Luận án tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu nhằm phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, hệ thống giải pháp mang tính đặc thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐỨC THẢO HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Duyên Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 22 1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 35 2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 35 2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 46 2.3. Hình thức và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 56 2.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc và giá trị tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 68 Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 75 3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 75 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam (từ năm 2011 đến năm 2016) 82 3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 106 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY 122 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 122 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay 129 KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 169
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADPL : Áp dụng pháp luật CB,CC : Cán bộ, công chức CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất CNXH : Chủ nghĩa xã hội CQNN : Cơ quan nhà nước CT-XH : Chính trị - xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số HCNN : Hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị HVHC : Hành vi hành chính KNHC : Khiếu nại hành chính KT-XH : Kinh tế - Xã hội QĐHC : Quyết định hành chính QHXH : Quan hệ xã hội QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước QP-AN : Quốc phòng - an ninh QPPL : Quy phạm pháp luật THPL : Thực hiện pháp luật TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân VH-XH : Văn hoá - Xã hội VPPL : Vi phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Diện tích đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên 75 Biểu đồ 3.2: Dân số các tỉnh Tây Nguyên năm 2015 79 Biểu đồ 3.3: Quyết định hành chính về đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên bị khiếu nại 101
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền khiếu nại hành chính (KNHC) nói chung và quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, là một trong những quyền quan trọng của công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và các cơ chế xã hội khác. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [60, tr.14]. Để làm cơ sở cho việc giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chính sách, pháp luật về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên thực tế. Thông qua THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về đất đai đã ban hành bị khiếu nại, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đồng thời là một hình thức phát huy dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức (CB,CC) ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn. Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế - sinh thái đặc thù của Việt Nam, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đồng thời là khu vực có tiềm năng to lớn về đất đai. Nhiều năm qua, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã đạt những kết quả tích cực; ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân được nâng cao. Nhiều vụ việc KNHC về đất đai đã được cơ quan nhà nước (CQNN), người có thẩm quyền xem xét, áp dụng pháp luật (ADPL) giải quyết kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng pháp
- 2 luật, qua đó góp phần tăng cường pháp chế, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình ra các QĐHC, HVHC về cấp đất, giao đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu minh bạch, công bằng, dẫn đến bức xúc của các chủ thể sử dụng đất, nên đã phát sinh nhiều các KNHC về đất đai. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các CQNN để ADPL giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không gắn kết giữa công tác tiếp dân, đối thoại với giải quyết khiếu nại, nhất là cấp huyện và các sở, ngành chức năng. Một số vụ việc giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng chưa được tổ chức thi hành một cách kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù về dân cư vùng miền núi Tây Nguyên, trình độ dân trí còn rất thấp, sự hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, nên nhiều vụ việc người đi khiếu nại vẫn không tuân thủ, không chấp hành nghiêm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, thậm chí còn có thái độ cực đoan, quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn vùng Tây Nguyên. Cá biệt, có trường hợp cấu kết với các thế lực phản động FULRO lưu vong ở ngoài nước, các phần tử cơ hội kích động những người đi khiếu nại đòi lại đất của các cơ sở tôn giáo; tổ chức, lôi kéo khiếu nại đông người, biến các vụ việc KNHC thuần túy trở thành vấn đề CT-XH, dẫn đến tình hình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên có những diễn biến phức tạp và vẫn ở mức “nóng”. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam cả phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa sâu sắc và cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, hệ thống giải pháp mang tính đặc thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong đó, phân tích các khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nghiên cứu THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc nước ta và rút ra các giá trị tham khảo vận dụng cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. - Phân tích những yếu tố tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; rút ra các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có nội dung nghiên cứu rất rộng. Với mục đích nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề dưới góc độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số nhóm quan hệ chủ yếu về: Quyền KNHC của người sử dụng đất đối với các QĐHC, HVHC của cơ quan QLHCNN; trình tự, thủ tục KNHC trong lĩnh vực đất đai của người khiếu nại và cơ quan giải quyết; thẩm quyền ADPL giải quyết KNHC theo thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai của các cơ quan QLHCNN trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, đồng thời có tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam từ năm 1998 đến nay, (các số liệu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về pháp luật KNHC chính nói chung và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống; phương pháp lôgic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp so sánh....để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung của luận án. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm
- 5 rõ nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề của đề tài trong các chương. Cụ thể: - Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về KNHC trong lĩnh vực đất đai; pháp luật KNHC về đất đai và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số địa phương có điểm tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. - Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương 2, chương 3 và chương 4. Theo đó, trong chương 2 trước khi nghiên cứu cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nghiên cứu sinh đã nêu khái quát lý luận về pháp luật KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời nội dung của ba chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ sở đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở chương 3 và từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chương 4. - Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Điều kiện cụ thể của các tỉnh miền núi Tây Nguyên là xuất phát điểm để nghiên cứu sinh đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc điểm, nội dung, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; phân tích các yếu tố đặc thù tác động tới THPL về KNHC, nguyên nhân của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. - Đối với việc nghiên cứu tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số tỉnh, luận án chú trọng sử dụng phương pháp so sánh và phân tích để
