intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Cần Thơ hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Cần Thơ hiện nay" nhằm phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của NCT ở thành phố Cần Thơ, luận án đề xuất các kiến nghị hàm ý chính sách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT ở TPCT trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Cần Thơ hiện nay

  1. i MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP .................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ........................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 9 1.2. Khoảng trống và những gợi mở cho nghiên cứu của Luận án ................. 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ......................................................................................................... 29 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 48 2.3. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 58 Chương 3: THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................. 66 3.1. Cách thức sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở thành phố Cần Thơ............................................................................................................ 66 3.2. Nhận diện khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở thành phố Cần Thơ........................................................................................... 69 Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ KIẾN NGHỊ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................... 111 4.1. Nhóm các yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi .................................................................................. 111 4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ........................................................................ 142 4.3. Kiến nghị hàm ý chính sách.................................................................... 156 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 167 DANH MỤC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................... 185 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 187
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu và kết quả phân tích của Luận án là do tác giả thực hiện một cách độc lập. Tất cả thông tin, số liệu trong Luận án đều đảm bảo tính khách quan, khoa học, logic và các trích dẫn được đảm bảo theo đúng quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin trong Luận án. Tác giả PHAN THUẬN
  3. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CLB : Câu lạc bộ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long KMSDTG : Khuôn mẫu sử dụng thời gian NCT : Người cao tuổi 60+ : 60 tuổi trở lên 65+ : 65 tuổi trở lên 70+ : 70 tuổi trở lên 80+ : 80 tuổi trở lên TPCT : Thành phố Cần Thơ
  4. iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. 1: Hoạt động được phân bổ thời gian của người cao tuổi từ các nghiên cứu ..... 18 Bảng 2.1: Nội dung và cách đo lường khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi ............................................................................................................................... 31 Bảng 2. 2: Các yếu tố chi phối đến khuôn mẫu sử dụng thời gian ................................ 33 Bảng 2. 3: Mô hình các biến số độc lập ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi................................................................................................ 56 Bảng 2. 4: Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu.................................................................... 57 Bảng 2. 5: Chỉ số già hóa dân số của các tỉnh/thành phố ở ĐBSCL, giai đoạn 2009-2019 (%) ........................................................................................................................ 62 Bảng 2. 6: Tỷ số giới tính dân số cao tuổi ở thành phố Cần Thơ................................... 64 Bảng 3. 1: Mô tả thống kê thời gian trung bình cho từng hoạt động của người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ ........................................................................................... 67 Bảng 3. 2: Thời gian trung bình của mỗi người cao tuổi dành cho hoạt động chăm sóc bản thân (phút/ngày)............................................................................................ 69 Bảng 3. 3: Mối quan hệ giữa thời gian ngủ với sự hài lòng cuộc sống của người cao tuổi ............................................................................................................................... 71 Bảng 3. 4: Thời gian chăm sóc bản thân của người cao tuổi theo khu vực sống, tuổi và sức khỏe (phút/ngày) ........................................................................................... 73 Bảng 3.5: Thời gian trung bình của mỗi người cao tuổi có tham gia hoạt động làm việc nhà (phút/ngày) .................................................................................................... 78 Bảng 3. 6: Mối quan hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động làm việc nhà với sự hài lòng cuộc của người cao tuổi theo giới tính, tuổi, mức sống, thu xếp cuộc sống ............................................................................................................................... 80 Bảng 3. 7: Thời gian làm việc nhà của người cao tuổi theo giới tính, ......................... 83 Bảng 3. 8: Tham gia hoạt động tạo ra thu nhập vào ngày hôm qua theo lương hưu, mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%)................................ 84 Bảng 3.9: Tỷ lệ người cao tuổi tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập (%) ................ 88
  5. v Bảng 3. 10: Thời trung bình của hoạt động tạo ra thu nhập (phút/ngày)....................... 90 Bảng 3. 11: Mối quan hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập với sự hài lòng cuộc của người cao tuổi theo giới tính, tuổi, mức sống, nguồn nhu nhập ............................................................................................................................... 93 Bảng 3. 12: Thời gian tạo ra thu nhập của người cao tuổi theo giới tính và tuổi (phút/ngày) ........................................................................................................... 97 Bảng 3. 13: Thời gian tạo ra thu nhập của người cao tuổi theo giới tính và tuổi (phút/ngày) ........................................................................................................... 98 Bảng 3. 14: Tham gia hoạt động tạo ra thu nhập vào ngày hôm qua theo lương hưu, mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%)................................ 99 Bảng 3. 17: Thời trung bình của người cao tuổi có phân bổ vào các hoạt động thư giãn (phút/ngày) .........................................................................................................102 Bảng 3. 16: Tham gia hoạt động thư giãn chủ động vào ngày hôm qua theo lương hưu, mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%) .....................105 Bảng 3. 17: Tham gia hoạt động thư giãn thụ động vào ngày hôm qua theo lương hưu, mức sống, sức khỏe, trình độ, khu vực của người cao tuổi (%) .....................106 Bảng 3. 20: Mối quan hệ tuyến tính giữa các khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi ...............................................................................................................108 Bảng 4. 1: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với giới tính (phút/ngày) .............................................................................................................................111 Bảng 4. 2: Tương quan giữa các khuôn mẫu sử dụng thời gian với nhóm tuổi (Phút/ngày) .........................................................................................................116 Bảng 4. 3: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với trình độ học vấn (phút/ngày) .........................................................................................................117 Bảng 4. 4: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với tình trạng sức khỏe của người cao tuổi (Phút/ngày)................................................................................121 Bảng 4. 5: Công việc trước 60 tuổi và hiện tại của người cao tuổi thành phố Cần Thơ (%) ......................................................................................................................123 Bảng 4. 6: Nguồn thu nhập của người cao tuổi thành phố Cần Thơ ...........................129
  6. vi Bảng 4. 7: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với nguồn thu nhập (lương hưu) của người cao tuổi (phút/ngày) ................................................................131 Bảng 4. 8: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với tình trạng sức khỏe của người cao tuổi (Phút/ngày)................................................................................136 Bảng 4. 9: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian chăm sóc bản thân của người cao tuổi vào những ngày trong tuần (hôm qua) ...................................................................................................144 Bảng 4. 10: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian chăm sóc bản thân của người cao tuổi vào ngày cuối tuần .............................................................................................................................145 Bảng 4. 11: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian làm việc nhà của người cao tuổi vào những ngày trong tuần (hôm qua) ...................................................................................................147 Bảng 4. 12: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian làm việc nhà của người cao tuổi vào ngày cuối tuần .............................................................................................................................149 Bảng 4. 13: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian tạo ra thu nhập của người cao tuổi vào những ngày trong tuần (hôm qua) ...................................................................................................150 Bảng 4. 14: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian tạo thu nhập của người cao tuổi vào ngày cuối tuần 152 Bảng 4. 15: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian thư giãn của người cao tuổi vào những ngày trong tuần (hôm qua) ...........................................................................................................153 Bảng 4. 16: Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian thư giãn của người cao tuổi vào những ngày cuối ...155 DANH SÁCH CÁC BIỂU Biểu 2. 1: Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên và chỉ số già hóa của quận, huyện thuộc thành phố (%) ................................................................................................................. 63
  7. vii Biểu 3. 1: Cơ cấu thời gian dành cho các hoạt động của người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ (%) ................................................................................................................ 68 Biểu 3.2: Hoạt động chăm sóc bản thân của người cao tuổi (%) ................................... 74 Biểu 4. 1: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian chăm sóc bản thân với tình trạng việc làm của người cao tuổi (phút/ngày) ................................................124 Biểu 4. 2: Tương quan giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với mức sống của người cao tuổi (phút/ngày)..................................................................................................134 DANH SÁCH CÁC HỘP Hộp 3. 1: Sử dụng thời gian cho chăm sóc bản thân của một số trường hợp................ 75 Hộp 3. 2: Sử dụng thời gian cho làm việc nhà của một số trường hợp ......................... 85 Hộp 3. 3: Sử dụng thời gian cho tạo ra thu nhập của một số trường hợp ....................100 Hộp 3. 4: Sử dụng thời gian cho thư giãn của một số trường hợp ...............................107
  8. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Khuôn mẫu sử dụng thời gian (KMSDTG) là một trong những chủ đề nghiên cứu của xã hội học, song chủ đề này chưa được khai thác một cách hợp lý [138]. Trong xu hướng xã hội chuyển đổi nhanh, nghiên cứu KMSDTG của các nhóm xã hội càng được quan tâm hơn, đặc biệt là nhóm người cao tuổi (NCT), bởi vì họ là nhóm xã hội có lối sống đặc thù [36] và bộ phận cấu thành của xã hội. Trong bối cảnh già hóa dân số, vấn đề xã hội của NCT nói chung, KMSDTG nói riêng cần được tìm hiểu nhiều hơn. Do đó, nghiên cứu “KMSDTG của NCT ở TPCT” được triển khai thực hiện là do một số vấn đề đặt ra như sau: Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian với chất lượng cuộc sống là cơ sở để xây dựng chính sách chăm sóc cho NCT. Phân tích thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển cá nhân và xã hội. Bởi lẽ, thời gian ảnh hưởng đến sự hạnh phúc, quan điểm của cá nhân về thời gian có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc và bình thản tâm hồn [179]. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng thời gian là thông tin hữu ít để thiết kế các chính sách kinh tế và xã hội một cách toàn diện và cân bằng [103, tr.4]. Các nghiên cứu trước đây chỉ rõ, NCT càng sử dụng thời gian cho những hoạt động thư giãn và tham gia xã hội thì càng cải thiện sự hài lòng của họ [83], [103], [125], [146], bởi vì hoạt động thư giãn chủ động bao gồm thể chất, nhận thức và hoạt động xã hội không chỉ giúp cho sức khỏe tốt và thỏa mãn cuộc sống hơn [79],[156] mà còn làm cho sức khỏe tâm thần tốt hơn, minh mẫn hơn và dẻo dai hơn để chống lại những stress của cuộc sống hiện đại [152], góp phần nâng cao chất lượng sống của người già [127]. Vì thế, thu nhập dữ liệu quỹ thời gian cung cấp tài liệu quan trọng để nghiên cứu liên quan tính lâu dài của chất lượng cuộc sống như phân bổ thời gian giữa công việc và giải trí [94]. Có thể nói, nghiên cứu KMSDTG của NCT để có cơ sở xây dựng chính sách chăm sóc NCT, đặc biệt trong bối cảnh già hóa thì vấn đề đảm bảo chất lượng cuộc sống của nhóm xã hội cao tuổi luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
  9. 2 Thứ hai, xuất phát từ những thách thức đối với công tác chăm sóc NCT trong bối cảnh già hóa dân số ở thành phố Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ (TPCT) cũng đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số [58] và xu hướng này đã tác động khá mạnh mẽ đến công tác chăm sóc NCT. Bởi lẽ, trong bối cảnh này, NCT đối diện với nhiều thách thức của cuộc sống như thu nhập và bấp bênh [1],[67]; sức khỏe hạn chế [15], [37]; xu hướng sống đơn thân và nguy cơ tổn thương cao [33],[57-58], [124]. Mặc dù Đảng và Nhà nước, có nhiều chủ trương, chính sách xã hội và chính quyền địa phương cũng có nhiều hoạt động cụ thể chính sách chăm sóc đối với NCT trong thời gian qua; song mức hỗ trợ của nhà nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ. Các hoạt động giúp NCT nâng cao đời sống tinh thần còn thiếu vắng như các địa điểm tập thể dục, vui chơi giải trí cho NCT. Đặc biệt, chiều cạnh sử dụng thời gian của NCT vẫn chưa được chú ý trong công tác chăm sóc NCT. Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự cân bằng thời gian là giúp cho NCT có thể sống tốt hơn. Do đó, nghiên cứu cách thức sử dụng thời gian của NCT sẽ đề xuất nhiều giải pháp và các dịch vụ xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của NCT. Thứ ba, xuất phát từ sự thiếu vắng trong nghiên cứu về KMSDTG của NCT. Qua rà soát tài liệu nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu NCT ở Việt Nam được nhiều tác giả quan tâm trong những hai thập niên gần đây. Sau đó chủ đề này dường như bị “giảm nhiệt” và trong những năm gần đây có xu hướng thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm hơn. Trong số đó có những nghiên cứu đã có đề cập đến cách thức sử dụng thời gian của NCT [14], [23], [36], [42], [519], [56-58]. Mặc dù vậy, vấn đề này chỉ đề cập đến một phần trong nghiên cứu đời sống của NCT, chưa có một nghiên cứu độc lập. Các nghiên cứu về NCT trước năm 2011 chưa gắn với bối cảnh già hóa dân số bởi vì giai đoạn trước đó tỷ trọng cũng như số lượng NCT không đáng kể. Các nghiên cứu chưa làm rõ khung lý thuyết về KMSDTG của NCT; đặc biệt nghiên cứu này ở TPCT gắn với bối cảnh già hóa dân số chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.
  10. 3 Như vậy, TPCT đã bước vào quá trình già hóa dân số, song các nghiên cứu liên quan đến già hóa dân số, đời sống NCT, đặc biệt là nghiên cứu cách thức sử dụng thời gian của NCT còn “bỏ ngõ”. Cho nên, thực hiện nghiên cứu “KMSDTG của NCT ở TPCT” một mặt góp phần lắp đầy “khoảng trống” trong nghiên cứu về lĩnh vực NCT cả thực tiễn lẫn lý luận. Mặt khác, cung cấp bằng chứng thực tiễn để xây dựng chương trình hỗ trợ, dịch vụ xã hội cho NCT ở Việt Nam nói chung, TPCT nói riêng. Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về thực tiễn mà còn đóng góp tích cực vào hệ thống lý thuyết xã hội học trong lĩnh vực nghiên cứu về NCT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của NCT ở thành phố Cần Thơ, luận án đề xuất các kiến nghị hàm ý chính sách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT ở TPCT trong thời gian tới. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Làm rõ những nền tảng lý luận trong nghiên cứu, bao gồm các khái niệm công cụ và một số lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu. (2)Tổng hợp tư liệu, khảo sát xã hội học để nhận diện thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KMSDTG của NCT; (3) Đề xuất kiến nghị hàm ý chính sách góp phần giúp cho NCT sử dụng thời gian một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: khuôn mẫu sử dụng thời gian của NCT 3.2. Khách thể nghiên cứu: Người cao tuổi (từ 60-75 tuổi) ở các quận, huyện trên địa bàn TPCT; Cán bộ phụ trách về các vấn đề có liên quan đến đời sống NCT. 3.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích KMSDTG của NCT vào các hoạt động như: (1) hoạt động chăm sóc bản thân, (2) hoạt động làm việc nhà, (3) hoạt động tạo ra thu nhập và (4)hoạt động thư giãn.
  11. 4 - Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành triển khai ở một số quận/huyện: Ninh Kiều, Phong Điền, Cái Răng, Bình Thủy, Vĩnh Thạnh, Thới Lai. Sự lựa chọn các địa phương này đảm bảo mang tính đại diện đặc trưng kinh tế - xã hội của TPCT. - Thời gian nghiên cứu: 24 tháng (2020-2021). 4. Câu hỏi, giả thuyết và khung phân tích nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở TPCT gồm những khuôn mẫu nào và thời gian dành cho các khuôn mẫu đó như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khuôn mẫu này của NCT (60-75 tuổi) ở TPCT? 4.2 Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu (1) Người cao tuổi (60-75 tuổi) ở TPCT có 4 khuôn mẫu sử dụng thời gian: (1) Chăm sóc bản thân, (2) làm việc nhà, (3) tạo ra thu nhập và (4) thư giãn. Trong đó, phần lớn dành nhiều thời gian trong một ngày cho hoạt động chăm sóc bản thân, quỹ thời gian còn lại phân bổ cho các hoạt động làm việc nhà, tạo thu nhập và thư giãn. Thời gian này tùy thuộc vào lịch hoạt động ngày trong tuần và cuối tuần của NCT. (2) Ngoài các đặc trưng nhân khẩu học như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thì tình trạng sắp xếp nơi ở, nguồn thu nhập, mức sống, nhu cầu giao lưu, tình trạng việc làm và môi trường sống (khu vực, có khu vui chơi giải trí) có ảnh hưởng đến KMSDTG của NCT ở TPCT. Các yếu tố này chi phối khác nhau tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể mà NCT tham gia. Cụ thể: + Yếu tố tình trạng việc làm, tuổi và sức khỏe có tác động mạnh nhất đến KMSDTG chăm sóc bản thân vào ngày hôm qua và cuối tuần; + Yếu tố giới và sắp xếp nơi ở (ở chung với con cái) có tác động mạnh nhất đối với KMSDTG làm việc nhà vào ngày hôm qua và cuối tuần; + Yếu tố tình trạng việc làm và mức sống, sức khỏe có tác động mạnh nhất
  12. 5 đối với KMSDTG tạo ra thu nhập vào ngày hôm qua và cuối tuần; + Yếu tố mức sống, trình độ học vấn, lương hưu và khu vực có tác động mạnh nhất đối với KMSDTG thư giãn vào cả ngày hôm qua và cuối tuần. 4.2.2. Khung phân tích 5. Điểm mới của luận án Luận án nghiên cứu “khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Cần Thơ hiện nay” có một số điểm mới như sau: Thứ nhất, vấn đề nghiên cứu của Luận án được triển khai trong bối cảnh già hóa dân số của thành phố nói riêng, cả nước nói chung diễn ra nhanh và có thể xem đây là một trong những điểm mới của Luận án về bối cảnh nghiên cứu. Bởi lẽ, nhóm NCT đã chiếm một bộ phận đáng kể trong cấu trúc dân số và đặt ra nhiều thách thức đối với chăm sóc cho nhóm xã hội này. Thứ hai, “KMSDTG của NCT” là đối tượng nghiên cứu của Luận án và qua rà soát tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa có đề cập nhiều đến đối tượng nghiên cứu này. Cho nên, Luận án làm rõ nội hàm khái niệm “khuôn mẫu”, “KMSDTG” và đây cũng xem là một trong những điểm mới của Luận án, góp phần làm phong phú thêm trong lĩnh vực nghiên cứu về NCT. Thứ ba, Luận án không chỉ nhận diện KMSDTG mà còn phân tích mối quan
  13. 6 các yếu tố chi phối đến khuôn mẫu và điều này chưa thể hiện rõ ở các nghiên cứu trước đó ở Việt Nam. Những pháp hiện này cũng là cơ sở để cho Luận án đưa ra kiến nghị hàm ý chính sách, góp phần nâng cao chất lượng của cuộc sống của NCT. 6. Hạn chế của Luận án Luận án nghiên cứu là nghiên cứu chọn mẫu cho nên kết quả nghiên cứu chỉ phân tích, khẳng định đối với nhóm NCT và địa phương được lựa chọn khảo sát. Ngoài ra, Luận án chỉ tập trung phân tích vào nhóm NCT từ 60-75 tuổi ở TPCT cho nên Luận án chưa phân tích được KMSDTG của nhóm NCT, đặc biệt là từ nhóm NCT trên 75 tuổi. Luận án chỉ phân tích KMSDTG của NCT trong ngày hôm qua và cuối tuần để tìm thấy sự khác biệt này giữa ngày trong tuần (ngày hôm qua) và cuối tuần. Vì thế, Luận án chưa so sánh sự khác biệt về KMSDTG của NCT giữa các ngày trong tuần (từ thứ 2-thứ 6) và cũng chưa phân tích được KMSDTG của NCT vào các ngày Lễ, tết. Luận án chỉ phân tích KMSDTG theo chiều cạnh từng hoạt động hàng ngày của NCT và đặt nó trong mối tương quan với từng đặc trưng nhân khẩu học, trong đó có biến số tuổi. 8. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các sự vật, hiện tượng được xem xét mối quan hệ với các sự vật khác. Điều này có nghĩa là trong nghiên cứu của Luận án thì KMSDTG của NCT ở TPCT được đặt trong các mối quan hệ với các hiện tượng xã hội khác như nhu cầu sử dụng thời gian, sinh kế và các đặc trưng khác của NCT. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng phải đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định. Theo đó, Luận án nghiên cứu KMSDTG của NCT được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của TPCT, đặc biệt là bối cảnh già hóa dân số của thành phố. Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng trong Luận án để phân tích tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội, cụ thể là bối
  14. 7 cảnh già hóa dân số của thành phố và các đặc trưng của NCT đến KMSDTG của NCT ở TPCT. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, mục đích làm rõ định hướng chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với công tác chăm sóc NCT. Luận án cũng sử dụng lý thuyết xã hội học gồm lý thuyết sử dụng thời gian (Use time theory), lý thuyết sự lựa chọn duy lý (Rational choice theory) và lý thuyết nhu cầu (Needs theory) phân tích hành vi, động cơ sử dụng thời gian của NCT. 7. Đóng góp của luận án 7.1. Đóng góp về lý luận Luận án đã phân tích để làm rõ được phạm trù “khuôn mẫu”, “KMSDTG” mà các phạm trù này được nghiên cứu nhiều trong chuyên ngành xã hội học nhưng nó chưa được làm rõ về nội hàm [138]. Vì thế, Luận án góp phần làm phong phú hơn về đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển chuyên ngành Xã hội học về NCT ở Việt Nam. Luận án đã vận dụng các lý thuyết của xã hội học nhằm giải thích về thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thời gian của NCT. Từ đó, nghiên cứu góp phần bổ sung bằng chứng cho một số lý thuyết này. Nghiên cứu này còn góp phần bổ sung ý tưởng mới cho việc nghiên cứu đời sống nói chung, KMSDTG của NCT nói riêng. 7.2. Đóng góp về thực tiễn Nghiên cứu “KMSDTG của NCT TPCT hiện nay” là nghiên cứu đầu tiên ở địa phương và được đặt trong bối cảnh già hóa dân số. Bối cảnh này đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác chăm sóc NCT nói riêng và phát triển bền vững thành phố nói chung. Những phát hiện của Luận án là kết quả được thu thập trong thực tiễn và được kiểm định bằng nhiều phương pháp thống kê, cho nên kết quả nghiên cứu của Luận án là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý xã hội ở TPCT không chỉ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ cho NCT, giúp họ sống vui, sống khỏe và sống có
  15. 8 ích mà còn thực hiện mục tiêu cao hơn là thúc đẩy phát triển bền vững của thành phố trong thời gian tới. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể làm tư liệu giảng dạy trong chương trình cao cấp lý luận ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 8. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu gồm phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung nghiên cứu gồm 4 chương và 10 tiết. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi Chương 2: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu về khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi Chương 3: Thực trạng khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi thành phố Cần Thơ Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ.
  16. 9 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến đời sống của người cao tuổi Già hóa dân số là quá trình tất yếu của sự phát triển dân số và là thành tựu phát triển của nhân loại, cho nên không thể loại trừ quá trình này trong tiến trình lịch sử phát triển [28], [52], [68], [72], [102], [158]. Quá trình già hóa dân số toàn cầu đã làm thay đổi tỷ lệ lực lượng lao động, dân số phụ thuộc [151] và tạo ra không ít thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội [31], [22], [24], [145], [158], công tác chăm sóc và các mối quan hệ của NCT [57], [164]. Trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay, số lượng NCT tăng nhanh và phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe, thu nhập, việc làm, tinh thần… Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng, thu nhập của NCT là một trong những vấn đề đáng quan tâm, bởi đa số người già đều có thu nhập thấp và bấp bênh, trong đó nguồn thu nhập của NCT chủ yếu là từ hỗ trợ của con cháu, hỗ trợ của nhà nước, lương hưu và tự buôn bán/kinh doanh [1-2], [35], [57-58], [67]. Thu nhập của NCT có sự khác biệt giữa nam và nữ, thành thị và nông thôn [1], [56]. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT có lương hưu còn rất ít và độ bao phủ hỗ trợ xã hội còn thấp [67]. Trong khi đó, thu nhập của NCT ở các nước OECD chủ yếu là lương hưu [142, tr132]. Để đảm bảo cuộc sống, NCT phải tiếp tục bươn chải để kiếm sống. Trong khi đó, cơ hội việc làm của họ là một trong những vấn đặt ra hiện nay. Không phải NCT nào cũng có may mắn tìm kiếm được việc làm phù hợp sức khỏe và tuổi tác của họ [58], bởi vì tình trạng định kiến, phân biệt tuổi tác có thể ngăn cản họ ở lại hoặc quay trở lại làm việc [109, tr34]. Đa số NCT tìm kiếm những công việc có thu nhập thấp, bấp bênh [35]. Thông tin việc làm dành cho NCT cũng rất hạn chế và đa số NCT có việc làm chủ yếu dựa mối quan hệ quen biết [35]. Xu hướng sống đơn thân và cô đơn cũng là một hiện tượng xã hội của NCT trong bối cảnh già hóa dân số [62], [124], đặc biệt đối với những NCT mà bạn đời của
  17. 10 họ đã mất hoặc những NCT ít bạn bè và giới hạn tương tác với người khác [124]. Katsumi [31] đã phân tích những vấn đề mà xã hội siêu già hóa, ít trẻ em ở Nhật Bản sẽ phải đối mặt từ lý thuyết chuyển đổi dân số, trong đó “xã hội vô cảm”, thiếu sự gắn kết giữa người và người đang là hiện tượng đáng lưu ý. Theo Age UK, có hơn 2,5 triệu người Anh từ 75 tuổi trở lên sống cô đơn và hơn 1 triệu người nói rằng hơn 1 tháng họ không nói chuyện với bạn bè, hàng xóm hoặc thành viên trong gia đình [176]. Phan Thuận [57] cũng đã khắc họa lên đời sống đơn thân của NCT ở ĐBSCL, trong nữ giới cao tuổi đang sống đơn thân cao hơn so với nam giới trong bối cảnh già hóa dân số. Người cao tuổi có tính độc lập ngày càng cao [62]. Điều này buộc NCT phải tự bương chãi, tự chăm sóc bản thân. Sự cô đơn của NCT có tác động tiêu cực đến đời sống của NCT. Sự cô đơn có liên quan đến bệnh mất trí sức, trầm cảm, giảm chất lượng chất ngủ, giảm hoạt động thể chất [124]. Những người sống cô lập và cô đơn thường gặp nhiều bệnh tật như cao huyết áp, tim mạch, béo phì, hệ thống miễn dịch giảm, phiền muộn, lo âu, giảm trí nhớ, bệnh đãng trí và thậm chí chết [177]. Trong khi đó, những người lạc quan, có sự gắn kết nhiều người khác thì có xu hướng sống lâu hơn, máu huyết lưu thông tốt và có mục đích sống lạc quan hơn. Những hoạt động này giúp cho NCT duy trì sức khỏe, cải thiện nhận thức [177]. Tương tự, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, hậu quả nghiêm trọng của sự cô đơn trong tuổi già là phiền muộn, tử tự, nghiện rượu. Những tác động tiêu cực liên quan đến cô đơn cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [75]. Câu hỏi đặt ra rằng, nguyên nhân nào khiến cho NCT cảm thấy cô đơn? Nghiên cứu tổng quan của Adu-bediaka [74] cho thấy, sự cô đơn của NCT liên quan đến vấn đề già hóa dân số. Đó là khi người già thu hẹp mối quan hệ xã hội, hoặc bị mất bạn bè, người thân và thậm chí bạn đời của họ. Mặc dù vậy, chủ đề này chưa vẫn chưa khai thác một cách thỏa đáng về thực trạng cô đơn, đơn thân của NCT, đặc biệt là ở Việt Nam. Có thể nói, số lượng NCT ngày càng tăng lên trong khi đó nhóm dân số tiềm năng đang có xu hướng giảm một cách nhanh chóng ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này đã và đang tác động đến công tác chăm sóc NCT
  18. 11 ở các quốc gia có dân số già hoặc già hóa. Câu hỏi đặt ra “làm thế nào để cho NCT có cuộc sống yên vui trong chuỗi ngày cuối đời” đã trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã phác họa lên “chân dung” của NCT với nhiều chiều cạnh như thu nhập thấp và bấp bênh, thiếu việc làm, sự cô đơn… Các đặc điểm này đã ảnh hưởng cuộc sống viên mãn của NCT trong những năm tháng cuối đời. Điều này cũng có nghĩa là chưa thực hiện thành công mục tiêu già hóa tích cực. Vì thế, để giúp cho NCT thoát cảnh cô đơn, tăng sự dẻo dai, giảm tiêu cực trong đời sống cũng như nâng cao chất lượng sống và tăng mức độ hài lòng đối với cuộc sống của NCT thì cần khuyến khích NCT tích cực cân bằng thời gian cho những hoạt động trong đời sống của NCT. 1.1.2. Các nghiên cứu về thực trạng khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi 1.1.2.1. Nhận diện các loại hình hoạt động của người cao tuổi tham gia Hoạt động của NCT trong đời sống hàng ngày là một trong những chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, bởi nó có một ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng sống của NCT. Mặc dù các nghiên cứu diễn ra ở không gian và thời gian khác nhau nhưng các nghiên cứu này có sự thống nhất rằng, hoạt động hàng ngày của NCT bao gồm các hoạt động như sau: * Hoạt động chăm sóc bản thân Hoạt động chăm sóc bản thân là một trong những hoạt động cần thiết trong KMSDTG của NCT. Theo Zhow Hui-fen và cộng sự [175], hoạt động chăm sóc bản thân là những hoạt động vệ sinh cá nhân, ngủ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe. Trước đó, các nghiên cứu của Mckinnon [139], Kent và Stewart [126] cũng cho rằng, hoạt động chăm sóc cá nhân là bao gồm các hoạt động như ngủ, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, ăn uống, tắm giặt… * Hoạt động làm việc làm nhà Hoạt động làm việc nhà (housework activities) là những hoạt động không được trả lương. Hoạt động làm việc nhà là một phần của đời sống NCT và nó trở thành hoạt động chính của hoạt động sản xuất sau khi nghỉ hưu [132]. Hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2