Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Giải pháp chính sách thúc đẩy đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách khuyến khích đầu tư mạo hiểm có sự tham gia của Nhà nước cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Giải pháp chính sách thúc đẩy đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG VĂN QUÂN GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI, 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG VĂN QUÂN GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 8 34 04 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ DOÃN TRỊNH HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Tạ Doãn Trịnh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Phùng Văn Quân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: VAI TRÒ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI VIỆC ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ....................... 19 1.1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ............................................. 19 1.2. Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ ............................... 30 1.3. Đầu tư mạo hiểm .............................................................................. 19 Chương 2: ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .................... 35 2.1. Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam và quốc tế ........................................ 35 2.2. Thực tiễn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư vào dự án/công ty KH&CN khởi nghiệp .................................................................... 46 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển ĐTMH vào ươm tạo doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam .............................. 51 2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................. 55 Chương 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .................................................................. 58 3.1. Nguyên tắc đề xuất vào các văn bản quy phạm pháp luật ............... 60 3.2. Các đề xuất chính sách ..................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và công nghệ ĐTMH Đầu tư mạo hiểm PTTTDN Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế IPO Phát hành công khai lần đầu ( Initial Public Offering) VC Venture capital funds GVC Government venture capital
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Hình 1: Các giai đoạn khởi nghiệp phân loại theo nhu cầu vốn ..................... 6 Hình 2: Giai đoạn cần vốn đầu tư mạo hiểm ................................................. 27 Hình 3: Các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp........................................ 33 Hình 4: Vốn đầu tư mạo hiểm các doanh nghiệp Châu Âu huy động được ... 43 Hình 5: Số lượng các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 .................................................. 50 Hình 6: Số lượng giao dịch và tổng số tiền đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp khởi nghiệp (đơn vị triệu đô la) ................................................ 51
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc xây dựng và phát triển thị trường KH&CN là mục tiêu đặt ra cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển.Chính phủ các nước đó đều hiểu rằng một thị trường KH&CN hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ sẽ trở thành đòn bẩy đưa nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và bền vững. Trên thế giới, một trong những phương pháp phổ biến để thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển chính là việc đầu tư cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học – công nghệ nhằm phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp. Trong các nghiên cứu về đầu tư cho hoạt động này nổi bật lên 2 vấn đề chính: (1) nghiên cứu về đầu tư cho hoạt động ươm tạo nói chung và (2) nghiên cứu về đầu tư trực tiếp cho đối tượng doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp. Hiện nay, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN được thực hiện ở một số dạng chính sau: (1) hoạt động hỗ trợ hoàn thiện công nghệ; (2) hoạt động đào tạo, tư vấn về mô hình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường, sở hữu trí tuệ…; (3) Hoạt động hỗ trợ gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp; và (4) hoạt động trực tiếp đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu khác nhau trong các giai đoạn ươm tạo, phát triển của doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua hoạt động của các cơ sở ươm tạo (incubators) và hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ thông qua hoạt động của các tổ chức thúc đẩy kinh doanh (business accelarators). Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư ban đầu dưới dạng cấp vốn mồi (seed money) cho các nhóm khởi nghiệp và hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp 1
- (tài trợ, hỗ trợ đầu tư nghiên cứu thử nghiệm, cho vay ưu đãi, cho vay có thể chuyển đổi thành cổ phần .v.v.). Chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu của Nhà nước cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là tác nhân quan trọng để thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho hoạt động ươm tạo, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp. Chính sách đầu tư của Nhà nước cần hướng đến sự quan tâm của các nhà đầu tư xã hội có ý nghĩa quan trọng hình thành nên hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm các nhà đầu tư thiên thần (angel investors), các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capitals) và các công ty đầu tư (corporate investors). Nhà nước cần liên kết với khu vực tư nhân để đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh.Đồng thời, các chương trình hỗ trợ đầu tư của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được quản lý hiệu quả với cơ chế đặc thù để thực sự trở thành các nhân tố tiền đề tạo nên hệ sinh thái hỗ trợ doanh nhân công nghệ khởi nghiệp tại Việt Nam. Ở Việt Nam, hầu hết các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN diễn ra ở các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN công lập. Tuy nhiên, hình thức ươm tạo ở các cơ sở này hầu hết chỉ dừng lại ở việc cung cấp mặt bằng và một số cơ sở vật – chất dùng chung hoặc cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu, phát triển hoàn thiện công nghệ, chứ chưa có hoạt động trực tiếp cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hoạt động của những cơ sở ươm tạo này được đánh giá là chưa có hiệu quả bởi số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tốt nghiệp khởi các cơ sở này là chưa cao. Trong khi đó, hầu hết những doanh nghiệp đã đăng ký doanh nghiệp KH&CN mà Cục PTTTDN tổng hợp được đều không đi qua quá trình ươm tạo doanh nghiệp KH&CN chuyên nghiệp nào. Theo phân tích ban đầu của nhóm nghiên cứu, hoạt động cấp vốn trực 2
- tiếp cho doanh nghiệp được coi là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình ươm tạo doanh nghiệp và nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên công nghệ. Trong hoạt động này, vai trò tham gia của Nhà nước là vô cùng quan trọng bởi thời kỳ khởi nghiệp của doanh nghiệp KH&CN là thời kỳ rủi ro nhất trong quá trình phát triển của doanh nghiệp mà các nhà đầu tư tư nhân, nhất là những nhà đầu tư tại Việt Nam không muốn tham gia. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động đầu tư mạo hiểm thực tế hầu hết được thực hiện bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài như IDG Ventures hay Cyber Agents và bản thân họ chỉ chú trọng vào đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin với chu kỳ đầu tư ngắn và khoản đầu tư ban đầu không cao. Như vậy có thể nói doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực KH&CN không phải công nghệ thông tin như lĩnh vực vật lý, hóa học, công nghệ sinh học, hay những lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ có giá trị đối với người nông dân, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường,… đang bị các nhà đầu tư tư nhân “lãng quên” vì lý do lợi nhuận, rất cần được Nhà nước quan tâm trong chính sách đầu tư phát triển các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hỗ trợ nguồn vốn khởi nghiệp ban đầu và hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh của các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp. Nguồn gốc sâu xa của đầu tư mạo hiểm đối với ươm tạo doanh nghiệp KH&CN là nuôi dưỡng nguồn thu cho tương lai với những đối tượng tiềm năng lớn. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư luôn hàm chứa yếu tố rủi ro. Hay nói cách khác, rủi ro cao luôn song hành với đầu tư mạo hiểm. Việc chấp nhận điều này, đồng thời có cơ chế quản lý và xử lý rủi ro phù hợp là cần thiết trong khuyến khích đẩy mạnh các hình thức đầu tư mạo hiểm đối với ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. Hiện tại các luật như Luật doanh nghiệp, Dự thảo Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Luật đầu tư, Bộ 3
