NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của Tỉnh Thái Bình<br />
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 62340410<br />
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Ánh Nguyệt Mã NCS: NCS 32.57QL<br />
Người hướng dẫn: PGS. TS Phạm Hồng Chương<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư phát triển<br />
công nghiệp cấp tỉnh dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây<br />
về vấn đề này, cụ thể là: (1) Xác định được 4 chính sách bộ phận cơ bản trong chính sách khuyến khích<br />
đầu tư phát triển công nghiệp cấp tỉnh bao gồm: Chính sách ưu đãi sử dụng đất, chính sách hỗ trợ cơ sở<br />
hạ tầng, chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ dịch vụ công, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.<br />
Đây là những chính sách chủ yếu có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp địa phương, đồng<br />
thời là chính sách mà chính quyền cấp tỉnh có khả năng vận dụng và đưa ra các quyết định đặc thù, phù<br />
hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. (2) Đề xuất mô hình kinh tế lượng gồm 4 biến độc lập là các<br />
chính sách nói trên và biến phụ thuộc là dự định tiếp tục mở rộng đầu tư vào ngành công nghiệp của các<br />
doanh nghiệp. Luận án đã kiểm định mối quan hệ phụ thuộc và chứng minh rằng dự định tiếp tục mở<br />
rộng đầu tư vào ngành công nghiệp của các doanh nghiệp chịu tác động từ 4 chính sách này.<br />
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
Thông qua hệ thống số liệu sơ cấp, thứ cấp và kết quả nghiên cứu thực tiễn quá trình thực hiện<br />
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2006<br />
đến năm 2013, luận án đã đi tới những kết luận và đề xuất chủ yếu sau đây:<br />
1. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình phù hợp với tình<br />
hình thực tế và là giải pháp quan trọng góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm<br />
thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình<br />
2. Mức độ phù hợp, hiệu quả của từng chính sách là tương đối khác nhau theo đánh giá của các<br />
doanh nghiệp trên địa bàn, nhưng nhìn chung đều ở mức thấp. Chính sách ưu đãi sử dụng đất được<br />
đánh giá với điểm trung bình là 2,53/ 5. Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế khi được<br />
đánh giá ở mức 2,6/5. Đánh giá này cũng phản ánh những khó khăn hiện tại của Thái bình về vị trí địa<br />
lý, giao thông… Chính sách xúc tiến đầu tư và hỗ trợ dịch vụ công có những tiến bộ hơn nhưng cũng<br />
chỉ ở mức trung bình: mức đánh giá là 3,06/5. Nguồn nhân lực vẫn còn là một trở ngại đối với Thái<br />
Bình khi chỉ nhận được 2,53/5 điểm.<br />
3. Mô hình kinh tế lượng đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của 4 chính sách nói trên đến quyết định<br />
mở rộng kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp vào ngành công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Trong<br />
đó, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng mạnh nhất.<br />
4. Luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư<br />
phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình, trong đó tập trung: (1) Thiết lập kênh thông tin hai chiều<br />
giữa Chính quyền tỉnh (chủ thể hoạch định và tổ chức thực thi chính sách) với doanh nghiệp (đối<br />
tượng của chính sách); (2) Trong nội dung của chính sách, cần gắn nội dung ưu đãi với lĩnh vực cần<br />
khuyến khích đầu tư. Chính quyền tỉnh cần thay đổi các hình thức hỗ trợ nhằm sử dụng vốn hỗ trợ một<br />
cách có hiệu quả. Cần xác định đúng đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ tương ứng; (3) Chính quyền<br />
tỉnh cần bổ sung chính sách ưu đãi đặc thù đối với ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh<br />
như chính sách về miễn giảm tiền thuê đất, chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ kinh phí<br />
đào tạo nghề cho người lao động tại địa phương. (4) Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát quá trình<br />
thực hiện chính sách, nắm vững tình hình hoạt động và kịp thời giải quyết những khó khăn trong hoạt<br />
động đầu tư của các doanh nghiệp.<br />
Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS Phạm Hồng Chương<br />
40T Phạm Thị Ánh Nguyệt<br />