Luận án Tiến sĩ Văn học: Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho (Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam)
lượt xem 3
download
đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày mấy vấn đề lý thuyết; những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội và cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư; Trương Lương - Từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học; nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư trong tâm thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho (Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ ------ TRỊNH VĂN ĐỊNH TRƯƠNG LƯƠNG HÌNH MẪU CỦA TIỂU LOẠI NHÂN VẬT ĐẾ SƯ TRONG TRƯỚC TÁC CÁC TÁC GIẢ NHÀ NHO (Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ ------ TRỊNH VĂN ĐỊNH TRƯƠNG LƯƠNG HÌNH MẪU CỦA TIỂU LOẠI NHÂN VẬT ĐẾ SƯ TRONG TRƯỚC TÁC CÁC TÁC GIẢ NHÀ NHO (Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vương Hà Nội - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào trước đó. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Trịnh Văn Định
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6 5. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................................. 8 7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 8 NỘI DUNG .................................................................................................................. 24 Chương 1. Mấy vấn đề lý thuyết; những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội và cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư .......................................... 25 1.1. Mấy vấn đề lý thuyết.............................................................................................. 25 1.2. Những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội xuất hiện nhân vật đế sư .................... 32 1.3. Cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư ........................................ 41 Chương 2. Trương Lương Từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học ............... 60 2.1. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp Trương Lương ......................................................... 60 2.2. Diễn hóa Trương Lương nhìn từ hình tượng văn học ............................................ 61 2.3. Luận diễn hóa hình tượng Trương Lương ............................................................. 92 Chương 3. Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ ...... 97 3.1. Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho ....... 97 3.2. Dấu ấn của hình tượng Trương Lương trong hành xử chính trị của các nhà nho ... 106 3.3. Cội nguồn ám ảnh của hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho (khía cạnh phẩm chất đế sư của Trương Lương) .......................................................... 134 1
- KẾT LUẬN .................................................................................................................. 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 164 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước khi làm rõ lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cần xác định đây là loại đề tài nghiên cứu về một kiểu hình tượng văn học nhưng thông qua nghiên cứu một hình tượng nhân vật điển hình của kiểu hình tượng này. Sở dĩ luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là “tiểu loại nhân vật đế sư” bởi những lý do chính sau đây: Trước hết, kiểu hình tượng nhân vật đế sư là một kiểu hình tượng văn học đặc sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam, tồn tại với một mã nghệ thuật độc đáo, cấu trúc hình tượng thẩm mỹ riêng biệt, một xúc cảm thẩm mỹ đặc thù và một trầm tích văn hóa đặc sắc nhưng cho đến nay chỉ được gợi ra chứ chưa được nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc bổ sung một loại hình tượng mới trong nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc và đặc biệt là văn học Việt Nam. Mặt khác, đây là kiểu hình tượng nhân vật ám ảnh đặc biệt sâu sắc các tác giả nhà nho hai nước, nhất là nhà nho Việt Nam. Hình tượng này chủ yếu ám ảnh một nhóm nhà nho tinh hoa, sâu nhất trong nhà nho Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Hơn nữa, hình tượng nhân vật đế sư trở thành mạch khát vọng xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam, ám ảnh hầu khắp các nhà nho lừng danh nhất. Không dừng lại ở sự ám ảnh, thông qua hình tượng này trong trước tác nhà nho Việt Nam, còn ảnh xạ cả những lựa chọn chính trị của chính tác giả mà bình thường rất khó phát hiện ra. Ngoài ra, hình tượng nhân vật đế sư, như cách định danh của nó mà chúng tôi thích nghĩa dưới đây (thầy vua), là trầm tích và lắng đọng độc đáo về lý tưởng, tư tưởng, kỳ vọng của nhiều thế hệ kẻ sĩ tinh hoa trong lịch sử về giới của mình: hình tượng không phải làm tôi, không phải làm vua mà làm thầy, bậc thầy vua chúa. Hình tượng văn học đế sư là sự thăng hoa của những trầm tích này. Sở dĩ luận án chọn Trương Lương là hình tượng nhân vật hình mẫu của nhóm là bởi lẽ, nhà nho hai nước khẳng định Trương Lương chứ không phải Khổng 3
- Minh hoặc nhân vật lừng danh khác là nhân vật hình mẫu của nhóm. Nhận định này có thể tìm thấy trong nhiều trước tác của những nhà nho lừng danh trong lịch sử văn học hai nước. Nhưng đặc biệt, quan sát diễn hóa hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam tương quan với diễn hóa hình tượng Khổng Minh, hình tượng Trương Lương kết thành một vệt liền mạch trong lịch sử văn học Việt Nam từ cuối thời Trần cho đến đầu thế kỷ XX. Nhìn sâu hơn, hình tượng Trương Lương trở thành hình tượng văn học chủ đạo, ám ảnh, chi phối hành trạng và ứng xử chính trị của nhiều nhà nho lớn nhất Việt Nam. Và có lẽ đặc biệt nhất, đã có một sự thăng hoa, kết tinh thành kiệt tác văn chương trong văn học Việt Nam qua hình tượng này ở giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế kỷ XX, đóng góp độc đáo về hình tượng văn học cho lịch sử văn học dân tộc mà những nhân vật lừng danh khác như Khổng Minh không có được. Từ đó có thể xem nó là một hiện tượng đặc thù, độc đáo. Do vậy, cần có những nghiên cứu chuyên biệt và mang tính liên ngành cao. 2. Mục đích nghiên cứu Chứng minh có một kiểu hình tượng nhân vật đế sư trong lịch sử văn học viết Việt Nam, đặc biệt nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII -XIX. Làm rõ cấu trúc nghệ thuật hình tượng nhân vật đế sư, mỹ học hình tượng nhân vật đế sư. Chỉ ra diễn hóa của hình tượng nhân vật đế sư trong những giai đoạn lớn nhất của lịch sử văn học viết Trung Quốc và đặc biệt đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết sự diễn hóa hình tượng này trong văn học viết Việt Nam. Đi sâu phân tích ám ảnh của hình tượng và lý giải cội nguồn sự ám ảnh hình tượng trong tâm thức những nhà nho lừng danh của dân tộc từ Nguyễn Trãi cho đến Phan Bội Châu. Ở chừng mực nhất định, chỉ ra sự giống và khác nhau của tiến trình diễn hóa hình tượng đế sư trong trước tác nhà nho Trung Quốc và nhà nho Việt Nam, đồng thời chỉ ra cội nguồn, đặc sắc của sự tương đồng và khác biệt này. Việc làm này chủ yếu hướng đến luận giải sự đặc sắc của hình tượng này trong văn học Việt Nam. Chỉ ra đóng góp, đặc sắc của kiểu hình tượng đế sư đối với văn học viết Việt Nam thời trung đại. 4
- 3. Phạm vi nghiên cứu Với tư cách là một luận án chuyên ngành văn học, vì vậy luận án chủ yếu tập trung lý giải và những sự lý giải khác phục vụ cho hiểu sâu sắc hơn hoặc nêu bật hình tượng đế sư trong lịch sử văn học hai nước, đặc biệt là lịch sử văn học viết Việt Nam. Về tài liệu, luận án chỉ giới hạn tìm hiểu từ nguồn tài liệu thành văn trong trước tác của nhà nho Trung Quốc và Việt Nam. Nguồn này, có ý nghĩa với luận án nhất là sử liệu và trước tác văn chương. Trong trước tác văn chương, tài liệu phong phú và tập trung nhất là nguồn thi ca, phú, phần nào đó là từ. Ở Trung Quốc, những tuyển tập thi ca, từ, phú có giá trị tham khảo lớn nhất là: Toàn Hán phú, Toàn Đường thi, Toàn Tống thi, Toàn Tống từ và một số tuyển tập thi, từ, khúc, tiểu thuyết các loại. Ở Việt Nam, tổng tập văn học Việt Nam và những bộ toàn tập, tuyển tập của những tác giả lừng danh là nguồn tham khảo quan trọng nhất. Nguồn sử liệu ở Trung Quốc chủ yếu là những bộ sử lớn, chính thống: Sử ký, Hán thư, Tư Trị thông giám... và một số bộ sử khác. Ở Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí... và một số bộ sử khác là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. Về cơ bản, những trước tác đề, vịnh, luận về Trương Lương ở cả Trung Quốc và Việt Nam, luận án ưu tiên tham khảo từ nguyên bản và có tham khảo các bản dịch tốt 1 . Những đánh giá, bình, vịnh, luận, phú, nhận định về Trương Lương ở cả Trung Quốc và Việt Nam, luận án sử dụng trực tiếp từ những tài liệu tham khảo nêu trên. Về mặt không gian, nhân vật anh hùng thời loạn, tiểu loại đế sư là loại hình nhân cách có tính khu vực. Tuy nhiên, tuy chỉ là “trước tác về một nhân vật” nhưng bởi đó là một nhân vật “siêu hạng” nên tài liệu rất phong phú, chắc chắn rằng dù đã hết sức tích cực tìm kiếm, tác giả luận án cũng không thể sưu tầm được đầy đủ những tài liệu hữu quan. 1 Tài liệu về Trương Lương và những trước tác đề, vịnh, luận về Trương Lương của sĩ đại phu Trung Quốc, về cơ bản chưa được chuyển ngữ ở Việt Nam. 5
- Về khung thời gian khảo sát tư liệu, ở Trung Quốc chúng tôi khảo sát trước tác sĩ đại phu từ thời cổ đại nhưng chủ yếu là từ thời Hán đến hết thời đại nhà Thanh. Ở Việt Nam, luận án khảo sát trước tác nhà nho chủ yếu từ thời Lý thế kỷ X đến những năm đầu thế kỷ XX. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án triệt để khai thác thế mạnh của phương pháp nghiên cứu truyền thống là phương pháp xã hội - lịch sử, phương pháp liên ngành, đa ngành (lịch sử, văn học, văn hoá, chính trị học…) phương pháp chủ yếu mang tính ưu tiên là loại hình học. Ngoài ra luận án sử dụng các biện pháp khác như: so sánh, thống kê, phân tích, phương pháp liên văn bản1… Những biện pháp này được sử dụng như những thao tác khoa học châu tuần và phục vụ cho phương pháp cốt lõi: loại hình học. Phương pháp loại hình học được sử dụng trong luận án trên bình diện vĩ mô nhìn từ hai trục vấn đề lớn: trục lịch sử và trục cấu trúc. Trục lịch sử được định vị từ hai chiều. Chiều đồng đại, phương pháp loại hình học được dùng để loại hình hoá những mẫu hình anh hùng xuất hiện trong thời loạn. Sâu hơn nữa, loại biệt anh hùng thời loạn thành hai tiểu loại: anh hùng sáng nghiệp và đế sư. Từ chiều lịch đại, phương pháp loại hình hoá cho phép nhìn ra được những loại hình nhân vật đồng dạng xuất hiện và phát triển trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, hoặc ở những quốc gia khác nhau nhưng có những điều kiện lịch sử, xã hội tương đồng. Từ trục cấu trúc, loại hình hoá cho phép nhìn ra được cội nguồn của mẫu hình nhân vật đế sư, sự biến sinh của nhà nho trong thời loạn, đặc điểm và cấu trúc tư tưởng của mẫu người này. Mặt khác, như tên của luận án, Trương Lương - hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho, đối tượng của luận án là nghiên cứu tiểu loại hình tượng nhân vật đế sư nhưng thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình của nó là hình tượng nhân vật đế sư Trương Lương. Do vậy, phương thức triển khai của luận án, ưu tiên chứng minh có một loại hình nhân vật đế sư trong lịch sử, 1 Ngoài những phương pháp cơ bản nêu trên, trong những vấn đề nghiên cứu cụ thể, luận án còn sử dụng một số lý thuyết khác dùng trong nghiên cứu văn học, đặc biệt lưu ý lý thuyết diễn ngôn khi nghiên cứu diễn hóa Trương Lương thông qua chủ thể phát ngôn là các nhà nho hai nước. 6
- ở đó Trương Lương là một nhân vật thuộc loại hình, đồng thời là nhân vật điển hình của loại hình (luận án sẽ chỉ ra và phân tích sâu trong so sánh Trương Lương với Phạm Lãi và Khổng Minh). Luận án lưu tâm chỉ ra những đánh giá, so sánh, bình luận của chính nhà nho qua các thời đại ở Trung Quốc và Việt Nam về Trương Lương; định vị, so sánh ông với các nhân vật khác cùng loại hình. Ở đó, nhà nho hai nước đồng thanh khẳng định Trương Lương là hình tượng nhân vật hình mẫu của tiểu loại này. Điều này cho phép không cần thiết chứng minh có một nhóm, tức thành một tiểu loại nhân vật, mà ở đó Trương Lương là hình mẫu. Điều này khả dĩ đồng thuận được, có một tiểu loại nhân vật đế sư trong lịch sử và có một nhóm, tức tiểu loại hình tượng nhân vật đế sư, ở đó Trương Lương là hình tượng điển hình của tiểu loại này. Như vậy, hình tượng Trương Lương trong trước tác nhà nho hai nước được hiểu là hình tượng nhân vật đế sư tiêu biểu của nhóm, và qua phân tích hình tượng đế sư Trương Lương có thể khái quát được cấu trúc nghệ thuật, mô thức nghệ thuật hình tượng đế sư, xúc cảm thẩm mỹ qua hình tượng này và trầm tích những khát vọng của nhà nho tinh hoa hai nước qua hình tượng này. 5. Đóng góp của luận án Chứng minh có một loại hình tượng nhân vật đế sư trong lịch sử văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam. Ở mức độ nhất định, luận án lý thuyết hóa cấu trúc nghệ thuật hình tượng đế sư, đặc sắc của hình tượng nhân vật đế sư. Chỉ ra mạch cảm hứng hình tượng nhân vật đế sư qua mẫu hình đế sư Trương Lương trong lịch sử văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam. Chứng minh và khẳng định một loại hình nhân vật đặc biệt, một kiểu hình tượng ám ảnh lâu dài, sâu sắc, chi phối cả hành xử chính trị của những nhà nho tinh hoa nhất trong lịch sử Việt Nam. Qua diễn hóa mẫu hình đế sư Trương Lương, chỉ ra quy luật, đặc sắc của quá trình giao lưu, tiếp nhận và chia sẻ nhân vật lịch sử, những quy luật và những khác biệt của quá trình diễn hóa từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học ở Trung Quốc và từ Trung Quốc đến Việt Nam. 7
- Chứng minh vị trí đặc biệt của Trương Lương trong loại hình và vị trí Trương Lương trong tâm thức nhà nho hai nước, đặc biệt là sự ám ảnh đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho tinh hoa Việt Nam. Đặc biệt, ở chiều sâu nhất, luận án chỉ ra qua Trương Lương, là trầm tích của lý tưởng, tư tưởng, khát vọng của nhiều thế hệ kẻ sĩ tinh hoa về giới mình được hiện lên sinh động và những biến thái khác nhau qua những giai đoạn lịch sử. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Mấy vấn đề lý thuyết; những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội và cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư. Chương 2: Trương Lương: Từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học. Chương 3: Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư trong tâm thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ. 7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7.1. Lịch sử nghiên cứu “nhân vật đế sư” 7.1.1. Về nguồn gốc từ và thuật ngữ “đế sư” Theo khảo sát của chúng tôi, từ “đế sư” và những từ liên quan, gần nghĩa hoặc đồng nghĩa với từ này (chẳng hạn: đế giả sư, vương giả sư, vương sư…) xuất hiện khá sớm trong lịch sử Trung Quốc. Người dùng từ “đế sư” sớm nhất là Ban Cố, nhà sử học lớn đời Hán, ở Truyện Chu Vân trong Hán Thư, có ghi việc đời Hán Thành đế, học giả đồng thời là Tể tướng Trương Vũ được “đặc tuyển” làm “đế sư”1. Nhưng có lẽ, cội nguồn sâu xa nhất của từ này phải tính từ Tư Mã Thiên2 với Sử ký lừng danh, mặc dù ông chưa dùng từ “đế sư” nhưng những cụm từ “vương giả sư” và “đế giả sư”, xét về nghĩa là tương đồng với từ “đế sư” như Ban Cố dùng sau này. Trong Sử ký, Lưu Hầu thế gia, Tư Mã Thiên hai lần dùng từ này. Lần đầu khi thuật chuyện Trương Lương được vị tiên ông tặng Thái Công binh pháp và dặn rằng: Đọc quyển sách này thì làm được thầy bậc vương giả 3 [156, tr. 281]. Sau này, khi 1 Về cội nguồn từ “đế sư” chúng tôi nhận được sự góp ý và thông tin từ . Trân trọng thông tin quý báu và sự góp ý của thầy. 2 Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN), đại sử gia, đại văn hào Trung Quốc. 3 Nguyên bản Tư Mã Thiên dùng từ vương giả sư. 8
- Trương Lương hoàn thành đại nghiệp, ông nói với Hán Cao Tổ: Gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng, đối phó với nước Tần mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ đều rung động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương1, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc2 [156, tr. 299]. Sau Tư Mã Thiên, sĩ đại phu hai nước cứ “tự nhiên nhi nhiên” sử dụng danh xưng này định loại Trương Lương. Những từ, tổ từ đế sư, đế vương sư, vương giả sư, vương sư, đế giả sư… xuất hiện liên tục và tăng dần trong trước tác thi ca của hai thời đại Đường - Tống và các thời đại Nguyên, Minh, Thanh, kéo dài cho đến tận ngày nay. Chẳng hạn: Trong Giản đồng chí, Ôn Đình Quân thời Đường, viết: Lưu Hầu công nghiệp hà dung dị, Nhất quyển binh thư tác đế sư3 Thi nhân Từ Dần, trong bài Ấn cựu sơn viết: Đào cảnh luyến thâm tùng hội ảnh, Lưu Hầu phao khước đế vương sư4 Bạch Cư Dị, trong Hoà đáp thi thập thủ. Đáp tứ hạo miếu, ông viết: Cảnh tạp bá giả đạo, Đồ xưng đế giả sư5 Dày đặc trong trước tác của mình, thi nhân thời Đường dùng danh xưng này định vị Trương Lương. Vấn đề này, luận án sẽ tiếp tục chứng minh và luận giải ở các chương tiếp theo. Sang thời Tống ta cũng bắt gặp sự tiếp tục của danh vị ấy. Đường Sĩ Sỉ trong Tống lâm giang giao đãi Trương Từ Lý, viết: Tử Phòng đế vương sư6 1 Hai từ này trong nguyên bản, Tư Mã Thiên dùng “vương giả sư” để viết về Trương Lương ở giai đoạn đầu của sự nghiệp và từ “đế giả sư” viết về Trương Lương khi đại nghiệp đã thành công, theo góp ý của người phản biện độc lập, tại sao lại dùng hai từ này hẳn là có ý đồ của Tư Mã Thiên và là “chuyện đáng bàn”. Nhân đây cũng xin cảm ơn sự góp ý của người phản biện vì ý kiến quý báu này. Nghiên cứu sinh tiếp tục suy nghĩ và hoàn thiện. 2 Nguyên bản Tư Mã Thiên dùng từ đế giả sư. 3 Toàn Đường thi, Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, tập 17, quyển 583, tr. 6762. 4 Toàn Đường Thi, Vương Toàn chủ biên,Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, tập 21, quyển 708, tr. 8154. 5 Toàn Đường Thi,Vương Toàn chủ biên, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1960, tập 13, quyển 425, tr. 4683. 6 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 60, quyển 3152, tr. 37827. 9
- Trương Lỗi trong Tằng Thiên Khải hữu đệ, viết: Bất kiến Hán thời Trương Tử Phòng Thân tài lục xích tá thời vương ... Vương sư hội khán truyền thành tường1 Trong bài Thứ vận Trương An Quốc nhị thủ, Châu Tất Đại viết: ... Phương vi đế giả sư2, Cảm thỉnh bãi tịch cốc Phạm Trọng Yêm trong bài Duyệt cổ đường thi viết: Vương sư sinh thái bình3 Trong Lưu Hầu miếu hạ tác, Mai Thuấn Thần viết: Tha nhật tắc vi vương giả sư4 Trong Thu nhật giang quán hỉ đàn cầm vũ nhân chí, Hạ Tủng viết: Dĩ Kiều thư tại như tương thụ Bất độc Lưu Hầu thị đế sư5 … Danh xưng đế sư xuất hiện ở Việt Nam6 khá muộn. Theo khảo sát của chúng chúng tôi, danh xưng này lần đầu tiên xuất hiện trong trước tác Trương Lưu hầu phú của Nguyễn Hữu Chỉnh7, khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. 1 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 20, quyển 1179, tr. 13307 2 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 43, quyển 323, tr. 26713 3 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1999, tập 3, quyển 165, tr. 1878. 4 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 5, quyển 257, tr. 390. 5 Toàn Tống thi, Hứa Dật Dân chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, 1998, tập 3, quyển 159, tr. 1800. 6 Những trước tác đề vịnh Trương Lương của nhà nho Việt Nam, chúng tôi chủ yếu dẫn từ Tổng tập văn học Việt Nam và toàn tập của từng tác giả lớn và một số nguồn khác. 7 Về bài Trương Lưu hầu phú, gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng bài phú này không phải của Nguyễn Hữu Chỉnh mà của Nguyễn Bá Lân. Trong định hướng của luận án, chúng tôi không đi sâu biện luận và chứng minh tác quyền tác giả của bài phú. Tuy nhiên theo chúng tôi, quan sát tính cách, khát vọng, hành trạng và toan tính của Nguyễn Hữu Chỉnh ở những chặng lớn trong cuộc đời (chúng tôi chứng minh ở chương 3, mục Nhìn sâu trong luận án này), Nguyễn Hữu Chỉnh là tác giả bài phú phù hợp hơn Nguyễn Bá Lân. GS. Trần Ngọc Vương trong công trình Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam và Phong Châu, Nguyễn Văn Phú - tác giả sách Phú Việt Nam cổ và kim cũng có cùng quan điểm như vậy. Vì vậy, trước khi có những bằng chứng thuyết phục hơn đặng có thể khẳng định Nguyễn Bá Lân là tác giả bài phú, chúng tôi vẫn xem Nguyễn Hữu Chỉnh là tác giả bài phú. Hoặc giả, nếu sau này có thể khẳng định chắc chắn Nguyễn Bá Lân là tác giả bài phú thì mạch hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam giai đoạn XVIII - XIX vẫn còn nguyên giá trị, không ảnh hưởng đến biện luận của luận án về mạch hình tượng này trong văn học Việt Nam. Vì Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Bá Lân sống cùng thời: Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787), còn Nguyễn Bá Lân (1701 - 1785). 10
- Ngôi đế sư này chốc phúc tâm, Việt trù sách vận trong duy trướng (Trương Lưu hầu phú - Nguyễn Hữu Chỉnh) Ở một đoạn khác, Nguyễn Hữu Chỉnh dùng lại danh xưng này ngợi ca và định vị Trương Lương Đế sư cao một bậc, trọng đức tôn danh, Hầu tước hậu ba muôn, luận công hành thưởng (Trương Lưu hầu phú) Và: Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn. So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng Ngôi đế sư mà danh cao sĩ; ngoại vật há còn trong bụng, nghìn thu chữ thắm chửa phai vàng (Trương Lưu hầu phú) Trong bài phú Trương Lương, Nguyễn Công Trứ cũng dùng danh xưng “đế sư” định vị Trương Lương1: Đẩy đưa tấc lưỡi, đứng bậc đế sư Xốc vác năm năm, dựng nền vương bá Nhìn từ trục lịch sử, từ đế sư, hay đế vương sư, đế giả sư, vương sư… xuất hiện từ rất sớm trong trước tác sử học và văn chương qua các thời đại ở Trung Quốc. Từ đế sư xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn (giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX). Căn cứ vào sự xuất hiện của từ đế sư, đế vương sư, đế giả sư trong trước tác sĩ đại phu Trung Quốc và Việt Nam, có thể hiểu được hàm nghĩa của từ này. Xét về từ nguyên, đế sư, đế vương sư, đế giả sư, vương sư… được hiểu là thầy, bậc thầy của vua chúa, bậc thầy của hoàng đế (Đọc quyển sách này thì làm được thầy bậc vương giả, nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ). Trong trường hợp khác, từ này xuất hiện với ý nghĩa định ngôi vị của đối tượng. Trong Trương Lưu hầu phú, Nguyễn Hữu Chỉnh viết: “Ngôi đế sư mà danh cao sĩ, 1 Bài phú Trương Lương của Nguyễn Công Trứ hiện vẫn là bài tồn nghi. Bài này được chép và ghi tên tác giả Nguyễn Công Trứ trong Văn Đàn bảo giám của Trần Trung Viên. Theo chúng tôi được biết, đây là tác phẩm duy nhất chép bài phú này. Tác giả biên soạn cuốn Nguyễn Công Trứ theo dòng lịch sử dẫn lại bài này ở mục những bài tồn nghi của Nguyễn Công Trứ. 11
- Ngôi đế sư này chốc phúc tâm/ Đẩy đưa tấc lưỡi đứng bậc đế sư, đế sư cao một bậc, trọng đức tôn danh ”… Không chỉ định ngôi đối tượng, sự xuất hiện của từ này trong nhiều trường hợp còn cấp một nghĩa khác, là sự định loại, loại biệt của đối tượng với đối tượng khác, đặc biệt là đối tượng cùng loại hình. Cũng trong Trương Lưu hầu phú, Nguyễn Hữu Chỉnh viết: Ngẫm từ trên như Trọng Liên, Phạm Lãi nào hơn So về dưới dầu Lý Tĩnh, Khổng Minh chưa đáng Ngôi đế sư mà danh cao sĩ … Đế sư cao một bậc, trọng đức tôn danh Bước ngoặt đánh dấu lịch sử nghiên cứu thuật ngữ đế sư từ một từ định danh, định vị, định loại đối tượng chuyển hóa thành thuật ngữ khoa học chỉ một kiểu loại nhân vật lịch sử. Cho tới nay, ông Trần Ngọc Vương là người đầu tiên dùng thuật ngữ đế sư như một thuật ngữ khoa học, chỉ một tiểu loại hình nhân vật anh hùng thời loạn. Ông viết: “Về phần mình, chúng tôi muốn nói thêm rằng người hào kiệt như ở Phan Bội Châu là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn trong bối cảnh lịch sử thay đổi. Trước kia, đã từng tồn tại hai “tiểu loại” người anh hùng thời loạn; đó là người anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và “đế sư” [211, tr. 329]. Kết quả được trình trên giấy trắng mực đen này xuất hiện trong hoàn cảnh mà theo như ông kể là cuộc trao đổi khoa học với giáo sư Trần Đình Hượu (người thầy học của mình), trong đó giáo sư Trần Đình Hượu nhận định rằng, xét về loại hình nhân cách, Phan Bội Châu là “người hào kiệt tự nhiệm”. Theo ông Trần Ngọc Vương, nhận xét của giáo sư Trần Đình Hượu là xác đáng. Tuy nhiên theo ông, và đã được giáo sư Trần Đình Hượu thừa nhận, Phan Bội Châu xét từ loại hình nhân cách, là sự tiếp biến của mẫu hình người anh hùng thời loạn trong bối cảnh lịch sử đã thay đổi. Do nhiều lý do khác nhau, ông Trần Ngọc Vương chưa có điều kiện đi sâu lý thuyết hoá và nghiên cứu chuyên biệt về tiểu loại nhân vật đế sư. Tuy nhiên, ở những vấn đề có liên quan, ông đã từng bước chỉ ra những đặc điểm của loại hình nhân vật đặc biệt này. Cụ thể hoá những nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục triển khai ở lịch sử nghiên cứu loại hình anh hùng thời loạn - đế sư. 12
- 7.1.2. Lịch sử nghiên cứu nhân vật đế sư Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, trong thời đại chuyên chế không xuất hiện những nghiên cứu lý thuyết hoá về nhân vật đế sư. Ngay tại thời điểm này, ở Trung Quốc vì nhiều lý do khác nhau, không xuất hiện định hướng nghiên cứu loại hình hoá mẫu người này. Một điểm hết sức đáng lưu ý là, trong nghiên cứu ở Trung Quốc ngày nay, từ đế sư vẫn được các học giả Trung Quốc dùng để đặt tít cho các công trình nghiên cứu Trương Lương nhưng đây hoàn toàn không phải là lối nghiên cứu theo hướng loại hình hoá nhân vật. Chẳng hạn, trong công trình nghiên cứu tương đối mới, đồ sộ về “tam kiệt” nhà Hán, có tên Trung Quốc tư tưởng gia bình truyện tùng thư, Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín bình truyện, do Khuông Á Minh chủ biên, ở chương 4: Mưu lược cái thế đích đế vương sư Lưu Hầu Trương Lương [229, tr.107], hoặc trong cuốn sách 10 đại mưu lược gia Trung Quốc, Tang Du biên soạn, Nhà xuất bản Văn học Việt Nam dịch đặt Trương Lương- đế vương sư [30, tr. 107]. Đọc kỹ phần viết về Trương Lương của hai cuốn sách này, đặc biệt là cuốn sách khá công phu do Khuông Á Minh chủ biên, các tác giả chỉ đơn thuần dùng từ đế sư đặt tít cho bài viết nhưng không triển khai theo phương pháp loại hình học mà miêu tả tiểu sử và sự nghiệp của Trương Lương. Cuốn 10 đại mưu lược gia Trung Quốc cũng đơn thuần lược tiểu sử và công lao của thập đại mưu lược gia, trong đó có Trương Lương đế sư. Về cơ bản, hướng nghiên cứu loại hình hoá và nghiên cứu Trương Lương với tư cách là một loại hình nhân cách trong hệ thống nhân vật anh hùng thời loạn chưa xuất hiện trong những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Ở Việt Nam, do định hướng nghiên cứu loại hình học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn nên trong những công trình nghiên cứu của các học giả đã bước đầu lý thuyết hoá loại hình nhân cách đế sư. Như đã chỉ ra, ông Trần Ngọc Vương là người mở đầu dùng thuật ngữ đế sư với ý nghĩa là một thuật ngữ khoa học chỉ một loại hình nhân cách trong lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hoá khu vực. Vì là người có ý thức quan tâm sớm nhất về vấn đề này, nên ông cũng là người tiên phong chỉ ra ở những nét phác thảo nhất đặc điểm của mẫu hình nhân cách văn hóa này. 13
- Trước tiên, theo ông, người anh hùng đế sư là một “tiểu loại” trong típ lớn hơn là người anh hùng thời loạn. Người anh hùng thời loạn gồm: anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và đế sư. “Về phần mình, chúng tôi muốn nói thêm rằng người hào kiệt như ở Phan Bội Châu là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn trong bối cảnh lịch sử thay đổi. Trước kia, đã từng tồn tại hai “tiểu loại” người anh hùng thời loạn; đó là người anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và “đế sư” [211, tr. 329]. Đồng thời ông cũng chỉ ra những điều kiện lịch sử xuất hiện người anh hùng thời loạn. “Cả hai tiểu loại anh hùng thời loạn này đều thường xuất hiện và phát triển trong bối cảnh xã hội rối loạn, triều đại chính thống đã rệu rã, sụp đổ hay bị đánh đổ, mà triều đình chính thống mới lại chưa ra đời hoặc còn tồn tại lay lắt. Chính vì thiếu vắng cái chính thống, mà trật tự kỷ cương trở nên không rõ ràng. Vắng thiếu cái chính thống, người ta mới đua nhau tự khẳng định, tự trở thành. Đích cuối cùng của người anh hùng thời loạn là xác lập nên cái chính thống mới và cùng với điều đó, họ trở thành những người tạo thời thế, lưu danh sử sách như là những người tác động biến đổi lịch sử.” [211, tr. 329 - 330]. Đi sâu hơn vào tiểu loại anh hùng đế sư, ông tiếp tục chỉ ra những điều kiện xuất hiện những lựa chọn của mẫu người này trong thời loạn – “Đội ngũ trí thức – nhà nho trước một thực tế đất nước “ba bè bẩy bối” đến dường kia, trước ngã năm ngã bảy của cuộc đời, tự nhiên rơi vào tình huống buộc phải lựa chọn. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể riêng của mỗi người mà sự lựa chọn ấy dẫn đến những số phận khác nhau, định hướng cuộc đời khác nhau, và cuối cùng, là những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, có những nét chung làm nền cho sự lựa chọn ấy. Số đông làm theo sự an bài đang tiếp diễn của số phận, không mấy băn khoăn về sự khác biệt giữa vua và chúa, vẫn hăm hở học hành, quyết khoa, xuất chính, phụng sự cho thế lực chính trị nào đang thống trị trên lãnh thổ mình sống. Trước, ai ở vùng đất Mạc thì tham gia kỳ thi của triều Mạc, ai ở vùng đất Lê thì tham dự kỳ thi do triều Lê tổ chức, mà sau, thì chúa Nguyễn, chúa Trịnh (dưới danh nghĩa nhà Lê) cùng đều đặn tổ chức các kỳ thi tìm người bổ sung vào bộ máy quản lý của mình. Cũng có người “chuyển vùng” để ứng thí, như dạng Phùng Khắc Khoan, tuy số người này thực cũng không đông. 14
- Mặc dù cũng từng là môn sinh cửa Khổng sân Trình, một số người – và số này, tuy số lượng không nhiều, nhưng lại thường là những nhân vật xuất sắc – không lựa chọn quyết liệt con đường khoa cử để cầu công danh, phú quý. Họ chủ động nhận định về thời cuộc, đi xa hơn ra khỏi khuôn sáo của lẽ phải thông thường, tính toán đến thực tế đang diễn ra trước mắt chứ không chỉ quy chiếu vào điều cần phải, chọn cho mình một lối ứng xử khác. Thấm nhuần Bắc sử, họ cũng biết được rằng, trong lịch sử Trung Quốc đã bao phen diễn ra thực tế này. Các mô hình ứng xử của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thường được đem ra luận bàn, lựa chọn cho một sự mô phỏng. Cao hơn thế, họ tìm cho mình một cách thức riêng, tuy về khách quan vẫn chưa vượt ra ngoài các khả năng ứng xử đã biết, nhưng đã định hướng tới việc vượt qua khỏi những lằn ranh giới đang có. Phản ánh đậm nét định hướng phát triển đó trong văn chương chính là hình ảnh người anh hùng thời loạn, một nhân vật đặc biệt hấp dẫn, mà rất tiếc từ trước tới nay vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã bị giới nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước bỏ quên. Lần đầu tiên trong công trình của mình, chúng tôi muốn dành một sự chú ý đúng mức cho loại hình nhân vật này.” [210, tr. 77 - 79]. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về người anh hùng đế sư, nhưng những nghiên cứu về người hào kiệt tự nhiệm của giáo sư Trần Đình Hượu cũng đề cập đến nhiều thuộc tính tương đồng với người đế sư trong truyền thống. Hay nói như ông Trần Ngọc Vương, người hào kiệt tự nhiệm là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn đã có từ trước. “Theo giáo sư Trần Đình Hượu giữa thế kỷ XIX khi cả dân tộc thất bại đau đớn trước những kẻ “mọi rợ phương Tây”, nhiều nhà nho đã bắt đầu hoài nghi đạo lý thánh hiền. Tư tưởng khá phổ biến trong các nhà nho là thấy cần con người anh hùng có tài hơn người thánh hiền chỉ có đức, cần người tự nhiệm hành động hơn là những người khiêm cẩn phục tùng… Trong tâm trí, Phan Bội Châu luôn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh người hào kiệt. Hào kiệt là người không tầm thường, hơn người, khác người xung quanh có thể vì đức, vì tài hay vì công nghiệp. Hào kiệt bao gồm cả thánh hiền và anh hùng. Tùy theo sự đòi hỏi của thời đại mà người 15
- hào kiệt được hình dung theo hướng người thánh hiền có đức hay người anh hùng có tài. Người hào kiệt mà Phan Bội Châu ấp ủ hồi còn trẻ mang tư tưởng trung nghĩa nên chưa tìm sự phân biệt với người thánh hiền. Tuy nhiên sắc thái đã khác trước! Thánh hiền xét về mặt phẩm chất đạo đức hay trung nghĩa, xét về mặt kết quả hành động là người, tuy cùng đem hết tâm trí tài năng ra làm việc đời, nhưng họ hành động theo chức năng, theo cương vị, theo đạo lý, họ cũng cần tính toán, nhưng tài trí tính toán là để thực hiện mệnh vua, mệnh trời, giữ đúng đạo lý. Họ vì nghĩa chứ không thị tài. Họ có cá tính rõ rệt, rất tự hào về mình nhưng hành động không lấy bản thân mình làm xuất phát điểm, không lấy cá nhân làm trung tâm. Trong xã hội phong kiến nó đối lập với cái đa tài, cái thị tài của người tài tử. Nó cá nhân hơn, có ý thức về mình, tự hào về tài trí, tuy rằng nó vẫn khác hẳn người tài tử trong quan niệm về cuộc đời. Đối với người hào kiệt như vậy, nước Ngô, nước Việt, vua Hán vua Hàn tuy vẫn có những quan hệ phải giải quyết theo nghĩa, nhưng đó cũng là những vật, những chỗ, những tình huống cho họ trổ tài thu xếp, sắp đặt. Tài trí không chỉ là hiểu biết mà là cơ mưu. Họ cũng còn hành động theo phận sự nhưng phận sự đó biến thành suy nghĩ, tình cảm riêng, thành những nỗi giận lớn, những mối thù lớn, tính toán lớn của riêng họ mà họ nuôi dưỡng, nung nấu trong hàng chục năm. Người hào kiệt tự nhiệm tự tin đứng lên trên cao, hành động theo chí lớn của mình. Nét đặc sắc ở họ không phải là những tim gan trung nghĩa vằng vặc như mặt trăng, mặt trời mà là những hoài bão lớn lao, mưu đồ sâu sắc, kín đáo ít người hiểu nổi. Họ là những cá nhân - không phải cá nhân chủ nghĩa tư sản nhưng không còn chỉ là cha, là con, là vua, là tôi nữa.” [211, tr. 329]. Trên đây cơ hồ là tất cả những nghiên cứu về người anh hùng đế sư ở Việt Nam. Những chỉ dẫn về điều kiện ra đời của nhân vật đế sư, đặc điểm của họ sẽ là những gợi ý quan trọng để luận án tiếp tục hoàn thiện những nghiên cứu về mẫu người này. Trong khi triển khai, luận án sẽ tiếp thu những luận điểm này, đồng thời đi sâu chỉ ra nhiều vấn đề khác liên quan đến mẫu hình này: như cội nguồn tư tưởng mẫu hình, đặc sắc mẫu hình, cấu trúc tư tưởng mẫu người này. 16
- 7.2. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương 7.2.1. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương ở Trung Quốc 7.2.1.1. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế chủ yếu xuất hiện dưới dạng những lời bình của các sử gia và những bình, vịnh, luận trong trước tác thi, từ, luận, phú. Tư Mã Thiên trong Sử ký: “Các học giả phần nhiều nói rằng không có quỷ thần. Nhưng lại nói rằng có tinh quái, đến như cụ già cho sách mà Lưu Hầu gặp thì cũng thực là lạ. Cao Tổ nhiều lần bị nguy khốn, thường nhờ ở công sức của Lưu Hầu, có thể nói là không có trời sao! Nhà vua nói: Bày mưu kế ở trong màn trướng, quyết định sự thắng lợi ở ngoài ngàn dặm, ta không bằng Tử Phòng. Tôi cho ông ta phải là người khôi ngô, lạ lùng lắm! Đến khi nhìn tranh, thấy ông ta mặt mũi như một người con gái đẹp! Khổng Tử nói: “Xét người bằng nét mặt thì sẽ lầm Tử Vũ”. Lưu Hầu cũng thế” [156, tr. 300]. Ban Cố cũng lặp lại Tư Mã Thiên trong Hán Thư: “Nghe Trương Lương là người dũng khí, cho rằng ông ta diện mạo kỳ khôi, ai ngờ tựa như phụ nữ. Khổng Tử nói “Xét người mà bằng nét mặt sẽ lầm Tử Vũ”. Các học giả hoài nghi là có quỷ thần, như Trương Lương nhận sách, kỳ lạ lắm sao. Hán Cao Tổ thường nguy khốn, nhờ công sức Trương Lương, có thể nói không có trời sao” [Hán Thư, quyển 40, tr. 676]. Tư Mã Quang trong Tư trị thông giám viết: “Trời sinh ra con người có sống có chết, cũng như trời có đêm có ngày, đó là một điều rất tự nhiên, không thể chống cự lại được. Từ cổ chí kim, chưa ai thoát ra khỏi quy luật đó để tồn tại một mình trên đời cả. Với tài ăn nói thấu tình đạt lý của Tử Phòng, tất nhiên biết chuyện thần tiên chỉ là chuyện mù mờ không có thực, nhưng ông lại bảo mình đi theo Xích Tùng Tử để chu du khắp thiên hạ, cho thấy ông đúng là người thông minh, khôn khéo. Phải xem công danh như thế nào, chính là một vấn đề khó xử nhất của người làm bề tôi. Trong số tam kiệt được Hán Cao Tổ khen tặng, Hoài Âm Hầu Hàn Tín bị giết, Thừa tướng Tiêu Hà bị tống giam vào ngục, điều đó chẳng phải họ sau khi được công to mà không biết dừng bước đấy sao? Cho nên Tử Phòng lấy cớ đi theo thần tiên, rời bỏ nhân gian, sống cuộc đời siêu thoát bên ngoài thế tục, xem công danh 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 168 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 209 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 160 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 132 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 46 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
165 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 117 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 111 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 28 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 135 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 51 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn