intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

42
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh ALYLACK SOUKDAVANH Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 83.40.101 Họ và tên: ALYLACK SOUKDAVANH Người hướng dẫn: PGS.TS PHẠM DUY LIÊN Hà Nội - 2020
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu xuất khẩu nông sản tại Lào. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Alylack Soukdavanh
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Duy Liên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Alylack Soukdavanh
  5. 5 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ix MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Mục đích nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 6 6. Kết cấu của luận văn 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 8 1.1. Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu nông sản 8 1.1.1. Khái niệm về hàng nông sản và xuất khẩu nông sản 8 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu nông sản 11 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế quốc dân 13 1.1.4. Các hình thức xuất khẩu nông sản hiện nay 16 1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản 18 1.2.1. Quan niệm về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản 18 1.2.2. Nội dung tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản 19 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản 21
  6. 6 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp 24 1.3.1. Quan hệ giữa 2 nước xuất khẩu và nhập khẩu 24 1.3.2. Chiến lược của nước nhập khẩu 25 1.3.3. Chiến lược của nước xuất khẩu 26 1.3.4. Chiến lược tăng cường xuất khẩu của doanh nghiệp 28 Kết luận chương 1 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 31 2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam 31 2.1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản Lào sang thị thường Việt Nam 31 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nông sản của Lào xuất khẩu sang thị trường Việt Nam 32 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng nông sản Lào sang thị trường Việt Nam43 2.1.4. Xuất khẩu bền vững và hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Việt Nam 45 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam 49 2.2.1. Quan hệ giữa hai nước Lào- Việt Nam 49 2.2.2. Chiến lược nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam 54 2.2.3. Chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của Chính phủ Lào, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản 56 2.2.4. Chiến lược tăng cường xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam 67 2.3. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam 71 2.3.1. Một số thành tựu đạt được 71
  7. 7 2.3.2. Một số tồn tại và hạn chế 74 2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế 77 Kết luận chương 2 79 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀO SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 80 3.1. Quan điểm định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2020- 2024, tầm nhìn đến năm 2030 80 3.1.1. Cơ hội trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của nước CHDCND Lào 80 3.1.2. Thách thức trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của nước CHDCND Lào 80 3.1.3. Quan điểm trong việc tăng cường xuất khẩu hàng nông sản của nước CHDCND Lào 81 3.1.4. Định hướng trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của doanh nghiệp Lào đến năm 2024 82 3.2. Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam đến năm 2024 83 3.2.1. Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam 83 3.2.2. Kiến nghị với nhà nước Lào 86 Kết luận chương 3 92 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
  8. 8 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng hàng nông sản XK của Lào sang Việt Nam giai đoạn 2014-2019 31 Bảng 2.2: Xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Lào sang Việt Nam năm 2014-2019 33 Bảng 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng nông sản Lào giai đoạn 2014-2019 35 Bảng 2.4: Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam 2017 – 2019 37 Bảng 2.5: Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi XK của Lào sang Việt Nam giai đoạn 2017- 2019 39 Bảng 2.6: Các loại gỗ và sản phẩm từ gỗ Việt Nam nhập khẩu từ Lào 41 Bảng 2.7: Giá trị các loại hàng nông sản Lào qua chế biến XK sang Việt Nam từ năm 2014-2019 42 Bảng 2.8: Tổng doanh thu hàng nông sản Lào XK sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2014-2019 45 Bảng 2.9: Các cặp cửa khẩu Lào – Việt Nam 50 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu kinh tế Lào từ năm 2014-2019 57 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng và cơ cấu của các mặt hàng nông sản Lào sang Việt Nam từ năm 2014-2019 36 Biểu đồ 2.2: Giá trị XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Lào sang Việt Nam giai đoạn 2014-2019 40 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các hình thức XK hàng nông sản Lào sang Việt Nam 43 Biểu đồ 2.4: Các nước XK gỗ vào thị trường Việt Nam năm 2019 46 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào từ năm 2014-2019 57
  9. 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt AEC Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu EVFTA Hiệp định thương mại Lào - EU FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GAP Chu trình nông nghiệp an toàn GI Chỉ dẫn địa lý GTGT Giá trị gia tăng HHNH Hiệp hội ngành hàng HNQT Hội nhập quốc tế KHCN Khoa học công nghệ KNXK Kim ngạch xuất khẩu KTXH Kinh tế xã hội NLTS Nông, lâm, thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSXK Nông sản xuất khẩu NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước SPS Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ TBT Biện pháp kỹ thuật trong thương mại TGHĐ Tỷ giá hối đoái THQG Thương hiệu quốc gia TMQT Thương mại quốc tế USD Đồng đô la Mỹ
  10. 10 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào VND Đồng Lào VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức thương mại thế giới XKNS Xuất khẩu nông sản XTTM Xúc tiến thương mại
  11. 11 TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên bình diện toàn cầu cũng như khu vực là xu thế tất yếu. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Nước CHDCND Lào đã và đang bước vào hội nhập kinh tế với những lợi thế và thách thức. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Lào. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất khẩu hàng hóa là một phần then chốt quan trọng trong các mục tiêu phát triển đất nước xóa đói, giảm nghèo. Xuất khẩu hàng hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, hướng đến một xã hội phồn vinh và vững bền. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Lào sang Việt Nam đang ngày một gia tăng, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn còn không ít những hạn chế về chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng.Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Lào còn gặp nhiều vấn đề như: tự phát, thiếu liên kết, nhỏ lẻ, trình độ quản lý, chuyên môn còn yếu, thông tin, công nghệ còn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này còn gặp nhiều vấn đề khi tham gia xuất khẩu nông sản. Để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nông sản nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp tương mại vào việc phát triển kinh tế trong thời gian tới, đòi hỏi phải tiếp hoàn thiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam hơn nữa. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
  12. 12 Với kết cấu gồm ba chương, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: Về lý luận, luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm vai trò của xuất khẩu nông sản; nội dung và các tiêu chí đánh giá tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản. Ngoài ra luận văn cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản. Về thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.
  13. 13 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên bình diện toàn cầu cũng như khu vực là xu thế tất yếu. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Nước CHDCND Lào đã và đang bước vào hội nhập kinh tế với những lợi thế và thách thức. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Lào. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất khẩu hàng hóa là một phần then chốt quan trọng trong các mục tiêu phát triển đất nước xóa đói, giảm nghèo. Xuất khẩu hàng hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, hướng đến một xã hội phồn vinh và vững bền. Lào là quốc gia nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương, là quốc gia duy nhất không giáp biển ở khu vực Đông Nam Á. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển đất nước kể từ ngày giải phóng năm 1975, nền kinh tế Lào có những chuyển biến đáng kể.Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân 7,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD giai đoạn 2017-2019 (Theo Báo cáo Tổng cụ thống kê Lào giai đoạn 2017-2019). Những thành tựu đó tạo thuận lợi để Chính phủ Lào thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 trong năm nay cũng như các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ,v.v... Đời sống nhân dân được cải thiện; công tác giảm nghèo đạt tiến bộ đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước xuống còn 8,11%. Năm 2015 sẽ là năm cuối Lào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 7 và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa Lào thoát khỏi danh sách nước kém phát triển vào năm 2020 và chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ 8 (2016-2020). Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản như ngô, cao su, sắn,v.v.... để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công
  14. 14 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước Lào đã thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu trên nguyên tắc: đa dạng hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi v.v... Xuất khẩu nông sản là một thế mạnh của Lào, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào ngày một tăng. Việt Nam là một trong những nước có tỷ trọng nhập khẩu nông sản lớn nhất của Lào. Quan hệ anh em láng giềng đã thúc đẩy quan hệ kinh tế của hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam là một thị trường truyền thống xuất khẩu nông sản của Lào, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, hứa hẹn những bước phát triển nâng tầm mới trong thời gian tới. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2017. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào cuối năm 2018. Sau khi hai bên đã ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Lào mới, tạo thêm điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương năm 2019 tăng 40% so với năm 2018 (Theo Báo cáo Tổng cục Thống kê Lào giai đoạn 2017-2019) Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Lào sang Việt Nam đang ngày một gia tăng, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn còn không ít những hạn chế về chiến lược, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Lào còn gặp nhiều vấn đề như: tự phát, thiếu liên kết, nhỏ lẻ, trình độ quản lý, chuyên môn còn yếu, thông tin, công nghệ còn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này còn gặp nhiều vấn đề khi tham gia xuất khẩu nông sản. Để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nông sản nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp thương mại vào việc phát triển kinh tế trong thời gian tới, đòi hỏi phải tiếp hoàn thiện các
  15. 15 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam hơn nữa. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả thấy có nhiều chương trình nghiên cứu cấp quốc gia, nhiều đề tài khoa học cấp bộ, ngành, cũng như nhiều luận văn, luận văn tiến sĩ kinh tế, cá nhân ở Việt Nam và Lào đã đề cập đến các vấn đề về xuất khẩu hàng hóa, hàng nông sản như: Bounna Hanexing Xay (2016) , Hoàn thiện chiến lược quản lý của Nhà nước về thương mại của nước CHDCND Lào đến năm 2020, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đề cập đến cơ chế, chiến lược, hệ thống tổ chức bộ máy nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về thương mại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý và đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước Lào. Đoàn Văn Quân (2017), Hợp tác kinh tế Việt - Lào những năm đầu thế kỷ XX: Thực trạng và triển vọng, luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn nói về hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, Nông - Lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và thủy điện giữa hai nước. Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương Việt-Lào trong điều kiện hội nhập”, luận văn thạc sỹ Đại học Thương mại. Luận văn nói về quan hệ truyền thống kiến tạo các giá trị nền tảng của hai nước, mối quan hệ kinh tế song phương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của hai nước Phongtisouk Siphomthaviboun (2016), “Hoàn thiện chiến lược thương mại quốc tế của CHDCND Lào đến năm 2020”, luận văn thạc sỹ Học viện Tài chính. Luận văn thông qua phân tích thực tiễn vận dụng chiến lược TMQT của Lào trong điều kiện hội nhập KTQT, luận văn đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện chiến lược TMQT Lào.
  16. 16 Soulychanh Sayaboustsy (2016), “Hoàn thiện chiến lược thương mại nhằm phát triển quan hệ thương mại Lào - Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Đại học Thương Mại. Luận văn có nội dung chính là: Lí luận cơ bản về chiến lược thương mại quốc tế và quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ thương mại Lào - Việt Nam, chiến lược thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam và Lào. Phân tích thực trạng chiến lược thương mại và những vấn đề quan hệ thương mại Lào - Việt, thành tựu và chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn 1991 - 2000. Đề ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược thương mại trong chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, thương mại giừa 2 nước trong giai đoạn 2000 – 2005. Vũ Thị Ngân (2016), “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Đại học Thương mại có nội dung chính là: Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005, các thành tựu đạt được, tồn tại và phân tích nguyên nhân. Đề tài cũng tập trung phân tích các thị trường lớn của xuất khẩu thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU và Nhật, nêu các đặc điểm về thị trường với mặt hàng thủy sản từ Việt Nam. Từ đó đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn đa chiều về tình hình xuất nhập khẩu của hai nước, nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sơ lược về thực trạng xuất khẩu của các mặt hàng của Lào. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chi tiết và cụ thể về mặt hàng nông sản của Lào. Vì vậy đề tài “Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam” không trùng hợp và có tính thực tiễn. Bài luận văn này được viết trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành quả từ các bài luận trước, cùng với việc tìm tòi, và nghiên cứu một số vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của các DN Lào sang thị trường Việt Nam, kết hợp với những kiến thức đã được học để đưa ra những đề xuất mới phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp Lào và sự phát triển của đất nước CHDCND Lào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  17. 17 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản. - Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến lược xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp Lào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. Phạm vi thời gian: + Thực trạng chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2015-2019. + Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2020-2024, tầm nhìn đến năm 2030.
  18. 18 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài *Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: + Nguồn thông tin từ các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào, Bộ Công thương Lào, Việt Nam, Tổng cục Thống kê ...; Tài liệu kinh doanh của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính của Bộ Nông nghiệp, Cục Hải quan xuất nhập khẩu Lào. Các thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu nông sản của CHDCND Lào nói chung và của doanh nghiệp Lào xuất khẩu sang Việt Nam. + Nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, Internet...chuyên ngành thương mại quốc tế và kinh tế thương mại. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Là phương pháp mà dữ liệu do người nghiên cứu thu thập. Tôi tiến hành phỏng vấn và tìm hiểu các hộ nông dân sản xuất nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Việt Nam cũng như các thị trường khác, để thấy được những khó khăn cũng như thuận lợi trong quá trình xuất khẩu nông sản Lào ra thị trường nước ngoài, cũng như biết được các chiến lược của Chính phủ Lào đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản. *Phương pháp xử lý số liệu -Phương pháp phân tích: Để hệ thống hóa các dữ liệu nhằm minh họa những nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Sau khi dùng các phương pháp thu thập số liệu trên thì đề tài sử dụng phương pháp trình phân tích để thấy rõ được vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh XK hàng nông sản của doanh nghiệp qua các năm để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó đưa ra được các kết luận so sánh hạn chế, đưa ra nguyên nhân, giải pháp. - Phương pháp thống kê: hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý
  19. 19 và phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Từ các số liệu thống kê, bài luận văn đi đến phân tích và rút ra các nhận xét khách quan nhất. -Phương pháp tổng hợp: Từ các số liệu so sánh, phân tích, thống kê, sẽ được tổng hợp lại để làm cho vấn đề được sáng tỏ rõ ràng nhất. -Phương pháp tư duy: Kết các phương pháp trên, dùng phương pháp tư duy để thấy được sự logic, chặt chẽ trong từng con số, biểu đồ, bảng biểu... Từ đó làm rõ vấn đề của đề tài đưa ra 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.
  20. 20 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu nông sản 1.1.1. Khái niệm về hàng nông sản và xuất khẩu nông sản 1.1.1.1. Khái niệm về hàng nông sản Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nông sản như sau: -Theo wikipedia tiếng Việt: Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù. Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. (Theo Wikipedia.com, năm 2019). - Theo FAO (Tổ chức nông lương thế giới): Hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả. (Theo FAO, năm 2019). -Theo khái niệm của WTO trong Hiệp định Nông nghiệp: Trong WTO, hàng hóa được chia thành 2 nhóm là nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là những sản phẩm được kiệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác thuộc hệ thống thuế HS (Hệ thống hài hòa hóa mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp như: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, hoa quả tươi,v.v…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2