intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

144
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiên nhiên đã có phần ưu ái khi ban tặng chúng ta một bờ biển dài hơn 3260 km, 112 cửa sông lạch, một vùng biển đặc quyền rộng khoảng 1 triệu km2 với 4000 hòn đảo lớn nhỏ cùng hệ thống kênh, rạch, hồ, đầm rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Để tận dụng lợi thế tự nhiên sẵn có và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP "

  1. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY CỦA THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Giáo viên hướng dẫn : P GS. TS. Nguyễn Trung Vãn Người thực hiện : Đỗ Thị Hải Yến Lớp : Pháp 2 - K38 E HÀ NỘI - 12/2003 i
  2. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E MỤC LỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ vi LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ ................................ ....................... vii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY............................................................................................................................... 1 1. Mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU ................................................. 1 1.1.Đặc điểm chung của thị trường EU .......................................................... 1 1.2. Mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản .................................. 2 1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tiêu thụ thuỷ sản của thị trường ....... 4 1.3.1.Tập quán và th ị hiếu ................................................................ ......... 4 1.3.2.Thu nhập, chất lượng, giá cả tới tiêu thụ thu ỷ sản của EU................ 5 1.3.3.Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.......................................................... 6 2.Tình hình sản xuất và cung cấp nội khối ................................ ................... 8 2.1.Tình hình sản xuất và cơ cấu sản xuất thuỷ sản của EU ............................ 8 2.2.Khả năng cung cấp nội khối ..................................................................... 9 3. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU ...................................................... 11 3.1. Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản .............................................. 11 3.1.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản ................................ ........................... 11 3.1.2. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản ............................................................ 12 3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu cùng những yêu cầu, quy định ................. 14 3.3.1. Cơ cấu thị trường nhập kh ẩu thu ỷ sản của EU .............................. 14 3.3.2. Những yêu cầu quy định chung về chất lượng thuỷ sả n nhập khẩu vào EU .................................................................................. 16 4. Những quy định cụ thể của EU ................................................................ 17 4.1. Các quy đinh về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá ........................ 17 4.2. Hệ thống quản lý ISO 9000 ................................................................... 19 4.3. Các quy định về vệ sinh-y tế.................................................................. 21 4.4. Các quy định về môi trường .................................................................. 22 4.5. Các quy định về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản .......... 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA ............................................ 27 1. Khái quát hoạt động sả n xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua .............................................................................................. 27 ii
  3. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 1.1. Tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam ......................................................... 27 1.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 27 1.1.2. Điều kiện về con người .................................................................. 28 1.2. Sản xuất thuỷ sản của Việt Nam ............................................................ 29 1.2.1. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt ................................ ................. 29 1.2.2. Hoạt động chế b iến ........................................................................ 31 1.3. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ......................................................... 32 1.3.1. Kim ngạch xuấ t khẩu thu ỷ sản trong thời gian gần đây ................. 32 1.3.2. Cơ cấu thị trường xuấ t khẩu thu ỷ sản của Việt Nam ...................... 33 2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU .......................... 34 2.1. Bố i cảnh chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU............ 34 2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường thuỷ sản EU .................................. 36 2.3. Phương pháp tiếp cận chiến lược thị trường EU của Việt Nam trong thời gian qua .......................................................................................... 37 2.4. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU thời gian qua ........................... 39 2.5. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu hàng thuỷ sản .................... 40 2.6. Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu thị trường (trong khố i EU) ........................................................................................................ 42 3. Những vấn đề đặt ra đối với hàng thuỷ sả n xuất khẩ u của Việt Nam ... 43 3.1. Vấn đề về bao bì, nhãn hiệu và xuất xứ hàng hoá .................................. 43 3.2. Vấn đề chất lượng sản phẩm.................................................................. 46 3.3. Vấn đề vệ sinh thực phẩm ................................ ..................................... 48 3.4. Vấn đề vệ sinh môi trường .................................................................... 50 3.5. Vấn đề về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu ... 52 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU NHỮNG NĂM TỚI ............................ 56 1. Xu thế hội nhập kinh tế quố c tế đối với định hướng và giả i pháp xuất khẩu thuỷ sản của việt nam sang EU ...................................................... 56 1.1. Đặc điểm của xu thế hội nhập................................................................ 56 1.2. Ảnh hưởng tích cực của hộ i nhập đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ..... 58 1.3. Những thách thức đến từ xu thế hội nhập .............................................. 60 iii
  4. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 2.Những định hướng cho hoạt động xuấ t khẩu thuỷ sản sang thị trường EU ................................................................ ............................................... 62 2.1.Căn cứ cho định hướng .......................................................................... 63 2.2. Những định hướng cụ thể ...................................................................... 64 2.2.1. Mục tiêu ................................ ......................................................... 64 2.2.2. Định hướng về cơ cấu sản phẩm .................................................... 65 2.2.3. Định hướng về cơ cấu thị trường ................................................... 67 2.2.4. Định hướng về chất lượng sản phẩm ............................................. 68 3. Giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu thị trường thuỷ sản EU trong điều kiện hiện nay. .................................................................... 70 3.1. Nhóm giải pháp về ho ạt độ ng marketing nghiên cứu thị trường ............ 70 3.1.1. Giả i pháp về nghiên cứu th ị trường ............................................... 70 3.1.2. Giả i pháp về quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường ................... 72 3.2. Nhóm giải pháp về sản xuất, chế biến ................................................... 73 3.2.1. Giả i pháp về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ................................ 73 3.2.2. Giả i pháp về chế biến thuỷ sản ...................................................... 75 3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng thuỷ sản xuất khẩu.................. 77 3.3.1. Nâng cao trình độ công nghệ chọn giống, nuôi trồng, chế b iến ..... 77 3.3.2. Giả i pháp đáp ứng những quy định của thị trường EU hiện nay .... 78 3.4. Giải pháp vĩ mô về chính sách đầu tư, khuyến khích công nghệ ............ 79 3.5. Giải pháp về bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn........................................................................................................ 81 4. Một số kiến nghị, đề xuất ......................................................................... 82 4.1. Kiến nghị............................................................................................... 82 4.2. Đề xuất từ đề tài nghiên cứu .................................................................. 83 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ............................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ................................ ..... 86 iv
