intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm người bệnh cao tuổi tăng huyết áp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm người bệnh cao tuổi tăng huyết áp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp tại Khoa Nội lão học, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ; Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở nhóm người bệnh trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn trầm cảm người bệnh cao tuổi tăng huyết áp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THỐNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THỐNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP Ngành: Nội khoa (Tâm thần) Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN 2. GS. JOHN SNOWDON HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Y Hà Nội và đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Thầy Giáo sư John Snowdon đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi được thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Khoa Nội Lão học đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể thu thập dữ liệu và hoàn thành nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh đề tài có thể có nhiều sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô và các đồng nghiệp. Tác giả luận án Nguyễn Văn Thống
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Văn Thống, nghiên cứu sinh khóa 38 của Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Tâm thần, xin cam đoan: 1. Đây là quyển luận án nghiên cứu sinh do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Văn Thống
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Người cao tuổi ........................................................................................ 3 1.1.1. Giới thiệu về người cao tuổi ........................................................... 3 1.1.2. Sự lão hoá và sức khỏe thể chất ở người cao tuổi .......................... 4 1.1.3. Sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi ............................................... 4 1.1.4. Khía cạnh tâm lý xã hội ở người cao tuổi ...................................... 6 1.2. Tăng huyết áp ở người cao tuổi.............................................................. 7 1.2.1. Giới thiệu về tăng huyết áp............................................................. 7 1.2.2. Chẩn đoán tăng huyết áp ................................................................ 8 1.2.3. Tăng huyết áp ở người cao tuổi ...................................................... 9 1.2.4. Tiến triển và điều trị tăng huyết áp ............................................... 11 1.3. Rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tăng huyết áp .............................. 13 1.3.1. Giới thiệu về rối loạn trầm cảm .................................................... 13 1.3.2. Cơ chế bệnh sinh rối loạn trầm cảm ............................................. 14 1.3.3. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ................................................. 19 1.3.4. Chẩn đoán trầm cảm theo ICD-104............................................... 23 1.3.5. Rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi ............................................. 24 1.4. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh cao tuổi THA ......... 27 1.4.1.Giới thiệu về yếu tố liên quan ....................................................... 27 1.4.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh cao tuổi THA . 29 1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan trầm cảm ở người cao tuổi THA ....... 32 1.5.1. Thế giới......................................................................................... 32 1.5.2. Việt Nam ...................................................................................... 35 1.5.3. Khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi THA................................................................................................. 38 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39
  6. 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 39 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu.................................................................... 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................ 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 40 2.2.2. Cỡ mẫu ......................................................................................... 40 2.2.3. Các biến số và phương pháp đo lường ......................................... 41 2.2.4. Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu .................................... 54 2.2.5. Các bước tiến hành ....................................................................... 55 2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ...................................................... 58 2.2.7. Phương pháp nhập và phân tích số liệu ........................................ 59 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 60 2.3.1. Tính tự nguyện ............................................................................. 60 2.3.2. Tính bảo mật ................................................................................. 60 2.3.3. Tính minh bạch ............................................................................. 60 2.3.4. Đạo đức của nhà nghiên cứu ........................................................ 60 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 62 3.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu ........................................................... 62 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học ................................................... 62 3.1.2. Đặc điểm liên quan cơ thể và tâm lý người cao tuổi .................... 63 3.1.3. Đặc điểm liên quan tăng huyết áp ................................................ 66 3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp ............................................. 67 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm .......................................... 67 3.2.2. Kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 đánh giá trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp .................................................................... 76 3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp........................................................................................................ 76 3.3.1. Mối liên quan giữa trầm cảm với đặc điểm nhân khẩu xã hội học 76
  7. 3.3.2. Trầm cảm với yếu tố tăng huyết áp .............................................. 80 3.3.3. Trầm cảm với biến chứng tăng huyết áp, đặc điểm cơ thể và tâm lý.. 85 3.3.4. Mô hình đa biến mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố ..... 89 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 91 4.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu ........................................................... 91 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học ................................................... 91 4.1.2. Đặc điểm liên quan cơ thể và tâm lý người cao tuổi .................... 96 4.1.3. Đặc điểm liên quan tăng huyết áp ................................................ 97 4.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp ............................................. 98 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm .......................................... 98 4.2.2. Kết quả ứng dụng thang đo GDS-30 đánh giá trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp .................................................................. 108 4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh cao tuổi tăng huyết áp...................................................................................................... 109 4.3.1. Trầm cảm với đặc điểm nhân khẩu xã hội học ........................... 109 4.3.2. Trầm cảm với yếu tố tăng huyết áp ............................................ 115 4.3.3. Trầm cảm với biến chứng tăng huyết áp, đặc điểm cơ thể và tâm lý 120 4.3.4. Mô hình đa biến mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố ... 124 4.4. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 125 KẾT LUẬN ................................................................................................. 126 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................... 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CB : Chẹn bêta CKCa : Chẹn kênh canxi CLCS : Chất lượng cuộc sống CTTA : Chẹn thụ thể angiotensin ĐTĐ :Đái tháo đường HA : Huyết áp HATT :Huyết áp tâm thu HATTr :Huyết áp tâm trương KTC 95% : Khoảng tin cậy 95% LT : Lợi tiểu NCT : Người cao tuổi PL-UBTVQH10 :Pháp lệnh-Ủy Ban Thường vụ Quốc hội RHM :Răng Hàm Mặt RLTC :Rối loạn trầm cảm SKTT :Sức khỏe tâm thần TBMMN :Tai biến mạch máu não TC :Trầm cảm TCYTTG :Tổ chức Y tế Thế giới THA :Tăng huyết áp THPT :Trung học phổ thông TMH :Tai mũi họng ƯCMC : Ức chế men chuyển
  9. Tiếng Anh 5- HTTLPR :serotonin-transporter-linked promoter region (Vùng khởi động của gen vận chuyển serotonin) ADL : Activities of Daily Living (Hoạt động sống hàng ngày) ACTH :adrenocorticotropic hormone (hormone vỏ thượng thận) CRF/CRH :corticotropin-releasing factor/Corticotropin-releasing hormone (Hormone giải phóng corticotropin) BDI :Beck's Depression Inventory (Thang đo trầm cảm BECK) BDNF :Brain Derived Neurotrophic Factor (Yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não) BMI :Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CES-D :Center for Epidemiologic Studies Depression Scale (Thang đo trầm cảm Trung tâm nghiên cứu dịch tễ) DAST :The Drug Abuse Screening Test (Thang tầm soát lạm dục chất/thuốc) DSM-5 : Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 5) GDS :Geriatric Depression Scale (Thang trầm cảm tuổi người cao tuổi) GMAS :the General Medication Adherence Scale (Thang đo tuân thủ thuốc tổng quát) HADS :The Hospital Anxiety and Depression Scale (Thang đo trầm cảm và lo âu bệnh viện) HIV/AIDS :Human immunodeficiency virus infection/acquired immune deficiency syndrome (Nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) HPA :Hypothalamic pituitary adrenal (Trục Hạ đồi – Tuyến yên – Tuyến thượng thận) ICD-10 : International Classification of Diseases (Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)
  10. IDI & WPRO : Ikatan Dokter Indonesia and Regional Office for the Western Pacific (Hội Bác sỹ Indonesia và Văn phòng vùng ở Đại Tây Dương) JNC 8 :Joint National Committee (Hiệp hội quốc gia khớp lần thứ 8) PSQI :Pittsburgh Sleep Quality Index (Thang chất lượng giấc ngủ Pittsburgh) SSRI :Selective serotonin reuptake inhibitors (Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin) UCLA Loneliness Scale :the University of California, Los Angeles Loneliness Scale (Thang đánh giá sự cô đơn UCLA [UCLA-3]) WHO :World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WHOQoL :World Health Organization Quality of Life (Thang chất lượng cuộc sống của tổ chức y tế thế giới)
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại huyết áp năm 2003 của Tổ chức Y tế thế giới............ 9 Bảng 1.2. Can thiệp không thuốc.............................................................. 12 Bảng 1.3. Chiến lược thuốc điều trị THA................................................. 13 Bảng 2.1. Phân loại cân nặng BMI cho người Châu Á trưởng thành ....... 43 Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp ............................................................ 44 Bảng 2.3. Chẩn đoán và mức độ nặng của trầm cảm theo ICD-10 .......... 47 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội học ............................................... 62 Bảng 3.2. Chẩn đoán các bệnh đi kèm...................................................... 64 Bảng 3.3. Đặc điểm liên quan đến tâm lý xã hội ...................................... 65 Bảng 3.4. Đặc điểm liên quan tăng huyết áp và biến chứng..................... 66 Bảng 3.5. Phân loại trầm cảm theo ICD-10 .............................................. 67 Bảng 3.6. Các đặc điểm của giảm khí sắc ................................................ 69 Bảng 3.7. Các đặc điểm giảm năng lượng, tăng mệt mỏi ......................... 70 Bảng 3.8. Các đặc điểm giảm tập trung và chú ý ..................................... 70 Bảng 3.9. Các đặc điểm giảm tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định ................................................................................. 71 Bảng 3.10. Các đặc điểm ý tưởng buộc tội và không xứng đáng ............... 71 Bảng 3.11. Các đặc điểm nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan .............. 72 Bảng 3.12. Các đặc điểm ý tưởng và hành vi hủy hoại hoặc tự sát ............ 72 Bảng 3.13. Các đặc điểm rối loạn giấc ngủ ................................................ 73 Bảng 3.14. Các đặc điểm triệu chứng sinh học .......................................... 74 Bảng 3.15. Trầm cảm với tuổi .................................................................... 76 Bảng 3.16. Trầm cảm với giới tính ............................................................. 77 Bảng 3.17. Trầm cảm với dân tộc............................................................... 77 Bảng 3.18. Trầm cảm với trình độ học vấn ................................................ 78
