Luận án Tiến sĩ Văn học: Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI
lượt xem 7
download
Đề tài có cấu trúc gồm 4 chương trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu; khái quát thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI; những chuyển động của nội dung thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI; đa dạng hóa nghệ thuật biểu hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ MINH TÂM THƠ VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Lê Văn Lân Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng mình. Các số liệu, dẫn chứng sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu một cách trung thực, khách quan, phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Thị Minh Tâm
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Lê Văn Lân đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo từ khi ngƣời viết làm luận văn thạc sĩ cho đến bản luận án này. Nếu không có sự hƣớng dẫn tận tâm của thầy, bản luận án này chắc chắn không thể hoàn thành. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã chỉ bảo, giúp đỡ ngƣời viết trong quá trình hoàn thành luận án. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên để ngƣời viết hoàn thành luận án này./.
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 5. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 7 6. Cấu trúc của luận án............................................................................................... 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................... 9 1.1. Những đánh giá chung về thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI ........... 8 1.2. Những nhận định về đặc điểm thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI............ 12 1.3. Những nhận định về tác giả, tác phẩm tiêu biểu............................................. 19 Chƣơng 2. KHÁI QUÁT THƠ VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ... 41 2.1. Lực lƣợng sáng tác ............................................................................................. 41 2.1.1. Các thế hệ nhà thơ ......................................................................................................................... 41 2.1.2. Các hoạt động thơ của lực lượng sáng tác ..............................................................................46 2.2. Quan niệm thơ những năm đầu thế kỷ XXI ................................................... 49 2.2.1. Cách tân là vấn đề cấp thiết của thơ .......................................................................................... 50 2.2.2. Sự vận động và đổi mới quan niệm nghệ thuật về thơ ......................................................... 53 2.3. Các khuynh hƣớng sáng tạo tiêu biểu .............................................................. 62 2.3.1. Khuynh hướng bảo tồn các giá trị thơ truyền thống............................................................. 64 2.3.2. Khuynh hướng cách tân trên cơ sở truyền thống..................................................................68 2.3.3. Khuynh hướng cách tân thơ triệt để.......................................................................................... 71 Chƣơng 3. NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA NỘI DUNG THƠ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI................................................................................................................. 80 3.1. Cảm hứng dân tộc lịch sử .................................................................................. 80 3.1.1. Biển đảo quê hương, chủ đề nổi bật nhất trong cảm hứng lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XXI...82 3.1.2. Lịch sử và truyền thống dân tộc.................................................................................................86 3.2. Dòng thơ thế sự ngày càng chiếm vị trí chủ đạo ............................................. 91 3.2.1. Thơ phản ánh hiện trạng xã hội trong thời đại kỹ trị và toàn cầu hóa............................. 92 1
- 3.2.2. Trở về với các giá trị truyền thống như một giải pháp chống lại sự tha hóa...................96 3.2.3. Niềm tin và hy vọng......................................................................................................................101 3.3. Tình yêu và khát khao nhục cảm ...................................................................103 3.3.1. Tình yêu - chủ đề vĩnh cửu ........................................................................................................104 3.3.2. Khát khao nhục cảm ...................................................................................................................106 3.4. Đi tìm cái tôi ......................................................................................................108 3.4.1. Cái tôi cá thể...................................................................................................................................109 3.4.2. Cái tôi bản thể................................................................................................................................112 3.5. Đi vào vùng mờ tâm linh, vô thức, đậm chất siêu thực ................................ 