Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm)
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần cho sự hiểu biết về liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT HÒA LIÊN KẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP (Nghiên cứu trƣờng hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT HÒA LIÊN KẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP (Nghiên cứu trƣờng hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm) Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh HÀ NỘI - 2020
- LỜI CẢM ƠN Để Luận án“Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp thực phẩm và doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm)” đạt được kết quả theo yêu cầu đề ra, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, Phòng Quản lý đào tạo và những người thầy đáng kính đã tạo ra những điều kiện tốt nhất cũng như truyền đạt kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho quá trình học tập, thực hiện kế hoạch đào tạo của nghiên cứu sinh. Xin trân trọng cảm ơn Viện Công nghiệp Thực phẩm, Ban Lãnh đạo Viện, các đơn vị, các nhà khoa học đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cũng như tích cực hợp tác trong suốt quá trình tôi thực hiện Luận án. Xin đặc biệt trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn khoa học - người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm Luận án với tình cảm và tinh thần trách nhiệm của một nhà khoa học. Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình, sự động viên và cả sự hy sinh của gia đình là nguồn động lực to lớn để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh. Nguyễn Việt Hòa
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Việt Hòa Nguyễn Việt Hòa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHI N CỨU VỀ LI N ẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG HOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP ........................................................ 14 1.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 14 1.2. Các hƣớng nghiên cứu liên quan đến luận án ............................................... 14 1.2.1. Liên kết trong đào tạo ............................................................................. 14 1.2.2. Liên kết trong nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu ................. 16 1.2.3. Liên kết trong sản xuất ........................................................................... 17 1.2.4. Liên kết trong thương mại hóa sản phẩm. .............................................. 18 1.2.5. Nghiên cứu liên từ thể chế, cơ chế, chính sách. ..................................... 20 1.3. Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 23 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ L LUẬN NGHI N CỨU LI N ẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG HOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP ........................................................ 25 2.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 25 2.1.1. Khái niệm cộng đồng khoa học .............................................................. 25 2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp......................................................................... 31 2.1.3. Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. ............................. 33 2.2. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 37 2.2.1. Khái niệm chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới. ........................ 37 2.2.2. Khái niệm về ngành công nghiệp thực phẩm ......................................... 39 2.2.3. Khái niệm liên quan đến các hình thức liên kết ..................................... 40 2.3. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án. ............................................ 42 2.4. Các lý thuyết vận dụng .................................................................................... 44 2.4.1. Lý thuyết mạng xã hội ............................................................................ 44 2.4.2. Lý thuyết mô hình đổi mới Triple Helix ................................................ 47 2.5. Khung phân tích ............................................................................................... 49 2.5.1. Biến độc lập ............................................................................................ 49 2.5.2. Biến phụ thuộc ........................................................................................ 50 2.5.3. Bối cảnh kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ ................................... 50 2.6. Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 51
- CHƢƠNG 3: LI N ẾT TRONG ĐÀO T O NGHI N CỨU VÀ CHU ỂN GIAO ẾT QUẢ NGHI N CỨU T I VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẦM .......................................................................................................... 53 3.1. Liên kết trong đào tạo ...................................................................................... 54 3.1.1. Tình hình công tác đào tạo ..................................................................... 54 3.1.2. Các hình thức liên kết trong đào tạo....................................................... 55 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong đào tạo ................................... 58 3.2. Liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu ......................... 71 3.2.1. Tình hình nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu ..................... 71 3.2.2. Hình thức liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu. ... 73 3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu. ................................................................................................ 77 3.3. Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................ 89 CHƢƠNG 4: LI N ẾT GIỮA CỘNG ĐỒNG HOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG M I HÓA SẢN PHẨM T I VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ................................................................. 92 4.1. Liên kết trong sản xuất .................................................................................... 93 4.1.1. Tình hình liên kết trong sản xuất ............................................................ 94 4.1.2. Các hình thức liên kết trong sản xuất ..................................................... 95 4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng các hình thức liên kết trong sản xuất ................ 107 4.2. Liên kết trong thƣơng mại hóa sản phẩm.................................................... 118 4.2.1. Tình hình liên kết trong thương mại hóa sản phẩm ............................. 118 4.2.2. Các hình thức liên kết trong thương mại hóa sản phẩm ....................... 118 4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong thương mại hóa sản phẩm. ................................................................................................. 123 4.3. Tiểu kết Chƣơng 4 .......................................................................................... 131 ẾT LUẬN VÀ HU ẾN NGHỊ ....................................................................... 132 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO ............................................................. 138
- DANH MỤC CÁC HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐKH The scientific community Cộng đồng khoa học CMCN4.0 The Fourth Industrial Cách mạng 4.0 DN Enterprise Revolution Doanh nghiệp ICT Information and communication Công nghệ thông tin và truyền technology enterprise thông IoT Internet of things Internet vạn vật IP Intellectual property Sở hữu trí tuệ KH&CN Science and technology Khoa học và Công nghệ KT-XH Economic and Sociology Kinh tế và Xã hội NC&PT Research and development Nghiên cứu và phát triển OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh Co-operation and Development tế STI Science, technology and Khoa học, công nghệ và đổi mới innovation
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Đội ngũ cán bộ của Viện công nghiệp thực phẩm............................... 9 Bảng 3.1. Quan hệ chức danh nghề nghiệp với hình thức liên kết trong đào tạo ............................................................................................... 56 Bảng 3.2. Mối liên quan giữa loại hình lao động với liên kết trong đào tạo........ 57 Bảng 3.3. Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động đến liên kết ................. 59 Bảng 3.4. Yếu tố từ cá nhân nhà khoa học tác động đến liên kết ................... 60 Bảng 3.5. Các yếu tố từ Viện tác động đến liên kết ........................................ 61 Bảng 3.6. Các yếu tố từ doanh nghiệp tác động đến liên kết .......................... 62 Bảng 3.7. Các yếu tố khác tác động đến liên kết ............................................ 62 Bảng 3.8. Cơ chế chính sách Nhà nước, cá nhân nhà khoa học và thông tin tác động đến thực hành, thực tập tại Viện ................................... 63 Bảng 3.9. Các yếu tố từ Viện, Doanh nghiệp tác động đến thực hành, thực tập tại Viện ................................................................................ 65 Bảng 3.10. Cơ chế chính sách nhà nước, cá nhân nhà khoa học, thông tin tác động đến hướng dẫn qua dịch vụ và CGCN có đào tạo .............. 67 Bảng 3.11. Các yếu tố từ Viện, Doanh nghiệp tác động hướng dẫn qua dịch vụ và CGCN có đào tạo ............................................................ 69 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa độ tuổi, giới tính trong liên kết nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu ............................................ 74 Bảng 3.13. Mối liên hệ các hình thức liên kết với chức danh nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu ................................................... 75 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các liên kết với loại hình lao động ................ 76 Bảng 3.15. Cơ chế chính sách của Nhà nước, cá nhân nhà khoa học và thông tin tác động đến thực hiện các nhiệm vụ và hợp đồng UDSP ................................................................................................ 77 Bảng 3.16. Các yếu tố từ Viện và doanh nghiệp............................................. 80
- Bảng 3.17.Các yếu tố tác động hợp đồng ứng dụng các tiến bộ khoa học, quy trình sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến thiết bị, kỹ thuật ....................................................................................... 82 Bảng 3.18. Các yếu tố tác động đến liên kết hợp đồng ứng dụng các tiến bộ khoa học, quy trình sản xuất và hỗ trợ DN cải tiến thiết bị, kỹ thuật ............................................................................................. 83 Bảng 3.19. Các yếu tố cơ chế chính sách của Nhà nước, cá nhân nhà khoa học, thông tin tác động đến cung cấp sản phẩm. ..................... 85 Bảng 3.20. Các yếu tố từ Viện, Doanh nghiệp tác động đến cung cấp sản phẩm ........................................................................................... 87 Bảng 4.1. Mối quan hệ giữa độ tuổi, giới tính với việc tham gia liên kết trong sản xuất .................................................................................. 102 Bảng 4.2. Mối liên hệ chức danh nghề nghiệp với việc tham gia liên kết trong sản xuất .................................................................................. 104 Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa loại hình lao động với tham gia liên kết trong sản xuất .................................................................................. 105 Bảng 4.4. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng thực hiện nhiệm vụ và mua công nghệ trong 05 năm qua (2013-2018) .................... 107 Bảng 4.5. Các yếu tố từ Viện, doanh nghiệp ảnh hưởng đến hợp đồng thực hiện nhiệm vụ và mua công nghệ trong 05 năm qua (2013-2018) ...... 109 Bảng 4.6. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến Hợp đồng mua bán thiết bị, Hợp đồng chuyển giao công nghệ .................................................. 111 Bảng 4.7. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến Hợp đồng mua bán thiết bị, Hợp đồng chuyển giao công nghệ. ................................................. 112 Bảng 4.8. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng đầu tư sản xuất và hợp đồng giám định và kiểm tra ................................................ 114
- Bảng 4.9. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng đầu tư sản xuất và hợp đồng giám định và kiểm tra ................................................ 115 Bảng 4.10. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến góp vốn) đầu tư .................. 116 Bảng 4.11. Các hình thức liên kết trong thương mại hóa sản phẩm ............. 118 Bảng 4.12. Quan hệ giữa độ tuổi, giới tính với liên kết trong thương mại hóa sản phẩm................................................................................... 119 Bảng 4.13. Mối liên quan giữa chức danh nghề nghiệp với việc tham gia liên kết trong thương mại hóa sản phẩm ......................................... 121 Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa Loại hình lao động với liên kết ..................... 122 trong thương mại hóa sản phẩm .................................................................... 122 Bảng 4.15. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng kinh tế từ doanh nghiệp, cùng đầu tư để tạo ra sản phẩm. ......................................... 123 Bảng 4.16. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng kinh tế từ doanh nghiệp, cùng đầu tư để tạo ra sản phẩm. ......................................... 124 Bảng 4.17. Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư để quảng bá sản phẩm.. 126
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ Hình 1. So sánh các cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và đổi mới xuyên ngành ..................................................................................... 43 Hình 2. Các tác nhân học hỏi trong mô hình đổi mới Triple Helix. ............... 47 Biểu đồ 3.1. Liên kết trong đào tạo của Viện 05 năm qua (2013-2018)......... 55 Biểu đồ 3.2. Liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu 05 năm qua (2013-2018) ............................................................ 73 Biểu đồ 4.1. Các hình thức liên kết trong lĩnh trong sản xuất (2013-2018). ....... 99
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ yêu cầu các quốc gia phải có nhiều vốn tri thức để phát triển kinh tế-xã hội, các nước phát triển đã nhanh chóng xây dựng xã hội tri thức tạo nền tảng vững chắc để phát triển quốc gia. Vốn tri thức hình thành, phát triển có hệ thống và được lưu giữ nhiều nhất ở cộng đồng khoa học. Trong kỷ nguyên mới, nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ trở thành các tập đoàn kinh tế lớn với nhiều năng lực, khả năng trong đó có cả vốn tri thức, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều có được vốn tri thức, vì đa số doanh nghiệp khó phát triển về số lượng và chất lượng vốn tri thức. Liên kết với cộng đồng khoa học thông qua đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu, liên kết để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng có được tri thức mới ứng dụng vào hoạt động đổi mới, sản xuất kinh doanh. Nhà nước đóng vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia để tạo môi trường sinh thái phát triển liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (CĐKH và DN), một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Về m t thực tiễn Cộng đồng khoa học có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có nhiều vốn tri thức để phát triển công nghệ và đổi mới sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cam kết thực hiện phát triển bền vững đến 2030, để thực hiện thành công cần có lồng gh p gắn kết phát triển KH CN với phát triển KT-XH, cơ chế quan 1
- trọng nhất đóng vai trò đưa KH CN vào hoạt động sản xuất cần có liên kết giữa CĐKH và DN thông qua các hình thức cơ bản như đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm. Các hình thức liên kết đã được cụ thể trong Luật KH CN (2013): “Liên kết xác định và thực hiện nhiệm vụ KH CN: 1) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức KH CN, nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ KH CN phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá 2) Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ KH CN quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau: a) Hỗ trợ đến 30% vốn đầu tư cho dự án của doanh nghiệp ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH CN để tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm từ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH CN; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; b) Hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện nhiệm vụ KH CN cấp quốc gia thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước” [27, Chương IV, Điều 32]. Cộng đồng khoa học Việt Nam hình thành và phát triển trong nhiều khu vực hàn lâm (các viện, trường, trung tâm, học viện), khu vực doanh nghiệp (cả khu vực công và tư), các tổ chức quốc tế có hoạt động chính là NC&PT. Theo số liệu của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội năm 2018, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quy đổi toàn thời gian (FTE) của Việt Nam khoảng 7 người/vạn dân. Cụ thể là năm 2018 cả nước có khoảng 168.000 người tham gia hoạt động NC PT, tăng 24,4% so với năm 2011, trong đó, khu vực nhà nước có hơn 2
- 141.000 người (84%), ngoài nhà nước hơn 23.000 (14%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khoảng 3.500 (2%). Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều loại và quy mô, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 07 tháng đầu năm 2019 là 103.599 doanh nghiệp (tăng 9,6% so với cùng kỳ 2018), bao gồm: 79.310 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 4,6%) và 24.289 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 29,9%). Trung bình mỗi tháng có 14.800 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Riêng doanh nghiệp KH CN khoảng 3.000 doanh nghiệp (Ủy Ban KHCN và MT Quốc hội, 2018). Nhìn chung, số lượng và chất lượng phát triển của CĐKH và DN đang có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh đấy, các loại hình, mô hình của CĐKH và DN có nhiều thay đổi, đổi mới và hình thành mới, đặc biệt doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là những doanh nghiệp được kỳ vọng tạo nên nhiều đột phá cho Việt Nam trong thời gian tới. Thực tiễn đã có những hình thức liên kết như: liên kết ba nhà (liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học), liên kết bốn nhà1 (liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại), các hình thức liên kết này chưa có hiệu quả vì doanh nghiệp chưa xác định rõ cần nhà khoa học để giải quyết việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, trong liên kết này nhà nông và doanh nghiệp và nhà nước xác định được mục đích để tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, theo cam kết thực hiện phát triển bền vững của 1 Thủ tướng Chính phủ: “Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”. http://www.moj.gov.vn. Thủ tướng Chính phủ. 24 tháng 6 năm 2002. 3
- Chính phủ mô hình liên kết nhiều nhà đang được hình thành, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cần có sự “Liên kết nhiều nhà” gồm: Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - ngân hàng và các tổ chức kinh tế-chính trị-xã hội, ngành nghề lĩnh vực khác. Như vậy, bên cạnh các hình thức liên kết đã có nhưng chưa hiệu quả, xuất hiện nhu cầu, yêu cầu liên kết mới giữa các nhà, điều này cho thấy các hình thức liên kết không hiệu quả và thiếu bền vững. Hiện nay còn thiếu chính sách thúc đẩy liên kết giữa CĐKH và DN. Nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa cộng CĐKH và DN đối với sự phát triển KT-XH, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế chính sách liên kết 3 nhà, liên kết 4 nhà theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”, các cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, đối với lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chưa được chú ý, do đó thiếu chính sách tổng thể thúc đẩy liên kết. Đây là một khoảng trống trong chính sách phát triển KH CN gắn với phát triển KT-XH. Sự phát triển của các ngành, lĩnh khoa học, công nghệ và đổi mới, KT-XH từ thế kỷ XX cho đến nay đã làm thay đổi hệ thống tổ chức của các quốc gia, các mô hình phát triển liên tục được thiết kế, hoạch định và triển khai thực hiện trong thực tiễn, do đó vai trò của lý luận đặc biệt quan trọng không chỉ phản ảnh thực tiễn khách quan, mà còn trở lại phục vụ thực tiễn, làm luận cứ khoa học cho thực tiễn. Tuy nhiên, không phải lúc nào lý luận cũng đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của thực tiễn, nghiên cứu liên kết giữa CĐKH và DN cho thấy có những khoảng trống nhất định. Về m t lý luận Hệ thống quan điểm, khái niệm để phản ánh thực tiễn liên kết giữa CĐKH và DN cho đến nay chưa được hoàn thiện do đó việc mô tả, phân 4
- tích, làm rõ nội hàm liên kết giữa CĐKH và DN còn nhiều khó khăn vì chưa có nhiều công trình nghiên cứu bởi sự liên kết không chỉ thể hiện mối quan hệ và tương tác xã hội, mà còn là sự gắn kết, tiến hóa giữa KH CN và KT-XH. Lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu liên kết giúp nhận diện được các tác nhân quan trọng như nhà nước-khu vực Hàn lâm (viện, trường)-doanh nghiệp quan hệ và tương tác xã hội, để nhận diện được sự đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội, sự biến đổi nhanh chóng của xã hội ngày nay cần có tiếp cận đa ngành và xuyên ngành. Liên kết giữa CĐKH và DN trong ngành công nghiệp thực phẩm, cụ thể ở Viện Công nghiệp thực phẩm (viết tắt là Viện) tất yếu thay đổi từ sự tác động của bối cảnh trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu, nhận dạng, phân tích các hình thức liên kết của CĐKH và DN, phân tích tác động của các yếu tố, nhân tố thúc đẩy và cản trở liên kết này, từ đó khuyến nghị các định hướng chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để CĐKH và DN phát triển bền vững đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, vào quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về KH CN là cần thiết. Với những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài Liên kết giữa Cộng đồng khoa học và Doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp thực phẩm và các doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm) làm đề tài luận án tiến sĩ xã hội học. 2. Mục đích mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Góp phần cho sự hiểu biết về liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra được các hình thức liên kết và các yếu tố tác động đến liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong 5
- bối cảnh kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ hiện nay có nhiều thay đổi; trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị để nâng cao hiệu quả liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả, phân tích các hình thức liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. - Phân tích các yếu tố tác động đến các hình thức liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. - Đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp có các hình thức liên kết nào? Hình thức nào có hiệu quả và hình thức nào không có hiệu quả? - Yếu tố nào thúc đẩy, cản trở liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu - Giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp ở Việt Nam đã hình thành từ nhiều kiểu liên kết khác nhau, tuy nhiên cho đến nay chưa có hiệu quả và bền vững. - Các yếu tố từ môi trường thể chế, cơ chế chính sách của Nhà nước, Cộng đồng khoa học và Doanh nghiệp cùng với bối cảnh phát triển kinh tế- xã hội, khoa học và công nghệ thúc đẩy, cản trở đến các hình thức liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Viện công nghiệp thực phẩm và các doanh nghiệp liên kết với Viện công nghiệp thực phẩm). 6
- 3.2. Khách thể nghiên cứu: 06 Bộ môn 05 và Trung tâm thuộc khối nghiên cứu tại Viện Công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Công Thương cùng với lãnh đạo Viện, lãnh đạo các bộ môn và trung tâm, toàn thể các cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát tại Viện Công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Công Thương. Trụ sở chính của Viện tại số 301 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào năm 2018-2019. Mô tả khái quát địa bàn nghiên cứu Viện Công nghiệp thực phẩm được thành lập vào ngày 21/7/1967 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến nay là 53 năm (1967-2020), luận án giới thiệu khái quát về Viện qua các nội dung chính sau: 3.3.1. Về cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức được quy định trong các quyết định nêu trên gồm có: Khối quản lý có: 1) Phòng Tổ chức Hành chính 2) Phòng Kế hoạch Khoa học và Hợp tác quốc tế 3) Phòng Tài chính Kế toán Khối nghiên cứu có: 4) Bộ môn công nghệ enzyme và protein. 5) Bộ môn công nghiệp thực phẩm và dinh dưỡng. 6) Bộ môn công nghệ vi sinh học 7) Bộ môn công nghệ đường bột 8) Bộ môn công nghệ lên men 9) Bộ môn công nghệ đồ uống 10) Trung tâm hóa sinh công nghiệp và môi trường 11) Trung tâm vi sinh vật công nghiệp. 12) Trung tâm dầu, hương liệu và phụ gia thực phẩm 13) Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm quốc gia 7
- 14) Trung tâm thực nghiệm sản xuất và chuyển giao công nghệ Và Phân viện Công nghiệp thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh. 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện a. Chức năng: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, tư vấn, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm, vật tư, thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và môi trường theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của Pháp luật. b. Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm phục vụ sản xuất công nghiệp, các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ KH CN của Viện, tổ chức đào tạo sau đại học, trên đại học, đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất - kinh doanh chuyên ngành. Giám định, kiểm định, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm, dây chuyền công nghệ, thiết bị, máy, phụ tùng thuộc ngành nghề chế biến thực phẩm. Tổ chức hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành chế biến thực phẩm. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp, dịch vụ khoa học, công nghệ về lĩnh vực chế biến thực phẩm với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học, giống vi sinh vật và các dịch vụ phân tích. Sản xuất, kinh doanh các chế phẩm sinh học (trừ sinh phẩm y tế), hoá chất, thiết bị thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm gồm: Các sản phẩm đồ ăn, đồ uống, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, dầu thực vật và hương liệu tự nhiên; Các chế phẩm sinh học (chủ yếu sử dụng 8
- trong công nghiệp chế biến thực phẩm), các kít thử ứng dụng trong chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hoá chất phục vụ nhu cầu sử dụng của các tổ chức và người tiêu dùng; Sản xuất, kinh doanh các thiết bị chế biến thực phẩm, thiết bị công nghệ sinh học, thiết bị bảo vệ môi trường; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp nhiên liệu, sản phẩm, hoá chất, thiết bị và dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.Tư vấn, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn. Tư vấn về bảo vệ môi trường, bao gồm: tư vấn lập dự án, xin phép xả thải, đăng ký chủ nguồn thải, đăng ký cấp ph p hành nghề quản lý chất thải nguy hại, đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường và các dịch vụ tư vấn khác về bảo vệ môi trường. 3.3.3. Khái quát về đội ngũ cán bộ của Viện Tổng số CBVC của Viện có 203 người (biên chế, hợp đồng dài hạn, ngắn hạn là 153, còn lại 50 là lao động thời vụ), số lượng CBVC có thay đổi hàng năm chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn và thời vụ. Về trình độ, có 12 PGS.TS (chiếm 24,6%), 50 Tiến Sỹ (chiếm 5,9%), 84 Thạc sĩ (chiếm 41,37%), 46 Cử nhân (chiếm 22,66%), Kỹ sư 11 (chiếm 5,4%). Đội ngũ cán bộ khoa học (CBKH) tập trung phần lớn ở 11 đơn vị R D và dịch vụ. Bảng 1. Đội ngũ cán bộ của Viện công nghiệp thực phẩm Trình Tổng Độ tuổi, giới tính Chức độ, học số 23-29 30-39 40-49 50-59 60-65 danh hàm, nghề học vị Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ nghiệp Tiến sỹ 50 10 12 0 0 18 10 0 0 0 0 NCVC PGS-TS 12 0 0 0 0 0 0 6 4 2 0 NCVCC Thạc sĩ 84 4 5 12 16 12 15 12 3 5 0 NCV Cử nhân 46 8 11 3 6 2 5 3 5 3 0 NCV Kỹ sư 11 1 2 2 2 2 1 1 0 0 0 NCV Tổng số 203 23 30 17 24 34 31 22 12 10 0 Nguồn: Thông tin, số liệu từ Viện CNTP năm 2019 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 537 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 166 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 87 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 64 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 23 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 41 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 35 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 42 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn