intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị gia đình của thanh niên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

44
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng định hướng giá trị gia đình, phân tích sự khác biệt định hướng giá trị gia đình trong các mặt biểu hiện ở từng nhóm biến nhân khẩu xã hội. Từ đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm hỗ trợ thanh niên có định hướng giá trị gia đình hợp lý, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị gia đình của thanh niên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ĐỖ HỒNG NHUNG ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ĐỖ HỒNG NHUNG ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Chủ tịch hội đồng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ PGS. TS. Lê Văn Hảo Hà Nội, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Lê Văn Hảo. Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ luận án nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Đỗ Hồng Nhung
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Văn Hảo đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của thầy mà tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên Khoa Tâm lý học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; các thầy cô và đồng nghiệp ở Khoa Tâm lý - Giáo dục, Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên và các thầy cô giáo ngoài Khoa đã hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nam nữ thanh niên đang sinh sống và làm việc ở Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình triển khai khảo sát đề tài. Những lời tri ân sâu sắc tôi muốn gửi tới gia đình, bạn bè, ngƣời thân - những ngƣời đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Đỗ Hồng Nhung
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................. 3 DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP Ý KIẾN ..................................................................... 5 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 7 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 8 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 9 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 9 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 9 8. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 11 9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 12 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN ...................................................................................... 13 1.1. Một số nghiên cứu về giá trị gia đình ................................................................ 13 1.2. Một số nghiên cứu về định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên..................... 28 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 35 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN .......................................................................................................... 36 2.1. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu về định hƣớng giá trị gia đình ......... 36 2.2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 46 2.3. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên ............................................................. 64 2.4. Các mặt biểu hiện định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên .......................... 69 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên ............. 73 Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 74 Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 76 3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 76 1
  6. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 80 Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................... 91 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN .............................................................................. 92 4.1. Thực trạng định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên ...................................... 92 4.2. So sánh sự khác biệt định hƣớng giá trị gia đình trong các mặt biểu hiện ở từng nhóm biến nhân khẩu xã hội ................................................................................... 132 4.3. Phân tích chân dung tâm lý .............................................................................. 136 4.4. Ứng dụng một số biện pháp định hƣớng giá trị gia đình cho thanh niên ......... 143 Tiểu kết chƣơng 4.................................................................................................... 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................153 1. Kết luận ............................................................................................................... 153 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 157 3. Triển vọng nghiên cứu ........................................................................................ 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................... 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 161 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 174 2
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Chú giải ĐLC/ Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình N Số biến quan sát SL Số lƣợng Statistical Package for the Social Sciences (Chƣơng SPSS trình thống kê trong khoa học xã hội) STT Số thứ tự WVS The World Values Survey (Khảo sát giá trị thế giới) 3
  8. DANH MỤC BẢNG Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1. Các giai đoạn của quá trình định hƣớng giá trị 52 Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 77 Bảng 4.1. Định hƣớng của thanh niên về tầm quan trọng của gia đình 93 Bảng 4.2. Tầm quan trọng của giá trị gia đình trong hệ thống các giá trị 94 chung từ nghiên cứu WVS đợt 6 Bảng 4.3. Sự khác biệt theo các nhóm nhân khẩu với định hƣớng về tầm 96 quan trọng của gia đình Bảng 4.4. Định hƣớng giá trị gia đình biểu hiện qua hôn nhân 101 Bảng 4.5. Định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên về hôn nhân qua tục ngữ 108 Bảng 4.6. Định hƣớng giá trị hôn nhân của thanh niên biểu hiện trong các 109 tình huống Bảng 4.7. Định hƣớng giá trị gia đình biểu hiện qua sinh con và nuôi dƣỡng 112 con cái Bảng 4.8. Định hƣớng giá trị sinh con và nuôi dƣỡng con cái qua tục ngữ 114 Bảng 4.9. Định hƣớng giá trị sinh con và nuôi dƣỡng con cái của thanh 116 niên biểu hiện trong các tình huống Bảng 4.10. Định hƣớng giá trị gia đình biểu hiện qua mối quan hệ cha 117 mẹ-con cái Bảng 4.11. Định hƣớng giá trị mối quan hệ cha mẹ - con cái qua tục ngữ 119 Bảng 4.12. Định hƣớng giá trị mối quan hệ cha mẹ - con cái biểu hiện 120 trong các tình huống Bảng 4.13. Định hƣớng giá trị gia đình biểu hiện qua vai trò giới 121 Bảng 4.14. Định hƣớng giá trị vai trò giới qua tục ngữ 124 Bảng 4.15. Định hƣớng giá trị vai trò giới biểu hiện trong các tình huống 124 Bảng 4.16. Định hƣớng giá trị gia đình biểu hiện qua trách nhiệm trong 125 gia đình Bảng 4.17. Định hƣớng giá trị trách nhiệm trong gia đình qua tục ngữ 129 Bảng 4.18. Định hƣớng giá trị trách nhiệm trong gia đình biểu hiện 129 trong các tình huống 4
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP Ý KIẾN Tên biểu đồ và hộp Trang Biểu đồ 2.1. Giá trị văn hóa Việt Nam thông qua mô hình 6-D của 42 Hofstede Biểu đồ 4.1. Sự phân bố điểm định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên 98 Biểu đồ 4.2. Định hƣớng giá trị gia đình tổng thế của thanh niên 100 Hộp 4.1. Định hƣớng về tầm quan trọng của gia đình của thanh niên 94 Hộp 4.2. Quan niệm của thanh niên về vâng lời 118 Hộp 4.3. Quan niệm của thanh niên về trách nhiệm của cha mẹ và con 128 cái trong gia đình 5
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị trong quá trình biến đổi tâm lý, hành vi của cá nhân và của nhóm là chủ đề thu hút đƣợc rất nhiều các nhà khoa học trong các lĩnh vực quan tâm. Đối với mỗi một dân tộc, những giá trị hay chuẩn mực về cuộc sống đóng vai trò quan trọng và có thể định hƣớng xã hội theo những mục tiêu đƣợc coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vai trò của các thang giá trị về cuộc sống phù hợp sẽ góp phần duy trì, thúc đẩy xã hội phát triển và sự lựa chọn giá trị sẽ tạo thành quan điểm sống của từng cá nhân [16,18,48]. Gia đình là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” [58]. Trong bối cảnh xã hội phát triển và hội nhập, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hình thái, quy mô cũng nhƣ các mối quan hệ trong gia đình (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dƣỡng). Mối quan hệ cá nhân - gia đình ở Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc thể hiện ở sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, sự thay đổi trong các mối quan hệ truyền thống giữa các thành viên của gia đình cũng nhƣ sự xuất hiện những vấn đề gia đình và xã hội khác [78]. Những giá trị, chuẩn mực truyền thống đã và đang bị tác động, thay đổi, xen lẫn với những chuẩn mực, hành vi của xã hội mới [213]. Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa của đất nƣớc và tác động của nền kinh tế thị trƣờng, nhiều chuẩn mực truyền thống hay giá trị văn hóa đã từng đóng vai trò chi phối, định hƣớng về giá trị của từng cá nhân cũng đang có những biến chuyển, đặc biệt là trong giới trẻ [48]. Thanh niên Việt Nam (từ 16-30 tuổi) lớp ngƣời chịu nhiều ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ tiêu cực từ những biến đổi của đất nƣớc và thế giới do sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng thông tin đa chiều và xu thế hội nhập quốc tế. Ở lứa tuổi này đang có sự biến đổi về tâm sinh lý mạnh mẽ, do vậy bất cứ sự thay đổi nào trong đời sống xã hội cũng có tác động không nhỏ đến nhóm tuổi này. Định hƣớng giá trị là một trong những lĩnh vực cơ bản, quan trọng trong đời sống tâm lý của thanh niên; nó có quan hệ mật thiết với xu hƣớng nhân cách và kế 6
  11. hoạch đƣờng đời của họ. Sự hình thành những chuẩn mực và định hƣớng giá trị tốt đẹp của gia đình sẽ củng cố các mối quan hệ gia đình, kiến tạo một môi trƣờng thuận lợi cho mỗi cá nhân đƣợc phát triển hài hòa và toàn diện [45]. Có thể thấy, trong nhiệm vụ phải lựa chọn cho mình một hệ giá trị phù hợp với bản thân thì định hƣớng giá trị của thanh niên nói chung và định hƣớng các giá trị liên quan đến gia đình nói riêng đang đứng trƣớc một sự đan xen khá phức tạp của các giá trị mới - cũ. Câu hỏi đặt ra là trong sự tồn tại đan xen giữa các giá trị cũ - mới, giá trị truyền thống - giá trị hiện đại, thanh niên Việt Nam đang ƣu tiên lựa chọn những giá trị gia đình nào? Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, thế giới của chúng ta đang đứng trƣớc hai khuynh hƣớng: một là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hƣớng theo các giá trị mới, và hai là hậu hiện đại hóa, với xu hƣớng tìm lại những giá trị truyền thống [157]. Hai khuynh hƣớng vận hành cơ bản này không chỉ thể hiện ở cấp quốc gia – dân tộc hay các vùng lãnh thổ, mà nó còn thể hiện cả ở cấp độ gia đình. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu sự biến đổi của hệ giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình là điều cần thiết. Những hiểu biết về định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên sẽ giúp gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng xã hội nhìn nhận đầy đủ hơn về nhóm xã hội này; giáo dục thanh niên gìn giữ đƣợc những giá trị tốt đẹp, quý báu của gia đình truyền thống và phát huy những mặt tích cực của gia đình hiện đại, tạo ra một khuôn mẫu gia đình Việt Nam tiến bộ; góp phần phát triển toàn diện nhân cách thanh niên. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Định hướng giá trị gia đình của thanh niên” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng định hƣớng giá trị gia đình, phân tích sự khác biệt định hƣớng giá trị gia đình trong các mặt biểu hiện ở từng nhóm biến nhân khẩu xã hội. Từ đó, đƣa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm hỗ trợ thanh niên có định hƣớng giá trị gia đình hợp lý, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và gia đình. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là biểu hiện định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên và mức độ lựa chọn các giá trị gia đình của thanh niên. 7
  12. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát trên 416 khách thể là thanh niên trong độ tuổi từ 16-30. Trong đó, lựa chọn phỏng vấn sâu 15 thanh niên và phân tích chân dung tâm lý của 03 thanh niên. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi khách thể Mẫu điều tra của luận án là 416 thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 đang sinh sống và làm việc tại Thái Nguyên. Lý do vì đây là lứa tuổi phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài và thuận tiện cho việc khai thác thông tin. Ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội - dân cƣ “thanh niên” còn có thể đƣợc chia thành các tiểu nhóm khác nhau, nhƣ thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (nếu lấy địa bàn cƣ trú làm tiêu chí phân biệt), hay thanh niên công nhân, thanh niên hoạt động dịch vụ hoặc thanh niên là học sinh, sinh viên (nếu lấy tiêu chí nghề nghiệp phân biệt)... Ngoài ra, các yếu tố khác nhƣ tộc ngƣời, tôn giáo, giới tính, tình trạng kinh tế... cũng có thể đƣợc coi là tiêu chí để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn “thanh niên”. 3.3.2. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên đƣợc giới hạn bởi: + Các kết quả phân tích đều dựa trên nghiên cứu cắt ngang. Do đó, “định hƣớng giá trị gia đình” đƣợc giới hạn theo nghĩa là sự lựa chọn giá trị gia đình của thanh niên tại thời điểm nghiên cứu. + Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên nhƣng do nghiên cứu cắt ngang nên trong khuôn khổ luận án này chỉ tập trung đánh giá mức độ ảnh hƣởng của những yếu tố khách quan, đại diện là các biến nhân khẩu xã hội. 3.3.3. Phạm vi không gian: Luận án đƣợc tiến hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.3.4. Phạm vi thời gian: Luận án đƣợc tiến hành từ 8/2016 đến tháng 12/2019. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận - Tổng quan về các cách tiếp cận, xu hƣớng nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu liên quan đến định hƣớng giá trị gia đình. - Xây dựng khung lý luận của đề tài: Hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm của đề tài, từ đó xây dựng khái niệm công cụ của đề tài; Xác định các biểu hiện của định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên. 8
  13. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên và sự khác biệt về định hƣớng giá trị gia đình ở các nhóm khách thể (nhân khẩu) khác nhau. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ thanh niên có định hƣớng giá trị gia đình hợp lý, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và gia đình. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên hiện nay nhƣ thế nào? - Đã có những biến đổi nhƣ thế nào về định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên trong bối cảnh xã hội hiện nay? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi trong các mặt biểu hiện định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên. - Có sự khác biệt về định hƣớng giá trị gia đình giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu khác nhau. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7. 1. Phương pháp luận nghiên cứu Phƣơng pháp luận nghiên cứu đƣợc hiểu là lý thuyết về các nguyên tắc để tiến hành các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của ngƣời nghiên cứu. Việc thiết kế nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên không chỉ dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà cần dựa vào các nguyên tắc tiếp cận khoa học. Cụ thể gồm các nguyên tắc sau: 7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận duy vật biện chứng Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi hiện tƣợng tâm lý con ngƣời đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào các tác động bên ngoài (các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể) tác động vào con ngƣời thông qua các điều kiện bên trong. Nhƣ vậy, các tác động bên ngoài tác động đến định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên đó là tất cả những điều kiện, đặc điểm của hoàn cảnh xã hội – lịch sử cụ thể; đặc điểm của nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng; đặc điểm môi trƣờng xã hội với tất cả các mối quan hệ xã hội mà thanh niên tham gia vào; các điều kiện sống và làm việc của cá nhân và gia đình… Các tác động từ bên ngoài cũng chính là các đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu, mong muốn của gia đình… trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các điều kiện bên 9
  14. trọng chính là những đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên; các đặc điểm nhân cách biểu hiện trình độ hiểu biết, các đặc điểm về xu hƣớng, tính cách, khí chất, năng lực, hoạt động… Do đó, các điều kiện bên ngoài là nguyên nhân quyết định việc hình thành các giá trị ở thanh niên. Đồng thời, để các giá trị đƣợc hình thành đó phát triển phải đƣợc thông qua các điều kiện bên trong của thanh niên. Đây chính là quan điểm chủ đạo khi nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lý nói chung và nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên nói riêng. 7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - giao tiếp - nhân cách Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động: Tâm lý, ý thức con ngƣời đƣợc nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. Tâm lý con ngƣời là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hƣớng và điều khiển hoạt động. Hoạt động của cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở, là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Do vậy, để nhân cách phát triển, ở mỗi giai đoạn lứa tuổi, con ngƣời cần phải thực hiện các hoạt động chủ đạo để phát triển lên những giai đoạn tiếp theo. Do đó, thông qua hoạt động, thanh niên tiếp thu các giá trị từ nền văn hóa xã hội của loài ngƣời và biến nó thành của riêng mình, làm cho nhân cách ngày càng phát triển. Mỗi con ngƣời cụ thể là sản phẩm của điều kiện xã hội – lịch sử, là sản phẩm của giáo dục, rèn luyện và tự rèn luyện. Bởi mỗi ngƣời đều có các thuộc tính tâm lý, các phẩm chất tâm lý đặc trƣng với cả mặt mạnh, ƣu điểm lẫn mặt yếu – nhƣợc điểm. Do vậy, định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên còn phù thuộc vào tính tích cực hoạt động của họ. 7.1.3. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành Tiếp cận liên ngành trong khoa học là cách thức tổ chức, tiến hành nghiên cứu có sử dụng quan điểm, tri thức và phƣơng pháp nghiên cứu của các chuyên gia thuộc các chuyên ngành khác nhau để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, khách quan và hiệu quả nhất. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, mỗi một biến động của xã hội hay một sáng tạo khoa học mới... đều có ảnh hƣởng nhất định đến đời sống xã hội, nhịp độ phát triển và an ninh của loài ngƣời. Mỗi một phát minh trong lĩnh vực khoa học này sẽ kéo theo những thay đổi và ảnh hƣởng nhất định đến các ngành khoa học khác. Định hƣớng giá trị gia đình đã đƣợc nhiều ngành khoa học nghiên cứu nhƣ: tâm lý học, xã hội học, văn hóa học, giáo dục học, triết học… Vì vậy, khi nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của thanh 10
  15. niên cần phải tiếp cận liên ngành khoa học để có cách nhìn toàn diện, hệ thống và đầy đủ. Tóm lại, nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên dựa trên việc tổng hợp nhiều quan điểm phƣơng pháp luận khoa học khác nhau. Bởi sự hình thành giá trị ở thanh niên phải trải qua một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bởi lẽ mỗi cá nhân là một thực thể sinh học – xã hội với các đặc điểm tâm, sinh lý tổng thể và toàn vẹn, với tính tích cực hoạt động khác nhau. Đồng thời, có nhiều hệ thống tác động vào sự hình thành và phát triển giá trị nhân cách ở mỗi cá nhân, nên rất khó để xác định hệ thống nào tác động nhiều hay ít. Do vậy, nghiên cứu định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên chỉ nghiên cứu thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 tại thời điểm thực hiện nghiên cứu và tập trung vào các nội dung cơ bản là: hôn nhân trong gia đình; mối quan hệ cha mẹ - con cái; vai trò giới trong gia đình; trách nhiệm và việc sinh con - nuôi dƣỡng con cái trong gia đình trên cơ sở thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phối hợp các phƣơng pháp cụ thể sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu - Phƣơng pháp thảo luận nhóm - Phƣơng pháp phân tích chân dung tâm lý - Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận: - Tổng quan tài liệu điểm luận các xu hƣớng nghiên cứu về định hƣớng giá trị gia đình đã có trên thế giới và Việt Nam, chỉ ra khoảng trống của chủ đề này khi nghiên cứu tại Việt Nam. - Luận án hệ thống hóa các lý thuyết tiếp cận trên thế giới, bổ sung thêm vào hệ thống lý luận các khái niệm: giá trị gia đình, định hƣớng giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên. 11
  16. 8.2. Về thực tiễn: - Bƣớc đầu xây dựng đƣợc bộ công cụ đánh giá định hƣớng giá trị gia đình đối với những ngƣời quan tâm nghiên cứu về chủ đề giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình. - Phát hiện một số điểm khác nhau giữa định hƣớng của thanh niên về các nhóm giá trị gia đình theo các biến nhân khẩu xã hội. - Từ các số liệu thu đƣợc, đề xuất các kiến nghị nhằm hỗ trợ thanh niên có định hƣớng giá trị gia đình hợp lý. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu về định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên Chƣơng 3: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về định hƣớng giá trị gia đình của thanh niên 12
  17. Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CỦA THANH NIÊN Từ những năm 50, 60 của thế kỷ trƣớc, khi nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc phƣơng Tây, khái niệm giá trị gia đình bắt đầu đƣợc các nhà khoa học ở các lĩnh vực quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm 90 của thế kỷ XX trở đi, các vấn đề về gia đình và sự biến đổi của nó mới đƣợc kiểm chứng dựa trên các nghiên cứu thực chứng. Các nghiên cứu về chủ đề này thƣờng tập trung vào các khía cạnh của đời sống gia đình và cấu trúc gia đình nhƣ: quan hệ hôn nhân, quan hệ trong gia đình, các kiểu loại gia đình, vấn đề sinh con, vấn đề ly hôn... Chƣơng này sẽ hệ thống hóa và điểm luận các nghiên cứu về giá trị gia đình và định hƣớng giá trị gia đình cũng nhƣ sự biến đổi giá trị gia đình, qua đó bàn luận về những khoảng trống và những gợi ý cho nghiên cứu. 1.1. Một số nghiên cứu về giá trị gia đình Các nghiên cứu về giá trị gia đình của các tác giả trên thế giới và Việt Nam hiện nay có thể đƣợc nhóm thành các hƣớng nghiên cứu nhƣ sau: - Hướng nghiên cứu giá trị gia đình là một thành tố của hệ giá trị con người Rokeach (1973) nêu bật sự khác biệt giữa các giá trị và các khái niệm khác nhƣ nhu cầu, đặc điểm tính cách, sở thích, chuẩn mực xã hội và thái độ. Ông đã phát triển mô hình Khảo sát giá trị Rokeach (Rokeach Value Survey - RVS) để đánh giá hệ thống giá trị cá nhân. Ông cho rằng, con ngƣời có hai hệ thống giá trị là giá trị đích và giá trị công cụ (đầu tiên là 12 giá trị đích, 12 giá trị công cụ; sau khi chuẩn hóa và chỉnh sửa là 18 giá trị đích và 18 giá trị công cụ). Những giá trị này tƣơng đối phổ quát và có trong tất cả các nền văn hóa. Tuy nhiên, mỗi cá nhân và mỗi nền văn hóa có sự lựa chọn những giá trị ƣu tiên theo những thứ bậc khác nhau). Lý thuyết của Rokeach đã mở đƣờng cho hoạt động nghiên cứu đo lƣờng những biến đổi giá trị trong xã hội thông qua việc tìm hiểu quan điểm và ý kiến đánh giá của ngƣời dân ở các nền văn hóa khác nhau. Trong đó, Rokeach đã xây dựng đƣợc các giá trị liên quan đến quan điểm về vị trí của nam giới, nữ giới hay cuộc sống gia đình hạnh phúc cũng đƣợc xem xét một thành tố trong hệ thống giá trị cá nhân... [146,183]. Inglehart và cộng sự là những ngƣời đã nỗ lực nghiên cứu những giá trị văn hóa ở nhiều xã hội khác nhau. Từ cuối thập niên 1980 đến nay, họ đã tiến hành năm cuộc Điều tra giá trị thế giới. Dự án này bao phủ gần 100 quốc gia trên 6 châu lục, 13
  18. nhắm đến phần đông dân số thế giới. Trong Khảo sát giá trị thế giới, các giá trị gia đình đƣợc xem nhƣ một thành tố của hệ giá trị con ngƣời nhƣ: tình dục, tình trạng hôn nhân, số con cái của mỗi cặp vợ - chồng, thành phần gia đình, trình độ học vấn, nhà ở (sống với bố mẹ hay không), nghề nghiệp (tình trạng, ngƣời tạo thu nhập chính ở gia đình, ông chủ hay ngƣời làm công ăn lƣơng), tình trạng tài chính dự phòng (tiết kiệm gia đình trong năm trƣớc, tầng lớp xã hội, mức thu nhập), nơi cƣ trú (thuộc vùng miền nào, quy mô nơi cƣ trú: thị xã, thành phố, nông thôn), nhóm sắc tộc... [157]. Nghiên cứu của Chang (2010) về giá trị của giới trẻ và cha mẹ ở Singapore đƣợc thiết kế nhƣ một trƣờng hợp thách thức cách giải thích của Inglehart về những ƣu tiên giá trị hàng đầu rút ra từ các cuộc Điều tra giá trị thế giới. Tác giả đã thiết lập một hệ thống giá trị trong đó có các giá trị liên quan đến gia đình có thể kể đến nhƣ: Đối với con cái thì học cách vâng lời và đức tin tôn giáo quan trọng hơn học tính độc lập và quyết đoán; Phá thai là bất hợp pháp; Tình dục đồng giới là không hợp pháp đƣợc xác định nằm ở cả hai trục Giá trị truyền thống và giá trị hợp lí-lâu dài - Giá trị tồn tại và giá trị tự thể hiện. Nhƣ vậy, sự lựa chọn giá trị của các cá nhân đã bƣớc đầu nhìn nhận những sự thay đổi trong bối cảnh xã hội đang thay đổi hiện nay [127]. Trong nghiên cứu của Samonte (2003) về những giá trị mà ngƣời Philippin coi là quan trọng và mong muốn trong thế kỷ XXI đã thu thập ý kiến của 2400 ngƣời ở bốn khu vực (thủ đô và 3 địa điểm khác) năm 1997, bao gồm cả nông thôn và thành thị. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 10 giá trị đƣợc đa số ngƣời trả lời cho là “rất quan trọng” trong cuộc sống của họ thì có tới 7 giá trị thuộc về gia đình, đó là: có vợ chồng, có tình yêu, có con cái, quan hệ hôn nhân tốt, có đƣợc tình yêu từ con cái, luôn đƣợc gần gũi các con, trƣờng thọ (3 giá trị khác là: có niềm tin vào chúa trời, cầu nguyện và thiền định, làm việc cho nhà thờ). Cũng theo tác giả, ở Philippin gia đình vẫn đóng vai trò trung tâm và then chốt, gia đình là một nguồn cổ vũ động viên rất lớn và cũng là nơi che chở cho các cá nhân. Các giá trị gia đình góp phần làm nên điều này: kính trọng và thƣơng yêu cha mẹ, trách nhiệm chăm sóc con cái, hy sinh cho gia đình, tin tƣởng và hôn nhân nhƣ một thiết chế, và sự không tán thành phụ nữ không chồng mà có con... Đối với hiện tại và trong thiên niên kỷ mới, tác giả đã nhận thấy rằng ngƣời Philippin có vẻ nhƣ thiên về chọn những giá trị gắn với truyền thống, mặc dù vậy họ vẫn mở cửa đối với những gì gắn với công nghiệp hóa và hiện đại hóa [187]. 14
  19. Ở Việt Nam, vai trò của gia đình, khía cạnh giá trị của gia đình trong sự phát triển nhân cách của con ngƣời đã và đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức xã hội. Phạm Minh Hạc (1995b, 2010) cho rằng “Giá trị gia đình là vốn tinh thần của loài ngƣời..., là giá trị nhân loại... ở tất cả các thời đại, các châu lục đều mang tính nhân văn, nhân ái, nhân đạo” [22,25]. - Hướng nghiên cứu về biểu hiện của giá trị gia đình Những ví dụ ở phần trên cho thấy giá trị gia đình đƣợc các tác giả xem xét nhƣ một loại giá trị trong hệ thống giá trị của toàn xã hội. Theo Lê Ngọc Văn (2014), dẫu chỉ là một bộ phận, một hợp phần trong hệ thống giá trị xã hội nhƣng giá trị gia đình không chỉ đơn thuần là một danh xƣng, nó còn là một khái niệm mang đầy đủ ý nghĩa nội hàm và ngoại diên. Cũng theo tác giả, việc khu biệt tiểu hệ giá trị gia đình trong hệ thống các giá trị xã hội có ý nghĩa lý luận và phƣơng pháp luận rất quan trọng. Bởi vì, nếu không có sự khu biệt ấy, trong nghiên cứu về giá trị gia đình chúng ta rất dễ đi lạc sang các vùng giá trị xã hội khác [106]. Theo Jagger và Wright (2003) khi nghiên cứu về giá trị gia đình có bốn nhóm giá trị đƣợc quan tâm bao gồm: i) giá trị gia đình truyền thống; ii) giá trị gia đình đƣợc thể chế hóa trong hệ thống luật pháp thƣờng đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh thay đổi luật pháp về gia đình với những biến đổi giá trị gia đình truyền thống; iii) khái niệm gia đình trong mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nƣớc; iv) gia đình trong chuyển đổi từ hiện đại đến hậu hiện đại. Đối với mỗi nhóm giá trị này lại có những khía cạnh giá trị gia đình khác nhau. Chẳng hạn với gia đình truyền thống, ngƣời ta quan tâm đến những khía cạnh mà con ngƣời hằng mong ƣớc trong quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau. Đối với mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nƣớc, vấn đề trách nhiệm của nhà nƣớc hay gia đình trong việc chăm sóc ngƣời già và trẻ em đƣợc đặt ra. Một số giá trị gia đình có thể cùng xuất hiện ở nhiều thời kỳ khác nhau nhƣ tình yêu, quan tâm chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau, trách nhiệm và sự cam kết thực hiện nghĩa vụ về lòng hiếu thảo, và sự giao tiếp, sự chung thủy [158]. + Giá trị gia đình biểu hiện trong hôn nhân Theo Sobotka và Toulemon (2008), các nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy hôn nhân đã trở nên không có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh tế, tiêu dùng và chuyển giao tài sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hôn nhân không còn vai trò ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa nam và nữ, sự chuyển đổi sang giai đoạn trƣởng thành của nam và nữ. Hôn nhân cũng không còn ý nghĩa so sánh khi bàn về trải nghiệm 15
  20. tình dục, sắp xếp cuộc sống, sinh con và nuôi con. Hôn nhân ngày nay không còn ý nghĩa thiêng liêng nhƣ trƣớc mà nó ngày càng đƣợc nhìn nhận về tính thực tiễn hơn là một thiết chế mang tính tôn giáo [195]. Trong nghiên cứu The most Important Person in the World: A look at Contemporary Family value (Ngƣời quan trọng nhất trên thế giới: Nhìn vào giá trị gia đình hiện đại) của Vandenheuvel (1991) cũng cho thấy, việc kết hôn để sinh con và đƣợc an tâm hơn về mặt tài chính không còn đƣợc coi là lý do quan trọng nữa. Hôn nhân không còn là điểm bắt đầu của việc chung sống và bắt đầu có quan hệ tình dục giữa nam và nữ [200]. Theo Manning và cộng sự (2007), hiện nay việc tìm hiểu và kết hôn của thanh niên nam nữ đã có sự chuyển đổi. Thay vì từ làm quen, tìm hiểu rồi đến kết hôn, họ chuyển từ tìm hiểu sang chung sống và sau đó có thể kết hôn hoặc không. Phần nhiều những cặp nam nữ ngày nay coi sống thử và kết hôn là hai sự việc không loại trừ nhau mà sống thử trở thành một giai đoạn diễn ra trƣớc khi tiến tới hôn nhân. Mô hình hôn nhân truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng nhƣng chung sống không kết hôn đã đƣợc chấp nhận rộng rãi [172]. Đối với châu Á, hôn nhân vẫn là một giá trị quan trọng trong quan niệm của đa số ngƣời dân. Việc sống không kết hôn hay kết hôn quá muộn ở châu Á vẫn chƣa trở thành phổ biến. Cuộc khảo sát về giá trị gia đình đƣợc thực hiện lặp lại năm 1993 và năm 2010 ở Singapore cho thấy, trong 10 ngƣời đƣợc hỏi thì có tới 8 ngƣời tin rằng hôn nhân là quan trọng [210]. Tuy nhiên tuổi kết hôn của thanh niên ở khu vực này cũng ngày càng cao hơn. Các cặp vợ chồng sau khi kết hôn thƣờng thích sống riêng, và ngƣời vợ ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trƣờng lao động bên ngoài. Trong bài viết Late marriage and low fertility in Singapore: the limits of policy (Hôn nhân muộn và mức sinh ở Singapore: giới hạn về chính sách) Jones (2012) đã chỉ ra rằng, tuổi kết hôn đã tăng lên và một số ngƣời còn lƣỡng lự trong việc kết hôn bởi các vấn đề nhƣ: áp lực sinh con sau khi kết hôn, tỷ lệ ly hôn gia tăng, và đặc biệt sự độc lập về kinh tế của ngƣời phụ nữ khi các cơ hội về học tập và việc làm của họ ngày càng mở rộng [161]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề hôn nhân trong gia đình cũng đƣợc rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu của Barbieri và Vũ Tuấn Huy (1995) ở Thái Bình chỉ ra xu hƣớng chuyển biến mạnh mẽ từ các cuộc hôn nhân do gia đình sắp xếp sang hôn nhân dựa trên cơ sở tự do lựa chọn bạn đời của các cá nhân, và xác nhận rằng phần lớn những 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1