  5. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình tiêu thụ thuỷ sản ở một số quốc gia EU năm 2002 ....... 3 Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của EU trong một vài năm gần đây ....... 6 Bảng 3: Tình hình cung cấp thuỷ sản nội khố i của EU .............................. 9 Bảng 4: Một số loài thuỷ sản có lượng cung lớn của EU năm 1999 (theo tên thương mại và tên Latinh) ........................................................... 10 Bảng 5: Thương mại thuỷ sản của EU tại một số thời điểm ..................... 11 Bảng 6: Tình hình sản xuất thuỷ sản của Việt Nam ................................. 30 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 5 năm gần đây ..... 33 Bảng 8: Kim ngạch và tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản EU trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (1998-2002) ......................... 39 Bảng 9: Kim ngạch và tỷ trọng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam trong EU năm 2001 .................................................... 42 Bảng 10: Số lượng các doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 qua các năm (1998-2002) .............................................................................. 48 v
  6. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT Cơ quan phát triển của chính phủ Đan Mạch DANIDA Cộng đồng châu Âu EC EU Liên minh châu Âu Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc FAO Tổng sản phẩm quốc nội GDP H ệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản NAFIQACEN quốc gia Tổng công ty xuất khẩu thuỷ sản SEAPRODEX D ự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản SEAQIP Công ty xuyên quốc gia TNC H iệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam VASEP vi
  7. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E LỜI NÓI ĐẦU Thiên nhiên đã có phần ưu ái khi ban tặng chúng ta một bờ biển dài hơn 3260 km, 112 cửa sông lạch, một vùng biển đặc quyền rộng khoảng 1 triệu km2 với 4000 hòn đảo lớn nhỏ cùng hệ thống kênh, rạch, hồ, đầm rất thuận lợi cho p hát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Đ ể tận dụng lợi thế tự nhiên sẵn có và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, coi đó là một trong những mũi nhọn kinh tế. Trong những năm qua sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta đã có những thành công trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, đóng góp một lượng ngoại tệ đáng kể cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, môi trường hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại hiện nay đặt ngành xuất khẩu thuỷ sản nước ta trước những khó khăn mà nổi bật là sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ kinh doanh, sự đòi hỏi ngày m ột cao của khách hàng quốc tế. Trong b ối cảnh phục hồi chậm chạp, chưa m ấy khả quan của kinh tế N hật Bản cùng hàng loạt những tranh chấp, rủi ro trên thị trường Mỹ, EU càng trở thành m ục tiêu quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta. Trở ngại rất lớn của việc phát triển xuất khẩu vào thị trường giàu có và rộng lớn bậc nhất thế giới này là rào cản phi thuế quan, tiêu biểu là những quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất những quy định hiện nay của thị trường EU trong xu thế hội nhập” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài gồm 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan về thị trường EU trong xu thế hội nhập hiện nay vii
  8. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E Chương 2: Thực trạng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của V iệt Nam sang thị trường EU những năm tới Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết nên nội dung khoá luận này chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em mong nhận đ ược sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô và sự góp ý của đông đ ảo độc giả. Em xin chân thành cảm ơn. viii
  9. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY 1. MỨC TIÊU THỤ THUỶ SẢN CỦA THỊ TRƯỜNG EU 1.1.Đặc điểm chung của thị trường EU Cho đến nay Liên minh Châu Âu (EU) vẫn là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất thế giới với 15 quốc gia thành viên ở Tây Bắc Âu, đó là các nước: Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Lucxămbua, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len. Năm 2004 sẽ là một dấu mốc ghi nhận sự “m ở cửa ” lần thứ 5 và cũng là lần mở cửa lớn nhất từ trước đến nay của EU bằng sự gia nhập của 10 nước phía Đông, đưa số lượng người tiêu dùng của thị trường này từ khoảng gần 380 triệu người lên 545 triệu người. Sự mở cửa này đồng thời cũng biến EU thành thị trường lớn nhất thế giới, một trung tâm kinh tế trọng điểm toàn cầu. Là một thị trường chung của 15 quốc gia cho nên một đặc điểm nổi bật của thị trường này là sự thống nhất (không chỉ được thể hiện ở sự tồn tại của đồng tiền chung, sự tự do di chuyển của lao động, hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên mà còn được thể hiện ở một số điểm điểm đồng nhất trong tập quán, thị hiếu tiêu dùng của khối). Đây là một thị trường vô cùng “khó tính” và đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Như chúng ta đ ều biết, không chỉ là trung tâm văn minh lâu đ ời của nhân loại, EU còn là thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới, do đó những yêu cầu về an to àn, sức khỏe người tiêu dùng luôn được thị trường này đặt lên hàng đ ầu. Những nhà nhập khẩu EU luôn tỏ ra thận trọng, khuôn mẫu, yêu cầu khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngo ài. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, hàng loạt những quy chế, định chuẩn quốc gia, những quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về độ an to àn chung của các sản phẩm, những tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo đã được thông qua và áp dụng một cách thống nhất trong toàn Liên minh. 1
  10. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E Thị trường EU về cơ bản cũng giống một thị trường quốc gia, do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: nhóm người tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm chất lượng cao cấp, yêu cầu các sản phẩm đặc biệt; nhóm người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả không quá đắt, nhóm người thuộc tầng lớp bình dân có thu nhập ttrung bình yêu cầu mức giá cả hợp lý. Kể từ những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ trọng của nhóm 1 (tiêu dùng sản phẩm giá cao cấp) đã tăng từ mức 27% những năm 80 lên mức 35%-36%, trong khi đó nhóm 2 lại giảm từ 49% xuống còn khoảng 30%. Điều này cho thấy cơ hội thị trường mở ra cho các loại sản phẩm cao cấp và sản phẩm có sức cạnh tranh về giá. Bên cạnh những điểm chung, mỗi nền kinh tế trong khối cũng có những cách ứng xử riêng biệt trong giao dịch thương mại quốc tế. Chẳng hạn, người Pháp rất quan tâm đến tính đồng nhất và đã thông qua một số điều lệ đặc biệt bắt buộc phải sử dụng tiếng Pháp trên tất cả các nhãn sản phẩm, trong các tờ rơi quảng cáo,... Doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng qua catalo, không chấp nhận việc nêu ra giá cả trong quảng cáo cá ngừ đóng hộp, doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và rất sòng phẳng, luôn tuân theo luật lệ một cách chính xác... Hệ thống phân phối cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu về thị trường EU. Hệ thống phân phối bao gồm các hình thức: các trung tâm thu mua, đơn vị chế biến, dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng..., trong đó tập trung chủ yếu vào các trung tâm thu mua. Các trung tâm này thu mua các sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. 1.2. Mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản Với mức tiêu thụ thuỷ sản nói chung khoảng 17 kg/người/năm, hiện nay tổng mức tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU là khoảng trên 7 triệu tấn. Tổng mức tiêu thụ của khối sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Như vậy hàng năm khu vực này phải d ành một ngân quỹ vào khoảng 28,6 tỷ USD cho việc mua bán các sản phẩm thủy sản. 2
  11. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E Chúng ta có thể điểm qua tình hình tiêu thụ thuỷ sản ở một vài thị trường thuỷ sản có mức tiêu thụ cao của EU: Bảng 1: Tình hình tiêu thụ thuỷ sản ở một số quốc gia EU năm 2002 Mức tiêu thụ Tên nước Loại sản phẩm Nguồn cung cấp (kg/người/năm) Cá ngừ, tôm, cá ngừ đóng hộp, 17,3 Pháp loại thân mềm. Hải sản nước lạnh, tôm chế 13,4 Đức b iến đặc biệt là tôm đóng hộp H ải sản tươi sống, đông lạnh, Các nước đang 7,9 Italia tôm, cá ngừ, bạch tuộc, hào phát triển Thuỷ sản tươi sống, đông lạnh, Các nước đang cá ngừ, tôm, cá trích, mực, sò, 38 Tây Ban Nha phát triển hến. Cá vùng nước lạnh như cá Các nước đang tuyết, cá efin, cá thu hun khói, phát triển và nội 7,4 Anh khối cá trích hun khói H ải sản tươi sống nhất là tôm Chủ yếu từ các Hà Lan hùm, các loại cá nước lạnh nước trong khối Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương mại Do thị hiếu người tiêu dùng ở mỗi nước thành viên rất khác nhau nên cơ cấu tiêu thụ thuỷ sản của EU thay đổi tuỳ theo từng khu vực. Nhìn chung cơ cấu tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường này có thể phân làm 3 nhóm chính: - N hóm nước Bắc Âu (Phần Lan, Đan Mạch) ưa chuộng loại cá nước lạnh, cá trích, cá thu; 3
  12. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E - N hóm nước khu vực Địa Trung Hải (Italia, Tây Ban Nha,...) chuộng các loại nhuyền thể bao gồm cả nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) và nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ốc, hến, sò,...); - Nhóm nước còn lại có xu hướng thích các sản phẩm như cá chỉ vàng, cá ngừ và tôm. Tựu chung lại, một số mặt hàng thuỷ sản đ ược tiêu thụ mạnh nhất trên toàn EU là tôm, mực nang, mực ống, cá ngừ, cá đáy, cá hồi,...trong đó tôm là mặt hàng chiếm thị phần cao nhất. Trong một vài năm gần đây, các sản phẩm cá nước ngọt như cá tra, cá basa, cá rô phi,... đã xuất hiện trên thị trường EU. Khách hàng Châu Âu tỏ ra quan tâm tới các chủng loại sản phẩm này do vậy trong tương lai sản phẩm cá nước ngọt có thể đạt được một vị trí đáng kể hơn trên thị trường này. 1.3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tiêu thụ thuỷ sản của thị trường Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU. Nổi bật là yếu tố tập quán, thị hiếu, yếu tố thu nhập, yếu tố chất lượng, giá cả sản phẩm và thậm chí cả vấn đề bảo vệ người tiêu dùng của thị trường này. 1.3.1.Tập quán và thị hiếu Ngày nay, người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu thụ ngày một nhiều thuỷ sản, coi thuỷ sản là thực phẩm thay thế cho thịt gia súc. Theo ước tính của FAO (Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc), mức tăng tiêu thụ thủy sản của các nước EU vào năm 2030 so với giai đoạn 1994-1998 lần lượt là: Áo 21%; Bỉ và Luxămbua 1 2%, Đan Mạch 35%, Phần Lan 13%, Pháp 16%; Đức 33%; Hylạp 12%; Ailen 9%; Italia 21%; Hà Lan 10%; Bồ Đ ào Nha 2%; Tây Ban Nha -2%; Thụy Điển 5%; Anh 24%. Như vậy trừ Tây Ban Nha có sự giảm nhẹ trong tiêu thụ còn lại ở các thị trường khác thủy sản được tiêu thụ tăng lên đáng kể. 4
  13. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E Thị hiếu đối với sản phẩm thuỷ sản đã có những thay đổi nhất định: không chỉ là những sản phẩm ướp lạnh, đóng hộp truyền thống mà còn cả những sản phẩm “ăn liền” sẵn sàng phục vụ các quý khách hàng, đặc biệt là lớp người tiêu dùng trẻ, thuỷ sản không những dành cho các hộ gia đình mà hướng mạnh tới các nhà hàng, khách sạn. Sản phẩm Châu Á tinh khiết và đơn giản đang được tiêu thụ khá mạnh trong các quốc gia Châu Âu. Xu hướng sử dụng những sản phẩm đơn giản cùng tồn tại với xu hướng sử d ụng các sản phẩm thuỷ sản Châu Á. Người ta muốn ăn thuỷ sản với đúng nghĩa của nó - m ột xu hướng làm tăng nhanh nhu cầu đối với những sản phẩm không bao bột như philê, cá đông lạnh, tôm và vẹm, tôm hùm và lườn cá ngừ thông thường. Càng ngày những sản phẩm chưa chế biến, không pha trộn, dễ làm và ăn nhanh càng được những người tiêu dùng hiện đại của EU quan tâm hơn cùng với đó là sự hướng tới những sản phẩm sinh thái. Một nghiên cứu về người tiêu dùng Châu Âu cho thấy 56% số người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho sản phẩm sinh thái đắt hơn sản phẩm nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp từ 15% trở lên, 33% đồng ý trả đắt hơn đến 15%. Tỉ lệ người tiêu dùng mua sản phẩm sinh thái với mục đích góp phần bảo vệ tự nhiên cũng tăng lên trong vài năm qua: 17% người tiêu dùng thường xuyên mua sản phẩm sinh thái, 51% đôi khi mua. Lý do chọn những sản phẩm này cũng khác nhau: 71% người tiêu dùng chọn vì quan tâm đ ến sức khoẻ, 58% vì lý do môi trường và 23% vì hương vị ngon hơn. 1.3.2.Thu nhập, chất lượng, giá cả tới tiêu thụ thuỷ sản của EU. Từ những thế kỉ 17, 18, châu Âu và đặc biệt là Tây Âu đã trở thành một trung tâm văn minh của nhân loại với sự phát triển rực rỡ của các loại hình nghệ thuật, khoa học. Đây cũng là chiếc nôi của chủ nghĩa tư bản, là nơi tập trung các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh. Người dân Tây Âu có thu nhập, mức sống cao và tương đối đồng đều. Từ 1997 cho đến 2001, GDP các nước EU đều tăng cả về tổng GDP lẫn mức bình quân đầu người. Năm 2001 đã b ắt đầu có những dấu hiệu không tốt trong mức tăng GDP ở khu vực này (tỷ trọng trong GDP thế giới giảm, tốc 5
  14. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E độ tăng cũng chậm lại) nhưng năm 2002 mới là năm đánh dấu sự sụt giảm mạnh trong GDP b ình quân đầu người của (từ mức 23053 USD/người năm 2001 còn 21522 USD/người). Tuy nhiên đây vẫn là khu vực tập trung đông đảo người tiêu dùng giàu có bậc nhất của thế giới. Có thể nhìn thấy điều đó qua bảng 2, bảng số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của EU, dưới đây: Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của EU trong một vài năm gần đây 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu 2,5 2,7 2,6 3,3 1,6 1,1 Mức tăng GDP (%) 7200 7394 7587 7837 7954 8146 Tổng GDP (tỷ USD) 27,93 29,14 29,20 29,45 28,62 28,15 Tỷ trọng GDP so với thế giới (%) 22008 22644 22634 23120 23053 21522 GDP/đầu người (USD) Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của Eurostat và một số bản tin kinh tế năm 2003 Do mức thu nhập bình quân đ ầu người hàng năm tương đối cao cùng với ảnh hưởng của nền văn minh châu Âu nên sở thích tiêu dùng của khách hàng tại khu vực này là rất cao sang. Vấn đề quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng EU không phải là vấn đề giá cả mà là vấn đề chất lượng hàng hoá. Họ sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm của những nhà sản xuất hay phân phối có tiếng tăm với giá rất cao mà không thích đổi sang sản phẩm không nổi tiếng khác. Đây cũng là một điểm đáng chú ý đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào EU. Các nhà xuất khẩu thuỷ sản nên sử dụng các nhà phân phối có uy tín để thu hút người tiêu dùng trước khi trực tiếp xuất khẩu vào thị trường này cũng như cần hiểu rõ không phải lúc nào giá rẻ cũng thúc đ ẩy được việc tiêu thụ sản phẩm. 1.3.3.Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tiêu thụ thuỷ sản là các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh Châu Âu. 6
  15. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất. Một hệ thống báo động giữa các nước thành viên EU (từ đây xin được gọi tắt là nước thành viên) được thiết lập nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm không đủ phẩm chất vào khu vực. EU đ ã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu,v.v...Các tổ chức chuyên nghiên cứu, đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hay Châu Âu. Các luật và định chuẩn quốc gia đ ược sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán các sản phẩm có xuất xứ từ các nước chưa có điều kiện sản xuất đạt mức an to àn ngang với tiêu chuẩn Châu Âu. Hiện nay khu vực có 3 tổ chức định chuẩn sau: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, V iện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm thuỷ sản lưu thông trên thị trường EU đều phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng ròng, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hay nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đảm bảo cho bảo quản, chuẩn bị sử dụng hay các thao tác b ằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận ra lô hàng. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng đ ã ngăn chặn đáng kể lượng hàng nhập khẩu vào thị trường này. Khi một sản phẩm bị đánh giá là không đủ độ an toàn, không phù hợp với những quy định, tiêu chuẩn về hàng hóa trên thị trường thì thông qua hệ thống báo động chung, thông tin về mặt hàng này sẽ được công bố rộng rãi trong toàn bộ Liên minh, lượng tiêu thụ do đó sẽ sụt giảm không chỉ ở nước ấy mà trên cả 14 thị trường còn lại. Có thể thấy rằng, một mặt các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU thực hiện đúng bổn phận bảo vệ người tiêu dùng của nó, mặt khác, ở một số trường hợp, các biện pháp này lại được áp dụng như một rào cản “hợp lý” b ảo vệ cho các nhà sản xuất trong khối, tránh sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ngoài khối. Đó là khi chúng được áp dụng một cách thái quá. 7
  16. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NỘI KHỐI 2.1.Tình hình sản xuất và cơ cấu sản xuất thuỷ sản của EU Dù rằng nghề cá chỉ đóng góp chưa đầy 1% vào tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của các nước thuộc Liên minh Châu Âu nhưng lại cung cấp việc làm cho hơn 10% lao động trên một số vùng, đặc biệt là các khu vực ven bờ Đại Tây Dương của Tây Ban Nha và Scốt len. Hoạt động đánh bắt vẫn đóng góp một phần rất đáng kể vào cơ cấu sản xuất thuỷ sản của khu vực. Hoạt động nuôi trồng chỉ đóng góp khoảng 16%- 18% trong tổng sản lượng thuỷ sản của EU (trừ Italia chiếm tới gần 47%). Trước năm 1997, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng của EU liên tục tăng về số tuyệt đối nhưng so với mức của thế giới thì từ giữa thập kỉ 90 trở lại đây tỷ trọng thuỷ sản của EU trong tổng sản lượng thuỷ sản thế giới có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân chính là do các nước đang phát triển, nhất là các nước Châu Á đang ngày càng chú trọng vào nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cho xuất khẩu trong khi Liên minh EU lại có chính sách cắt giảm sản lượng đánh bắt từ 1997-2010 với mục đích giữ gìn nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên với sản lượng xấp xỉ 7,8 triệu tấn thuỷ sản/năm (bao gồm cả thuỷ sản dùng làm thức ăn công nghiệp), EU là một trong năm khu vực đánh bắt lớn nhất thế giới. Các quốc gia có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất trong EU là Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Anh. Hai khu vực đánh bắt đáng kể nhất của EU là vùng đông bắc Đại Tây D ương và vùng biển Địa Trung Hải. Năm 1999, trong tổng số 6.728.538 nghìn tấn cá đánh bắt được của khu vực thì lượng đánh bắt ở vùng Đông bắc Đại Tây Dương là 4.647.469 nghìn tấn (chiếm 74%). Đan Mạch là quốc gia đánh bắt lớn nhất với 1.4 triệu tấn, tiếp theo là Anh với 832 nghìn tấn, trong khi đó đánh bắt tại khu vực này chỉ chiếm có 36% và 69% tổng lượng đánh bắt của Tây Ban Nha và Pháp. Toàn bộ 6 loài cá được đánh bắt nhiều nhất của EU năm 1998 đều là cá nổi đánh bắt chủ yếu tại vùng biển này bao gồm: cá trích Đại Tây Dương tại khu vực 8
  17. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E biển Baltic (348.601 tấn trên tổng số 737.368 tấn), cá sác -đin tại khu vực biển Bắc (684.830 tấn trên tổng 668.573 tấn), cá trích cơm châu Âu, cá thu (bao gồm cả lo ài Micromesistius pontasson và loài Trachurus trachurus) tại vùng biển phía tây và phía nam nước Anh, cá tuyết Đại Tây D ương tại biển Bắc và biển Baltic. Đối với vùng Đ ịa Trung Hải, các loài thuỷ sản có sản lượng đánh bắt lớn nhất là các loại cá. Năm 1999, lượng cá khai thác ở vùng này chiếm 69% tổng lượng đánh bắt (chủ yếu là cá trống, cá mòi cơm.) các loài nhuyễn thể (hai mảnh và chân đầu) chỉ chiếm 25%. Các quốc gia đánh bắt chủ yếu của khu vực phải kể đến Italia với sản lượng 277.984 tấn, Tây Ban Nha đứng thứ hai với mức 122.359 tấn, Hylạp 109.558 tấn, Bồ Đào Nha chỉ đạt 76 tấn. 2.2.Khả năng cung cấp nội khối Sản lượng thuỷ sản được sản xuất hàng năm trong Liên minh EU luôn tăng về số tuyệt đối nhưng trên thực tế khả năng cung cấp nội khối của EU vẫn còn ở mức tương đối thấp. Chúng ta có thể theo dõi m ức cung thuỷ sản trong khối qua một vài số liệu thời điểm sau: Bảng 3: Tình hình cung cấp thuỷ sản nội khối của EU Năm Tổng cung của khối (nghìn tấn) Mức cung bình quân (kg/người/năm) 1988 7.795 21,5 1992 8.358 22,7 1996 8.805 23,5 Nguồn: The state of world fisheries and aquaculture - FAO, 2002 Hàng năm khu vực vẫn xuất khẩu thuỷ sản sang các nước ngoài khối nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với xuất khẩu nội khối, trong khi đó mức nhập khẩu từ ngo ài khối lại cao hơn mức nhập khẩu nội khối rất nhiều cả 9
  18. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E về mặt khối lượng và giá trị. Có tới 67% tổng thuỷ sản xuất khẩu của các nước thành viên là dành cho các nước trong khối (về mặt giá trị chiếm 80%) nhưng mức nhập khẩu từ các nước ngoài khối về khối lượng chiếm tới 60%, về giá trị chiếm 56% tổng nhập khẩu của khối. Trong khi nhu cầu thuỷ sản của khu vực tăng mỗi năm khoảng 650.000 tấn nhưng chính sách cắt giảm sản lượng khai thác thuỷ sản lại ngày một được thắt chặt, khả năng cung cấp nội khối của EU đang ngày càng suy giảm. Khu vực này ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu ngoại khối. Hiện nay cung thuỷ sản của khối chỉ đủ đáp ứng khoảng trên 50% tổng cầu, như vậy trên 40% lượng thuỷ sản tiêu thụ trên thị trường này phải trông chờ vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài. Do đó, EU vẫn là thị trường nhập khẩu khổng lồ luôn chiếm trên 35% tổng lượng nhập khẩu thuỷ sản của thế giới suốt những năm gần đây. Trong một tương lai gần (khoảng 10 năm tới), tình hình này có nhiều khả năng vẫn còn tiếp diễn. V ề cơ cấu cung cấp thuỷ sản của khối, chúng ta có thể thấy sự có mặt của một số sản phẩm chủ yếu sau: Bảng 4: Một số loài thuỷ sản có lượng cung lớn của EU năm 1999 (theo tên thương mại và tên Latinh) Tên loài Lượng cung (tấn) Cá mòi cơm châu Âu- Sardina pichardus 93193 Cá trống châu Âu- Engraulis encrasicolus 76084 Trai biển Địa Trung Hải - Mytilus galloprovincialis 53778 Cá vệ nữ sọc - Venus gallina 36836 Cá meluc châu Âu - Merluccius merluccius 19963 Cá phèn (=cá phèn đỏ) - Mullus spp 13392 Cá ngừ vây xanh biển Bắc - Thunnus thynnus 11758 Mực phủ - O ctopus vulgaris 10313 Cá tráp sọc - Boops boops 8767 Nguồn: Eurostat, 2001 10
  19. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E 3. NHU CẦU NHẬP KHẨU THUỶ SẢN CỦA EU 3.1. Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản 3.1.1. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản Mặc dù là một trong những khu vực sản xuất nhiều thuỷ sản nhất thế giới, EU đồng thời cũng là nhà nhập khẩu hàng đầu (hiện đứng trên cả Nhật Bản và Hoa K ỳ). Kim ngạch nhập khẩu của khối tăng đáng kể qua các năm: từ 6,4 tỷ USD năm 1985 lên 18,9 tỷ USD năm 1995 và khoảng 36,1 tỷ USD năm 2002 (bao gồm cả thuỷ sản không được sử dụng làm thực phẩm cho con người). Nhu cầu thuỷ sản ngày một tăng cộng với chính sách cắt giảm 1/3 sản lượng đánh bắt thuỷ sản (từ 1997 đến 2010) của Uỷ ban Nghề cá Châu Âu đã trở thành những lý do quan trọng nhất giải thích cho sự gia tăng không ngừng trong kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của các nước thành viên trong thời gian qua. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản hàng năm của EU chiếm trên 35% kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới (khoảng 20 tỷ USD trên kho ảng 56 tỷ U SD nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới). Bảng 5: Thương mại thuỷ sản của EU tại một số thời điểm Tổng nhập khẩu Phần trăm so với Tổng xuất khẩu Phần trăm so với Năm (triệu USD) thế giới (%) (triệu USD) thế giới (%) 1988 12.261 38,7 6.400 20,2 1992 17.270 43 8.580 21,4 1996 19.352 36,7 11.000 20,9 2000 19.609 35,5 11.398 20,6 Nguồn: The state of worlđ fisheries and aquaculture - FAO, 2002 Năm 1992 là năm khu vực EU có mức tăng đột biến cả về lượng xuất và nhập thuỷ sản: nhập khẩu tăng từ 12.261 triệu USD năm 1988 lên 17.270 11
  20. Khoá luận tốt nghiệp Đỗ Thị Hải Yến - Pháp 2 - K38E triệu USD, xuất khẩu tăng từ 6.400 triệu USD lên 8.580 triệu USD. Trong thời gian gần đây, mức tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có chiều hướng chậm hơn và ổn định hơn giai đo ạn 1988-1992. EU vẫn liên tục có cán cân thương m ại thuỷ sản bất lợi, thâm hụt cán cân thường xuyên ở mức trên 8 tỷ USD. Ngoài Đan Mạch, Ailen và Hà Lan được đánh giá là duy trì tốt cán cân thương mại thuỷ sản tích cực, các nước thành viên còn lại ít khi tránh khỏi tình trạng thâm hụt cán cân. Đặc biệt Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italia luôn có mức thâm hụt lên tới 1 triệu EUR/năm. Điều này có thể được giải thích là : mức tiêu thụ thuỷ sản ở cả 4 thị trường này đ ều rất lớn nhưng ngoài Tây Ban N ha được xếp vào danh sách những quốc gia có sản lượng thuỷ sản lớn của khối, các nước còn lại có sản lượng thuỷ sản tương đối khiêm tốn so với nhu cầu tiêu thụ. Theo những phân tích, đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường thì trong tương lai, Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đ ầu thế giới về nhập khẩu thuỷ sản với kim ngạch nhập khẩu ngày một gia tăng. Cơ hội thâm nhập vào thị trường này đối với các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản trong đó có V iệt Nam vẫn còn đang rộng mở. Vấn đề cần quan tâm đối với các nhà xuất khẩu là phải tìm được phương thức tiếp cận thị trường hợp lý mà trước hết là nắm rõ cơ cấu nhập khẩu của khu vực để có chiến lược sản phẩm phù hợp với khả năng quốc gia và nhu cầu của của các khách hàng EU. 3.1.2. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản EU được nhìn nhận là một thị trường có cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản khá đa dạng. Các sản phẩm nhập khẩu của Liên minh bao gồm các loài cá đáy, cá nổi, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, các loài giáp xác,... Đứng đầu trong danh sách sản phẩm nhập khẩu cả về mặt khối lượng và kim ngạch nhập khẩu là tôm và một số loại giáp xác khác. EU tính trong tổng thể là một trong 3 thị trường tôm lớn nhất thế giới (EU, Nhật Bản, Mỹ) với mức trung bình 950 nghìn tấn/năm. Trên thị trường Châu Âu có 3 dạng sản phẩm tôm nhập khẩu chính là: tôm nước lạnh còn vỏ; tôm nước ấm còn vỏ; 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2