- Luật hình sự (trong mối liên quan với các luật nội dung) vẫn chưa thể hiện rõ các chính sách khuyến khích nói trên, thậm chí còn có một số rào cản đối với các chủ thể tham gia trong hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp. Ví dụ, việc Nhà nước đầu tư “vốn mồi” cho doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được cho phép trong bất kỳ văn bản luật hay dự luật nào nói trên. Mặc dù tại Luật Đầu tư 2014 đã có quy định ưu đãi đầu tư mạo hiểm, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên các quy định về đầu tư của Nhà nước trong các hoạt động này chưa được quy định cụ thể[18]. Mặt khác, ở cả Luật doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự thảo Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đều có những quy định chặt chẽ buộc người đại diện vốn nhà nước chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Nhà nước trong doanh nghiệp, không có ngoại lệ nào cho hoạt động đầu tư ươm tạo doanh nghiệp nghiệp khoa học và công nghệ. Quy định đó sẽ làm nản lòng những cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, người được giao quản lý các chương trình hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì những lý do nêu trên, để tạo điều kiện cho đầu tư của Nhà nước/đầu tư có sự tham gia của Nhà nước cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, Luận văn này tập trung vào các nội dung chính sau: - Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước về các loại hình đầu tư của Nhà nước cho hoạt động ươm tạo và phát triển doanh nghiệp KH&CN và tác động của nó trong hình thành hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp trong nước. - Nghiên cứu thực trạng chính sách, thực tiễn hoạt động đầu tư của Nhà nước và của tư nhân cho ươm tạo và phát triển doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam; nhu cầu phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp trong nước. - Đề xuất một số chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư của Nhà nước và thúc đẩy đầu tư mạo hiểm từ xã hội cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam. 4
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Tình hình nghiên cứu quốc tế: Theo các nghiên cứu nước ngoài, hoạt động đầu tư mạo hiểm thường được gắn liền với các doanh nghiệp KH&CN trong giai đoạn đầu, hay còn gọi là doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp (technology startup). Có thể phân loại các loại hình đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp theo đối tượng đầu tư như sau: (1) Sáng lập viên khởi nghiệp, gia đình, bạn bè của doanh nghiệp khởi nghiệp; (2) Nhà đầu tư thiên thần (business angels), là nhà đầu tư cá nhân không phải gia đình, bạn bè nhưng là những người giàu có đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển; (3) Các trung gian gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là nơi thu hút vốn đầu tư từ mọi người dân cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (4) Các công ty, tập đoàn đầu tư cho khởi nghiệp (corporate ventures); (5) Các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital funds - VC); và (6) Nhà nước đầu tư cho khởi nghiệp (OECD, 1996; Lerner, 2002). Các loại hình đầu tư này đóng các vai trò khác nhau trong từng bước phát triển của startups, bao gồm: ươm mầm, bắt đầu khởi nghiệp, phát triển và mở rộng, thoái vốn bằng mua bán & sáp nhập và chuẩn bị IPO. Nếu ở giai đoạn ươm mầm, các nhà đầu tư thiên thần với các khoản tiền nhỏ nhưng rủi ro cao đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn ĐTMH cho startup thì ở giai đoạn sau, các quỹ ĐTMH thường là đối tượng chính để cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong khi đó, các tập đoàn đầu tư có thể vừa đóng vai trò của người cung cấp vốn đầu tư cho startups, vừa có thể thực hiện các khoản mua bán và sáp nhập, chính là lúc các khoản đầu tư có thể thoái vốn. Nhà nước thường tham gia vào giai đoạn ban đầu, cung cấp vốn cho doanh nghiệp dưới dạng tài trợ hoặc đầu tư bằng cổ phần trực tiếp, hoặc đầu tư thông qua một quỹ đầu tư tư nhân mà nhà nước góp vốn. 5
- Hình 1: Các giai đoạn khởi nghiệp phân loại theo nhu cầu vốn [7] Nguồn: https://startupxplore.com/en/blog/types-startup-investing/. Các đặc điểm chính của các loại hình đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp có thể tổng quát như sau: - Nhà đầu tư thiên thần: đây là những nhà đầu tư cá nhân giàu có, không phải bạn bè và gia đình của các sáng lập viên khởi nghiệp, họ đóng vai trò lớn trong việc cung cấp các khoản vốn ban đầu cho các startup tại thời điểm mà rủi ro vẫn còn rất cao và startup khó có thể gọi vốn từ các quỹ ĐTMH. Nhà đầu tư thiên thần, ngoài việc là người cung cấp vốn thì còn đóng vai trò hỗ trợ truyền đạt lại kinh nghiệm kinh doanh, hướng dẫn startup trong quá trình khởi nghiệp của doanh nghiệp KH&CN (Mason, 2007), đồng thời mang đến các mối quan hệ để startup gọi vốn ở các vòng tiếp theo (Mason, 6
- 2000). Hầu hết ở khắp nơi trên thế giới, số lượng doanh nghiệp mà nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào đều cao hơn số lượng được đầu tư bởi các quỹ ĐTMH và các tổ chức tài chính (Sohl, 2012).Cung đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần cũng ít bị chịu ảnh hưởng bởi sự lên xuống của nền kinh tế hơn là các tổ chức đầu tư lớn (Mason & Harrison, 2013). - Crowdfunding được coi là mô hình trung gian mới, hiệu quả, cho phép sử dụng hạ tầng internet để các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu có thể thu hút vốn đầu tư rất nhiều người, hầu hết là các khoản đầu tư nhỏ từ vài trăm đến khoản vài ngàn USD mà không cần đi qua các trung gian tài chính truyền thống (Mollick, 2013). Trong gọi vốn cộng đồng lại có 3 loại hình chính là: (1) gọi vốn cộng đồng bằng tài trợ (donation-based crowdfunding); (2) gọi vốn cộng đồng bằng phần thưởng (reward-based crowdfunding); (3) gọi vốn cộng đồng bằng vốn vay (lending-based crowdfunding) và (4) gọi vốn cộng đồng bằng cổ phần (equity-based crowdfunding) (McCahery & Vermeulen, 2014; World Bank, 2013). World Bank (2013) cho rằng nếu biết cách tạo môi trường thuận lợi, crowdfunding sẽ là một loại hình trung gian phù hợp để thu hút vốn đầu tư cho các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp ở các nước đang phát triển. - Quỹ ĐTMH: là loại hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, chuyên đầu tư vào các công ty mới thành lập và có tiềm năng phát triển nhanh. Khác với các tổ chức đầu tư tài chính truyền thống, VC có quy trình đánh giá, lựa chọn startup rất kỹ lưỡng, không chỉ đầu tư mà còn hỗ trợ startups trong việc quản lý doanh nghiệp, tìm kiếm các vòng đầu tư sau và chuẩn bị cho việc thoái vốn thông qua mua bán & sáp nhập hoặc IPO (Lerner, 2009). Nhiều nghiên cứu cho rằng VC có sự ảnh hưởng lớn và tích cực đến việc phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo (Hellmann & Puri, 2000). Các công ty được đầu tư từ VC (VC-backed companies) hầu hết đóng vai trò quan trọng, dẫn đầu trong các 7
- ngành như công nghệ sinh học, máy tính, bán dẫn (Lerner, 2009). Ngoài ra, theo thống kê của các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ, các công ty được đầu tư bởi VC cũng có xu hướng phát triển nhanh hơn (thời điểm niêm yết kể từ khi thành lập), phát triển bền vững hơn sau khi phát hành IPO và tạo ra nhiều việc làm hơn so với các công ty không được đầu tư bởi các quỹ này (Lerner, 2009). Về mặt các chính sách liên quan đến đầu tư của nhà nước, đã có một số nghiên cứu như sau: Có hai cách chính mà Nhà nước sử dụng để ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: (1) đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc (2) gián tiếp hỗ trợ cho các khoản đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân (Lerner, 2002). Đối với hình thức thứ nhất, Nhà nước mở ra các chương trình ĐTMH riêng (government venture capital – GVC), trong khi đó đối với hình thức thứ hai, nhà nước thường đầu tư dưới dạng cổ đông trách nhiệm hữu hạn (limited partner) của các quỹ ĐTMH tư nhân hoặc đầu tư đối ứng với các nhà đầu tư tư nhân, bao gồm cả quỹ ĐTMH, nhà đầu tư thiên thần, công ty đầu tư lẫn các cơ sở ươm tạo. Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp vì một số giả định rằng: (1) khu vực tư nhân không cung cấp đủ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ; (2) nhà nước có khả năng lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng mang lại lợi ích xã hội hoặc lợi ích kinh tế cao hoặc có thể khuyến khích để các trung gian làm việc này và (3) đầu tư của nhà nước vào những lĩnh vực liên quan đến nhiều đến nghiên cứu và phát triển có thể tạo ra được những ảnh hưởng lan tỏa tích cực đến thị trường, ví dụ thông qua việc các đối thủ trên thị trường bị sức ép cạnh tranh khiến cho phải thường xuyên cập nhật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm (Lerner, 2002). 8
- Tại Châu Âu, Nhà nước đóng góp khoảng 40% vào tổng số vốn đầu tư cho khởi nghiệp trong năm 2012 (so với 10-15% từ những năm trước suy thoái kinh tế) (Vlerick Business School, 2013). Các GVC hầu hết đầu tư vào giai đoạn ươm mầm (seed stage) và giai đoạn ban đầu (early stage) của startups. Có một số nghiên cứu cho rằng việc đầu tư từ nhà nước cho startups có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển hoạt động ĐTMH (Leleux & Surlemont, 2003; Cumming, 2011; del-Palacio, Zhang & Sole, 2012; Cumming & Li, 2013; Brander, Du & Hellmann, 2013). Mặc dù vậy, việc xây dựng các chính sách về trực tiếp đầu tư từ các GVC là rất khó khăn trên các cơ sở lý thuyết cũng như thực tế, ví dụ: + Hầu hết những người quản lý GVC là công chức, cán bộ nhà nước, chính vì vậy họ sẽ thiếu kinh nghiệm và động lực (tài chính) phù hợp để có thể lựa chọn và cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp được đầu tư (Leleux & Surlemont, 2003). + Rất nhiều nghiên cứu như Olson (1965) and Stigler (1971), Peltzman (1976) and Becker (1983) đều cho thấy kết quả là hầu hết các hỗ trợ của Nhà nước cho các tổ chức trung gian đều bị lợi dụng bởi các tổ chức có quan hệ chính trị tốt chứ không dựa trên năng lực thực sự của các tổ chức đó. + Do GVC thường có các mục tiêu về xã hội như việc làm tạo ra, kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, hơn là mục tiêu về tài chính nên các quỹ này có xu hướng đầu tư dưới giá thị trường, do đó thu hút hầu hết các dự án startup tốt, để lại những dự án chất lượng thấp hơn cho các nhà đầu tư tư nhân (Leleux & Surlemont, 2003). Có một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thực sự đầu tư từ nhà nước đã có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư tư nhân ở một số nước Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada (Armour & Cumming, 2006; Cumming & MacIntosh, 2006; Da Rin et al. ,2006). Chính vì các lý do nêu trên, nhiều nghiên cứu cho rằng GVC thường ít 9
- khi thành công (Lerner, 2002). Tuy nhiên, hình thức đầu tư gián tiếp tư nhà nước được coi là có hiệu quả hơn so với hình thức đầu tư trực tiếp từ GVC (OECD, 2013).Khi đó, nhà nước đầu tư phần vốn của mình vào các quỹ ĐTMH của tư nhân như vậy nhà nước có thể tận dụng bộ lọc và kinh nghiệm của các quỹ tư nhân trong việc lựa chọn và hỗ trợ các startup phát triển (Cumming, 2007; Munari & Toschi, 2011).Các quỹ tư nhân cũng sẽ làm tốt hơn các GVC trong việc hỗ trợ thoái vốn từ startup (Luukkonen, Deschryvere & Bertoni, 2013). Tại Israel, Chương trình hỗ trợ đầu tư mạo hiểm Yozma từ năm 1993 đến 1998, được coi là động lực quan trọng nhất để phát triển ngành đầu tư mạo hiểm tại nước này. Yozma đã đầu tư 80 triệu USD để góp vốn vào 10 quỹ đầu tư mạo hiểm của tư nhân và 20 triệu USD để hỗ trợ, đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp. Với sự tham gia đầu tư của Yozma mà lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên thị trường của Isarel tăng từ 27 triệu USD năm 1992 lên đến 2,712 triệu USD vào năm 2000. Sau 5 năm, nhà nước đã thoái vốn thành công (bảo toàn vốn) tại tất cả 10 quỹ được nhận đầu tư (Avnimelech, 2009). * Tình hình nghiên cứu trong nước: Các nghiên cứu trong nước hầu hết tập trung vào vấn đề chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN và gần đây là một số nghiên cứu về tình hình đầu tư mạo hiểm trong nước, cụ thể là: Về các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Luật KH&CN 2013) [19]. Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về phát triển doanh nghiệp KH&CN: quy định tiêu chí, điều kiện thành lập và các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp KH&CN. Tại Quyết định số 10
- 1244/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015 và định hướng trong giai đoạn 2015-2020 sẽ phát triển 3.000 doanh nghiệp KH&CN. Trong đó, số lượng doanh nghiệp KH&CN hình thành từ các trường đại học, viện nghiên cứu chiếm khoảng 70%[16]. Gần đây nhất, Luật KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 quy định về doanh nghiệp KH&CN (Điều 58) đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN. Các chính sách đưa ra các ưu đãi cho doanh nghiệp KH&CN như sau: - Được xem xét, giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước; - Được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; - Được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; - Được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ khác để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh; - Được ưu tiên sử dụng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể: - Vấn đề đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN còn rất phức tạp, mất thời gian để doanh nghiệp chứng minh được quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu 11
- hình thành từ ngân sách nhà nước (Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, 2013b). - Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) không mấy “mặn mà’’ với việc đăng ký doanh nghiệp KH&CN do các ưu đãi họ được hưởng khi là doanh nghiệp CNTT đã được hưởng rất nhiều ưu đãi (Tia sáng, 2013). - Phần “công nghệ” trong doanh nghiệp chưa thực sự phát triển. Hằng năm có quá ít các kết quả nghiên cứu từ người Việt Nam được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (Báo cáo hằng năm, Cục Sở hữu trí tuệ, 2015; Mai Hà, Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trường, 2015). - Các chính sách về hỗ trợ tài chính, ví dụ thông qua ưu đãi thuế, cho doanh nghiệp KH&CN rất khó để có thể tiếp cận, chưa thực sự tạo được động lực cho các doanh nghiệp đó (Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, 2013b). - Để phát triển các doanh nghiệp KH&CN mới thành lập, vai trò của các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN là rất quan trọng.Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở ươm tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam hoạt động chưa thật hiệu quả. Nguồn tài chính đầu tư hiện nay cho các vườn ươm chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên còn nhiều hạn chế, đặc biệt khó thu hút nhân lực có kinh nghiệm để làm việc. Các vườn ươm hiện có chưa thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp lớn để đầu tư cho các doanh nghiệp được ươm tạo (Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 2013b). - Các chính sách về hỗ trợ tài chính, thuế đối với doanh nghiệp KH&CN còn chưa thực đồng bộ, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Ví dụ, điều kiện để doanh nghiệp KH&CN được nhận hỗ trợ theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN và Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn Nghị định tập trung vào tỷ lệ 12
- doanh thu của việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, trong khi điều kiện được nhận hỗ trợ của những doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ tại Luật chuyển giao công nghệ lại không phụ thuộc vào các điều kiện như vậy mà vào địa bản, lĩnh vực (Nguyễn Thị Vân Anh, 2013). Do còn có nhiều vướng mắc, số lượng doanh nghiệp KH&CN được cấp chứng nhận đến cuối năm 2015 mới đạt 204 doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu 3000 doanh nghiệp KH&CN đến năm 2015 và 5000 doanh nghiệp KH&CN đến năm 2020 đề ra trong Quyết định số 1244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2011 về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015 (Hội nghị “Phát triển doanh nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2015”). Về tình hình đầu tư mạo hiểm - Trong khi các dự án về phát triển, thương mại hóa công nghệ mới, công nghệ cao khó có thể tiếp cận được các tổ chức tài chính truyền thống thì họ có thể tiếp cận đầu tư từ các quỹ ĐTMH. Ở nhiều nước trên thế giới, ĐTMH đã được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công ty có tiềm năng phát triển nhanh dựa trên công nghệ.Cũng có nhiều chính sách liên quan đến phát triển ĐTMH. Tuy nhiên, tác giả của các nghiên cứu trong nước về vấn đề này cho rằng biện pháp hiệu quả nhất là phải khuyến khích được tư nhân cùng tham gia với nhà nước để thành lập các quỹ ĐTMH phối hợp công – tư (Viện Chính sách và Chiến lược khoa học và công nghệ, 2015). - Từ năm 2000 đến nay, mới chỉ có khoảng 3 – 4 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam và tất cả là quỹ nước ngoài, có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Trong năm 2016, Tập đoàn công nghệ FPT mở quỹ đầu tư FPT Ventures tuy nhiên vẫn chưa rõ đây là mô hình công ty đầu tư hay quỹ đầu tư (được phép 13
- phát hành chứng chỉ quỹ để huy động vốn). Điều này thể hiện một số thực tế sau: (1) Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có quy định về đăng ký hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khi đó ở các nước phát triển trên thế giới, việc thành lập và hoạt động của các quỹ này được quy định riêng biệt và có những điều kiện thấp hơn nhiều về vốn và các nguyên tắc đầu tư hơn so với điều kiện của quỹ đầu tư chứng khoán thông thường; (2) Cũng chưa có các ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư từ quy mô cá nhân (nhà đầu tư thiên thần) đến quy mô quỹ trong khi đó các nước như Hồng Kông, Singapore đều có các ưu đãi rất lớn cho nhà đầu tư mạo hiểm; (3) Hệ thống tài chính của Việt Nam chưa thật sự phát triển, chính vì vậy các công cụ đầu tư, cách thức đầu tư và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp chưa được chuyên nghiệp, chưa thực sự thu hút nhà đầu tư nước ngoài; (4) đặc biệt, thị trường mua bán và sáp nhập cũng như thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa thực sự phát triển, do đó nhà đầu tư chưa nhìn thấy được “đầu ra”, chính là việc thoái vốn từ các khoản đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Chính vì những lý do trên mà các nhà đầu tư mạo hiểm ở nước ngoài cảm thấy “quen” làm việc hơn với các thị trường phát triển như Singapore, Hồng Kông hay ở Hoa Kỳ hơn là mất công tìm hiểu và vượt qua các rào cản để đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, trong 67 phi vụ đầu tư mạo hiểm thống kê được trong năm 2015 bởi Topica Founder Institute, khoảng ½ là các khoản đầu tư mà trong đó nhà đầu tư yêu cầu doanh nghiệp khởi nghiệp phải đăng ký trụ sở tại nước ngoài trước khi thực hiện đầu tư. Nói cách khác, đó không còn là những doanh nghiệp đúng nghĩa Việt Nam mà là doanh nghiệp nước ngoài có người sáng lập là người Việt Nam. *Bình luận, đánh giá Các tài liệu và nghiên cứu trong nước hầu hết tập trung vào các chính 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn