Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Thực trạng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị sâu răng ở trẻ béo phì độ tuổi 36 đến 71 tháng tại Thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực trạng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị sâu răng ở trẻ béo phì độ tuổi 36 đến 71 tháng tại Thành phố Hà Nội" là mô tả thực trạng sâu răng sớm ở trẻ béo phì và không béo phì tại một số địa điểm của thành phố Hà Nội; Nhận xét yếu tố liên quan đến sâu răng sớm ở trẻ béo phì và không béo phì ở một số địa điểm trên; Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Thực trạng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị sâu răng ở trẻ béo phì độ tuổi 36 đến 71 tháng tại Thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HÀ VĂN HƢNG THỰC TRẠNG, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG Ở TRẺ BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI 36 - 71 THÁNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HÀ VĂN HƢNG THỰC TRẠNG, YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG Ở TRẺ BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI 36 - 71 THÁNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Trƣơng Nhƣ Ngọc TS. Chu Đình Tới HÀ NỘI - 2023
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau Đại học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng QLĐT, KHCN- HTQT, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Võ Trƣơng Nhƣ Ngọc, Phó Viện trƣởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, ngƣời Thầy đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Chu Đình Tới, Trƣởng Khoa Các khoa học ứng dụng, Giám đốc Trung tâm Y sinh và Sức khỏe cộng đồng, Trƣờng Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời Thầy đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn: các thầy cô trong hội đồng chấm luận án tiến sỹ. Những ngƣời thầy đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Bộ Môn Nha khoa Trẻ em, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trƣờng đại học Y Hà Nội; các trƣờng mầm non huyện Phú Xuyên, Thƣờng Tín, Hoài Đức và Mỹ Đức, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác để tôi có thể hoàn thành bản luận án của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y sinh và Sức khỏe cộng đồng, Trƣờng Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đăng báo quốc tế và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong những năm qua. Cuối cùng tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mẹ kính yêu, những ngƣời thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Học viên Hà Văn Hƣng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hà Văn Hƣng, nghiên cứu sinh khóa 37 Trƣờng Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Võ Trƣơng Nhƣ Ngọc và TS. Chu Đình Tới. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố tại Việt Nam; 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Ngƣời viết cam đoan Hà Văn Hƣng
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAPD : Hiệp hội Nha khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatric Dentistry) BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) CPP-ACP : Casein phosphopeptide - amorphous calcium phosphate Dmfs : Chỉ số dmfs mặt răng sâu, mặt răng mất do sâu, mặt răng sâu đƣợc trám (Decayed, Missing, Filled, Surface teeth) Dmft : Chỉ số dmft răng sâu, răng mất do sâu, răng sâu đƣợc trám (Decayed, Missing, Filled, Teeth) ECC : Sâu răng sớm (Early childhood caries) ECM : Electronic Caries Monitor FV : vecni fluor (Varnish Fluor) ICCMs : Hệ thống phân loại và quản lý sâu răng ICCMs (The International Carie Classification and management Systems) ICDAS II : Hệ thống phát hiện và đánh giá sâu răng International Caries Detection and Assessment System II PTTH : Phổ thông trung học QLF : Quantiative Light Fluorescence S -ECC : Sâu răng sớm nghiêm trọng (Severe-early childhood caries) SDF : Silver Diamine Fluor SSB : Nƣớc ngọt (Sugar sweetened beverage) WHO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................3 1.1. Sâu răng sớm ....................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm sâu răng sớm .............................................................................3 1.1.2. Phân loại và tiến triển sâu răng sớm...........................................................4 1.1.3. Sinh lý bệnh sâu răng .................................................................................6 1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng ................................................................10 1.1.5. Chẩn đoán sâu răng ..................................................................................13 1.2. Béo phì ............................................................................................................17 1.2.1. Khái niệm béo phì ....................................................................................17 1.2.2. Phân loại béo phì theo sinh bệnh học ......................................................17 1.2.3. Một số phƣơng pháp đánh giá béo phì .....................................................17 1.3. Tình hình nghiên cứu sâu răng ở trẻ béo phì ..................................................19 1.4. Một số yếu tố liên quan béo phì và sâu răng. .................................................22 1.4.1. Dinh dƣỡng, béo phì và sâu răng..............................................................22 1.4.2. Thói quen vệ sinh răng miệng ..................................................................28 1.5. Dự phòng và điều trị sâu răng.........................................................................29 1.5.1. Dự phòng sâu răng. ..................................................................................29 1.5.2. Điều trị sâu răng .......................................................................................31 1.5.3. Điều trị sâu răng giai đoạn sớm ở trẻ béo phì. .........................................35 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................41 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................41 2.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................41 2.2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. ....................................................................41 2.2.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng. ...............................................................44 2.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................46 2.3.1. Các bƣớc chuẩn bị nghiên cứu. ................................................................46 2.3.2. Vật liệu và công cụ nghiên cứu. ...............................................................46 2.3.3. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. ....................................................................48
- 2.3.4. Nghiên cứu can thiệp. ...............................................................................53 2.4. Biến số nghiên cứu .........................................................................................60 2.4.1. Biến số nghiên cứu thực trạng sâu răng ...................................................60 2.4.2. Biến số nghiên cứu yếu tố liên quan ........................................................62 2.4.3. Biến số nghiên cứu kết quả điều trị ..........................................................65 2.5. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................67 2.5.1. Phân tích số liệu định lƣợng .....................................................................67 2.5.2. Kỹ thuật khống chế sai số.........................................................................67 2.6. Các hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................68 2.7. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................68 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................70 3.1. Đặc điểm lâm sàng sâu răng sớm ...................................................................70 3.1.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu ....................................................70 3.1.2. Đặc điểm sâu răng sớm ............................................................................72 3.2. Một số yếu tố liên quan ..................................................................................79 3.2.1. Thực hành dinh dƣỡng và sâu răng sớm ..................................................79 3.2.2. Thói quen ăn uống ....................................................................................81 3.3. Hiệu quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm .......................................................95 3.3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu và đặc điểm sâu răng. ...........95 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..........................................................................................100 4.1. Đặc điểm lâm sàng sâu răng sớm .................................................................100 4.1.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu ..................................................100 4.1.2. Đặc điểm sâu răng sớm ..........................................................................101 4.2. Yếu tố liên quan sâu răng sớm và béo phì. ...................................................112 4.2.1. Sữa mẹ, sâu răng sớm và béo phì. ..........................................................112 4.2.2. Bú bình, sâu răng sớm và béo phì ..........................................................113 4.2.3. Nƣớc ngọt, nƣớc ép trái cây với béo phì và sâu răng .............................114 4.2.4. Bánh kẹo với sâu răng và béo phì. .........................................................116 4.2.5. Thói quen ăn vặt .....................................................................................119 4.2.6. Sữa và sâu răng sớm ...............................................................................120 4.2.7. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ và sâu răng ..............................122
- 4.2.8. Khám định kỳ .........................................................................................123 4.3. Kết quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm .......................................................124 4.3.1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu ..................................................124 4.3.2. Hiệu quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm với MI varnish fluor .............125 4.3.3. Kết quả điều trị theo thời gian và mức độ tổn thƣơng ...........................128 4.3.4. Kết quả điều trị theo tuổi. .......................................................................133 KẾT LUẬN .............................................................................................................135 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS II .........11 Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICCMS ............12 Bảng 1.3. Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190 ......................16 Bảng 1.4. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng ...........................................................18 Bảng 1.5. Một số nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa sâu răng và béo phì .........19 Bảng 1.6. Mối liên quan giữa tổng lƣợng đƣờng và sâu răng ...............................24 Bảng 1.7. Bảng hàm lƣợng đƣờng trong một số loại bánh kẹo ............................26 Bảng 2.1. Mã số và giai đoạn sâu răng sớm..........................................................50 Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu đặc điểm lâm sàng sâu răng sớm ..........................60 Bảng 2.3. Biến số nghiên cứu yếu tố liên quan.....................................................64 Bảng 2.4. Biến số kết quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm. ..................................66 Bảng 3.1. Sự phân bố về tuổi của đối tƣợng nghiên cứu .....................................70 Bảng 3.2. Đặc điểm sâu răng của đối tƣợng nghiên cứu ......................................72 Bảng 3.3. Đặc điểm sâu răng theo tuổi .................................................................73 Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số dmft ............................................................................74 Bảng 3.5. Đặc điểm chỉ số dmfs ...........................................................................74 Bảng 3.6. Đặc điểm sâu răng theo vị trí cung hàm theo tuổi ................................77 Bảng 3.7. Đặc điểm sâu răng theo mặt răng của đối tƣợng nghiên cứu. ..............78 Bảng 3.8. Sữa mẹ và sâu răng sớm .......................................................................79 Bảng 3.9. Thói quen bú bình và sâu răng sớm. .....................................................80 Bảng 3.10. Sở thích uống nƣớc ngọt và sâu răng sớm ............................................81 Bảng 3.11. Sở thích và tần suất ăn bánh kẹo với sâu răng sớm. .............................82 Bảnh 3.12. Một số loại bánh và sâu răng sớm. .......................................................83 Bảng 3.13. Một số loại kẹo và sâu răng sớm ..........................................................84 Bảng 3.14. Thói quen ăn vặt và sâu răng sớm ........................................................85 Bảng 3.15. Phân tích hồi quy đa biến trên nhóm béo phì .......................................86 Bảng 3.16. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ trên nhóm bình thƣờng ........87 Bảng 3.17. Phân tích hồi quy đa biến trên nhóm béo phì và bình thƣờng ..............88 Bảng 3.18. Thói quen vệ sinh răng miệng và sâu răng sớm. ..................................89 Bảng 3.19. Thói quen uống sữa, tần suất uống sữa và sâu răng sớm .....................90 Bảng 3.20. Uống sữa đêm, tần suất uống sữa đêm và sâu răng sớm. .....................91
- Bảng 3.21. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ và sâu răng sớm......................92 Bảng 3.22. Định kỳ khám răng miệng và sâu răng sớm .........................................93 Bảng 3.23. Phân tích hồi quy đa biến trên nhóm béo phì .......................................94 Bảng 3.24. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu. ................................................95 Bảng 3.25. Hiệu quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm .............................................96 Bảng 3.26. Kết quả điều trị theo giới tính sau 6 tháng ...........................................96 Bảng 3.27. Kết quả điều trị theo tuổi sau 6 tháng ...................................................97 Bảng 3.28. Kết quả điều trị theo vị trí răng sau 6 tháng .........................................98 Bảng 3.29. Kết quả điều trị theo thời gian và mức độ tổn thƣơng ..........................98 Bảng 3.30. Kết quả điều trị theo mặt răng ..............................................................99 Bảng 4.1. Một số nghiên cứu về mối liên quan ECC và béo phì ........................103 Bảng 4.2. Một số nghiên cứu về tỷ lệ S-ECC và béo phì ...................................106 Bảng 4.3. Một số nghiên cứu về chỉ số dmfs và béo phì ....................................107
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố nam và nữ theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu..........71 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm sâu răng sớm theo phân loại ICDAS II..............................75 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm sâu răng ICCMs và thiết bị Diagnodent ............................76
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sâu răng giai đoạn sớm .........................................................................6 Hình 1.2. Sâu răng giai đoạn muộn .......................................................................6 Hình 1.3. Cơ chế bệnh sinh gây sâu răng của Fejerskov và Manji .......................8 Hình 1.4. Thăm khám bằng thám trâm................................................................13 Hình 1.5. Thiết bị ECM .......................................................................................14 Hình 1.6. Hình ảnh máy DIFOT I .......................................................................14 Hình 1.7. Thiết bị QLF ........................................................................................15 Hình 1.8. Sơ đồ hoạt động của thiết bị Diagnodent pen 2190 ............................16 Hình 1.9. Mão bằng thép không gỉ ......................................................................35 Hình 1.10. Hình ảnh chụp răng .............................................................................35 Hình 1.11. Trƣớc và sau khi áp MI Paste Plus ......................................................37 Hình 2.1. Bộ khay khám......................................................................................47 Hình 2.2. Hình ảnh thiết bị Diagnodent pen 2190 ..............................................47 Hình 2.3. Hình ảnh MI Varnish Flour .................................................................47 Hình 2.4. Hình ảnh răng lành mạnh ....................................................................50 Hình 2.5. Hình ảnh đốm trắng đục sau thổi khô .................................................51 Hình 2.6. Hình ảnh đốm trắng đục khi răng ƣớt .................................................51 Hình 2.7. Hình ảnh phá vỡ bề mặt men ngà. .......................................................51 Hình 2.8. Làm sạch bề mặt ..................................................................................54 Hình 2.9. Làm khô bề mặt ...................................................................................54 Hình 2.10. Làm khô và cách ly chuẩn bị bôi FV ..................................................55 Hình 2.11. Bôi MI varnish Fluor ...........................................................................55 Hình 2.12. Tổn thƣơng trƣớc điều trị ....................................................................57 Hình 2.13. Tổn thƣơng giảm sau 3 tháng ..............................................................57 Hình 2.14. Tổn thƣơng D1 trƣớc điều trị .................................................................57 Hình 2.15. D1 hoàn nguyên sau 6 tháng..................................................................57
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng sớm (ECC) và béo phì là hai vấn đề sức khỏe quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em trên thế giới.1 Béo phì ở trẻ em không những không giảm mà còn tăng nhanh, từ năm 2000 đến năm 2019, trên thế giới tỷ lệ béo phì ở trẻ dƣới 5 tuổi từ 4.9 đến 5.6%.2 Tỷ lệ này ở trẻ em gần gấp đôi ở Châu Á từ 3.9 đến 7.5%, và từ 2.6 đến 5.9% tại Việt Nam.3 Trong khi đó tỷ lệ sâu răng sớm ở trẻ em cũng khá cao, trên thế giới từ 60-90% trẻ em mắc sâu răng, cao nhất tại Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.4 Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn YHT ở trẻ 3 đến 5 tuổi cho thấy tỷ lệ sâu răng là 79.1%, tỷ lệ này ở trẻ 4 tuổi là 92% trong nghiên cứu của Võ Trƣơng Nhƣ Ngọc, và 74.5% ở trẻ 3 tuổi trong nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn.5-7 Ngoài ra một số nghiên cứu về tình hình sâu răng ở trẻ béo phì đã báo cáo cho thấy tỷ lệ sâu răng sớm (ECC), sâu răng sớm nghiêm trọng (S- ECC), chỉ số dmft (răng sâu, răng mất do sâu, răng sâu đƣợc trám), chỉ số dmfs (mặt răng sâu, mặt răng mất do sâu, mặt răng sâu đƣợc trám) cao hơn ở trẻ bình thƣờng.8-10 Ngƣợc lại, một số báo cáo cho rằng tỷ lệ sâu răng ở trẻ béo phì không khác biệt so với trẻ bình thƣờng,11 hoặc trẻ bình thƣờng cao hơn,12 thậm chí một số báo cáo cho rằng tỷ lệ sâu răng ở trẻ suy dinh dƣỡng cao hơn ở trẻ bình thƣờng và trẻ béo phì.13 Tỷ lệ cũng nhƣ mức độ sâu răng sớm ở trẻ béo phì, trẻ không béo phì và suy dinh dƣỡng còn nhiều quan điểm chƣa thống nhất do độ tuổi, mức độ béo phì cũng nhƣ địa điểm nghiên cứu khác nhau. Nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa sâu răng và béo phì, mặc dù kết luận chƣa thống nhất, Angelopoulou, M.V và cộng sự nghiên cứu phân tích 21 báo cáo cho thấy có 9 báo cáo có mối liên quan giữa béo phì và sâu răng.14 Tuy nhiên hầu hết các báo cáo đều cho rằng béo phì và sâu răng sớm ở trẻ em là hai bệnh mãn tính đa nguyên nhân. Trong đó thực hành nuôi dƣỡng (sữa mẹ, bú bình), chế độ dinh dƣỡng (tần suất cũng nhƣ số lƣợng tiêu thụ thực phẩm, đồ uống chứa đƣờng), thói quen ăn uống (sở thích, tần suất uống nƣớc ngọt, ăn vặt, ăn các loại bánh kẹo ngọt thƣờng xuyên), thói quen vệ sinh răng miệng (thói quen chải răng, tần suất chải răng, chải răng với kem chứa fluor…), hiểu biết của cha mẹ về bệnh sâu răng cũng nhƣ thói quen định kỳ khám răng miệng cho trẻ đều liên quan đến tỷ lệ cũng nhƣ mức độ sâu răng của trẻ.15-19
- 2 Sâu răng sớm tiến triển không ngừng, nếu không đƣợc phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, thẩm mỹ của trẻ mà còn ảnh hƣởng đến chi phí điều trị và điều này vẫn còn là thách thức đối với ngành nha của cả các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển.20 Do vậy việc phát hiện, dự phòng và điều trị sâu răng ở trẻ em đặc biệt là trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng là vấn đề cần đƣợc ƣu tiên. Varnish Fluor (NaF5% and casein phosphopeptide- amorphous calcium phosphate (CPP-ACP) đƣợc phát triển từ những năm 1960, đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong dự phòng và điều trị tổn thƣơng đốm trắng của men răng.21 Theo nhƣ hệ thống phân loại và quản lý sâu răng quốc tế (ICCMs) sâu răng giai đoạn sớm ở trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng là những thay đổi màu sắc hoặc các tổn thƣơng đốm trắng trên bề mặt men răng22 và varnish fluor có hiệu quả trong dự phòng và điều trị sâu răng giai đoạn sớm do tính an toàn, thuận tiện dễ thực hiện cũng nhƣ khả năng hấp thụ của trẻ.21,23,24 Mặc dù trên thế giới đã có một số nghiên cứu, báo cáo về vấn đề sâu răng ở trẻ béo phì,8-13 tuy nhiên độ tuổi nghiên cứu ở cả thanh thiếu niên chƣa tập trung nhiều ở độ tuổi 36 đến 71 tháng, hơn nữa đánh giá kết quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm ở trẻ béo phì bằng VF đặc biệt là so sánh hiệu quả điều trị giữa trẻ béo phì và trẻ không béo phì chƣa nhiều. Tại Việt Nam Trần Thị Mỹ Hạnh nghiên cứu thực trạng sâu răng ở trẻ béo phì độ tuổi từ 6-8 tuổi, đối tƣợng béo phì có bệnh lý kèm theo.25 Nghiên cứu kết quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm của Lƣu Văn Tƣờng ở trẻ 3 tuổi, v.v. Nhƣ vậy nghiên cứu về thực trạng, mối liên quan giữa sâu răng và béo phì đặc biệt ở trẻ lứa tuổi mầm non, cũng nhƣ điều trị sâu răng giai đoạn sớm ở lứa tuổi này còn nhiều điểm cần làm sáng tỏ. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị sâu răng ở trẻ béo phì độ tuổi 36 đến 71 tháng tại thành phố Hà Nội” Với 3 mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng sâu răng sớm ở trẻ béo phì và không béo phì tại một số địa điểm của thành phố Hà Nội. 2. Nhận xét yếu tố liên quan đến sâu răng sớm ở trẻ béo phì và không béo phì ở một số địa điểm trên. 3. Đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Sâu răng sớm 1.1.1. Khái niệm sâu răng sớm Thuật ngữ “Nursing bottle mouth” chỉ hàm răng sâu ở trẻ có thói quen bú bình, đƣợc coi nhƣ khái niệm đầu tiên về sâu răng sớm (Early Chidlhood Caries). Một vài nghiên cứu đƣa ra khái niệm sâu răng sớm là các tổn thƣơng sâu ở các răng sữa hàm trên. Carino và cộng sự định nghĩa sâu răng sớm là sự xuất hiện của bất kỳ tổn thƣơng sâu, mất trám trên răng sữa kể cả răng cửa hay răng hàm.26 Thảo luận khoa học về sâu răng cho rằng thuật ngữ sâu răng sớm nên đƣợc dùng để mô tả sự xuất hiện của một hay nhiều tổn thƣơng sâu (đã hoặc chƣa hình thành lỗ sâu), mất răng (do sâu), hay bề mặt của răng đã đƣợc trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ em tới 71 tháng. Khái niệm này đã đƣợc bàn thảo, chấp nhận và bổ sung bởi Viện Hàn Lâm Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ.4 Định nghĩa sâu răng sớm: Theo Viện Hàn Lâm Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD)4 Sâu răng sớm ở trẻ em trƣớc tuổi đến trƣờng (Early Childhood Caries) đƣợc định nghĩa: “Sâu răng sớm ở trẻ em là tình trạng xuất hiện của một hoặc nhiều tổn thƣơng sâu (tổn thƣơng chƣa hoặc đã hình thành lỗ sâu), mất răng (do sâu) hoặc các mặt răng sâu đã đƣợc trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng từ khi sinh đến 71 tháng tuổi. Sâu răng sớm trầm trọng là tình trạng xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu sâu răng mặt nhẵn nào ở trẻ dƣới 3 tuổi”. Phân biệt sâu răng sớm với sâu răng giai đoạn sớm: Sâu răng giai đoạn sớm là giai đoạn đầu của tiến trình sâu răng. Với các tổn thƣơng sâu răng ở giai đoạn sớm, chƣa hình thành lỗ sâu, đặc trƣng bởi sự mất khoáng nhẹ, mất lớp men trong mờ, trên lâm sàng xuất hiện đốm trắng đục trên bề mặt răng và còn nguyên vẹn sau khi thổi khô gọi là sang thƣơng sớm.27 Sâu răng sớm nghiêm trọng: đƣợc chẩn đoán là sâu răng sớm nghiêm trọng khi có ít nhất một trong các tiêu chí sau.6,21,27,28
- 4 - Khi phát hiện bất kỳ một tổn thƣơng sâu răng nào trên bề mặt nhẵn của răng ở trẻ em dƣới 3 tuổi. - Khi phát hiện bất kỳ bề mặt nhẵn theo chiều ngoài - trong của răng sữa bị sâu, bị mất (do sâu răng), hoặc đã có miếng trám trên răng sữa ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. - Chỉ số sâu răng mất trám (dmft) hoặc lớn hơn 4 ở trẻ 3 tuổi, lớn hơn 5 ở trẻ 4 tuổi bằng hoặc lớn hơn 6 ở trẻ 5 tuổi. 1.1.2. Phân loại và tiến triển sâu răng sớm. Phân loại sâu răng sớm: Sâu răng sớm thƣờng bắt đầu từ các bề mặt nhẵn nhƣ bề mặt răng cửa hàm trên, mặt lƣỡi mặt môi má của răng hàm trên và hàm dƣới. Các tổn thƣơng ban đầu là các thay đổi màu sắc men răng nhƣ đốm trắng hay đốm nâu xỉn trên bề mặt ngoài vùng cổ răng cửa hàm trên, sau đó phá hủy đƣờng cổ răng tới chân răng.28 Tổn thƣơng phá hủy bắt đầu lan tới các răng nanh, răng hàm hàm trên ở giai đoạn sớm và trung bình. Giai đoạn nặng hơn các răng hàm hàm dƣới cũng bị phá hủy, trong khi do sự bảo vệ của lƣỡi, tuyến nƣớc bọt răng cửa hàm dƣới ít bị tổn thƣơng hơn. Về lâm sàng sâu răng sớm đƣợc chia làm 3 giai đoạn nhƣ sau.28,29 - Mức độ nhẹ: Tồn tại một hay nhiều tổn thƣơng riêng lẻ xảy ra ở các răng hàm và/ hoặc các răng cửa. Nguyên nhân thƣờng do sự kết hợp giữa thức ăn thể rắn hoặc bán rắn dễ gây sâu răng và tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Số lƣợng răng bị ảnh hƣởng thƣờng tăng lên khi các yếu tố trên tiếp tục đƣợc duy trì. - Mức độ trung bình: Các tổn thƣơng sâu theo chiều ngoài-trong xuất hiện ở các răng cửa hàm trên, có thể có hoặc không các tổn thƣơng sâu răng răng hàm, phụ thuộc vào tuổi của trẻ, giai đoạn của bệnh, và không có tổn thƣơng sâu ở răng cửa hàm dƣới. - Mức độ nặng: Tổn thƣơng xuất hiện trên hầu hết các răng bao gồm cả răng cửa hàm dƣới, thƣờng gặp ở trẻ 3-5 tuổi. Dạng sâu răng này tiến triển rất nhanh và ảnh hƣởng đến cả những bề mặt răng bình thƣờng vốn không bị ảnh hƣởng bởi sâu răng, nhƣ các răng cửa hàm dƣới.
- 5 Sâu răng ở trẻ em thƣờng xuất hiện sớm và tiến triển nhanh chóng do đặc điểm giải phẫu răng trẻ em với tổ chức men răng chƣa hoàn chỉnh, cũng nhƣ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng thiểu kiểm soát. Sâu răng lan nhanh do vậy nhiều răng bị ảnh hƣởng ban đầu từ các răng cửa hàm trên sau đó đến các răng hàm sữa. 28,29 - Giai đoạn 1 (Giai đoạn ban đầu): Tổn thƣơng ở giai đoạn này là những sự thay đổi màu sắc của men răng. Các tổn thƣơng mất khoáng, đốm trắng trên bề mặt nhẵn các răng cửa sữa hàm trên, đôi khi có thể chỉ là một đƣờng kẻ trắng đặc biệt có thể thấy tại vùng cổ răng ở mặt môi hay mặt lƣỡi. Thƣờng chỉ phát hiện đƣợc các tổn thƣơng này khi làm khô hoàn toàn vì vậy thƣờng bị bỏ qua bởi cha mẹ, hoặc ngay cả khi đi khám bác sỹ nha khoa. Các tổn thƣơng chƣa gây cản trở sinh hoạt của trẻ do vậy không ảnh hƣởng đến ăn uống, sinh hoạt, trẻ ăn ngủ bình thƣờng do vậy cân nặng ít khi thay đổi do sâu răng. - Giai đoạn 2: Những tổn thƣơng mất khoáng nhƣ đốm trắng trên răng phát triển nhanh chóng, phá hủy men răng, tạo thành xoang thƣờng hay gặp nhất ở vùng cổ, phía gần và mặt nhai. Tổn thƣơng tiếp tục phá hủy làm ngà răng bị lộ ra, mềm màu vàng. Trên lâm sàng biểu hiện là sự thay đổi màu sắc trên răng của trẻ. Trẻ sẽ có những phàn nàn với các kích thích. Tuy nhiên ở tuổi này trẻ còn hiếu động ham chơi, đôi khi những kích thích thoáng qua dễ bị bỏ qua nhất là đối với các bậc cha mẹ ít chú ý. Thƣờng ở giai đoạn này trẻ vẫn ăn uống bình thƣờng tuy nhiên trẻ bắt đầu lựa chọn thức ăn, đồ uống ít gây kích thích hơn. Do đó cân nặng của trẻ có thể thay đổi đáng kể. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 nếu trẻ có đƣợc phát hiện sâu răng sớm thì thƣờng ở các răng cửa hàm trên. Với các răng hàm sữa thƣờng bị bỏ qua, vì tâm lý trẻ thƣờng lo sợ khi đi khám răng do đó không đƣợc khám tỉ mỉ. Làm cho tỷ lệ sâu răng thực tế ở trẻ em giảm, không tƣơng xứng với thực tế lâm sàng.
- 6 - Giai đoạn 3: Các tổn thƣơng sâu răng bắt đầu lan rộng, lan sâu và có biểu hiện kích thích tủy răng. Trẻ bắt đầu kêu đau nhức răng, những cơn đau xuất hiện tự phát, cƣờng độ và mức độ đau tăng lên nếu không đƣợc xử lý kịp thời. Ở giai đoạn này cơn đau đã ảnh hƣởng đến sinh hoạt ăn uống của trẻ. Đau làm cho trẻ không ăn đƣợc, hoặc trẻ ngại ăn vì thức ăn rắt vào kẽ các răng sâu làm cho đau tăng nên thậm chí có trẻ sợ ăn. Do vậy, ở giai đoạn này cân nặng của trẻ bắt đầu bị ảnh hƣởng, có thể giảm cân. - Giai đoạn 4: Sâu răng tiến triển mạnh, phá hủy theo chiều đứng dọc, phá hủy men ngà. Với các răng cửa thƣờng đã hoại tử, các răng hàm sữa ở giai đoạn kích tủy phản ứng bởi những cơn đau buốt. Giai đoạn này cũng ảnh hƣởng đến ăn uống sinh hoạt của trẻ, trẻ ăn uống kém thậm chí ngủ kém. Hình 1.1. Sâu răng giai đoạn sớm Hình 1.2. Sâu răng giai đoạn muộn 1.1.3. Sinh lý bệnh sâu răng 1.1.3.1. Bệnh căn sâu răng Sâu răng đƣợc cho là sự mất cân bằng giữa 2 quá trình huỷ khoáng và tái khoáng. Khi đó các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu tố bảo vệ cho mô răng.21,28,30,31 - Sự huỷ khoáng. Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thời gian dài sẽ gây tổn thƣơng tổ chức cứng của răng. Các matrix protein chƣa bị huỷ thì thƣơng tổn có khả năng hồi phục nếu muối khoáng từ dịch miệng và cơ thể lắng đọng trở lại. Khi các matrix protein đã bị huỷ thì sâu răng không thể hồi phục đƣợc.21
- 7 Các thành phần tinh thể men răng có khả năng đề kháng lại mức giảm pH khác nhau: ở mức pH < 5.5 Carbonat, Hydroxyapatite (Ca10(PO4)6(OH)2) cùng CaF2 và các muối kim loại khác bị hòa tan, Fluorapatite bền vững hơn chỉ tan khi pH giảm tới mức < 4.5. Do sự mất khoáng không đồng đều này mà khung protein và tinh thể Fluorapatite bền vững hơn, phần còn lại chƣa bị tan trở thành khung đỡ cho sự tái khoáng trở lại.28 Sự giảm độ pH dẫn tới sự hủy khoáng men răng gây tăng khoảng cách giữa các tinh thể Hydroxyapatite và hƣ hỏng các tinh thể này, mất khoáng bắt đầu ở dƣới bề mặt men, tổn thƣơng lâm sàng đƣợc coi là sâu răng giai đoạn sớm khi lƣợng khoáng chất mất >10%.30,31 Võ Trƣơng Nhƣ Ngọc và cộng sự đã nghiên cứu thực nghiệm trên 60 răng vĩnh viễn của ngƣời Việt Nam đánh giá sự hủy khoáng hình thành tổn thƣơng sâu răng giai đoạn sớm đặc biệt là sự khác biệt giữa tổn thƣơng ICDAS 1 và ICDAS 2.32 - Sự tái khoáng: Ở điều kiện sinh lý bình thƣờng, trong môi trƣờng nƣớc bọt các ion Canxi, phosphate ở nồng độ bão hòa với các thành phần khoáng chất của men răng và kết quả là các ion này lắng đọng trên bề mặt men răng hoặc là đƣợc tái lắng đọng trên khu vực men răng bị sói mòn. Đây là hiện tƣợng sinh lý bình thƣờng dƣới tác động của dòng nƣớc bọt để bảo vệ cấu trúc của men răng. Quá trình tái khoáng ngƣợc với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pH trung tính, có đủ ion F-, Ca2+ và PO43- trong môi trƣờng nƣớc bọt sau các bữa ăn, vi khuẩn (chủ yếu là Streptococcus mutans, Lactobacille và Antinomyces viscosus) lên men các loại Carbohydrate, làm tích tụ acid ở mảng bám răng và gây nên sự mất muối khoáng của men răng. Song song với hiện tƣợng hủy khoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nƣớc bọt.33 Cấu trúc răng giữ đƣợc sự ổn định do đƣợc cân bằng bởi hai quá trình huỷ khoáng và tái khoáng xảy ra trên bề mặt răng và trong môi trƣờng nƣớc bọt quanh răng theo thời gian thực. Khi nồng độ pH của nƣớc bọt quanh răng giảm xuống dƣới mức 5.5, tốc độ huỷ khoáng nhanh hơn tốc độ tái khoáng. Môi trƣờng acid đã làm mất cấu trúc men hoặc ngà răng ở trên một vùng nào đó của thân răng khi tồn tại
- 8 đồng thời cả 3 yếu tố tạo ra acid: Vi khuẩn, Carbonhydrate và Thời gian thực.33,34 Sâu răng đƣợc hiểu là một bệnh đa nguyên nhân với những thay đổi bắt đầu ở màng sinh học có sự tham gia của dòng chảy PH, thành phần nƣớc bọt và thức ăn đặc biệt là những loại thực phẩm (thực phẩm dạng đặc, dạng lỏng) chứa đƣờng, cùng với thời gian thực mà vi khuẩn và đƣờng lƣu giữ trên bề mặt răng, với những trẻ có thói quen ăn vặt thƣờng xuyên nhiều lần trong ngày và khoảng cách thời gian càng xa với thời điểm vệ sinh răng miệng thì nguy cơ sâu răng cao hơn.35 1.1.3.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình sâu răng là: Sơ đồ của Fejerskov và Manji phân loại các yếu tố thành “các yếu tố quyết định” và “các yếu tố gây nhiễu”. Yếu tố quyết định là yếu tố có tác động đến quá trình gây sâu răng, đó là các thành phần có sự tƣơng tác với nhau để dẫn đến sự hủy khoáng của men răng. Giữa các cá nhân khác nhau có các yếu tố quyết định tƣơng tự nhƣ nhau nhƣng có biểu hiện tình trạng sâu răng khác nhau có thể đƣợc giải thích bởi các thành phần đƣợc gọi là các yếu tố gây nhiễu và đƣợc đặt ở vòng tròn ngoại vi.36 Hình 1.3. Cơ chế bệnh sinh gây sâu răng của Fejerskov và Manji37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III
218 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị
192 p | 9 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên
225 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis
177 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có hỗ trợ neo chặn bằng Mini-implant trên bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ
187 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu thực trạng bệnh lý quanh răng và hiệu quả điều trị phẫu thuật bằng máy AMD Laser trên người cao tuổi tại Hà Nội năm 2015
219 p | 65 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect
174 p | 20 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng
194 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Ảnh hưởng của nhổ răng cối nhỏ trong điều trị chỉnh hình răng mặt lên sự mọc răng khôn
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị
27 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc và sự tăng trưởng đầu mặt ở trẻ em người Kinh từ 7 đến 9 tuổi
188 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sự tăng trưởng cung răng, khuôn mặt của một nhóm trẻ em người Mường từ 12 đến 14 tuổi
180 p | 23 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có hỗ trợ neo chặn bằng Mini-implant trên bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ
27 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Hiệu quả của chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm bằng phương pháp học máy
27 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
196 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu mối liên quan giữa các đa hình đơn nucleotide vùng gen interferon regulatory factor 6 (IRF6) với dị tật bẩm sinh khe hở môi - vòm miệng không hội chứng ở người Việt
26 p | 5 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect
27 p | 6 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng
15 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn