intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân trên báo chí Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

37
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân trên báo chí Việt Nam; Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân trên báo chí Việt Nam hiện nay; Quá trình xây dựng và truyền tải hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân trên báo điện tử Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân trên báo chí Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU TRANG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp báo điện tử Vnexpress.net và Cand.com.vn) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI – 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU TRANG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp báo điện tử Vnexpress.net và Cand.com.vn) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 30 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN 2. TS. NHẠC PHAN LINH HÀ NỘI - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phan Thị Thu Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận án xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: GS.TS Nguyễn Đình Tấn và TS. Nhạc Phan Linh, những người thầy luôn tâm huyết, rất trách nhiệm đã cùng đồng hành với tác giả từ khi bắt đầu ý tưởng cho đến khi hoàn thiện luận án. Những lời động viên, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy chính là động lực lớn nhất để tác giả có thể hoàn thành và công bố sản phẩm khoa học này. Các thầy, cô giáo tại cơ sở đào tạo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, luôn tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, luôn sẵn sàng trao đổi khoa học để tác giả có thể hoàn thành 03 năm học tập và thực hiện thành công luận án này. Ban Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân đã tạo điều kiện cho tôi được đi học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới gia đình, các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… đã luôn chia sẻ, giúp đỡ, động viên để tác giả nỗ lực hoàn thành luận án này. PHAN THỊ THU TRANG
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CAND : Công an nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa LLVT : Lực lƣợng vũ trang XDLL : Xây dựng lực lƣợng CSGT : Cảnh sát giao thông CBĐ : Cái biểu đạt CĐBĐ : Cái đƣợc biểu đạt
  6. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÌNH TƢỢNG NGƢỜI CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM 18 1.1. Nhóm tài liệu về xây dựng lực lƣợng, xây dựng hình tƣợng chiến sĩ Công an nhân dân 18 1.2. Nhóm tài liệu về nghiên cứu báo chí với hình ảnh ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU HÌNH TƢỢNG NGƢỜI CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 32 2.1. Cơ sở xác lập nhận thức về hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân 32 2.2. Khái niệm hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân 46 2.3. Báo chí, báo điện tử Việt Nam và vai trò truyền thông hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân 56 2.4. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân trên báo chí 62 Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH TƢỢNG CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 75 3.1. Mô hình cơ chế xây dựng hình tƣợng nhân vật trên truyền thông 75 3.2. Thông điệp về hình tƣợng ngƣời chiến sĩ công an nhân dân trên báo điện tử vnexpress.net và cand.com.vn 86 Chƣơng 4: SỰ QUAN TÂM CỦA CÔNG CHÚNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÌNH TƢỢNG CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 112 4.1. Sự quan tâm của công chúng về hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân trên báo điện tử 112 4.2. Những yếu tố tác động đến hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân trên báo điện tử 126
  7. v 4.3. Giải pháp hƣớng đến xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân trên báo điện tử Việt Nam hiện nay 140 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình ảnh 2.1. Lực lƣợng CAND tham gia chữa cháy, cứu nạn ngƣời dân và ý kiến bình luận của bạn đọc báo Vnexpress.net 42 Hình ảnh 2.2. Lực lƣợng CAND tăng cƣờng tổ đặc nhiệm 141 trấn áp tội phạm, nhận đƣợc sự đón nhận của nhân dân 43 Hình ảnh 2.3. 20 Cảnh sát giao thông bị phát hiện nhận mãi lộ và các ý kiến của công chúng 44 Hình ảnh 3.1. Công an đang khám nghiệm hiện trƣờng vụ Bốn ngƣời trong gia đình bị sát hại ở Lào Cai trong chuyên mục Hồ sơ phá án trên Vnexpress.net 91 Hình ảnh 3.2. Cơ quan điềm tra khám nghiệm vụ dùng súng bắn ngƣời để trả thù mâu thuẫn, trong chuyên mục Pháp luật trên Cand.com.vn 91 Hình ảnh 3.3. Các tin bài về lòng trung thành của lực lƣợng CAND thƣờng đƣợc đề cập trực tiếp 95 Hình ảnh 3.4. Tiêu đề bài báo không phù hợp với xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND 98 Hình ảnh 3.5. Cảnh sát giao thông giúp dân vƣợt điểm ngập 100 Hình ảnh 3.6. Những hình ảnh đẹp, nhân văn của cán bộ, chiến sĩ CAND 101 Hình ảnh 3.7. Chiến sĩ Trần Tuấn Thanh, thuộc đơn vị PCCC quận 8, TPHCM bị bỏng tuột da tay khi đang cố gắng dập lửa tại đám cháy chung cƣ Carina. 101 Hình ảnh 3.8. Bức ảnh “Giúp ngƣời già” đoạt giải A gây tranh cãi 102 Hình ảnh 3.9. Ý kiến phản hồi của ngƣời đọc xung quanh việc cảnh sát nhảy lên capô 103 Hình ảnh 3.10. Những thông tin báo chí về sự dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ CAND trên Vnexpress.net và Cand.com.vn 106 Hình ảnh 3.11.Báo điện tử thƣờng xuyên truyền thông về sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, hiện đại trong xây dựng lực lƣợng 108
  9. vii Hình ảnh 4.1. Thủ đoạn của các thế lực thù địch khi sử dụng facebook để kêu gọi biểu tình, gây rối trật tự công cộng 131 Hình ảnh 4.2. Một trang mạng phản động đƣa tin và kích động nhân dân xuống đƣờng để biểu tình, sẵn sàng chống lại lực lƣợng chức năng ở Phan Rí Cửa, Bình Thuận hôm 10/6/2018. 132 Hình ảnh 4.3. Mạng xã hội Facebook đăng những hình ảnh đẹp về chiến sĩ CAND 133 Hình ảnh 4.4. Vnexpress.net thƣờng tập trung vào thông điệp về sự kiên quyết, tính kỷ luật và sự mƣu trí, dũng cảm, hy sinh của chiến sĩ Công an nhân dân 137 Hình ảnh 4.5. Cách đƣa tin khác nhau giữa Vnexpress.net và Cand.com.vn 138
  10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung phân tích 7 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ "siêu ký hiệu" của R. Barthes 52 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Quy trình biểu tƣợng hóa 75 Sơ đồ 3.2. Cơ chế hình thành và tƣơng tác nhân vật biểu tƣợng trên báo chí truyền thông 77 Sơ đồ 3.3 - Mô hình cơ chế xây dựng hình tƣợng chiến sĩ CAND trên báo chí 79
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ra đời từ trong lòng cuộc cách mạng tháng 8 lịch sử năm 1945, lực lƣợng CAND đã thể hiện sự anh dũng, gan dạ, mƣu trí kịp thời trong những cuộc chiến gian khổ, đập tan mọi âm mƣu thâm độc, các hoạt động phản cách mạng để một lòng bảo vệ Đảng và chính quyền dân chủ nhân dân còn non trẻ. Trong suốt chặng đƣờng cách mạng cam go, khốc liệt sau đó, luôn có những dấu ấn không thể phai mờ chính là những chiến công oanh liệt của lực lƣợng CAND. Những chiến công đó đã tạc vào lịch sử hình tƣợng của những chiến sĩ CAND nhƣ Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Lợi, Bùi Thị Cúc, Trần Công Dũng, Mai Thị Rân,… Danh hiệu “Công an nhân dân” gắn liền với trọng trách lịch sử bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân của lực lƣợng Công an Việt Nam, làm nên tên tuổi, hình tƣợng về ngƣời chiến sĩ Công an cách mạng của Đảng, của Nhà nƣớc và của nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh chịu nhiều tác động từ nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, quá trình mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa, sự thay đổi về trình độ nhận thức, những yêu cầu, đòi hỏi, k vọng từ xã hội cũng tăng lên đã đặt ra những thách thức trong xây dựng, gìn giữ và phát triển hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND. Một trong những phƣơng thức để truyền tải thông điệp, xây dựng hình tƣợng về ngƣời chiến sĩ CAND chính là thông qua báo chí truyền thông. Báo chí truyền thông trở thành một công cụ đắc lực để từ việc truyền tải, đăng tải các thông tin, hình ảnh liên quan tới cán bộ, chiến sĩ CAND sẽ nhằm lan tỏa và tác động tới nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm của nhân dân, từng bƣớc xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND. Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ kết hợp với kỷ nguyên bùng nổ thông tin khi mạng thông tin toàn cầu internet phát triển mạnh mẽ đã trở thành một trong những công cụ đắc lực để các thế lực thù địch lợi dụng, truyền tải những luận điệu xuyên tạc, trái chiều về ngƣời chiến sĩ CAND. Từ đó, dẫn đến tâm lý hoang mang, tiêu cực và thiếu hợp tác, ủng hộ của một bộ phận quần chúng nhân dân đối với lực lƣợng CAND trong khi thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
  12. 2 Kỷ nguyên công nghệ thông tin đã trao cho mọi ngƣời cơ hội nhiều hơn để trở thành những “nhà báo công dân” trên mạng xã hội. Mạng xã hội hay truyền thông xã hội phát triển nhanh, mạnh và lấn át tất cả các loại hình báo chí khác trong hệ thống thông tin đại chúng. Khi đó, sự ra đời của báo mạng điện tử sau đây gọi tắt là báo điện tử đã trở thành một tất yếu. Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn đều có phiên bản báo điện tử; đồng thời, các cơ quan báo chí khác cũng đang trong lộ trình xây dựng và hình thành phiên bản điện tử để mở rộng quy mô, cung cấp thông tin đến đông đảo bạn đọc. Mặc dù xuất hiện rất lâu sau báo in, ra đời muộn hơn báo phát thanh, báo truyền hình, nhƣng báo điện tử đại diện cho xu thế truyền thông mới - xu thế tiếp nhận sản ph m báo chí của công chúng với khả năng tích hợp những ƣu điểm nổi bật của các loại hình báo chí khác nhƣ báo viết, báo nói, báo truyền hình. Theo thống kê, tại Việt Nam, số ngƣời sử dụng internet là hơn nửa dân số chiếm 67%) [79] cho thấy tƣơng lai của báo chí đƣợc k vọng sẽ là sự “soán ngôi” của báo điện tử. Công chúng có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin về mọi mặt đời sống xã hội và thực hiện tƣơng tác phản hồi với báo chí ngay trên môi trƣờng internet. Báo điện tử đƣợc coi là một công cụ truyền thông hiện đại, đại diện cho báo chí cách mạng Việt Nam, phục vụ đắc lực cho việc truyền tải những thông tin chính thống trong bối cảnh “gạn đục, khơi trong” những thông tin “lề trái, lề phải”. Với những ƣu thế vƣợt trội của báo điện tử trong hệ thống các loại hình báo chí, để tiến trình xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND đạt tới biểu tƣợng, chúng ta không thể bỏ qua những đóng góp quan trọng của báo điện tử với những cơ chế truyền thông đặc thù nhằm hình thành nên trong tƣ tƣởng, nhận thức và tình cảm của nhân dân sự ghi nhận những cống hiến, hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ CAND vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đã có rất nhiều vụ việc tiêu cực liên quan tới cán bộ, chiến sĩ CAND chủ yếu xuất hiện qua mạng xã hội, nhƣng là loại thông tin thô chƣa qua xử lý, xác minh, kiểm duyệt và nhanh chóng đƣợc đăng tải trên các tờ báo điện tử thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Việc làm này có thể gây những tác động, ảnh hƣởng lớn tới uy tín của cán bộ, chiến sĩ CAND, làm
  13. 3 giảm sút niềm tin và tình cảm của quần chúng nhân dân với lực lƣợng Công an Việt Nam. Ngày 19/4/2019, tờ báo điện tử news.zing.vn đã đăng tải một đoạn clip với tít bài “CSGT đá thẳng mặt 2 thanh niên sau vụ tông xe ở Sài Gòn”, tiếp sau đó, các báo điện tử nhƣ baomoi.com, baophapluat.vn, laodong.vn cũng đƣa tin với tít bài nhƣ vậy. Cách truyền đạt thông điệp này có tác động tâm lý tiêu cực tới phán đoán, cảm nhận, đánh giá của ngƣời dân về những ngƣời đang thực thi nhiệm vụ. Sự việc sau đó đƣợc cơ quan chức năng xác định là CSGT đang trấn áp “quái xế” đua xe, chạy ngƣợc chiều, sẵn sàng đâm vào ngƣời đi đúng đƣờng, đúng chiều, gây tai nạn và có ý định bỏ trốn. Nhƣ vậy, có thể thấy, một trong những lý do khiến cho một bộ phận quần chúng nhân dân có những nhận thức phiến diện, thiếu thiện cảm dành cho lực lƣợng CAND có thể đến từ các thông điệp truyền thông. Từ những luận giải ban đầu trên đây, tác giả thực hiện nghiên cứu này với mong muốn tìm hiểu: những thông tin về ngƣời chiến sĩ CAND đƣợc báo chí phản ánh nhƣ thế nào Thái độ của công chúng đối với những thông điệp mà báo chí mang lại Mà cụ thể ở đây, tác giả muốn tập trung vào loại hình báo điện tử để làm rõ hơn với trách nhiệm và vai trò báo chí chính thống, báo điện tử đã xây dựng cơ chế truyền tải những thông điệp nhƣ thế nào để giúp cho cộng đồng và xã hội nói chung có nhận thức đúng về lực lƣợng CAND trong tình hình mới, giúp ngƣời dân “tự đề kháng” với các luận điệu sai trái, những luồng thông tin sai lệch đang hằng ngày, hằng giờ lan tràn thiếu kiểm soát. Nhằm không ngừng xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu thông điệp truyền thông cần phải đƣợc phân tích một cách khách quan để tìm ra những điểm đóng góp tích cực của nhà truyền thông để phát huy; và những thông điệp truyền thông còn sai lệch để điều ch nh kịp thời, tránh gây thêm những định kiến không đáng có, làm suy giảm tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với lực lƣợng CAND. Do đó, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu “H nh tƣợng ngƣời chiến s C ng an nh n n tr n chí Việt Na hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xã hội học, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính ứng dụng thực tiễn sâu sắc.
  14. 4 2. Mục đích nhiệ vụ nghi n cứu của uận n 2.1. Mục đích nghi n cứu Tìm hiểu cơ chế hình thành và nội dung hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND đƣợc thể hiện trên báo chí Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp xây dựng, củng cố và truyền tải hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo điện tử nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung nhằm góp phần tăng cƣờng thiện cảm, tin cậy và ủng hộ của công chúng đối với lực lƣợng CAND; đồng thời, góp phần xây dựng biểu tƣợng lực lƣợng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ. 2.2. Nhiệ vụ nghi n cứu Nhằm đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: (1) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, truyền tải hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí Việt Nam hiện nay. 2 Xây dựng mô hình lý thuyết về cơ chế tạo dựng và truyền tải hình tƣợng ngƣời chiến sĩ Công an nhân dân trên báo chí dƣới góc độ xã hội học và các tiếp cận khoa học liên ngành. 3 Khảo sát phƣơng thức truyền tải và nội dung thông điệp về hình tƣợng chiến sĩ CAND trên báo chí Việt Nam hiện nay. 4 Diễn giải và phân tích cơ chế hình thành hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí Việt Nam hiện nay. 5 Nghiên cứu sự tiếp cận và mức độ ghi nhận hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND qua báo chí từ phía công chúng. 6 Đánh giá mức độ hiệu quả, các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình truyền thông về hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND. 7 Đề xuất giải pháp xây dựng, củng cố và truyền tải hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí nhằm góp phần tăng cƣờng sự thiện cảm, tin cậy và ủng hộ của công chúng đối với lực lƣợng CAND; đồng thời, góp phần xây dựng biểu tƣợng lực lƣợng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ.
  15. 5 3. Đối tƣợng kh ch thể phạ vi nghi n cứu 3.1. Đối tƣợng nghi n cứu Cơ chế hình thành và nội dung hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí Việt Nam hiện nay. 3.2. Kh ch thể nghi n cứu - Các tin, bài, hình ảnh liên quan đến các chiến sĩ CAND đƣợc đăng tính từ tháng 1/2016 đến tháng12/2017, trên 2 trang báo mạng điện tử gồm: http://vnexpress.net, www.cand.com.vn. Trong đó tác giả mở rộng một số dẫn chứng đến năm 2019 để cập nhật tình hình thực tế. - Công chúng báo điện tử ở Hà Nội. - Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia về truyền thông, cán bộ, chiến sĩ CAND. 3.3. Phạ vi nghi n cứu 3.3.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Báo chí Việt Nam có nhiều loại hình nhƣ báo in, báo nói, báo hình. Tuy nhiên, với việc phát triển chiếm ƣu thế của báo điện tử Việt Nam nhƣ hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn đều có phiên bản báo điện tử; đồng thời, các cơ quan báo chí khác cũng đang trong lộ trình xây dựng và hình thành phiên bản điện tử; thông tin trên các loại hình báo chí khác thậm chí xuất hiện sau báo điện tử. Chính vì vậy, có thể coi báo điện tử là một công cụ truyền thông hiện đại, đại diện cho báo chí cách mạng Việt Nam. Trong nghiên cứu của luận án, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích các nội dung thông tin liên quan tới ngƣời chiến sĩ CAND trên hai tờ báo điện tử Cand.com.vn và Vnexpress.net. (Lý do lựa chọn 2 tờ báo điện tử này, xin theo dõi ở phần 5.2.2.2) 3.3.2. Phạm vi không gian nghiên cứu - Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Hà Nội - Các dữ liệu khảo sát về hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND đƣợc thực hiện trên môi trƣờng internet thông qua hai trang báo mạng điện tử http://vnexpress.net, www.cand.com.vn
  16. 6 3.3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu 01/2016 –12/2017. Có mở rộng cập nhật tình hình tới 2019. 4. Giả thuyết nghi n cứu và khung phân tích 4.1. Giả thuyết nghi n cứu Giả thuyết 1: Hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí chủ yếu theo chiều hƣớng tích cực do thực hiện các nhiệm vụ chính trị đối với Đảng và Nhà nƣớc. Giả thuyết 2: Các cơ chế truyền tải hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí có thể mang lại hiệu ứng ngƣợc khiến công chúng trở nên ít tin tƣởng, thiếu quan tâm vào những tin bài ca ngợi. Giả thuyết 3: Hiệu quả của truyền thông trên báo chí về hình tƣợng chiến sĩ CAND chƣa cao do ảnh hƣởng của một số thông tin tiêu cực từ truyền thông xã hội và do những ấn tƣợng, trải nghiệm thiếu tích cực của cá nhân về lực lƣợng CAND. Giả thuyết 4: Nội dung hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí ít chịu ảnh hƣởng bởi sự quan tâm của công chúng 4.2. Khung phân tích
  17. 7 (A)BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ LỰC LƢỢNG CAND (i)Cơ sở chính trị pháp lý về CAND - Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời k quá độ lên chủ nghĩa xã hội; văn kiện Đại B THÔNG ĐIỆP VỀ HÌNH hội Đảng (D)HÌNH TƢỢNG TƢỢNG CHIẾN SĨ CAND - 6 điều Bác Hồ dạy CAND; 5 lời thề danh dự CHIẾN SĨ CAND của CAND *Lòng Trung thành với TRÊN BÁO CHÍ - Quan điểm của Đảng ủy Công an Trung (iv) Đảng và Nhà nƣớc VIỆT NAM ƣơng về xây dựng lực lƣợng CAND Thông - Các văn bản pháp lý khác XHCN *Sự Tận tụy kính CƠ CHẾ XÂY tin, hình DỰNG VÀ ảnh trọng ễ phép với nhân HÌNH dân, vì nhân dân phục vụ THÀNH chiến sĩ *Sự Kiên quyết ƣu trí CAND (ii) Vai trò thực tiễn của ực ƣợng CAND ũng cả trong đấu tranh, trên - Đối với Đảng và Nhà nƣớc phòng chống tội phạm và mạng xã các thế lực thù địch NỘI DUNG - Đối với nhân dân hội HÌNH *Sự Trong sạch vững TƢỢNG ạnh chính quy, hiện đại trong xây dựng lực (iii) Nhận thức, quan điểm, thái độ của ngƣời lƣợng dân về lực lƣợng CAND - Về điểm tích cực - Về điểm hạn chế (C)SỰ QUAN TÂM CỦA CÔNG CHÚNG - Mối quan hệ giữa nhận thức, quan điểm, thái độ của ngƣời dân với việc xây dựng Mức độ, phƣơng thức tiếp Mức độ tƣơng tác, phản hồi hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND nhận/ thị hiếu thông tin Sơ đồ 1.1. Khung ph n tích
  18. 8 L ại iến số Tha t c iến số Biến độc ập (A): yếu tố nguồn phát nơi truyền dẫn thông tin chính là biến số độc lập giúp truyền tải những thông điệp về chiến sĩ CAND. Từ các thông điệp đó hƣớng tới xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí. Báo chí truyền thông - Số lƣợng tin/bài/ ảnh liên quan đến chiến sĩ CAND về lực lƣợng CAND - Nội dung đăng tải - Phƣơng thức đăng tải - Cơ chế tiếp nhận phản hồi - Cơ chế tƣơng tác với công chúng Biến trung gian (B C): Để hình thành nên hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí, từ nguồn phát truyền đi những thông điệp về chiến sĩ CAND nhóm B . Cơ sở để hình thành nên những thông điệp đó xuất phát từ i cơ sở chính trị pháp lý về CAND, ii vai trò thực tiễn của lực lƣợng CAND, iii nhận thức, quan điểm của ngƣời dân. Trong đó đặc biệt góp phần hình thành nên nhóm B là i và ii . Các thông điệp về chiến sĩ CAND B , nhận thức, quan điểm của ngƣời dân iii , thông tin, hình ảnh chiến sĩ CAND trên mạng xã hội iv là 3 yếu tố hình thành nên biến trung gian C sự quan tâm của công chúng. Thông điệp về hình - Lòng trung thành với với Đảng và Nhà nƣớc XHCN tƣợng chiến sĩ CAND - Sự tận tụy, kính trọng, lễ phép với nhân dân, vì nhân dân phục vụ - Sự kiên quyết, mƣu trí, dũng cảm trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và các thế lực thù địch - Sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, hiện đại trong xây dựng lực lƣợng Sự quan tâm của công - Mức độ tiếp nhận thông tin chúng - Mức độ ghi nhận thông tin - Mức độ tƣơng tác với thông tin - Sự phản hồi thông tin
  19. 9 Biến phụ thuộc (D): Qua việc các cơ quan báo chí truyền thông truyền tải thông điệp về ngƣời chiến sĩ CAND, thấy đƣợc sự quan tâm của công chúng đối với các thông điệp đó, sẽ hình thành nên hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí. Biến số phụ thuộc D gồm có 2 thành tố để đo lƣờng D1. Cơ chế hình thành Cơ chế hình thành đƣợc làm rõ qua việc phân tích các hình tƣợng ngƣời chiến cơ quan báo chí sử dụng 4 tiểu cơ chế sau: sĩ CAND trên báo chí. - Cơ chế thiết lập chƣơng trình nghị sự - Cơ chế đóng khung hình ảnh - Cơ chế thiết lập vị thế, vai trò - Cơ chế tƣơng tác luận biểu trƣng D2. Nội dung hình Đây là sự phản ánh biến trung gian B thông điệp về tƣợng chiến sĩ CAND Biến can thiệp i Cơ sở chính trị pháp - Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời k quá độ lên lý về CAND chủ nghĩa xã hội; văn kiện Đại hội Đảng - 6 điều Bác Hồ dạy CAND; 5 lời thề danh dự của CAND - Quan điểm của Đảng ủy Công an Trung ƣơng về xây dựng lực lƣợng CAND - Các văn bản pháp lý khác ii Vai trò thực tiễn - Đối với Đảng và Nhà nƣớc của lực lƣợng CAND - Đối với nhân dân iii Nhận thức, quan - Về điểm tích cực điểm, thái độ của ngƣời - Về điểm hạn chế dân về lực lƣợng -Mối quan hệ giữa nhận thức, quan điểm, thái độ của CAND ngƣời dân với việc xây dựng hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND (iv) Thông tin, hình ảnh ngƣời chiến sĩ CAND trên mạng xã hội.
  20. 10 5. Cơ sở ý uận và phƣơng ph p nghi n cứu của uận n 5.1. Cơ sở ý uận - Luận án sử dụng phƣơng pháp luận tiếp cận đối tƣợng từ những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng; - Từ cơ sở chính trị - pháp lý Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời k quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Các văn kiện đại hội Đảng, 6 điều Bác Hồ dạy CAND, 5 lời thề danh dự của CAND Việt Nam, quan điểm của Đảng ủy Công an Trung ƣơng, các văn bản pháp lý khác , vai trò thực tiễn của lực lƣợng CAND; nhận thức, quan điểm, thái độ của ngƣời dân về lực lƣợng CAND làm nền tảng cho quá trình phân tích nội dung thông điệp. - Vận dụng hệ thống các lý thuyết xã hội học nhƣ: lý thuyết chức năng, lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng; lý thuyết vị thế, vai trò và các lý thuyết truyền thông nhƣ: lý thuyết thiết lập chƣơng trình nghị sự, lý thuyết đóng khung hình ảnh trong quá trình phân tích đánh giá cơ chế xây dựng và truyền tải hình tƣợng ngƣời chiến sĩ CAND trên báo chí. 5.2. Phƣơng ph p nghi n cứu 5.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu 5.2.2.1. Phân tích tài liệu định tính: Luận án tiến hành khảo sát các công trình khoa học, sách, giáo trình; các tài liệu, bài báo, thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu tại các thƣ viện, các trƣờng đại học, các cơ quan báo chí truyền thông và trên mạng Internet. 5.2.2.2. Phân tích tài liệu định lượng: Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung định lƣợng để khảo sát các tin/ bài tìm đƣợc liên quan đến chiến sĩ CAND trên 2 trang báo mạng điện tử http://vnexpress.net, www.cand.com.vn đƣợc công bố từ tháng 01/2016 cho đến tháng 12/2017. Trong đó, các tiêu chí để lựa chọn các tờ báo điện tử nhƣ sau: - Các tờ báo có các bài viết liên quan tới chủ đề nghiên cứu - Có báo của ngành Công an và báo ngoài ngành. * Sơ lƣợc các báo điện tử đƣợc lựa chọn vào mẫu nghiên cứu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2