  12. Bảng 3.19. Trầm cảm với khả năng lao động ............................................. 78 Bảng 3.20. Trầm cảm với tình trạng hôn nhân ........................................... 79 Bảng 3.21. Trầm cảm với đặc điểm kinh tế xã hội ..................................... 79 Bảng 3.22. Trầm cảm với khu vực sống ..................................................... 80 Bảng 3.23. Trầm cảm với thời gian tăng huyết áp...................................... 80 Bảng 3.25. Trầm cảm với chỉ số huyết áp .................................................. 81 Bảng 3.26. Trầm cảm với phân độ tăng huyết áp ....................................... 81 Bảng 3.27. Trầm cảm với sự kiểm soát huyết áp........................................ 82 Bảng 3.28. Trầm cảm với số loại thuốc hạ áp ............................................ 82 Bảng 3.29. Trầm cảm với lạm dụng thuốc/chất.......................................... 84 Bảng 3.30. Trầm cảm với thói quen ăn nhiều muối ................................... 84 Bảng 3.31. Trầm cảm với biến chứng của tăng huyết áp ........................... 85 Bảng 3.32. Trầm cảm với số bệnh lý khác đi kèm THA ............................ 85 Bảng 3.33. Trầm cảm với chỉ số khối cơ thể .............................................. 86 Bảng 3.34. Trầm cảm với hoạt động thể lực............................................... 86 Bảng 3.35. Trầm cảm với sự cô đơn ........................................................... 87 Bảng 3.36. Trầm cảm với sự độc lập các hoạt động sống hàng ngày......... 88 Bảng 3.37. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm .......................................... 89 Bảng 4.1. So sánh đặc điểm đối tượng tham gia trong các nghiên cứu có liên quan trầm cảm người cao tuổi THA .................................. 91
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ hiện mắc toàn cầu của rối trầm cảm, theo tuổi và giới 29 Biểu đồ 3.1. Chẩn đoán bệnh chính khi vào viện ..................................... 63 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trầm cảm theo ICD-10 ................................................ 67 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trầm cảm theo ICD-10 ....... 68 Biểu đồ 3.4. Các đặc điểm giảm quan tâm thích thú ................................ 69 Biểu đồ 3.5. Các đặc điểm rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm muốn ăn uống) và thay đổi trọng lượng cơ thể ............................................. 73 Biểu đồ 3.6. Các đặc điểm triệu chứng đau .............................................. 75 Biểu đồ 3.7. Mức độ nặng của trầm cảm theo ICD-10 ............................. 75 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ trầm cảm (A) và mức độ trầm cảm (B) theo GDS-30 . 76 Biểu đồ 3.9. Trầm cảm với tuân thủ thuốc ............................................... 83 Biểu đồ 3.10. Trầm cảm với chất lượng cuộc sống .................................... 87 Biểu đồ 3.11. Trầm cảm với chất lượng giấc ngủ....................................... 88
  14. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................... 57
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên, dân số này đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây ở hầu hết các quốc gia và khu vực với tăng trưởng được dự báo rất nhanh chóng ở những thập kỷ sắp tới.1 Số lượng người cao tuổi trên toàn thế giới (năm 2021) là hơn 1 tỷ người - chiếm khoảng 13,5% dân số toàn cầu. Người cao tuổi là trung tâm của một kế hoạch hành động mới về vấn đề lão hóa và sức khỏe.2 Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến đặc biệt ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến một tỷ người trên toàn cầu và Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mức huyết áp tăng lên là nguyên nhân gây tử vong ở chín triệu người mỗi năm. Điều đáng quan tâm hơn là 7,6 triệu ca tử vong sớm, chiếm 13,5% tổng số ca tử vong toàn cầu, được cho là do huyết áp cao không kiểm soát.3 Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi tâm trạng giảm sút kéo dài, mất hứng thú trong các hoạt động, giảm năng lượng, kém tập trung, và kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể khác.4-6 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm không được chẩn đoán với một tỷ lệ khá lớn ở người cao tuổi.7 Các nghiên cứu dựa vào cộng đồng cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi dao động từ 8,9% đến 62,16%, tuy nhiên chưa tập trung vào dân số cao tuổi tăng huyết áp.8 Tỷ lệ này cao hơn ở người cao tuổi có bệnh lý cơ thể đặc biệt như tăng huyết áp, Kosana Stanetic và cs (2017) ghi nhận ở người cao tuổi tăng huyết áp mắc trầm cảm là 55,4%9 và tỷ lệ này ở nghiên cứu của Vishnu Ashok và cs (2019) là 47,3%.10 Trầm cảm điển hình ở người cao tuổi biểu hiện có phần khác biệt so với người trẻ. Các triệu chứng thể chất như thay đổi cảm giác thèm ăn và trọng lượng cơ thể, táo bón và rối loạn chức năng tình dục thường gặp hơn ở người cao tuổi.7 Điều này làm dễ bỏ sót trầm cảm do triệu chứng gần như triệu chứng bệnh thể chất.
