intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn:Chính sách khuyến khích đầu tư vào đặc khu kinh tế TRung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

248
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu các chính sách vĩ mô trong khuyên khích đầu tư vào các Đặc khu kinh tế Trung quốc, chủ yếu là các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoàiXH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn:Chính sách khuyến khích đầu tư vào đặc khu kinh tế TRung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam

  1. Bộ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO TRUỒNG ĐAI HÓC NGOAI THUỒNG NGUYÊN THÁI SƠN CHÍNH SÁCH KHUYÊN KHÍCH ĐẨU Tư VÀO ĐẶC KHU KINH TÊ TRUNG Quốc VÀ KINH NGHIỆM Đối VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tếThếgỉới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ma số: 05.02.12 LUẬN Á N TIẾN SĨ KINH T Ế Người hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn thứ nhất: PGS. TS. vũ CHÍ L Ộ C Người hướng dẫn thứ hai: GS.TS. N G U Y Ê N THỊ M ơ Hà nội - 2004
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công b ố trêEL-bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nguyễn Thái Sơn
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BO Xây dựng, kinh doanh BÓT Xây dựng, kinh doanh, chuyển giao BTO Xây dựng, chuyển giao, kinh doanh ĐKKT Đặc khu kinh tế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm nội địa HDI Chỉ sấ phát triển con người HKD Đô la Hongkong IMF Quỹ Tiền tệ quấc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu KTMTD Khu thương mại tự do KTTD Kinh tế tự do KTXH Kinh tế - xã hội KKTM Khu kinh tế mở LHQ Liên họp quấc NAÍTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NDT Nhân dân tệ NGÓ Tổ chức phi chính phủ NIC Các nước công nghiệp mới ME Các nền kinh tế công nghiệp mới ODA Hỗ trợ phát triển chinh thức SEZ Khu kinh tế đặc biệt TÊU Đơn vị vận tải hàng hóa tương đương với container20' TNC Công ty xuyên quấc gia UNIDO Tổ chức phát triển Liên hợp quấc USD Đô la Mỹ VÁT Thuế giá trị gia tăng WEPZA Hiệp hội cáckhu chế xuất trên thế giới WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XNC Xuất nhập cảnh XNK Xuất nhập khẩu
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng LI: Đầu tư nước ngoài vào ĐKKT Thâm quyến giai đoạn 1980 - 1983 18 Bảng Ì .2: Vị trí, diện tích các ĐKKT Trung quốc 39 Bảng 2. Ì: Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tại các ĐKKT Trung quốc 75 Bảng 2.2: Thuế kinh doanh tại ĐKKT Hạ môn 76 Bảng 2.3: Thuế suất chuyển nhượng quyền sử dụng đất 91 Bảng 2.4: Lệ phí sử dụng đất ở ĐKKT Thâm quyến và Chu hải 91 Bảng 2.5: Thời hạn sử dụng đất tại ĐKKT Hạ môn (đến 1988) 93 Bảng 2.6: Thòi hạn sử dụng đất tại ĐKKT Hạ môn (từ 1988) 93 Bảng 2.7: FDI và kim ngạch XNK c a ĐKKT Trung quốc 117 Bảng 2.8: Kim ngạch XNK c a Trung quốc năm 1996 117 Bảng 3.1: Đầu tư nước ngoài toàn cầu giai đoạn 1990 - 2001 127 Bảng 3.2: Dự báo FDI toàn cầu giai đoạn 2002 - 2006 128 Bảng 3.3: FDI vào Việt nam tínhđến hết năm 2002 132
  5. MỤC LỤC Trang MỞ Đ Ầ U 1 CHƯƠNG Ì: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHƯ KINH TẾ 5 1 1 KHÁI QUÁT CHUNG .. 5 1.1.1. Q u á trình hình thành và phát triển các khu kinh tế 5 1.1.2. K h u kinh tế - xã hội, hình thức tổ chức mới của khu kinh tế 17 1.2. ĐẶC KHU KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG KHU KTXH ĐẦU TIÊN 32 1.2.1. Tình hình kinh tế Trung quốc trước cải cách 32 1.2.2. Sự đổi mới về tư duy nhân thức và cơ chế chính sách 36 1.2.3. Sự ra đời của các Đ K K T và quá trình mở cửa 38 các thành phố duyên hải 1.2.4. Tính chẤt, mục đích xây dựng Đ K K T Trung quốc 41 1.2.5. Đ ặ c điểm và ý nghĩa của các đặc khu kinh tế Trung quốc 41 1.3. CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT (SEZ) CUỐI THỂ KỶ XX 44 1.3.1. S E Z của Nga 45 1.3.2. S E Z của Iran 45 1.3.3 S E Z của Ucraina 45 1.3.4. S E Z Ấ n độ 46 1.3.5. S E Z của Jordan 47 1.3.6. S E Z của Balan 47 1.3.7. S E Z của Philỉppine 48 1.3.8. S E Z của H à n quốc 49 1.3.9. S E Z của C H D C N D Triều tiên 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 5 1 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KHUYÊN KHÍCH ĐAU TƯ VÀO 53 ĐẶC KHƯ KINH TẾ TRUNG Quốc 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VỀ XÂY DỰNG 53 VÀ PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TỂ 2.1.1. "ChẤp nhận phát triển không đồng đều" - Quan điểm 53 chủ đạo dẫn đến việc hình thành các đặc khu kinh tế 2.1.2. L ự a chọn địa điểm xây dựng đặc khu 56
  6. 2.1.3. Sự thử nghiệm chính sách "Một nhà nưóc, hai chế độ" 57 2.1.4. "Chỉ cho chính sách, không cho tiền", " M ư ợ n gà đẻ trứng", 58 "Dò đá qua sông", "Làm tổ cho phượng hoàng vào đẻ trứng" - Quan điểm phát triển đặc khu kinh tê 2.1.5. Sự kiên định chính sách đặc khu kinh tế 59 2.2. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀO ĐẶC KHU KINH TỂ TRUNG QUỐC 60 2.2.1. Quạn lý nhà nước về đặc khu kinh tế 60 2.2.2. Chính sách ưu đãi về thuế 70 2.2.3. Chính sách ưu đãi về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, ngoại hối 79 2.2.4. Chính sách đa dạng hóa đầu tư 84 2.2.5. Chính sách đất đai 89 2.2.6. Chính sách về lao động và tiền lương 94 2.2.7. Quạn lý xuất nhập khẩu và xuất nhập cạnh 97 2.2.8. Chính sách về thị trường tiêu thụ sạn phẩm 102 2.2.9. Chính sách bạo hộ đầu tư 104 2.3. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC KHU KINH TỂ TRUNG QUỐC 104 2.3.1. Thành công của các Đ K K T Trung quốc trong 104 thu hút F D I và phát triển kinh tế 2.3.2. Đánh giá chung 116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 122 C H Ư Ơ N G 3: K I N H N G H I Ệ M Đ ố i V Ớ I V I Ệ T N A M 124 TRONG V I Ệ C H Ì N H T H À N H V À P H Á T TRIỂN K H Ư KINH T Ế - X Ã H Ộ I 3.1. Sự CẦN THIẾT VÀ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH 124 KHU KINH TỂ - XÃ HỘI VIỆT NAM ở 3.1.1. Sự cần thiết hình thành K h u kinh tế - xã hội 124 3.1.2. Khạ năng hình thành và phát triển k h u K T X H ở Việt nam 140 3.2. ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC HỈNH THÀNH KHU KINH TỂ - XÃ HỘI VIỆT NAM ở 153 3.2.1. Xây dựng K h u K T X H trên cơ sở kinh nghiệm của T r u n g quốc 153 3.2.2. Giại pháp xúc tiến hình thành K h u K T X H tại Việt nam 156 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 168 KẾT LUẬN 170
  7. Ì MỞ ĐẦU Ị. Tính cấp thiết Cuối thế kỷ 20, dòng chảy tư bản ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các quốc gia tìm kiếm và sử dụng mọi biện pháp để thu hút ngày càng nhiều và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài - một nguồn lực cần thiết để nâng cao năng lực sản xuất trong nước, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong tình hình đó, các khu kinh tế đưức sử dụng như công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Các khu kinh tế đưức hình thành và phát triển dưới rất nhiều hình thức khác nhau, cả về quy m ô và cách thức tổ chức. Chỉ đến m ô hình Đ K K T - K h u kinh tế - xã hội mang tính chất tổng hứp đưức hình thành ở Trung quốc, thì khu kinh tế mới phát huy toàn bộ tác dụng đối với nền kinh tế quốc dân. Đây là một m ô hình mang tính tổng hứp nên có đầy đủ lứi thế của các loại hình khu k i n h tế trước đó. Đồng thòi, do tính chất tổng hứp m à m ô hình này có những ưu thế đặc trưng và có vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, các Đ K K T Trung quốc đã trở thành những điểm tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần làm nên kỳ tích phát triển kinh tế cuối thế kỷ X X của quốc gia đông dân nhất thế giới này. M ô hình Đ K K T của Trung quốc đã mở ra một hướng phát triển m ớ i trong việc vận dụng các khu kinh tế ở các nước. Làn sóng xây dựng những khu vực mang tên "khu kinh tế đặc biệt" đã bùng nổ trong các nước đang phát triển và các nền k i n h tế đang chuyển đổi. Trong x u thế toàn cầu hoa, các Đ K K T càng phát huy đưức vai trò "người mở đường" cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. N ó phát huy mạnh mẽ vai trò thử nghiệm chính sách cho tự do hoa toàn cầu. Do vậy, m ô hình Đ K K T đưức các nước thế giới thứ ba rất quan tâm, tìm hiểu. Tại các Đ K K T của Trung quốc đưức áp dụng những chính sách khuyến khích đầu tư đặc biệt. Do vậy đã huy động đưức t ố i đa các nguồn lực trong và ngoài nước, phát triển thành công đặc khu. Các chính sách này, đến nay vẫn còn rất nhiều giá trị trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
  8. 2 Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế đất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài được chú ý quan tâm và được coi như một nguồn lực của nền kinh tế. Đứng trước thành công của các nước trong việc sử dậng khu kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự thành công của các Đ K K T Trung quốc, chúng ta đã có nhiều nghiên cứu tìm tòi và vận dậng m ô hình thích họp cho Việt nam. Bước đầu các loại hình khu kinh tế đã được hình thành và phát triển. M ô hình, phương thức và địa điểm xây dựng các Khu K T X H đang được quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, các m ô hình phát triển kinh tế của khu vực và thế giới từng bước được vận dậng theo điều kiện riêng của nước ta. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, các loại hình khu kinh tế như Khu Chế xuất (KCX), Khu Công nghiệp (KCN) tập trung, khu công nghệ cao đã được sử dậng như những biện pháp thu hút đầu tư hữu hiệu. Trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng và phát triển các KCN, KCX và nghiên cứu m ô hình phát triển Đ K K T của Trung quốc, chúng ta chủ trương "tập trung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; tiếp tục nghiên cứu đề án xây dựng khu kinh tế mở..." [9, Tr 290]. Với những yêu cầu thực tiễn đặt ra như trên, đề tài "Chính sách khuyên khích đầu tư vào đặc khu kinh tế Trung quốc và kinh nghiệm đối với Việt nam" là một đề tài có tính cấp thiết, quan trọng đối với việc tiếp tậc nghiên cứu, bổ sung về mặt lý luận và thành lập, phát triển khu kinh tế ở Việt nam. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Đ K K T Trung quốc đã được các nhà nghiên cứu tiến hành dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngay từ những năm 80, trước xu hướng sử dậng khu kinh tế như một biện pháp quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển, một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế đã được phổ biến, trong đó có một phần nói đến các Đ K K T của Trung quốc. N ă m 1989, Viện Kinh tế Đ ố i ngoại đã xuất bản cuốn "Các khu chế xuất Châu Á" nghiên cứu về vai trò của các công ty xuyên quốc gia tại các khu chế xuất và giới thiệu về Đ K K T Thâm quyến. N ă m 1994, Viện Kinh
  9. 3 tế học đã xuất bản cuốn sách tham khảo: "Kinh nghiêm Thế giới về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế". Đây là t i liệu giới thiệu về các Đ K K T của Trung à quốc, các khu phát triển kinh tế kỹ thuật và các thành phố mở cửa duyên hải. N ă m 1996, luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế "Đặc khu kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia" của tác giả Nguyên Trường Sơn đã nghiên cứu về Đ K K T dưới góc đổ kinh tế chính trị học của sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường đất nước và nghiên cứu về xí nghiệp liên doanh như tế bào của đặc khu. Gần đây, khi Chính phủ Việt nam có chủ trương thành lập Đ K K T , đã có mổt số công trình nghiên cứu về Đ K K T như "Tài liệu về khu kinh tế tự do" của Viện Nghiên cứu Tài chính - Bổ Tài chính; "Đặc khu kinh tế của Trung quốc" của Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, Báo cáo kết quả khảo sát Đ K K T Thấm quyến của đoàn cán bổ khảo sát của Bổ Tài chính. Những tài liệu này đã đưa ra được những số liệu mới về các Đ K K T cũng như mổt số ý kiến về việc áp dụng loại hình này ở Việt nam. Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo và tạp chí có liên quan đến đề tài và mổt số trong đó được sử dụng như những tài tiêu tham khảo cho luận án. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, luận án tiến sĩ đã được bảo vệ, nghiên cứu mổt cách có hệ thống về kinh nghiệm phát triển Đ K K T và các chính sách khuyến khích đầu tư vào các Đ K K T của Trung quốc và phân tích khả năng hình thành Khu kinh tế - xã hổi ở Việt nam. Vì vậy đề t i luận án có tính cấp thiết để nghiên cứu. à 3. Múc đích nghiên cứu Luận án có các mục đích nghiên cứu chính như sau: - Hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển các khu kinh tế trê thế giới. n - Phân tích và làm rõ chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào Đ K K T của Trung quốc - Đưa ra định hướng và giải pháp xúc tiến hình thành Khu kinh tế - xã hổi ở Việt nam. 4. Phàm vi và đối tương nghiên cứu Luận án nghiên cứu các chính sách vĩ m ô trong khuyên khích đầu tư vào các Đ K K T Trung quốc, chủ yếu là các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
  10. -4- trong giai đoạn đầu phát triển. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt nam trong việc xúc tiến hì thành Khu KTXH. nh Trong khuôn khổ luận án, phạm vi nghiên cứu sẽ được tập trung vào những vấn đề chung của Việt nam trong hình thành và phát triển khu kinh tế, gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt nam đến 2010 và 2020, trên cơ sở kinh nghiệm của Trung quốc và thửc tiễn phát triển các hình thức khu kinh tế ở nước ta. 5. Phương pháp nghiên cứu Đ ể đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp lý luận với thửc tiễn để nghiên cứu. ố. Đóng g ó p của luân án Thứ nhất, luận án góp phần khẳng định về mặt lý luận và thửc tiễn về vai trò quan trọng của các khu kinh tế trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tổng kết thửc tiễn các chính sách khuyến khích đầu tư vào đặc khu kinh tế Trung quốc, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt nam trong xây dửng và phát triển loại hình khu kinh tế này. Thứ ba, góp phần khẳng định sử cần thiết hì thành Khu K T X H trong nh quá trì phát triển kinh tế Việt nam. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xúc nh tiến hì thành Khu K T X H ở Việt nam nh 7. Kết cấu của luân án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU KINH TẾ CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨU TƯ VÀO ĐẶC KHU KINH TẾ TRUNG QUỐC CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆTNAM TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ - XÃ HỘI
  11. 5 C H Ư Ơ N G 1: TỔNG QUAN V Ề C Á C K H U K I N H T Ế 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu kinh tế 1.1.1.1. Quá trình hình thành các khu kinh tế Trong vài thập niên trở lại đây, cùng vói sự sôi động của thị trường vốn và các luồng di chuyển tư bản, các khu kinh tế được các nước đang phát triển sử dổng như một công cổ, biện pháp thiết yếu để thu hút FDI. Những loại hình khu kinh tế này đã được các tổ chức quốc tế như LHQ, WB, IMF, UNIDO... đánh giá là m ô hình khả dổng và đã đầu tư nghiên cứu cũng như tài trợ tài chính để các nước thế giới thứ ba, đặc biệt các nền kinh tế chuyển đổi, thành lập và phát triển. Ngoài việc phát triển kinh tế quốc dân, một số loại hình khu kinh tế còn góp phần vào định hướng tự do thương mại, toàn cầu hoa kinh tế quốc tế. Theo dòng lịch sử phát triển của thế giới, các khu kinh tế đã được hình thành từ xa xưa, gắn liền với nền kinh tế hàng hoa. Ban đầu đó là những khu thương mại tự do (Free Trade Zone), thường nằm ở biên giới một quốc gia, nằm ở nơi giao nhau của các tuyến đường lưu thông hàng hoa trên thế giới. Đ ó là một vùng lãnh thổ biệt lập với bên ngoài, ở đó được miễn mọi loại thuế quan. Khu vực này coi như nằm ngoài phạm vi đánh thuế của quốc gia. Do vậy những K T M T D thường là nơi trao đổi, tích trữ hàng hoa để phân phối hoặc t ì hoãn nộp thuế nhập khẩu hoặc các r khoản thuế gián thu khác. Với ý nghĩa là khu vực miễn thuế quan, các KTMTD đã xuất hiện trong thương trường quốc tế trên 2.500 năm[71, Tr 78]. Loại hình khu KTTD này có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, những vùng phát triển buôn bán như vùng ven biển Địa Trung Hải, Hy Lạp, La mã, A i Cập... Thời Trung cổ, những KTMTD nằm ở những trung tâm buôn bán náo nhiệt trên thế giới, gắn liền với thời kỳ m à việc chuyên chở hàng hoa chủ yếu bằng đường bộ, trên lưng lừa, ngựa, lạc đà và xe kéo. Khu buôn bán tự do sớm nhất có thể tra cứu trong sử sách có thể kể đến thành phố mậu dịch tự do Li-ô-na do Toskhana thiết lập ở Italia năm 1547[28 Tr 1]. Trong thời kỳ đó, chủ nghĩa tư bản ở châu  u đã manh nha xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến. Các thương nhân ở thành thị ngày càng mạnh lên, đòi hỏi được tự do buôn bán, thoát khỏi sự ràng buộc của chính quyền pho kiến. Họ đã đấu tranh và ng
  12. 6 cuối cùng giành được thắng lợi, lập ra thành phố tự do buôn bán Li-ô-na, giành được quyền tự do buôn bán, miễn thuế ở thành phố này. Vận tải hàng hải ra đời là một điều kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương. Hàng hoa được vận chuyển bằng tàu biển thực sự nhiều hơn so với đường bộ, thòi gian chuyên chở được rút ngắn. Những hải cảng lớn nằm trên đường trung chuyển cổa các tuyến đường vượt đại dương là các khu vực lý tưởng cho việc hình thành các khu vực kinh tế tự do m à tên gọi gắn liền với giai đoạn này là các K h u Cảng tự do (Free Port). Nền sản xuất hàng hoa phát triển, sự chuyên m ô n hoa gắn liền vói việc linh hoạt trong việc khai thác các lợi thế trong phân công lao động quốc tế đã tạo ra sự cách biệt về kinh tế giữa các quốc gia. Các nước có nền sản xuất k é m phát triển tích cực thực hiện các biện pháp bảo hộ đối với nền sản xuất trong nước. Trong k h i đó, hàng hoa trao đổi ở cảng tự do hầu như không phải chịu ảnh hưởng cổa các biện pháp bảo hộ, có chăng là một vài sắc thuế ở mức rất thấp. Thời kỳ này đã hình thành một loạt các thương cảng nổi tiếng thế giói như Rotecdam (Hà Lan), Liverpool (Anh), Hamburg (Đức)... M ộ t số quốc gia có l ợ i thế về vị trí địa lý cũng đã lợi dụng và khai thác tối đa lợi thế này, tạo nên những k h u vực trung chuyển hàng hoa như Hongkong, Singapore - hai thí dụ điển hình cho các khu cảng tự do. N ă m 1819, Singapore đã được thành lập như một hải cảng tự do[73, T r 21]. Sau đó nhiều hải cảng tự do khác đã ra đời tại nhiều nơi khác ở Châu Á như Penang (Philipin) và Hongkong. T ừ hải cảng nhỏ ban đầu, Hongkong và Singapore đã trở thành những thương cảng tự do khổng l ổ và đã kéo theo một loạt ngành nghề khác phát triển. Đ ế n nay đã trở thành những con rồng cổa nền kinh tế Châu Á. Các khu kinh tế có tính chất tự do (khu K T T D ) được sử dụng như những biện pháp thúc đẩy ngoại thương thực sự phát triển từ đầu thế kỷ 20. Hàng loạt K T M T D , khu buôn bán miễn thuế đã được thành lập và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. N ă m 1934 những K T M T D đầu tiên cổa M ỹ bắt đầu được xây dựng trên cơ sở luật về các KTMTD. M ụ c đích chính là nhanh chóng đưa nước M ỹ hòa nhập vào nền thương mại thế giới bằng cách m ở rộng sự năng động về kinh tế cổa các K T M T D . Đ ế n cuối thế kỷ XX, M ỹ đã có m ộ t mạng lưới hàng trăm K T M T D trải đều khắp đất nước với k i m ngạch xuất khẩu n ă m 1992 là 93,4 tỷ USD
  13. 7 trong đó xuất khẩu ra nước ngoài 11,2 tỷ USD, đưa vào thị trường Mỹ 82,2 tỷ USD[78, Tr 7]. Trong những năm 1980, KTMTD có mặt ở í nhất 20 nước châu Âu. t Thúy sĩ có nhiều nhất, Tây ban nha có 22 và Nam tư có 8 khu[71, Tr 78]. Bên cạnh các công việc thuần túy về kinh doanh thương mại, trao đổi hàng hoa, tại các khu thương mại đã xuất hiện các hoạt động kinh tế khác. Các hoạt động lắp ráp, gia công hàng hoa cũng đã bắt đầu đưức thực hiện. Sự phát triển K T M T D kéo theo một loạt các hình thức kinh doanh miễn thuế khác ra đời như Kho Ngoại quan, Cửa hàng miễn thuế, khu bảo thuế... Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế công nghiệp đưức hình thành và phát triển. K C N đầu tiên trên thế giới đưức thành lập tại Trafford Park, Manchester, Vương quốc Anh vào năm 1896. KCN đầu tiên của Mỹ là vùng công nghiệp Clearing, Chicago, bắt đầu hoạt động từ năm 1899. Tại Ý, KCN của thành phố Naples đưức thành lập năm 1904. Trước năm 1940, việc thành lập các KCN chưa đưức chú ý ở nhiều nước. Thời gian này, nước M ỹ là quốc gia có nhiều KCN nhất với 33 khu. Việc bùng nổ các KCN thực sự bắt đầu một thời gian ngắn sau Đại chiến Thế giới thứ li. Công cuộc tái thiết sau chiến tranh đã buộc các nước châu  u và Mỹ phải tập trung phát triển công nghiệp. Đến năm 1959 Mỹ ước tính có khoảng 1.000 KCN trong 452 vùng phát triển công nghiệp. N ă m 1965 tăng lên 1.117 khu và có khoảng 2.400 khu năm 1970. Số lưứng cao hơn nhiều lần so với các nước khác như Anh - 55 KCN vào năm 1959, Pháp - 230 vùng công nghiệp năm 1963, Canada - 21 vùng công nghiệp năm 1965[71, Tr 76]... Nước đầu tiên sử dụng các KCN để thu hút các nhà sản xuất nước ngoài là Puerto Rico. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, đảo Puecto Rico (khi đó còn thuộc Mỹ), đưức coi như căn cứ sửa chữa của Hải quân Mỹ. Sau chiến tranh, Puecto Rico quyết định đẩy mạnh thu hút các hãng sản xuất từ M ỹ vào đầu tư. Trong những năm 1947-1963 đã xây dựng 480 nhà máy để cho thuê, tập trung trong 30 KCN. Đây đưức coi như những khu vực miễn thuế dưới sự giám sát của Hải quan Mỹ. Ngoài ưu đãi về thuế, các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi hệ thống nhà xưởng đã đưức xây dựng sẵn, giúp họ tiết kiệm đưức thời gian xây dựng ban đầu. Đến năm 1975, đã có trên 2000 công ty đầu tư tại khu vực này[82].
  14. 8 Tại khu vực Châu Á, các KCN được thành lập muộn hơn. KCN đầu tiên của Singapore có từ năm 1951, Malaysia là năm 1954. Sau 40 năm Malaysia có 139 khu. Ân độ khai trương KCN đầu tiên năm 1955, đến năm 1979 tăng lên 705 khu[71,Tr 77]. Từ khoảng năm 1960, LHQ đã bắt đầu nghiên cứu và tổ chức hội thảo về KCN với tư cách là công cụ để phát triển kinh tế. N ă m 1959, một khu tự do được thành lập ở cạnh sân bay Shannon, Ireland với một ý nghĩa hoàn toàn mới. Đó là sự kết hợp một sẩ yếu tẩ của hai hình thức khu kinh tế là KCN và KTMTD. Khu tự do Shannon lần đầu tiên được sử dụng như một hình thức để thu hút vẩn đầu tư nước ngoài, xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Tất cả sản phẩm sản xuất ra trong khu này đều được dành cho xuất khẩu. Đ ổ i lại các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi về thuế quan, được miễn thuế XNK hàng hoa, nguyên vật liệu vào khu vực đó. Shannon có thể được coi là thành công đầu tiên trên thế giới về việc thu hút vẩn đầu tư nước ngoài bằng hình thức KCX. Thành công của Ireland đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, nhiều KCX đã được thành lập ở Trung - Nam Mỹ, Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương. Các KCN, trong đó có những khu chuyên chế biến sản xuất hàng xuất khẩu ra đời là do nhiều nguyên nhân kinh tế khác nhau. Các nước đang phát triển luôn theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế, do vậy phải chú ý tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, thu hút vẩn đầu tư nước ngoài chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, thông tin kịp thòi, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, đào tạo lao động lành nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, đảm bảo công ăn việc làm, tạo điều kiện phát triển các vùng lạc hậu đồng thòi cần tăng thêm các nguồn nhận ngoại tệ, sử dụng hợp lý hơn nữa các nguồn lực của địa phương và nâng cao mức chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đ ể đáp ứng các mục tiêu này, các KCN chuyên về chế biến xuất khẩu là biện pháp phù hợp và là sự lựa chọn đúng đắn trong giai đoạn này của các nước đang phát triển. Sau thành công của Puecto Rico, kinh nghiệm này đã được chuyển giao sang các nước đang phát triển. N ă m 1960, một chuyên gia của chính phủ Puecto Rico đã được mời sang Đài loan để xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp[82].
  15. 9 Kế hoạch này đề cập tới việc xây dựng cảng Kaoshiung thành một KCX đầu tiên. Đài Loan là nước đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Khu chế xuất" trong Luật KCX ban hành năm 1965, với mục đích ngay từ đầu là thu hút đầu tư công nghiệp, đẩy mạnh thương mại vói nước ngoài, tạo việc làm và giới thiệu công nghệ công nghiệp hiện đại[71,Tr79]. Một số nước phát triển hình thặc KCX đã thu được những thành tựu đáng kể, thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế của đất nước. Thành tích đặc biệt nhất có thể kể đến là Hàn Quốc và Đài Loan. Từ nền kinh tế kém phát triển, Hàn Quốc và Đài Loan đã trở thành những nước công nghiệp mói, được coi là những con rồng ở Châu Á. Các khu kinh tế ngày càng phá triển mạnh về số lượng, loại hình và có qui t m ô rộng lớn trên toàn thế giói. Từ sau chiến tranh Thế giói thặ li, chỉ trong vòng 40 năm đã có trên 100 khu kinh tế mang tính tự do ở các nước đang phát triển. Đến năm 1997 đã có trên 300 khu chỉ ởriêngcác nước đang phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương[76, Tr 4]. Theo hiệp hội các KCX thế giới (WEPZA), năm 1996 có trên 500 khu, còn đến tháng 5/1997, toàn thế giới có trên 600 khu chếxuất[156,para 15]. N ă m 1979, hình thặc tổ chặc đặc thù của khu kinh tế đã được thành lập tại Trung Quốc với tên gọi "Đặc khu kinh tế". Đây là sản phẩm riêng có của Trung quốc, bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh theo cơ cấu ngành nghề như của một nền kinh tế quốc dân như: công, nông, lâm ngư nghiệp, t i chính, ngân hàng, y tế à giáo dục, du lịch, dịch vụ... với một cơ chế hoàn toàn thuận lợi và mang tính chất "mở" cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi mới thành lập, các Đ K K T của Trung quốc bị coi như những "quái thai" của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, một nền kinh tế còn mang nặng tính tập trung, bao cấp, mệnh lệnh. Chỉ hơn 10 năm sau, cùng với thành công của các Đ K K T , sự phát triển của 14 thành phố mở cửa khác đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế Trung quốc. Thành công của Trung Quốc đã được coi như một kỳ tích về phát triển kinh tế m à động lực của quá trình này không gì khác là chính sách kinh tế mở đúng đắn với các Đ K K T diệu kỳ. Sau sự thành công của các Đ K K T Trung quốc, một loạt các m ô hình mới được triển khai ử khắp lãnh thổ Trung quốc. Những m ô hình này mang tính chất, quy m ô gọn nhẹ hơn các đặc khu. Đ ó là những KKTM,
  16. 10 khu khai phát kinh tế kỹ thuật. Có thể nói Khu kinh tế là khu vực lãnh thổ quốc gia được phép hoạt động theo những cơ chế chuyên biệt, tạo ưu đãi để đạt được mục đích phát triển kinh tế cho khu vực đó trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Những khu kinh tế tự do là khu kinh tế được áp dụng hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tự do hoa, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước. Khu kinh tế mang các đặc trưng sau: - Là phần lãnh thổ không thể tách rời của quốc gia. - Được áp dụng những chính sách đặc biệt ưu đãi so với các vùng lãnh thổ khác nhồm tạo điều kiện phát triển kinh tế. - Là điểm hội tụ các nguồn lực nội địa và quốc tế. - Có vị trí đặc biệt trong chiến lược quy hoạch, phát triển kinh tế quốc gia. Lĩ.1.2. Các loại hình khu kinh tế Khu kinh tế được diễn đạt dưới nhiều tên gọi, theo cách của nhiều quốc gia, theo từng thời kỳ khác nhau như: "Khu mậu dịch tự do" (Free Trade Zone), "Cảng tự do" (Free Port), "Khu công nghiệp" (Industrial Zone), "Khu chế xuất" (Export Processing Zone), "Khu chế nhập" (Import Processing Zone), "Đặc khu kinh tế", "Khu kinh tế đặc biệt" (Special Economic Zone), "Khu kinh tế mở" (Open Economic Zone), "Kho Ngoại quan" (Bonded Ware-house), "Công viên khoa học" (Science Park), "Hệ thống rút lại thuế" (In-bond Sy stem)... Các khái niệm này có những điểm chung và điểm riêng, song ranh giới giữa chúng rất mong manh, dễ sử dụng lẫn. Một số loại hình cụ thể như sau: - Khu Thương mại tự do: là một khu vực lãnh thổ nhất định thường được thành lập tại các khu vực cửa khẩu như sân bay, bến cảng, biên giới... tạo nên một nơi đặt ngoài sự giám sát của Hải quan. Tại khu vực này cho phép đưa hàng hoa bên ngoài vào, không phải đóng thuế, cho phép tồn trữ, gia cố, lắp ráp, dán nhãn mác... và sau đó được xuất khẩu miễn thuế. Mục đích của việc thiết lập ra các khu mậu dịch tự do là để thu hút ngày càng nhiều hơn hàng hoa của nước ngoài lưu thông trong khu vực này, thúc đẩy việc trao đổi, mua bán hàng hoa, dịch vụ chuyển khẩu, quá cảnh... cũng như các ngành nghề phục vụ hoạt động thương mại. Các
  17. li thương nhân nước ngoài có thể đưa hàng hoa vào nước này rồi chuyển đi nước t ba hoặc đợi khi hàng hoa lên giá thì bán vào thị trường nội địa. Đặc điểm chung của các khu mậu dịch tự do là đưa ra sự ưu đãi, tiện lợi của mậu dịch tự do miễn thuế, nhưng không cung cấp điều kiện ưu đãi, miễn thuế cho hoạt động sỹn xuất công nghiệp. Các KTMTD hiện đại được thiết lập đầu tiên ở các nước A u - Mỹ. Từ cuối những năm 1950, các nước đang phát triển cũng bắt đầu lập ra những khu vực này. Các KTMTD thường có diện tích không lớn lắm, phần lớn được đặt ở những vị t í r thuận lợi ven biển. Đ ố i với một số nước châu  u trong lục địa thiết lập các khu tự do này ở khu vực cỹng sông, ven đường bộ, đường sắt hoặc sân bay như ở Áo, Thúy sĩ... - Cỹng t ự do: Cỹng tự do được thành lập trong quá trình phát triển của ngành hàng hỹi. Có hai loại cỹng tự do: tự do hoàn toàn và tự do có hạn chế. Hàng hoa đem vào các khu Cỹng tự do hoàn toàn đều không chịu thuế. Đ ố i với một số khu cỹng tự do khác thì lại có một số qui định hạn chế hoặc bỹo hộ. Các cỹng tự do nổi tiếng trước đây có thể kể đến như Rotecdam (Hà Lan), Hamburg (Đức), Marseille (Pháp), Singapore, Đài Loan, Hongkong, Hội A n (Việt Nam)... Do sự phát triển và biến đổi của các luồng di chuyển hàng hoa cùng vói các chính sách khác nhau của các nước, một số cỹng đã trở thành cỹng tự do hạn chế hoặc các khu vực phát triển nhờ vào các ngành sỹn xuất. Hiện nay các cỹng tự do lớn như Hongkong Singapore... đều tăng cường gia công chế biến hàng hoa và bán thành phẩm và một số nơi đã mang dáng dấp những KCX. Cỹng tự do và KTMTD có nhiều điểm tương tự nhau. Mục đích thành lập các khu vực này là nhằm thúc đẩy phát triển mậu dịch, trung chuyển hàng hoa. Tuy nhiên, tại các cỹng tự do hoạt động trung chuyển hàng hoa diễn ra mạnh mẽ và phổ biến hơn. Do sự phát triển của khu kinh tế mang tính tự do hoa về thương mại, đã có một số loại hình khác ra đời trên cơ sở đó là "Kho chứa hàng miễn thuế", "Kho Ngoại Quan", "Kho chứa kiêm đóng gói, chế biến miễn thuế", "Khu mậu dịch đối ngoại"... - K h u thuế quan tự do: Đây là loại hình khu tự do riêng có của Nam tư, còn được gọi là khu Hỹi quan tự do. Có 12 khu kiểu này được thành lập ở các cửa
  18. 12 khẩu - cảng thông ra quốc tế. Các khu thuế quan tự do có diện tích tương đối nhỏ, tổng diện tích cả 12 khu m ớ i là 300.000 m . Mục đích của các k h u thuế quan tự do là 2 nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoa, phát triển mậu dịch chuyển khẩu[28, T r 10]. Dưới góc độ này khu thuế quan tự do mang dáng dấp của loữi hình kho ngoữi quan. Chính phủ Nam tư cho phép tiến hành m ộ t số hoữt động công nghiệp trong khu vực này, tuy nhiên hầu như mới chỉ có các hoữt động cất giữ, tháo lắp, đóng gói, dán nhãn mác... Các dịch vụ gia công ít được triển khai. Các khu thuế quan tự do được cách l y với bên ngoài, được giám sát chặt chẽ. Không ai được phép cư trú trong địa giới của k h u thuế quan tự do, kể cả nhân viên hải quan và những người làm việc ở đó. Các khu thuế quan tự do đã tữo điều kiện tự do nhất định trong việc X N K hàng hóa, tồn trữ, đóng gói nhưng không thể tiến hành t ự do buôn bán cũng như chưa có đủ điều kiện để thực hiện công năng gia công chế tữo. - K h u công nghiệp: là khu vực lãnh thổ xác định được đầu tư xây dựng cơ sở hữ tầng và được hưởng các chế độ ưu đãi thích họp để tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp theo định hướng của quốc gia thành lập. Các K C N tập trung lúc đầu được hình thành trong quá trình hình thành của chủ nghĩa tư bản. M ụ c đích ban đầu là tập trung điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản như Anh, Mỹ... Sau chiến tranh t h ế giới thứ n, các K C N bắt đầu được hình thành ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoa. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, các K C N tập trung được sử dụng như một công cụ thu hút đầu tư nước ngoài. Các nước đang phát triển tập trung xây dựng cơ sở hữ tầng trong khu thật tốt theo điều kiện quốc tế, r ồ i cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê lữi với nhiều ưu đãi. C ơ chế này tữo điều kiện thu hút tập trung nhà đầu tư nước ngoài trong một môi trường đầu tư tốt hơn các vùng khác trong lãnh thổ. Tữi các nước đang phát triển Châu Á, các K C N tập trung thường được định hướng vào phát triển sản xuất thay thế hàng nhập khẩu bên cữnh mục tiêu tăng cường xuất khẩu của mình. Việc cho phép tiêu thụ m ộ t phần hàng hoa sản xuất ra ở nội địa chính là yếu tố thu hút các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia đầu tư vào đây. Ngoài ra, ở các nước phát triển, các khu này được trao thêm mục tiêu thúc đẩy phát
  19. 13 triển quản lý và bảo vệ môi sinh. - Khu chế xuất: ra đòi từ sau thế chiến li, KCX được định nghĩa là một khu vực công nghiệp hoặc một vùng địa lý được áp dụng những chính sách phát triển nhằm khuyến khích sản xuất công nghiệp hướng về xuất khẩu. KCX được sử dụng như một công cụ để xây dựng một nền kinh tế hướng ngoời. Vói định hướng ưu tiên phải tờo sản phẩm có sức cờnh tranh thế giới cho xuất khẩu nên công nghệ sản xuất ở đây thường cao hơn công nghệ trong các KCN tập trung. Mặt khác KCX có thể là một vùng của KCN được chuyên biệt hoa để sản xuất hàng xuất khẩu. Các KCX nổi tiếng có thể kể đến là Kaoshiung (Đài loan), Shannon (Ireland), Masan (Korea), Puerto Rico... - Khu công nghệ cao: hay còn gọi là "Thành phố khoa học", "Công viên khoa học". Nếu như các KCN tập trung hay KCX là khu sản xuất ra các hàng hoa tiêu thụ trên thị trường thì các khu công nghệ cao tập trung nhiều hơn vào vấn đề nghiên cứu. N ó được thành lập và trao cho các điều kiện ưu đãi toàn diện để nghiên cứu - triển khai và cho ra đòi các sản phẩm là các công nghệ cao hoặc các thành phẩm được sản xuất theo công nghệ có hàm lượng khoa học cao hơn hẳn các KCN khác, nhằm tờo ra những bước đột phá trong phát triển công nghệ và công nghiệp trong nước. Các khu công nghệ cao không cho phép sản xuất trên quy m ô lớn. Làm việc tời đây hầu hết là các chuyên gia có tri thức khoa học vượt trội. Khu thường được xây dựng trên cơ sở hờt nhân là những viện nghiên cứu khoa học đầu đàn trường đời học lớn, hệ thống các công xưởng và khu thử nghiệm hỗ trợ. Các khu này phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển hoặc NICs, như vườn khoa học kỹ thuật Nice của Pháp, Thung lũng Silicom ở Mỹ, Trung tâm xí nghiệp cách tân kỹ thuật Berlin của Đức... - Các khu kinh tế - xã hội mang tính tổng hợp. Đời diện tiêu biểu của nhóm này là các "Đặc khu kinh tể\ các "Thành phố mở cửa", đang hoờt động ở một số nước đang phát triển khác trên thế giới, song chủ yếu tập trung tời các nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoờch, bảo hộ sang kinh tế thị trường. Các khu kinh tế này được xây dựng với một cơ cấu kinh doanh tổng họp đầy đủ từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế giáo dục... có khi cả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2