2020), chủ yếu là các HND nhỏ, đang phải canh tác và sản xuất trong điều kiện thua thiệt và nhiều rủi ro; đời sống nông dân khá bấp bênh; thiếu thể chế tổ chức trong SX và trong ngành hàng do hợp tác yếu giữa các tác nhân, hệ quả của mô hình hợp tác hóa nông nghiệp kiểu cũ; nông nghiệp chỉ chú trọng SX và năng suất mà ít chú ý đến sau thu hoạch, chất lượng và tiếp cận thị trường… Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nông nghiệp cấp vĩ mô nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng, phát triển bền vững; ban hành các chính sách thúc đẩy hợp tác, LK giữa các tác nhân với hy vọng tạo ra những đột phá cho SX nông nghiệp nói chung và khu vực kinh tế hợp tác nói riêng. Cụ thể, chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg); chính sách khuyến khích LK SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg) và Thông tư hướng dẫn số 15/2014/TT - BNNPTNT; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, LK trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP). Đến nay tại nhiều địa phương trên cả nước đã xuất hiện những mô hình LK SX và TT nông sản giữa HND với 1
  19. DN được thực hiện ở nhiều loại nông sản hàng hóa như lúa gạo, dứa, chè, mía, cà phê… Việc tổ chức LK giữa HND, HTX, tổ hợp tác và DN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so SX truyền thống. Các mô hình LK giúp các thành viên giảm chi phí sản xuất, khắc phục giới hạn của từng thành viên, tạo thêm giá trị gia tăng và tạo thêm việc làm, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho các DN và cải thiện sinh kế cho HND ở nông thôn (Nguyễn Anh Trụ & cs., 2012). Cụ thể, LK mang lại giá trị sản lượng trung bình tăng từ 17 – 25% tùy từng địa phương; người SX được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và trong một số mô hình còn được DN LK cung ứng vật tư đầu vào không tính lãi. Các DN đã có được vùng cung cấp nguyên liệu ổn định với chất lượng bảo đảm và tiết kiệm chi phí thu mua, vận chuyển hàng hóa nông sản… (Viện Chiến lược Chính sách NN và PTNT, 2017). Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình LK giữa HND và DN trong SX và TT sản phẩm nông nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Một là, những mô hình này vẫn chỉ diễn ra ở một số vùng trọng điểm hoặc được đầu tư thí điểm mà chưa phổ biến, phần lớn các HND vẫn SX và TT theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, làm cản trở việc hình thành và phát triển các mô hình LK (Từ Thái Giang, 2012). Hai là, chưa có sự nhiệt tình tham gia của các tổ chức ở địa phương. Ba là, mức độ LK giữa HND và DN còn “lỏng lẻo”, chưa tham gia đồng bộ các khâu LK từ SX đến tiêu thụ (Trần Quang Trung, 2017) và chưa có nhiều khác biệt về lợi ích kinh tế khi tham gia LK, chưa xác định hài hòa lợi ích giữa các bên (Nguyễn Thanh Trúc, 2013). Bốn là, chưa có cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ để thực hiện LK, tình trạng vi phạm hợp đồng và “vỡ LK” thường xuyên xảy ra (Trương Hồng, 2011); thậm chí hình thức cam kết miệng phổ biến nên tham gia chỉ mang tính hình thức (Trần Quang Trung, 2017). Với vị trí địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, hơn nữa một số vùng có điều kiện khí hậu đặc biệt như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt… góp phần tạo nên sự đa dạng về các loại rau quả cho Việt Nam, tạo nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu các loại rau quả này. Theo cẩm nang DN: EVFTA và ngành Rau quả Việt Nam của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch (2020), hiện nay Việt Nam có khoảng 120 loại rau và hàng trăm loại quả khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại rau quả trái mùa cũng có thể trồng, thu hoạch và đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Diện tích trồng rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ tăng bình quân khoảng 6%/năm; diện tích 2
  20. trồng áp dụng các mô hình như VietGAP, GlobalGAP cũng có xu hướng tăng, chiếm khoảng 10-15% tổng diện tích trồng (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, 2020). Đồng thời, tổng sản lượng rau quả của Việt Nam tăng qua từng năm, tổng sản lượng rau củ năm 2019 tăng gần một tấn so với năm 2018. Bên cạnh đó, nhu cầu về rau quả chế biến ngày càng gia tăng cả thị trường trong nước và xuất khẩu với đa dạng chủng loại như nước ép hoa quả, hoa quả sấy khô, rau củ quả đóng hộp… Nhiều tập đoàn lớn đầu tư mạnh vào lĩnh vực này như công ty Đồng Giao, Vingroup, Lavifoods… cùng hàng ngàn nhà máy chế biến rau củ quả nhỏ lẻ ở các địa phương trong cả nước (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, 2020). Điều này gia tăng cơ hội LK trong SX và TT nông sản giữa ND với DN nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới. Hải Dương được coi là vựa nông sản của đồng bằng sông Hồng và cả nước, có tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi khá mạnh, hiện đã hình thành nhiều vùng SX hàng hóa tập trung có quy mô lớn với diện tích rau màu các loại năm 2020 đạt 41.170 ha (tăng 821 ha so với năm 2015). Các vùng SX tập trung cây rau màu truyền thống, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì và mở rộng. Bên cạnh đó, Hải Dương nằm trong số tỉnh, thành phố làm điểm mô hình mới LK tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, bao gồm DN – HTX – HND và DN – hộ kinh doanh – HND như mô hình SX gắn với truy xuất nguồn gốc như mô hình trồng cà rốt tại Cẩm Giàng, mô hình nuôi cá trắm giòn tại Nam Sách, mô hình trồng Thanh Long tại Kinh Môn... Kết quả LK là hình thành nên 37 chuỗi LK trong trồng trọt và chăn nuôi; 418 mô hình tổ, nhóm, HTX LK SX nông sản an toàn theo chuỗi giá trị; 120 tổ hội ND nghề nghiệp. Cùng với đó, 25 sản phẩm nông nghiệp được đăng ký nhãn hiệu tập thể như sắn dây, hành, tỏi Kinh Môn; củ đậu Kim Thành; rau an toàn Gia Lộc; rươi, cáy Tứ Kỳ; gạo Bắc thơm Thanh Miện; chanh quất Thanh Hà... (Sở NN và PTNT tỉnh Hải Dương, 2021). Việc hình thành nhiều chuỗi LK cung ứng nông sản phần nào được giải quyết được vấn đề được mùa mất giá, hạn chế tình trạng bị ép giá, khó tiêu thụ ở giai đoạn chính vụ, góp phần nâng cao hiệu quả SX nông nghiệp; một số huyện trong tỉnh, nông sản được SX theo đơn đặt hàng nên ít phải đối mặt với rủi ro. Thông qua những chuỗi LK, tổ hội nghề nghiệp cũng đã phát huy được tinh thần làm việc tập thể, giúp HND thay đổi thói quen canh tác, thay đổi cách nghĩ, cách làm; dù quy mô LK chưa lớn nhưng đã từng bước đặt nền tảng cho việc 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1