115 Chƣơng 4. ĐA DẠNG HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ....................................121 4.1. Mở rộng đƣờng biên thể loại...........................................................................121 4.1.1. Cách tân thể thơ truyền thống...................................................................................................123 4.1.2. Tự do hóa hình thức thơ.............................................................................................................127 4.2. Hệ thống ngôn ngữ ........................................................................................... 133 4.2.1. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hàm súc .................................................................................134 4.2.2. Xu hướng gia tăng ngôn ngữ đời thường, trần tục.............................................................140 4.2.3. Thử nghiệm chất liệu biểu đạt ngoài ngôn ngữ...................................................................143 4.3. Hệ thống hình ảnh ............................................................................................ 149 4.3.1. Hình ảnh đời thường, trần tục..................................................................................................150 4.3.2. Hình ảnh lạ hóa mang màu sắc siêu thực.............................................................................152 4.4. Hƣớng tới đa giọng điệu .................................................................................. 155 4.4.1. Giọng độc thoại – giãi bày chiếm vị trí chủ đạo ....................................................................155 4.4.2. Các giọng điệu khác ....................................................................................................................159 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 169 PHỤ LỤC..................................................................................................................... 181 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ là thể loại có lịch sử lâu dài, trở thành hình thức nghệ thuật hầu nhƣ ai cũng biết đến. Cho dù những năm gần đây thơ không đạt đƣợc thành tựu nhƣ tiểu thuyết và cũng không đƣợc độc giả chào đón mặn nồng nhƣ trƣớc nhƣng thơ vẫn là phƣơng tiện hữu hiệu nhất bộc lộ đời sống tâm hồn của con ngƣời thời nay, vẫn là một thể loại không thể không quan tâm trong nghiên cứu, phê bình văn học. Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đất nƣớc mở cửa hòa nhập với thế giới; các lý thuyết, trƣờng phái thơ từ thế giới bên ngoài tràn vào khuấy động nền thơ trong nƣớc tạo tiền đề cho sự phát triển một giai đoạn thơ mới. Bƣớc vào thế kỷ XXI, bắt đầu từ năm bản lề năm 2000, một không gian văn học mới đƣợc mở ra: không gian văn học mạng với nhiều website, blog văn học ra đời, việc truyền bá cũng nhƣ tiếp cận tác phẩm trở nên dễ dàng. Môi trƣờng mạng còn là nơi gặp gỡ giao lƣu giữa văn học trong nƣớc và ngoài nƣớc, là diễn đàn trao đổi học thuật sôi nổi. Môi trƣờng văn hóa nhƣ vậy làm nảy sinh cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện mới. Nhiều ngƣời làm thơ ấp ủ hoài bão sáng tạo và thử nghiệm những lối thơ khác lạ. Vậy sau gần hai thập kỷ (tính từ năm 2000) thơ Việt đã có bƣớc phát triển nhƣ thế nào, liệu có thể làm nên một cuộc cách mạng thơ nhƣ đầu thế kỉ trƣớc? Đó là câu hỏi cần lời giải đáp. Có một điều không thể phủ nhận: thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI phát triển trong sự đa dạng, phức tạp. Một mặt, lối thơ trữ tình giàu nhạc tính vẫn đƣợc ƣa dùng nhƣ một quán tính, mặt khác là những cách tân thơ quyết liệt từ thể tài đến ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Các cuộc tranh luận thơ cách tân hay không cách tân cũng gay gắt chẳng kém tranh luận thơ cũ, thơ mới ở đầu thế kỷ trƣớc. Ngay cả giới phê bình cũng có những đánh giá trái chiều về sự phát triển của thơ giai đoạn này. Một giai đoạn thơ đa dạng, phức tạp nhƣ vậy đáng đƣợc quan tâm nghiên cứu. Mỗi chặng đƣờng thơ cần đƣợc tổng kết và đánh giá kịp thời để có cái nhìn toàn cảnh và khách quan những thành tựu và hạn chế của nó. Gần hai thập kỷ của thế kỷ mới đã trôi qua, cần có cái nhìn khái quát sự vận động của thơ giai đoạn này, 3
- từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá nó với các giai đoạn thơ khác. Tuy nhiên nhận định về một nền thơ đang lƣu chuyển là một việc mạo hiểm và nhiều thử thách. Mạo hiểm là bởi có nhiều thứ chƣa đƣợc định hình, nhiều đặc điểm chƣa đƣợc ổn định và còn tiềm tàng nhiều bất ngờ mà ngƣời nghiên cứu chƣa lƣờng đến. Thử thách là bởi phạm vi quá rộng, nhất là trong thời kỳ bung nở ồ ạt tác phẩm thơ với rất nhiều khuynh hƣớng, thử nghiệm. Việc đi sâu vào biện giải từng trào lƣu, khuynh hƣớng, đánh giá thành tựu, hạn chế của giai đoạn thơ vẫn còn đang vận động, lƣu chuyển này là việc làm rất khó, cần phải có thêm độ lùi thời gian. Chúng tôi chỉ đặt ra mục tiêu bằng cái nhìn khách quan và bao quát, vẽ lên những nét cơ bản về diện mạo cũng nhƣ khái quát một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật biểu hiện của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI (tính từ năm 2000 đến năm 2015). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ là một dòng thơ còn đang chuyển động, do đó chƣa có nhiều đánh giá khách quan khái quát cũng nhƣ những nghiên cứu chuyên sâu. Ngƣời viết đã khảo sát và bao quát một thực tiễn sáng tác rộng lớn để phác thảo diện mạo cũng nhƣ đặc điểm của giai đoạn thơ này để bổ sung phần nào vào chỗ trống trong nghiên cứu về thơ đƣơng đại trong tiến trình văn học sử. Qua việc khảo sát, nghiên cứu diện mạo, đặc điểm thơ những năm đầu thế kỷ XXI, chúng tôi có cơ sở so sánh thơ giai đoạn này với thơ các giai đoạn trƣớc đặc biệt là giai đoạn đổi mới thơ cuối thế kỷ XX, để xem thơ những năm đầu thế kỷ XXI chỉ là một vệt kéo dài của thơ cuối thế kỷ XX hay là đã có đƣợc những sự thay đổi đột phá của một nền thơ mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: Khái quát những nét chung của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI qua việc khảo sát lực lƣợng sáng tác và sự vận động của quan niệm nghệ thuật; tình hình đổi mới thơ và những khuynh hƣớng sáng tạo chính của thơ giai đoạn này. Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI. 4
- Từ đó đƣa ra những đánh giá khách quan những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế của thơ giai đoạn này. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là phác họa diện mạo, nhận diện đặc điểm thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI nhìn từ nội dung và nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Có thể nói chƣa có giai đoạn nào trên thi đàn lại xuất hiện đội ngũ ngƣời làm thơ đông đảo nhƣ bây giờ; cùng với đó là số lƣợng tác phẩm thơ đƣợc in ra cũng không thể thống kê hết, chƣa kể thơ trên báo, thơ trên mạng internet, do đó việc khảo sát tất cả các tác giả, tất cả các tập thơ là điều không thể. Luận án chủ yếu khảo sát các tác giả tiêu biểu và các tác phẩm tiêu biểu trong nƣớc trong khoảng 15 năm đầu thế kỷ XXI. Cụ thể, về tác phẩm luận án chủ yếu khảo sát các tuyển thơ đã đƣợc tuyển chọn nhƣ Thơ trên Sông Hương (tuyển chọn 2003-2013) [133], Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI [134], các tập thơ nhận đƣợc các giải thƣởng văn học uy tín, một số hiện tƣợng thơ gây chú ý trên thi đàn đầu thế kỷ. Bên cạnh đó luận án có mở rộng đến tác phẩm không thuộc giai đoạn này để phục vụ cho việc so sánh các giai đoạn thơ với nhau. Luận án không khảo sát thơ hải ngoại nhƣng tham khảo một số trào lƣu có ảnh hƣởng khá đậm đến thơ trong nƣớc nhƣ thơ Tân hình thức. Ngoài ra, luận án chỉ giới hạn tƣ liệu khảo sát ở mảng sáng tác dành cho ngƣời lớn, không tìm hiểu về văn học thiếu nhi, một bộ phận quan trọng trong diện mạo văn học nƣớc nhà. Về tác giả, luận án tập trung vào những tên tuổi gây đƣợc dấu ấn nhất định với giới nghiên cứu, phê bình cũng nhƣ độc giả thông qua những bài viết, nhận định, đánh giá mà ngƣời viết tập hợp đƣợc. Tất nhiên, với một số lƣợng tác phẩm đồ sộ và đội ngũ sáng tác đông đảo, việc lựa chọn tác phẩm, tác giả nào là tiêu biểu để khảo sát là việc làm có tính chất tƣơng đối. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài của luận án là một vấn đề văn học sử, do đó chúng tôi chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau đây: 5
- - Phương pháp xã hội học Phƣơng pháp xã hội học có nhiệm vụ tìm hiểu các mối quan hệ giữa văn học với xã hội, giúp hiểu đƣợc những khía cạnh ngoại văn học có liên quan mật thiết đến bản chất của hiện tƣợng văn học, từ đó hiểu rõ bản chất của hiện tƣợng văn học hơn. Việc nghiên cứu diện mạo, đặc điểm thơ đầu thế kỷ XXI phải đƣợc đặt trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ thế giới thời kỳ này để lý giải các khuynh hƣớng vận động của các trào lƣu thơ. - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại Để đƣa ra đƣợc những đặc điểm của thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, không thể không phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thi pháp thể loại. - Phương pháp hệ thống Mỗi một tác phẩm, mỗi một thể loại hay mỗi một giai đoạn văn học đều là một tiểu hệ thống cấu trúc thẩm mĩ có những logic sáng tạo riêng. Phƣơng pháp hệ thống sử dụng trong luận án này nhằm nghiên cứu hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống nghệ thuật biểu hiện trong thơ Việt Nam đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các hệ thống ấy. Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác bổ trợ sau: - Thao tác thống kê Thao tác thống kê cần thiết khi khảo sát các tuyển tập, các tập thơ trên những tiêu chí nhất định để làm căn cứ khách quan khi đƣa ra những kết luận về diện mạo, đặc điểm của giai đoạn thơ. - Thao tác so sánh Diện mạo, đặc điểm của thơ đầu thế kỷ XXI chỉ có thể đƣợc làm rõ trong sự so sánh với diện mạo và đặc điểm của các giai đoạn thơ trƣớc đó để thấy đƣợc đâu là những đặc điểm có tính kế thừa, tiếp nối, đâu là những đặc điểm riêng có của thơ giai đoạn này. - Thao tác phân tích, tổng hợp Để đƣa ra đƣợc những kết luận về diện mạo, đặc điểm của thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, không thể không phân tích các trào lƣu, khuynh hƣớng 6
- tiêu biểu, những vấn đề về nội dung cũng nhƣ hình thức biểu hiện của thơ giai đoạn này, từ đó tổng hợp, rút ra những nhận định khái quát. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu khái quát tổng thể giai đoạn thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, dựng lại tƣơng đối đầy đủ diện mạo và quá trình vận động của giai đoạn thơ này. Tìm ra đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, từ đó làm rõ thêm nhiều thành tựu của thơ giai đoạn mà cho đến nay vẫn chƣa đƣợc đánh giá đúng mức Những nhận định về diện mạo và đặc điểm của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI là tài liệu có tính chất tham khảo để những ngƣời quan tâm, nghiên cứu sâu hơn về các tác giả, các trào lƣu thơ hiện nay. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận án đƣợc triển khai qua bốn chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chƣơng 2: Khái quát thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - Chƣơng 3. Những chuyển động của nội dung thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI. - Chƣơng 4. Đa dạng hóa nghệ thuật biểu hiện 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thơ đầu thế kỷ XXI đang vận động, do đó hầu nhƣ chƣa có công trình khảo cứu chuyên sâu về nó. Có chăng, nó chỉ xuất hiện thoáng qua trong các công trình nghiên cứu về thơ sau 1975 hoặc thơ sau đổi mới 1986. Tuy nhiên các tiểu luận, các bài viết nhỏ bàn về thơ đầu thế kỷ XXI đăng trên tạp chí chuyên ngành, diễn đàn văn nghệ, blog, website văn học lại vô cùng phong phú. Qua nghiên cứu tƣ liệu chúng tôi thấy có 3 xu hƣớng nghiên cứu: thứ nhất là những đánh giá chung về thơ giai đoạn này; thứ hai là những nhận định về một số đặc điểm nội dung, nghệ thuật của giai đoạn thơ, và thứ ba là những nghiên cứu về tác giả hoặc tác phẩm cụ thể. 1.1. Những đánh giá chung về thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI Đánh giá thơ đầu thế kỷ XXI cho đến nay còn có nhiều ý kiến trái chiều. Trong kỷ yếu hội thảo Thơ Việt hiện đại nhìn từ miền Trung [124], nhiều ý kiến tỏ ra bi quan “thơ đang có vấn đề và cần đổi mới nó” (Hữu Thỉnh), “tình trạng vè hóa thơ, cũ hóa, văn xuôi hóa thơ” (Nguyễn Trọng Tạo), “thơ của chúng ta èo uột, làng nhàng, thiếu bứt phá, thiếu thăng hoa” (Nguyễn Hoàng Đức), “Cái khó mà thơ lâm phải hiện nay là thời kỳ giáp hạt tƣ tƣởng, sự khủng hoảng của nó cũng do đó mà ra.” (Vũ Quần Phƣơng), “thơ đang mất chỗ đứng trong ồ ạt của cạnh tranh thị trƣờng… Nhiều bài thơ nhợt nhạt, quanh quẩn, ngô nghê, đƣợc viết với một trạng thái vô cảm… thơ Việt đang trong cơn bĩ cực trên cả hai phƣơng diện chủ quan và khách quan” (Lê Thành Nghị), “Sự kiện thơ mất giá nhƣ thế diễn tiến qua nhiều năm” (Nguyễn Chí Hoan). Nghĩa là diện mạo thơ nhợt nhạt, cũ kỹ, không có gì đáng để bàn. Nhƣng ở chiều ngƣợc lại, Đông Hà lại cho rằng thơ nói riêng và văn chƣơng đầu thế kỷ XXI nói chung có diện mạo đa màu sắc: “nhìn một cách khái quát, văn chƣơng Việt đang mang một diện mạo đa màu sắc. Có thứ văn chƣơng giải trí, văn chƣơng giãi bày, văn chƣơng dƣỡng già, văn chƣơng phô diễn và văn chƣơng nghề nghiệp” [dẫn theo Lê Minh Phong, 150]. Đồng quan điểm, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara còn cho rằng thơ đƣơng đại đang vận động và phát triển không 8
- ngừng, nhƣng phê bình hiện đại thì không theo kịp sự phát triển của thơ để làm nhiệm vụ cầu nối giữa thơ và công chúng: “Các nhà thơ đƣơng đại không viết khi đã xác định con đƣờng, hay nói theo giọng thời thƣợng - khi đã "tìm thấy mình", mà vừa viết vừa tự khám phá chính mình… Họ viết - thế thôi. Liên tục chuyển động và thay đổi. Không nhiều nhà phê bình nhận ra điều đó. Rất ít nhà phê bình theo kịp sự chuyển động của họ. Không theo kịp, nhà phê bình mãi ở lại căn chòi mĩ học cũ để nhìn về thơ đƣơng đại, nhận định và phán xét nó. Tiếc thay!” [71]. Về xu hướng phát triển thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, nhiều ngƣời cho rằng, thơ đang vận động với nhiều xu hƣớng, khuynh hƣớng với nhiều trào lƣu và trƣờng phái. Trong bài viết Ba khuynh hướng vận động của thơ Việt Nam đương đại, Nguyễn Thanh Tâm căn cứ trên những biểu hiện về mặt quan niệm thơ, cách kiến tạo thi ảnh, các phƣơng tiện cấu trúc thi giới, những ứng xử với ngôn ngữ, những động hình của tƣ duy và mỹ cảm... nhận định thơ Việt Nam sau 1975 vận hành theo ba khuynh hƣớng lớn: Khuynh hƣớng bảo tồn những giá trị thơ truyền thống/ Khuynh hƣớng cách tân/ Khuynh hƣớng cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống. Khuynh hƣớng cách tân lại có thể chia ra hai hƣớng chuyển động - cách tân về nội dung thể tài, thi hứng và cách tân về hình thức ngôn ngữ thi ca. Nhƣng đồng thời Nguyễn Thanh Tâm cũng nhận thấy việc chia thành ba khuynh hƣớng nhƣ vậy chỉ có tính chất tƣơng đối vì “tác giả của khuynh hƣớng này có lúc, có chỗ lại giao thoa, thâm nhập vào khuynh hƣớng khác, không phải là những khuôn hình cố định, bất biến”. Ngoài cách chia này, theo tác giả còn có thể chia khuynh hƣớng phát triển của thơ theo nhiều tiêu chí khác nữa. Từ góc độ thể loại, có thể thấy thơ Việt sau 1975 rẽ làm hai nhánh: phát huy thế mạnh của các thể loại đã có/ sáng tạo hình thức thể loại mới. Từ phƣơng pháp sáng tác, thi pháp có thể thấy sự hiện diện của thơ cổ điển, lãng mạn, tƣợng trƣng, siêu thực, tân cổ điển,... Từ góc độ ngƣời tiếp nhận lại có thể nhận thấy hai hiện trạng: thơ dành cho đại chúng (văn học phổ thông) và thơ chỉ dành cho những tầng lớp tinh tuyển - thơ khó. Từ lý thuyết hệ hình lại có thể nhận ra dấu vết của kiểu thơ thuộc hệ hình Tiền hiện đại/ Hiện đại/ Hậu hiện đại [174]. Inrasara nhìn ở góc độ các trào lƣu văn học thì chia thơ Việt đầu thế kỷ XXI ra 5 trào lƣu chính: Thơ “cổ truyền”, thơ tân hình thức (new formalism poetry, thơ 9
- nữ quyền luận, thơ thị giác (visual poetry) trong đó thơ trình diễn (poetry performance) là một nhánh nổi bật, trào lƣu thơ hậu hiện đại” [70]. Trong các trào lƣu thơ đó, trào lƣu hậu hiện đại nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo giới phê bình cũng nhƣ bản thân các nhà thơ. Sự xuất hiện của thơ hậu hiện đại vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI khiến cho phê bình văn học sôi động hẳn lên. Cuộc trao đổi - đối thoại về chủ nghĩa hậu hiện đại trên phƣơng diện lý thuyết và biểu hiện thực tế của nó trong văn học Việt Nam tạo thành một sự kiện đáng chú ý trên một số diễn đàn, gồm cả báo mạng internet và báo viết. Báo điện tử Tổ quốc có các bài viết: “Câu chuyện về một kiểu cắt nghĩa xã hội” (Lã Nguyên), “Văn chƣơng Hậu hiện đại, nhìn từ góc độ sáng tác” (Lê Anh Hoài), “Đối thoại về con đƣờng đi vào văn chƣơng hậu hiện đại Việt Nam” (Inrasara), “Một cái nhìn về thực tiễn văn chƣơng hậu hiện đại” (Phùng Gia Thế). Tạp chí Hồng Lĩnh cũng đăng loạt bài: “Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến), “Về lối viết hậu hiện đại trong văn học ta” (Hà Quảng). Bản tin Lý luận phê bình văn học nghệ thuật số 10/2009 có bài: “Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật” (Hồ Sĩ Vịnh)... Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhận diện phê bình văn học hậu hiện đại (trong đó có nhận diện, phê bình thơ hậu hiện đại) ở nƣớc ta tạo thành một vệt đậm và gây chú ý cả các tác giả ở hải ngoại. Nhìn chung các ý kiến đánh giá về thơ hậu hiện đại có thể quy về ba nhóm. Nhóm thứ nhất kịch liệt phản đối loại thơ này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoà thì cho rằng: “hậu hiện đại là một cái áo quá rộng cho một cơ thể còm” và đề xuất “hãy đi hết hiện đại đã rồi hãy nghĩ đến hậu hiện đại” [58]. Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên thì cho thơ cách tân (hiện đại, hậu hiện đại) chỉ là một mớ hỗn độn “nhân danh cách tân nhiều ngƣời đã cho ra đời một thứ chẳng biết gọi là gì: văn nói, ghi chép, nhật ký,... chỉ biết rằng nó giống nhƣ món “óc sống” khiến công chúng không thể nào tiêu hóa nổi” [216]. Ở phía bên kia, Inrasara là ngƣời nhiệt thành ca ngợi thơ hậu hiện đại: “Thơ hậu hiện đại là trò chơi địa phƣơng của những kẻ tự nguyện sáng tác ngoài lề trong thời đại toàn cầu hóa. Với tinh thần phá chấp triệt để qua tầm nhìn rộng mở và thái độ dân chủ tuyệt đối, thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay là kẻ sáng tạo tiền vệ đang đổi mới thơ Việt, đổi mới cách viết và cách đọc, qua đó thúc đẩy công cuộc 10
- giải lãnh thổ hoá deterritorialize, giải quốc gia hoá denationalize và giải địa phƣơng hóa delocalize văn học. Họ đang có đó, nhƣ một hiện tƣợng” [71]. Thậm chí Inrasara còn kỳ vọng thơ hậu hiện đại có thể “làm một cuộc cách mạng cho thơ Việt” [71]. Một số nhà nghiên cứu thì có cái nhìn toàn diện hơn, một mặt họ thừa nhận những sáng tạo thơ theo lối hiện đại và hậu hiện đại là những nỗ lực đáng đƣợc trân trọng trong hành trình cách tân thơ Việt, có những tác phẩm thực sự giá trị; mặt khác họ phê phán những sáng tạo cực đoan đang phá hoại giá trị thẩm mĩ của thơ ca. Nguyễn Thanh Tâm trong bài viết Bắt mạch thơ hiện nay một mặt “quả quyết rằng thơ hiện nay có nhiều sự cách tân, và sự thật có nhiều cách tân có giá trị, có không ít bài thơ, tập thơ hay đƣợc công chúng đánh giá cao” nhƣng mặt khác tác giả cũng chỉ ra hiện trạng cũng còn nhiều ngƣời nhân danh sáng tạo, cách tân đẩy thơ đến cực đoan, bế tắc “Có bài thơ nhƣ là tiếng chửi, tục tĩu không chịu đƣợc. Có bài thơ ù lì, tăm tối nhƣ hũ nút, tịnh không một tín hiệu dẫn đƣờng nào đến ánh sáng nghệ thuật. Nhân danh vô thức, tiềm thức, nhân danh sự tạo nghĩa của ngôn từ trong những ngẫu hợp bất định, những tác giả này cho ra đời những văn bản “vô nghĩa lý”, siêu hình hết mức. Lại có những bài thơ đầy tính hận thù, hậm hực với tƣ tƣởng chính trị, văng đủ thứ trong thơ, lôi tuột tất cả ra vỉa hè, xuống lòng đƣờng để tung hô thứ triết lý sống hết sức tầm thƣờng” [172]. Về lực lượng sáng tác, nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận vai trò của các nhà thơ trẻ. Trong bài viết Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại, Lƣu Khánh Thơ nhận thấy nỗ lực làm mới của thơ trẻ: “Có thể thấy rằng thơ trẻ đang cố gắng để khác các thế hệ đi trƣớc. Cái mạnh của lớp trẻ hôm nay là họ đang tạo ra một không khí dân chủ trên thi đàn với nhiều giọng điệu, nhiều khuynh hƣớng. Họ đƣợc tự do trong cảm xúc, trong các cách thể hiện. Hầu nhƣ đối với họ không có điều gì là cấm kỵ, không có điều gì phải né tránh. Dễ nhận thấy một điều rằng, những ngƣời làm thơ trẻ hôm nay hƣớng sự chú ý của mình vào việc khai thác tâm trạng cá nhân. Họ tinh tế, nhạy bén với những cảm xúc riêng tƣ, đơn lẻ nhƣng ít khi mở ra, vƣơn tới những vấn đề xã hội rộng lớn. Những vấn đề quan thiết của đời sống cộng đồng ít có tác động đến những bài thơ của họ. Nhìn vào những ngƣời làm thơ trẻ hôm nay, 11
- thấy rõ một điều là họ đang cố gắng tìm cách phô diễn những xúc cảm của mình bằng những hình thức nghệ thuật có nhiều tìm tòi đổi mới.” [191] Đồng quan điểm ấy, Yến Nhi trong bài viết Mỹ cảm nghệ thuật mới trong thơ trẻ cũng khẳng định vai trò đổi mới thơ của các nhà thơ trẻ: “Thơ đƣơng đại có nhiều thay đổi để tiến gần đời sống, cập nhật đời thƣờng với tâm lý con ngƣời bây giờ. Trong không khí bộn bề của sự tìm tòi đổi mới, nhiều tác phẩm của tác giả trẻ tạo những nét riêng khó nhầm lẫn, gây đƣợc nhiều ấn tƣợng sâu sắc với công chúng yêu thơ, tạo một vẻ đẹp mới về cách xây dựng hình tƣợng.” [122] 1.2. Những nhận định về đặc điểm thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI Nghiên cứu về thơ sau 1975 (trong đó bao gồm cả giai đoạn thơ đầu thế kỷ XXI), một trong những vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của thơ giai đoạn này. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Thơ Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn toàn cảnh chỉ ra các khuynh hƣớng nổi bật về nội dung, chủ đề của thơ Việt Nam sau 1975 nhƣ: Xu hƣớng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc/ Xu hƣớng trở về với cái tôi cá nhân, những lo âu của đời sống thƣờng nhật/ Xu hƣớng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh, đậm chất tƣợng trƣng, siêu thực/ Xu hƣớng hiện đại (và hậu hiện đại). Về nghệ thuật, Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ ra sự biến đổi về thể loại và ngôn ngữ trong thơ sau 1975. Thể loại biến đổi theo ba khuynh hƣớng: Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống; Thơ tự do và thơ văn xuôi; Sự nở rộ của trƣờng ca. Về ngôn ngữ, tác giả khẳng định đã có những động hình ngôn ngữ mới với một số loại hình ngôn ngữ nổi bật nhƣ: Ngôn ngữ đậm chất đời thƣờng; Ngôn ngữ giàu chất tƣợng trƣng; Những trò chơi ngữ nghĩa trong thơ; Ngôn ngữ thân thể trong thơ [35, tr.56 - 82]. Đặng Thu Thủy trong chuyên khảo Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 đến nay những đổi mới cơ bản đã chỉ ra những đổi mới thơ trên những phƣơng diện cơ bản. Về quan niệm thơ, tác giả cho rằng các nhà thơ sau đổi mới đã nhận thức lại về những giới hạn và tiềm năng của thơ ca. Thơ không còn những khả năng kì diệu, những sứ mệnh cao cả, mà với các thi sĩ thời nay làm thơ nhƣ một cách để giải tỏa tâm trạng, để phiêu lƣu trong cuộc chơi thú vị với ngôn từ hoặc thơ chỉ là 12
- một trò chơi. Tác giả cũng chỉ ra sự đổi mới về cảm hứng thơ, đó là xu hƣớng nhận thức lại về lịch sử xã hội từ góc nhìn phi sử thi, phản lãng mạn; nhận thức về những giới hạn của xã hội nhìn từ “bề sau, bề sâu”; xu hƣớng trở về của cái tôi cá nhân, cá thể với khát vọng hƣớng đến một tình yêu trần thế và xu hƣớng đi sâu khai thác thế giới tâm linh, vô thức. Tác giả cũng chỉ ra những đổi mới về nghệ thuật nhƣ sự mở rộng biên độ thể loại, kết cấu linh hoạt và hiện đại, ngôn ngữ dụng công và thả phóng; hình ảnh cực thực, siêu thực, ẩn dụ và biểu tƣợng; tạo giọng và xóa giọng [195]. Lê Thành Nghị trong Thơ và công chúng thơ hôm nay thì cho rằng những thay đổi của thơ hôm nay có thể gom lại trên ba hƣớng chính. Một là những tìm tòi thay đổi nghiêng về mặt hình thức, cụ thể là nghiêng về ngôn ngữ biểu hiện, đó là những trò chơi ngôn ngữ, không quan tâm đến ngữ nghĩa hoặc là sáng tạo những ngữ nghĩa mới cho ngôn từ. Hai là những cố gắng đổi mới thơ về giọng điệu từ điệu ngâm, điệu hát sang điệu nói. Ba là, xu hƣớng đƣa vào thơ những câu nói thƣờng [124]. Công trình nghiên cứu công phu nhất về thơ đầu thế kỷ XXI cho đến thời điểm này, theo chúng tôi, có lẽ là tiểu luận Thơ cách tân và thi pháp nghệ thuật mới của Nguyễn Vũ Tiềm đăng trên website của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Trong tiểu luận, tác giả nhận định thơ cách tân Việt đầu thế kỷ XXI đã hình thành và từng bƣớc định hình trong 4 dòng chảy chính: Hiện thực đa chiều & huyền ảo; Phản biện, dự báo & thức tỉnh; Chia sẻ nỗi đời & nỗi đau; Folklore – humor & ngoại biên. Bên cạnh đó theo tác giả, thơ cách tân Việt đầu thế kỷ XXI có 10 đặc điểm sau đây: Thơ cách tân tháo dỡ tất cả các khung hình cũ để chỉ còn khoảng trời mênh mông trên trang giấy; thơ cách tân thể hiện bản chất cuộc đời nhƣ nó vốn có theo cảm xúc và suy tƣởng của nhà thơ. Bút pháp trƣớc đây nghiêng về cảm xúc, tả chân giờ nghiêng về ý tƣởng, suy tƣởng; Thơ cách tân, trừ lục bát, còn phần lớn thơ tự do đã bỏ hết vần, chỉ còn nhịp điệu tiết tấu; Thơ cách tân dƣờng nhƣ không đáp ứng yêu cầu dễ đọc, dễ thuộc và rất khó ngâm ngợi, chỉ dành cho nghĩ ngợi, nhiều va đập và “sinh sự” phá vỡ vỏ bọc khô cằn bảo thủ; Chất văn xuôi cùng với nhiều chi tiết đời sống tràn vào, ngôn ngữ đời thƣờng tham gia vào thơ nhiều hơn; Thơ cách tân tạo nhiều khoảng trống, nhiều vụn vỡ tự nhiên; nhiều tình huống bất ngờ, xác lập tƣơng quan mới trong kết cấu ngôn từ và kiến trúc hình ảnh, hình tƣợng, 13
- biểu tƣợng; Ẩn dụ đơn, ẩn dụ kép sử dụng với mật độ cao hơn; Phản đề, nghịch lý đƣợc sử dụng trong thơ cách tân nhiều hơn; Thơ cách tân thƣờng thiết kế đa tuyến, phức điệu, đa cực hơn; Thơ cách tân không khuôn vào một hƣớng mà mở ra nhiều hƣớng liên tƣởng, không chỉ có một mà nhiều cách cảm và hiểu [202]. Tuy nhiên, tiểu luận của Nguyễn Vũ Tiềm chỉ bàn đến dòng thơ cách tân chứ không phải tất cả các dòng thơ của giai đoạn thơ này. Mặt khác những nhận định của tác giả mới chỉ là những gợi ý mang tính gợi mở chứ chƣa phải là những kết luận rút ra từ sự khảo cứu chuyên sâu. Hà Quảng trong bài viết Nghĩ về thơ Việt đương đại cho rằng mở rộng biên độ cảm xúc và đối tƣợng thẩm mỹ là nhu cầu thiết yếu của thơ hiện nay. “Cái mới của thơ trƣớc hết đó là cách cảm xúc mới của con ngƣời Việt Nam đƣơng đại, nổi bật là xúc cảm của nhà thơ trƣớc cuộc sống hiện tại, một cuộc sống sôi nổi trong một đất nƣớc độc lập đang trên đƣờng phát triển, hội nhập trong một thế giới không còn chia cách. Từ cái xúc cảm mới mẻ này nó kéo theo những mới mẻ khác của đặc trƣng nghệ thuật, của thi pháp mà truyền thống chƣa có”. Việc mở rộng biên độ cảm xúc trong thơ gắn liền với việc mở rộng phạm vi đối tƣợng thẩm mỹ. Đề tài của thơ không còn độc tôn cho những vấn đề thời sự chính trị, những vấn đề gắn với thông tấn báo chí, thơ có thể đề cập đến mọi vấn đề của đời sống con ngƣời miễn là với “cái nhìn của thơ” để tái hiện chân lý cuộc sống. Về nghệ thuật, tác giả khẳng định thơ đƣơng đại đang cách tân về các hình thái tổng hợp thẩm mỹ, các thủ pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu ứng cảm xúc “Loại thơ thiên về thanh, vần, điệu về cái nhịp nhàng đƣa đẩy dần đƣợc thay bằng những thi phẩm bộn bề tự do mang âm hƣởng đời sống. Hình tƣợng nghệ thuật thơ đa dạng và mới mẻ. Nhà thơ ít chú ý đến các biện pháp đơn lẻ mà định hƣớng vào “hình tƣợng tổng thể” của toàn bài thơ. Hình tƣợng thơ đƣơng đại thƣờng là một phức thể kết hợp nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, từ miêu tả hiện thực một cách cụ thể - lịch sử, thể hiện cuộc sống nhƣ vốn có, tiến một cấp chấp nhận các yếu tố tƣợng trƣng, ƣớc lệ, kỳ ảo, đến bây giờ các thủ pháp tổng hợp thẩm mỹ của văn học đặc biệt là thơ đã tiến thêm một bƣớc vào địa hạt tâm linh, vô thức”. Về ngôn ngữ, thơ đƣơng đại nói chung “lấy việc hoà nhập đời thƣờng làm tiêu chí, sử dụng vốn từ vựng không câu nệ bác học hay dân dã, kể cả từ 14
- địa phƣơng, từ tục”. Về cú pháp “các tác giả sử dụng các dấu chấm, phẩy, viết hoa, sang dòng… rất phóng khoáng. Có khi cả bài là một câu, lại có khi nhiều câu trong một dòng. Lối vắt dòng tạo đột biến trong cảm xúc, các khoảng lặng gây sự chú ý kéo dài…”. Nhiều nhà thơ thử nghiệm lối viết hậu hiện đại nhƣ kết cấu đa tầng, hình tƣợng kỳ ảo - huyễn tƣởng, cắt dán - lắp ghép, tục hoá và giễu nhại… Nhiều thủ pháp tân kỳ mới nhập vào từ nền thơ phƣơng Tây, tuy chỉ tồn tại nhƣ những khúc dạo đầu nhƣng cũng có nhiều hứa hẹn. [157] Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về thơ Việt Nam sau 1975 dƣới những góc độ cụ thể. Lê Hồ Quang tìm hiểu về Tư duy thơ Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của một số tác giả thế hệ Đổi mới để thấy đƣợc sự thay đổi của cái tôi trữ tình trong thơ thời kỳ này. Đó là cái tôi ấy luôn ý thức về mình trong tƣ cách kẻ hành nghề sáng tạo; cái tôi luôn đƣợc ý thức nhƣ một thế giới tinh thần cá nhân hết sức đa dạng, phong phú trong đó đặc biệt đề cao tiếng nói bản năng, vô thức, tâm linh. Sự thay đổi đó kéo theo những thay đổi về hình thức biểu hiện, đó là việc phổ biến kiểu kết cấu mở; sử dụng nhiều hơn các chất liệu đời thƣờng và các chất liệu “siêu thực” [155]. Về nội dung, thể tài, nhiều ý kiến cho rằng, thơ đầu thế kỷ XXI thiên về hƣớng nội, tiêu biểu nhƣ nhận định của Đoàn Ánh Dƣơng trong bài viết Văn học trẻ: lịch trình và những định hướng: “Văn học trẻ từ đầu thế kỷ 21 ít cất lên tiếng nói đại diện cho lý tƣởng tập thể, mà chủ yếu khẳng định cái tôi cá thể của mình, từ nhu cầu xác lập căn cƣớc cho mình. Việc ít phải chứng nghiệm các hậu quả chiến tranh và hòa nhập nhanh chóng vào quá trình toàn cầu hóa khiến cho những biểu hiện văn học của giới trẻ Việt Nam ngày càng khác lạ với truyền thống văn học đƣợc kiến tạo bởi ông cha họ. Màu sắc giáo huấn, phúng gián nhƣờng chỗ cho các sắc màu khác, đƣợc dệt bởi những nhận thức và trải nghiệm mới, khi văn học hiện diện nhƣ một sân chơi tinh thần mà luật chơi dân chủ của nó chấp nhận tất cả các ý hƣớng dấn thân, ngẫu hứng, phá phách… của những cái tôi tự trị” [26]. Đồng quan điểm trên, Yến Nhi trong bài viết Thơ Việt trên đường hội nhập cũng khẳng định đặc điểm của thơ hiện nay là thiên về hƣớng nội, tuy nhiên tác giả nhấn mạnh thơ đƣơng đại Việt Nam thiên về hƣớng nội, không có nghĩa là nó chỉ 15
- toàn hƣớng nội mà muốn giới thuyết ở phƣơng diện nó “mạnh” hơn, thành công hơn phía kia - thơ hƣớng ngoại, thơ thông tấn, thơ tự sự… mà thôi. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một đặc điểm mới về nội dung của thơ thời kỳ này đó là sự thay đổi về cảm xúc: “Cảm xúc mới là động lực của cách tân. Lòng yêu nƣớc vẫn là một nội dung quan trọng, nhƣng những chủ đề đạo lý, thế sự cũng nhƣ những vấn đề riêng tƣ cá nhân ngày càng đƣợc lƣu ý. Thơ thời nay thể hiện đầy đủ, toàn vẹn tình cảm con ngƣời, không có địa hạt bỏ qua hoặc né tránh, vẻ đẹp của Cái Tôi nhân bản trong Thơ hiện đại cũng chính là vẻ đẹp của Cái Ta nhân loại” [123]. Hình thức nghệ thuật thơ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu. Trong bài viết Mỹ cảm nghệ thuật trong thơ trẻ, Yến Nhi nhận định: “Về nghệ thuật, thơ đƣơng đại đang đổi mới trên hai phƣơng diện, một về việc đổi mới thủ pháp xây dựng hình tượng, hai về sự đổi mới thể tài cùng kỹ thuật tạo tác câu chữ”. Sáng tác một bài thơ, tác giả ít chú ý các biện pháp đơn lẻ mà định hƣớng vào “hình tƣợng tổng thể” bao trùm toàn bài thơ. Hình tƣợng trong thơ đƣơng đại ngoài việc vƣợt khỏi lối kết cấu tuyến tính duy cảm với những chi tiết nặng tính cụ thể - lịch sử truyền thống, để biểu đạt trọn vẹn sâu sắc các chiêm nghiệm, các suy tƣ, tình cảm về đời sống, thông qua các thông điệp mà tác giả gửi tới bạn đọc, hình tƣợng thơ đƣơng đại thƣờng là một phức thể kết hợp nhiều yếu tố, nhiều biện pháp cả thực lẫn ảo, từ ý thức đến vô thức, từ khả giải đến bất khả giải…, những thủ pháp nghệ thuật mà trƣớc đây rất dè dặt. [122] Trong luận án tiến sĩ Sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ Việt Nam đương đại, Nguyễn Thanh Tâm lại nghiên cứu thơ sau 1986 dƣới góc nhìn thi pháp thể loại. Tác giả đã phân tích những biểu hiện của chất văn xuôi trên các phƣơng diện: Hình thể câu văn xuôi trong thơ; Ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi trong thơ; Kết cấu tự sự trong thơ; Nhân vật kiểu văn xuôi trong thơ và nghệ thuật lƣu giữ kí ức thể loại và hiệu ứng thẩm mĩ của sự thâm nhập chất văn xuôi vào thơ đƣơng đại. Từ những phân tích trên, tác giả rút ra kết luận sự gia tăng chất văn xuôi là một đặc điểm của thơ Việt Nam đƣơng đại [133]. Đồng tình với quan niệm này, Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Thơ đương đại và sự trở lại của tính chất truyện kể nhận định: “Cú pháp của thơ đƣơng đại đặc trƣng bằng tính chất truyện kể của các biểu tƣợng 16
- và bằng tính phức tạp của các lớp ngữ nghĩa chồng chéo lên nhau – một tính phức tạp rõ ràng phản ánh hay phản ứng tính phức tạp của từ vựng nền văn hóa hiện đại chồng chất chủ nghĩa khoa học với chủ nghĩa thần bí-tâm linh, pha trộn tinh hoa và đại chúng, bị ép chặt vào nhu cầu giải trí đồng thời buộc phải vƣơn vào tầng trí tuệ, v.v.” [124]. Dƣới góc nhìn văn hóa học, Trần Ngọc Hiếu đã vận dụng lý thuyết trò chơi để nghiên cứu một số hiện tƣợng thi ca đƣơng đại trong luận án Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại. Tác giả đã chỉ ra trò chơi là một khuynh hƣớng trong thơ Việt đƣơng đại đồng thời khảo sát một số mô hình trò chơi trong thơ giai đoạn này nhƣ: Trần Dần và những biến hóa trên mô thức đồng dao; Lê Đạt và sự kiến tạo thi pháp trên mô thức câu đố; Nói vè và chế nhại – trò chơi carnival trong thơ đƣơng đại [56]. Trong một bài viết khác Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại – ghi nhận qua một số hiện tượng, Trần Ngọc Hiếu chú ý đến ngôn ngữ thơ nhận thấy có những sự thể nghiệm lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ đầu thế kỷ XXI. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do “đến những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, ý hƣớng muốn vƣợt thoát cái khung đã trở nên chật chội của Thơ mới đã trở thành một bức xúc, một “khát vọng khẩn thiết” (chữ mƣợn của Hoài Thanh) ở nhiều cây bút trẻ. Nỗi bức xúc, khẩn thiết đó nhiều khi đƣợc giải toả bằng những hành động sáng tạo có tính chất cực đoan”. Và hệ quả là xuất hiện một cuộc nổi loạn về ngôn từ - chất liệu chính để tạo thơ. Đó là việc sử dụng tràn lan những con số, kí hiệu thay cho từ ngữ cụ thể; hoặc ngôn từ phơi mặt trên trang giấy, trơ tráo phô trƣơng sự vô nghĩa; ý nghĩa của từ, các quy tắc văn phạm - những đơn vị nền móng để một cộng đồng ngôn ngữ thêu dệt nên những huyền thoại của mình - bị giễu nhại không thƣơng tiếc; hay sử dụng ngôn từ thô tục, bụi bặm, chợ búa,… [55] Trần Quang Đạo trong Cấu trúc thơ trẻ sau 1975 tìm hiểu cấu trúc thơ trẻ sau 1975 trên hai phƣơng diện câu thơ và bài thơ. Tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt về cấu trúc câu thơ của thơ trẻ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1987 là câu dài ngắn không theo trật tự của chữ, không viết hoa đầu dòng, không tuân thủ ngữ pháp 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 168 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 209 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 161 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 132 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 46 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 36 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 117 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 111 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 28 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 136 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 51 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn