VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGHIÊM THỊ HỒ THU<br />
<br />
VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH<br />
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM<br />
<br />
Ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 9 22 01 21<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
1.GS Phong Lê<br />
2. PGS.TS Lưu Khánh Thơ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết<br />
quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì<br />
công trình nào khác.<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
Nghiêm Thị Hồ Thu<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 6<br />
1.1. Tổng quan về văn học hiện đại Việt Nam và sự xuất hiện của nhà văn Ngọc Giao ... 6<br />
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả Ngọc Giao .......................................... 20<br />
CHƯƠNG 2. VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI THẾ<br />
KỈ XX ........................................................................................................................... 32<br />
2.1. Cơ sở hình thành văn xuôi Ngọc Giao . ................................................................. 32<br />
2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Ngọc Giao ........................................................... 40<br />
2.3. Quan niệm nghệ thuật Ngọc Giao .......................................................................... 55<br />
CHƯƠNG 3. ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT VĂN XUÔI NGỌC GIAO TRONG<br />
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ................................................. 61<br />
3.1 Những đề tài chính trong văn xuôi Ngọc Giao ....................................................... 61<br />
3.2. Thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn xuôi Ngọc Giao ....... 77<br />
CHƯƠNG 4. NGƯỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU VĂN XUÔI<br />
NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ........... 107<br />
4.1 Người kể chuyện trong văn xuôi Ngọc Giao<br />
<br />
.................................................. 107<br />
<br />
4.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao ................................ 121<br />
4.3. Giọng điệu trong văn xuôi Ngọc Giao ................................................................. 131<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................... 151<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 152<br />
PHỤ LỤC .. ................................................................................................................ 163<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1.1. Văn học Việt Nam thế kỷ XX đã trải qua một thời kỳ vận động và phát<br />
triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc và đạt được nhiều thành tựu<br />
rực rỡ. Đó là giai đoạn văn học dân tộc đứng trước hai yêu cầu là cách mạng hóa và<br />
hiện đại hóa. Thực hiện được những yêu cầu đó, văn học thế kỷ XX đã tiếp tục đưa<br />
nền văn học nước nhà vươn đến những tầm cao mới với một quy mô ngày càng<br />
phong phú, đa dạng trong những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI.<br />
Sự phát triển của các trào lưu, xu hướng văn học, nhất là trong giai đoạn 1930-1945<br />
đã đem đến những “mùa gặt” và tạc vào lịch sử văn chương Việt Nam “một thế hệ<br />
vàng”. Làm nên diện mạo và khẳng định vị thế của văn học, yếu tố quan trọng và<br />
tiên quyết đó chính là đội ngũ tác giả - lực lượng sáng tác. Vì vậy, nghiên cứu, tìm<br />
hiểu, phát hiện những giá trị văn chương trong từng tác giả với hệ thống các tác<br />
phẩm của họ luôn là việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình tiếp cận một nền<br />
văn học.Việc đánh giá lại một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại có đóng góp<br />
cho tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là điều cần thiết<br />
1.2. Là một tác giả có vị trí quan trọng trong tòa soạn Tiểu thuyết thứ Bảy - tờ<br />
báo phổ thông ra hàng tuần trong đời sống văn học trước 1945, Ngọc Giao là một<br />
cây bút sung sức và quen thuộc với độc giả đương thời. Với một khối lượng tác<br />
phẩm tương đối lớn và phong cách văn chương giàu mỹ cảm, hướng tới lý tưởng<br />
nhân văn đậm chất trữ tình mà cũng giàu chất hiện thực, Ngọc Giao xứng đáng là<br />
nhà văn hiện đại góp phần tạo dựng diện mạo văn học nước nhà thế kỷ XX, nhất là<br />
giai đoạn 1930-1945 cũng như bộ phận văn học khu vực đô thị Hà Nội tạm chiếm<br />
1947-1954. Do đó, sự nghiệp văn chương của nhà văn Ngọc Giao cần được tìm hiểu<br />
và nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn về một phong cách tác giả đã góp phần làm cho<br />
văn học hiện đại Việt Nam thêm phong phú. Đó cũng là cơ sở để rút ra những nhận<br />
định mang tính chất lý luận về một thời kỳ văn học, một giai đoạn văn học.<br />
1.3. Mặc dù Ngọc Giao là một cây bút đã đem đến cho độc giả những giá trị<br />
văn học không thể phủ nhận nhưng do cách nhìn nhận, sự đánh giá đôi khi còn chủ<br />
quan, phiến diện, số phận văn chương Ngọc Giao đã phải trải qua nhiều thăng trầm,<br />
sóng gió. Có một quá trình sáng tác xuyên suốt thế kỷ nhưng giai đoạn 1945 -1985<br />
những đóng góp của ông hoàn toàn bị khuất lấp bởi những quy kết và phê phán khắc<br />
<br />
1<br />
<br />
nghiệt. Đó cũng là lý do Ngọc Giao gác bút trong một khoảng thời gian khá dài và<br />
người đọc dần quên lãng, xa lạ với nhà văn. Đặc biệt là nhà văn có đời văn trải dài<br />
dọc thế kỷ XX, Ngọc Giao là một trong số ít các tác giả nổi danh từ trước 1945 và<br />
vẫn tiếp tục cống hiến chút sinh lực cuối đời cho nghiệp viết như một sự hồi sinh<br />
mãnh liệt. Đứng trong hàng ngũ những nhà văn cùng thời như Thạch Lam, Thanh<br />
Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...có thể nói Ngọc Giao<br />
là nhà văn có sức sống và sức viết tiềm tàng đáng ngưỡng mộ. Nếu như trước 1945,<br />
bạn đọc từng xúc động, ám ảnh với những trang truyện ngắn đầy tính nhân văn của<br />
Ngọc Giao thì vì những lý do riêng của hoàn cảnh lịch sử mà những đóng góp đáng<br />
quý của Ngọc Giao trong giai đoạn sáng tác 1947 - 1954 với nhiều tác phẩm có giá<br />
trị của văn học ở Hà Nội bị tạm chiếm đã bị lãng quên, kéo theo đó là sự thờ ơ, phủ<br />
nhận, quy chụp về nội dung, tư tưởng của tác phẩm khiến cho tên tuổi Ngọc Giao bị<br />
khuất lấp và cũng là hệ lụy cho quãng đời trầm lặng của Ngọc Giao cho đến những<br />
năm 90 của thế kỷ XX. Cũng chính bởi "sự quên" đó, điểm lại lịch sử nghiên cứu về<br />
tác giả Ngọc Giao, chúng tôi thấy số lượng các bài viết chưa nhiều, một số công trình<br />
nghiên cứu chưa được chỉnh thể, hệ thống, đầy đủ về văn xuôi Ngọc Giao. Vì vậy,<br />
việc nghiên cứu và đánh giá để phục dựng một chân dung văn học đã có những đóng<br />
tích cực cho dòng văn xuôi hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hiện trạng nghiên cứu<br />
hiện nay về Ngọc Giao là một việc cần thiết để bù lấp khoảng trống văn học sử giúp<br />
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả và diện mạo nền văn học nước nhà.<br />
Luận án hoàn thành hy vọng sẽ góp phần phục dựng một chân dung văn học<br />
không thể không nói đến trong nền văn học Việt Nam hiện đại và góp thêm một tài<br />
liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học nói chung và<br />
tìm hiểu tác giả Ngọc Giao nói riêng.<br />
Vì những cơ sở lý luận và thực tế trên, theo chúng tôi, việc thực hiện đề tài<br />
Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam là cần thiết và<br />
mang tính khả thi.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1 Mục đích nghiên cứu<br />
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến mục đích:<br />
- Đặt văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại để<br />
thấy được văn nghiệp của tác giả với những thành công và giới hạn cũng như bước<br />
<br />
2<br />
<br />