  16. 2 Các yếu tố nguy cơ được biết liên quan đến trầm cảm như dân số - xã hội học (giới tính, tuổi, hôn nhân, nơi cư trú, kinh tế, căng thẳng và hỗ trợ xã hội, …).9,10 Đối với người cao tuổi (không khu trú vào tăng huyết áp), các yếu tố nguy cơ rõ ràng dẫn đến trầm cảm là giới tính nữ, cô lập xã hội, góa chồng, ly hôn hoặc ly thân, tình trạng kinh tế xã hội thấp, nhiều bệnh lý cơ thể, đau không kiểm soát, mất ngủ, suy giảm chức năng, suy giảm nhận thức.11 Trong một khảo sát gần đây, Nguyễn Hằng Nguyệt Vân và cs chỉ ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm người cao tuổi là giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, hoàn cảnh sống, công việc hiện tại, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý và có tham gia các hoạt động xã hội (p
  17. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Người cao tuổi 1.1.1. Giới thiệu về người cao tuổi Người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi có quyền được đảm bảo các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan, được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ dưỡng. Đồng thời người cao tuổi là gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau.16 Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019, dân số cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số. Dân số cao tuổi tăng thêm chiếm gần 40% tổng dân số tăng thêm. Cũng trong giai đoạn này, tổng dân số tăng trung bình 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm.17 Theo truyền thống, Liên hợp quốc và hầu hết các nhà nghiên cứu đã sử dụng các thước đo và chỉ số về dân số lão hóa chủ yếu hoặc hoàn toàn dựa trên tuổi thời gian của mọi người, xác định người cao tuổi là những người từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên. Điều này cung cấp một cách đơn giản, rõ ràng và có thể nhân rộng để đo lường và theo dõi các chỉ số khác nhau về già hóa dân số. Dân số toàn cầu từ 60 tuổi trở lên là 962 triệu người vào năm 2017, lớn hơn gấp đôi so với năm 1980 khi có 382 triệu người cao tuổi trên toàn thế giới. Số lượng người cao tuổi dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, khi đạt gần 2,1 tỷ người.1
  18. 4 1.1.2. Sự lão hoá và sức khỏe thể chất ở người cao tuổi Lão hóa như một quá trình biến những người trẻ tuổi thành những người già kém khỏe mạnh rõ ràng — theo cách hiểu đơn giản, nhưng trên thực tế lại tạo ra một số điểm khác biệt nổi bật. Lão hóa không phải là một căn bệnh. Bệnh tật chắc chắn là một trong những hậu quả nổi bật nhất của lão hóa, nhưng lão hóa tạo ra nhiều thay đổi không được xếp vào loại bệnh tật, và nhiều bệnh tật cũng ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Tương tự như vậy, tuổi thọ và nguy cơ tử vong chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên cạnh quá trình lão hóa. Do đó, bằng chứng cho thấy gen hoặc chế độ ăn uống hoặc biện pháp sức khỏe cộng đồng đã làm thay đổi tuổi thọ, theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống, không có nghĩa là các tác động đạt được do tác động lên quá trình lão hóa.18 Số lượng người cao tuổi trên toàn thế giới (năm 2021) là hơn 1 tỷ người - chiếm khoảng 13,5% dân số toàn cầu. Đến năm 2030, cứ 6 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên.2 Do tỷ lệ người cao tuổi tăng, vấn đề ngày càng được quan tâm là nhiều bệnh mạn sẽ xảy ra trên dân số này. Trong một nghiên cứu về bệnh lý mạn tính xảy ra ở người cao tuổi, 30% dân số này mắc 1 bệnh, trong khi 55% mắc đa bệnh lý. Số bệnh lý trung bình của những người mắc đa bệnh là 3, dao động từ 2 đến 7. Tăng huyết áp, sa sút trí tuệ và suy tim là những rối loạn phổ biến nhất, với tỷ lệ lần lượt là 38%, 21% và 18%, trong khi tất cả các bệnh khác ít gặp hơn (15%).19 Kết quả cũng tương tự với một thống kê gần đây ở Trung Quốc ở 9344 người cao tuổi, 31,7% có ít nhất một trong bốn bệnh mạn tính, tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD và đột quỵ lần lượt là 26,0%, 8,0%, 1,0% và 1,9%.20 1.1.3. Sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi Ngoại trừ sa sút trí tuệ và mê sảng, các rối loạn tâm thần không phổ biến hơn ở người cao tuổi so với nhóm tuổi trẻ. Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng các ước tính về tỷ lệ mắc các rối loạn phổ biến như trầm cảm điển
  19. 5 hình, rối loạn lo âu, lạm dụng chất và rối loạn loạn thần nói chung thấp hơn ở những người trên 65 tuổi so với nhóm tuổi trẻ hơn, một phát hiện gần đây được nhân rộng bởi các ước tính tỷ lệ lưu hành được sửa đổi mới (Newly Revised Prevalence Estimates) cho rối loạn tâm thần bằng cách sử dụng Dữ liệu Chương trình Khu vực lưu giữ dịch tễ học (Epidemiological Catchment Area Program data), cũng như Khảo sát Bệnh đồng mắc Quốc gia (National Comorbidity Survey). Hơn nữa, các nghiên cứu dọc gần đây đã theo dõi các cá nhân trong vòng 25 năm không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ rối loạn cảm xúc tăng lên theo tuổi tác. Sự khác biệt về độ tuổi trong trải nghiệm và biểu hiện của cả cảm xúc tích cực và tiêu cực cũng đã được nghiên cứu để xác định xem liệu người cao tuổi có tường thuật trải nghiệm cảm xúc tiêu cực hơn người trẻ tuổi hay không. Trong một nghiên cứu gần đây sử dụng một loạt các mẫu đối tượng đa dạng về sắc tộc, những người cao tuổi cho biết họ trải qua ít cảm xúc tiêu cực hơn như buồn bã, tức giận và sợ hãi nhưng lại có nhiều cảm xúc tích cực hơn như hạnh phúc so với những người ở độ tuổi trẻ hơn. Trong một nghiên cứu khác, ngay cả ở những người cao tuổi mắc bệnh cơ thể, những cảm xúc tích cực hơn là tiêu cực cũng được quan sát thấy, hỗ trợ thêm cho quan điểm rằng ngay cả tuổi cao và bệnh tật không nhất thiết dẫn đến tiến triển tiêu cực. Ngoài ra, những người cao tuổi cho biết họ có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn đối với các trạng thái cảm xúc tiêu cực bên trong so với những người trẻ tuổi. Để giải thích dữ liệu của họ, các tác giả đã đề xuất một mô hình kiểm soát cảm xúc, cho thấy rằng lão hóa có liên quan đến việc gia tăng khả năng ức chế trạng thái cảm xúc tiêu cực và duy trì trạng thái cảm xúc tích cực. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra những khác biệt thú vị về chủng tộc giữa người da đen và người da trắng cao tuổi về các biện pháp khắc phục tình trạng đau khổ tâm lý. Nghiên cứu bao gồm hơn 1.000 người cao tuổi còn hoạt động tốt trong
  20. 6 độ tuổi từ 70 đến 79 và phát hiện ra rằng người da đen ít đau khổ hơn người da trắng, đặc biệt là ở trình độ học vấn thấp hơn. Phát hiện vẫn như trên ngay cả khi đã kiểm soát được các yếu tố về sự hỗ trợ xã hội, tình trạng kinh tế xã hội và tình trạng chức năng. Các tác giả cho rằng người da đen cao tuổi có thể có địa vị cao hơn và gắn bó hơn với cộng đồng của họ so với người da trắng cao tuổi. Nếu đúng như vậy, thì vị trí của những người da đen cao tuổi trong cộng đồng của họ có thể là hình mẫu cho các nhóm dân tộc hoặc chủng tộc khác.7 1.1.4. Khía cạnh tâm lý xã hội ở người cao tuổi Các khía cạnh tâm lý xã hội của người cao tuổi liên quan đến những thay đổi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công việc, nghỉ hưu, cư trú, tình dục, căng thẳng, góa bụa, cảm xúc, sức khỏe tâm thần, hỗ trợ xã hội và tình bạn,... nhiều sự chênh lệch về sức khỏe trong xã hội, chẳng hạn như sự khác biệt về tuổi thọ trung bình hoặc có liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội, chủng tộc, dân tộc và giới tính. Các nguồn lực và ràng buộc về môi trường và xã hội bao gồm nhiều chỉ số được biết có ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm các đặc điểm thể chất và xã hội. Phân biệt đối xử, các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống và các bệnh đi kèm có thể là những nguồn hạn chế chính, trong khi sự tham gia của tôn giáo và hỗ trợ xã hội thường là những nguồn lực bảo vệ quan trọng. Ảnh hưởng tâm lý bao gồm các yếu tố tích cực, chẳng hạn như sự lạc quan, lòng tự trọng, khả năng làm chủ và kiểm soát, cũng như các tác động tiêu cực, chẳng hạn như các triệu chứng trầm cảm và căng thẳng nhận thức. Tác động của các yếu tố tâm lý và xã hội/môi trường lên sức khỏe được điều hòa bởi các hành vi sức khỏe và con đường sinh học, chẳng hạn như hệ thần kinh trung ương và đáp ứng nội tiết. Mặc dù các mối liên hệ nhân quả giữa các nhóm biến này vẫn còn đang được tranh luận, nhưng rõ ràng tất cả đều là những yếu tố đóng góp quan trọng vào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2