- 6 rút ra kinh nghiệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể áp dụng ở các tỉnh Tây Nguyên. - Trong chương 3, bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp tổng hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu trong phần đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam, nên có một số đóng góp khoa học mới sau: - Xây dựng khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có tính nền tảng xuyên suốt luận án; chỉ ra được một số đặc điểm, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; nêu ra được vai trò, điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên. - Luận án phân tích chỉ ra yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, VH -XH, tình trạng di dân tự do, quản lý và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên tác động tới quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Phân tích được các kết quả, hạn chế của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh Tây Nguyên; chỉ ra được những nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của thực trạng này; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm từ THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua. - Xác lập các quan điểm, đề xuất được hệ thống giải pháp bao gồm nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng mang tính đặc thù cho Tây Nguyên, nhằm đảm bảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào giải quyết một số vấn đề lý luận hiện nay đang đặt ra đối với thực hiện quyền dân chủ trực
- 7 tiếp của nhân dân, trong đó có vấn đề lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. - Về mặt thực tiễn: + Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tây Nguyên có cơ sở để hoạch định, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên về pháp luật KNHC; vai trò của CB,CC trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. + Luận án sẽ có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Trường chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với những vùng có điều kiện, hoàn cảnh tương đồng như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên và cho ai quan tâm đến những vấn đề của luận án. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương, 12 tiết.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về khiếu nại hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai * Đề tài nghiên cứu khoa học và sách - “Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh nghiệm” của Nguyễn Văn Mạnh [50], đã nêu bài học kinh nghiệm chung là các cấp, các ngành phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng; khiếu nại cần được giải quyết kịp thời, đúng hạn định; coi trọng công tác tiếp dân, tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; có chính sách hợp lý cho CB,CC làm công tác giải quyết khiếu nại; kiên trì, phối hợp giải quyết tốt các vụ khiếu nại đông người; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác giải quyết khiếu nại. - “Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp” của Lê Tiến Hào [26], đã phân tích thêm cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; đánh giá đúng tình hình khiếu nại, tố cáo hành chính và thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; phân tích những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính giai đoạn hiện nay; đề xuất định hướng, nguyên tắc và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. - “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán [71]. Đề tài tập trung nghiên cứu khái niệm khiếu nại, quyền khiếu nại, pháp luật về khiếu nại, thực trạng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, đề tài cho thấy: Tình hình khiếu kiện ở các địa phương có chiều hướng
- 9 gia tăng; nhiều trường hợp CQNN làm sai, người dân khiếu nại nhưng không giải quyết kịp thời hoặc giải quyết thiếu khách quan, thấy sai không chịu sửa, bao che cho cấp dưới; việc sửa chữa khuyết điểm trong thực thi công vụ, giải quyết khiếu nại thiếu khẩn trương; nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ các cấp chính quyền và các CQNN còn hạn chế... Đề tài cũng chỉ ra một số nhân tố khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện pháp luật về khiếu nại trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. - “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại” của Thanh tra Chính phủ [75], cuốn sách nhằm giúp cán bộ và nhân dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi thực hiện việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nâng cao ý thức, trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách bao gồm 02 phần: Phần I: Nêu bật được sự cần thiết và nguyên tắc xây dựng Luật khiếu nại. Phần II: Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách được trình bày dưới dạng tài liệu tuyên truyền, nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thể hiện đầy đủ những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. - Sách:“Hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam” của Nguyễn Thế Thuấn [79]. Nội dung cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về quyền khiếu nại; hiệu quả giải quyết khiếu nại; nguyên nhân của những hạn chế và khó khăn trong giải quyết khiếu nại là nhiều chính sách, pháp luật đã lạc hậu, thiếu hoàn chỉnh, không phù hợp; trình độ, trách nhiệm thực thi công vụ của CB,CC chưa cao; lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại; một số quy định về thẩm quyền, thủ tục, cơ chế phối hợp giải quyết khiếu nại còn bất cập, chồng chéo; đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại. - Cuốn sách“Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã tập trung đề cập những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC của
- 10 công dân, từ đó, đề xuất một số giải pháp cần thiết đối với việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về khiếu nại, khiến kiện hành chính. Nội dung cuốn sách còn giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khái quát quá trình hình thành, phát triển của các phương thức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở Việt Nam. Những vấn đề về thủ tục pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC và hoạt động giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính sẽ giúp CB,CC, người có thẩm quyền có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ADPL để giải quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân khi thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính. - “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam”của Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh [76]. Nội dung cuốn sách đề cập và lý giải trên những vấn đề lý luận về KNHC và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, các tác giả cho thấy quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm của CQNN trước công dân; bên cạnh đó các tác giả còn trung phân tích quá trình hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam; thực trạng về cơ chế và công tác giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính trong thời gian tới. * Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ - “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện” của Phạm Anh Tuấn [89], đã phân tích sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại và giải quyết KNHC, thực trạng của hoạt động giải quyết KNHC, đề tài hướng tới là làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc khiếu nại và giải quyết KNHC; sự cần thiết phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu QLNN, quản lý xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và trong tình hình hội nhập hiện nay của nước ta. Đề tài hệ thống hóa một số khía cạnh lý luận, đánh giá thực trạng KNHC, hoạt động giải quyết KNHC ở nước ta nói
- 11 chung nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, góp phần đổi mới cơ chế giải quyết KNHC hiện hành. - “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Ngô Mạnh Toan [87], đã tập trung nghiên cứu lý luận khiếu nại, tố cáo và thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo từ những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. - “Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay”, của Nguyễn Thị Hồng Thơm [78], đã phân tích những vấn đề lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật khiếu nại, tố cáo, những yêu cầu đặt ra của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đánh giá thực trạng pháp luật khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan HCNN tại tỉnh Ninh Bình; đưa ra những kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo. - “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng [15], đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong QLHCNN những năm qua ở nước ta. Khảo sát, đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết KNHC, trên có sở đó tác giả làm rõ những kết quả, hạn chế trong khiếu nại và giải quyết KNHC, đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm giải quyết KNHC đáp ứng mục tiêu CCHC ở Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu có thể tham khảo vận dụng tốt vào việc xây dựng cơ sở lý luận của luận án. -“Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” của Nguyễn Hạnh [25], làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của các thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. -“Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã làm rõ quan niệm về quyền
- 12 KNHC của công dân, đưa ra khái niệm và xác định được nội dung cơ bản nhất của bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân. Đồng thời cũng làm rõ mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân với các bảo đảm khác; phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đánh giá thực trạng từng yếu tố bảo đảm, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân hiện nay. - “Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo” của Trần Thị Thúy Mai [53]. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp công dân, thực trạng công tác tiếp dân; quan điểm, giải pháp đổi mới công tác tiếp dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta. - “Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của Nguyễn Danh Tú [96], phân tích, đánh giá thực tiễn giải quyết KNHC (từ năm 1996 - đến nay). Đặt vấn đề nghiên cứu trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, cải cách tư pháp. Đề xuất quan điểm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết KNHC nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. * Trên Tạp chí, cũng có các bài viết về pháp luật khiếu nại hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai như: - “Phân biệt rõ khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính” của Vũ Trọng Hách [27]. Theo đó, bài viết cho thấy tranh chấp hành chính là loại tranh chấp phát sinh giữa cơ quan HCNN (chủ thể cơ bản, chủ yếu trong hoạt động QLNN) và cá nhân hoặc tổ chức (đối tượng quản lý). Theo quy định của pháp luật thì loại tranh chấp hành chính này được thể hiện bằng khái niệm “khiếu nại” theo Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998; “khiếu kiện” theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. Thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính phát sinh giữa các cơ quan HCNN với cá nhân hoăc tổ chức được quy định trong
- 13 2 văn bản pháp luật này. Tác giả đã làm rõ những điểm chung của khiếu nại và khiếu kiện hành chính; chỉ ra những điểm khác biệt giữa KNHC và khiếu kiện hành chính. - “Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định” của Cao Vũ Minh [48], phân tích các hạn chế của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hiện hành cũng như thực tiễn thi hành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thục tế ở nước ta trong thời gian qua. Khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, trên cơ sở đó, tác giả bài viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan tới quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - “Những mặt được và hạn chế, bất cập trong quy định về khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính” của Trịnh Thu Thủy [80]. Theo tác giả các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết các KNHC cho người dân cho thấy pháp luật về khiếu nại còn bộc lộ một số hạn chế như: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN còn chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; Các quy định pháp luật hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai, giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ QĐHC, chấm dứt HVHC với thủ tục giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại. - “Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai” của Bạch Thái Toàn [88], tác giả bài viết đã chứng minh việc giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC trong quản lý đất đai chiếm tỷ lệ lớn trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai, thì QĐHC về đất đai được hiểu là quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt
- 14 bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Đồng thời tác giả cho rằng giải quyết tốt khiếu nại các QĐHC trong quản lý đất đai sẽ góp phần làm giảm số lượng khiếu nại nói chung và tăng cường hiệu quả QLNN trên thực tế. - “Một số giải pháp đổi mới mô hình giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Thắng Lợi [41], đã phân tích chỉ rõ hoạt động QLHCNN trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội sẽ không thể tránh được những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa chủ thể QLNN và đối tượng quản lý. Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng QLNN về đất đai. Tác giả phân tích tình hình tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai và kết quả giải quyết. Bất cập, hạn chế và những thiếu hụt của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. - “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai” của Ngô Trường Lộc [42], đã chỉ rõ việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp cho nhân dân và Nhà nước tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng và Nhà nước, tăng cường hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này. Vì thế, việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật; thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung: - “Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Mạnh [51], các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như: khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố bảo đảm THPL, những vấn đề đặt ra trong THPL ở nước ta. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản về THPL có giá trị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay
0 p | 176 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay
199 p | 70 | 10
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay
219 p | 57 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
230 p | 59 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
295 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
250 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ thực hiện dự án xây dựng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
206 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
167 p | 42 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Hóa hữu cơ: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của loài Bùm bụp Mallotus apelta (Lour.) Müll.–Arg., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae)
192 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn