intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG-CHI NHÁNH LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

188
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua quá trình tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo chi nhánh công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực An Giang Tại Long Mỹ, Hậu Giang tôi đã nhận thấy điều mà công ty đã và đang rất quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đó là làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc duy trì mức tăng doanh số ổn định hàng năm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thu tiền do công ty đề ra nhằm đảm bảo cân đối thu chi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG-CHI NHÁNH LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG-CHI NHÁNH LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện GV.CHÂU THỊ LỆ DUYÊN PHẠM PHƯỚC TOÀN Mã số SV: 4031092 Lớp: Kế toán khóa 29 Cần Thơ 2007
  2. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo chi nhánh công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực An Giang Tại Long Mỹ, Hậu Giang tôi đã nhận thấy điều mà công ty đã và đang rất quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đó là làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc duy trì mức tăng doanh số ổn định hàng năm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thu tiền do công ty đề ra nhằm đảm bảo cân đối thu chi và thực hiện tốt quá trình quản lý nguồn vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng cường khả năng cạnh trạnh của công ty đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Do vậy hiệu quả quản lý công nợ mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công ty, xuất phát từ những thực tế nêu trên tôi thấy bản thân mình với tư cách là một sinh viên thực tập ( sẽ học hỏi và nhận được những sự chỉ dẫn quý báo từ phía công ty về việc thực hiện công tác kế tóan ) cần phải làm gì đó để chia sẽ những băng khoăn, trăn trở mà công ty đang gặp phải. Được sự đồng tình của lãnh đạo chi nhánh tôi quyết định chọn đề tài này với mong muốn góp phần nho nhỏ vào việc phát triển của công ty nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán. Khi doanh nghiệp đi mua hàng dưới hình thức trả chậm thì doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, khi doanh nghiệp bán hàng dưới hình thức trả chậm thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu phần vốn đi chiếm dụng nhỏ hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần phải xác định được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý ( đó là những khoản nợ đang còn trong thời hạn trả nợ chưa hết hạn thanh toán ), doanh nghiệp cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng nhất là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán.Nếu tình hình tài chính GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -1-
  3. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ động về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, khi tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản. Do vậy vấn đề quản lý công nợ là một trong những mối quan tâm hàng đầu và mang ý nghĩa sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ và vận dụng kiểm toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (chỉ xét về khía cạnh các khoản phải thu khách hàng), trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả. 1.2.1. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá chung về thực trạng và hiệu quả họat động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007. - Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán công nợ tại chi nhánh - Phân tích chính sách bán hàng và thu tiền của công ty qua 3 năm 2004- 2005, 2005-2006 và 2006-2007. - Đánh giá tình hình thu hồi nợ tại chi nhánh qua từng năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 thông qua các chỉ số tài chính. - Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh. - Xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Không gian Quá trình nghiên cứu được tiến hành tại chi nhánh công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang tại Long Mỹ, Hậu Giang kết hợp với việc thu thập thông tin từ các đại lý do chi nhánh đảm nhiệm. 1.3.2. Thời gian Số liệu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian từ năm giữa năm 2004 đến đầu năm 2007. Thời gian tiến hành nghiên cứu là từ 05/03/2007 đến 11/06/2007. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -2-
  4. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Do địa điểm thực tập là chi nhánh của công ty – chỉ là nơi phân phối sản phẩm của công ty, số lượng nghiệp vụ và lọai nghiệp vụ phát sinh tương đối ít và không đa dạng. Do đó trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu công nợ phải thu ( phải thu khách hàng ) chứ không đề cặp đến công nợ phải trả ( phải trả người bán, nhà cung cấp, phải trả khác ). GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -3-
  5. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm 2.1.1.1. Kế toán quản trị Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp. 2.1.1.2. Dự toán tiền mặt Dự tóan tiền mặt là một bảng tổng hợp các dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra liên quan đến các mặt họat động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế toán. Mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dữ trữ tiền mặt tối thiểu hợp lý luôn sẵng sàng để phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở cân đối dòng tiền thu vào, chi ra cho từng họat động, đồng thời đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt cần thiết, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch sử dụng vốn bằng tiền dư thừa hoặc thông qua vay mượn, phát hành cổ phiếu,…để bù đắp lượng tiền thiếu hụt trong quá trình họat động. 2.1.1.3. Dự toán thu tiền bán hàng Đây là bảng dự tóan ước tính về lượng tiền mặt thu được trong kỳ thông qua chính sách thu tiền bán hàng do công ty đặt ra. Dự toán thu tiền bán hàng là căn cứ để lặp dự tóan tiền mặt do đó tùy thuộc vào tình hình tài chính của công ty mà chính sách thu tiền có thể được thực hiện theo cách thắt chặt hoặc nới lỏng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý công nợ và kết quả kinh doanh của công ty. Do vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chích sách bán hàng và thu tiền. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -4-
  6. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 2.1.1.4. Phân tích hiệu quả quản lý công nợ Phân tích hiệu quả quản lý công nợ là quá trình thu thập những thông tin liên quan đến công nợ ( nợ phải thu và nợ phải trả ),sử dụng những chỉ tiêu tài chính liên quan để đánh giá hiệu quả quản lý công nợ dựa trên những thông tin thu thập được nhằm xác định nguyên nhân đề ra giải pháp để phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. 2.1.1.5. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đã hết hạn thanh toán nhưng chưa được thanh toán.Khi đó các khoản nợ này sẽ được doanh nghiệp chuyển sang theo dõi riêng để có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng. 2.1.2. Giới thiệu về kế toán phải thu Tài khoản sử dụng: 131 ( Phải thu của khách hàng ) Tài khoản này dung để khoản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách về tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung cấp dịch vụ, thu nhập khác. Tài khoản này cũng được dung để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau • Phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, nhận vốn đầu tư. • Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay ( tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng ). • Khi theo dõi chi tiết đối tượng phải thu, kế toán phải phân loại theo thời gian nợ ( tuổi nợ - đúng thời hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi ) để có căn cứ xác định số lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. • Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao, hoặc chiết khấu GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -5-
  7. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang thương mại cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục theo đúng các qui đinh hiện hành khi thực hiện giảm giá, nhận lại hàng bán bị trả lại, hoặc chiết khấu thương mại cho khách hàng. • Trường hợp khách hàng thanh toán tiền nợ phải trả trước thời hạn theo qui định của cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế ký kết, doanh nghiệp có thể giảm trừ khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng. • Cuối kỳ kế toán, cuối năm tài chính doanh nghiệp phải xác nhận số dư với các khách hàng để đảm bảo số dư trên sổ kế toán phù hợp với tình hình phải thu trên thực tế và có biện pháp đòi nợ kịp thời. • Kế toán phải lập báo cáo tổng hợp về số nợ phải thu khách hàng. Số liệu trên báo cáo tổng hợp này phải khớp với số dư của số liệu của cùng tài khoản này trên số cái và bảng cân đối kế toán. • Khi lập báo cáo tài chính theo qui định hiện hành, doanh nghiệp phải phân loại tuổi nợ của các đối tượng phản ánh ở tài khoản 131 - Phải thu khách hàng ở thời điểm lập báo cáo tài chính có thời hạn phải thu hoặc ứng trước trên 1 năm để trình bày riêng biệt trên các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hoặc nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại các khoản mục “ Phải thu dài hạn của khách hàng “ ( Mã số 211) của mục “ Các khoản phải thu dài hạn “ ( Mã số 210 ), hoặc tại khoản mục “ phải trả dài hạn khác “ ( Mã số 323 ) của mục “ Nợ dài hạn “ ( Mã số 320 ) của Bảng cân đối kế toán. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -6-
  8. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng Bên nợ Bên có - Số tiền phải thu của khách hàng - Số tiền khách hàng đã trả nợ về sản phẩm, hàng hoá đã giao, dịch - Số tiền đã nhận ứng trước, trả vụ đã cung cấp và được xác định là trước của khách hàng. - Khoản giảm giá hàng bán cho tiêu thụ. - Số tiền thừa trả lại cho khách khách hàng sau khi đã giao hàng và hàng. khách hàng có khiếu nại. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng - Doanh thu của số hàng đã bán bị do đánh giá lại số dư tài khoản phải người mua trả lại. thu khác có gốc ngoại tệ cuối năm tài - Số tiền chiết khấu thanh toán chính. cho người mua. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm . Số dư bên nợ Số tiền còn phải thu của khách do đánh giá lại số dư tài khoản phải hàng thu khách hàng có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính. Tài khoản 131 có thể có số dư bên có: Số dư bên có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lập số dư chi tiết của từng đối tượng của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn. 2.1.3. Công thúc sử dụng để phân tích ∑Số tiền thu được trong kỳ 1. Hệ số thu nợ = Doanh số bán trong kỳ Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2. Dư nợ bình quân = 2 Tổng số tiền thu được trong kỳ 3. Thu nợ bình quân/ngày = Tổng số ngày trong kỳ GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -7-
  9. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang ∑Nợ qúa hạn trong kỳ 4. Tỉ lệ nợ quá hạn = Dư nợ trong kỳ Tổng dư nợ cuối kỳ X 360 ngày 5. Số ngày thu nợ = Doanh số bán trong kỳ Chỉ tiêu kỳ thực hiện – Chỉ tiêu kỳ gốc 6.Tốc độ tăng trưởng = Doanh số bán trong kỳ Tổng số tiền thanh toán trước hạn 7.Tỷ lệ thanh toán trước hạn = t kỳ Dư nợ trong kỳ 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ tài liệu gốc của cơ quan nơi thực tập ( các báo cáo liên quan đến doanh thu và công nợ trong phần mềm kế toán tại chi nhánh ) kết hợp với quá trình tiếp cận , trao đổi với lãnh đạo chi nhánh để bổ sung thêm thông tin, ngoài ra còn tham khảo các tài liệu có liên quan đến chính sách bán hàng và thu tiền của công ty. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Hiện nay có nhiều phương pháp được các nhà phân tích sử dụng trong việc phân tích các báo cáo tài chính như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều dọc, chiều ngang, phương pháp phân tích số tỷ lệ, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian,…Có thể sử dụng một hay kết hợp một số phương pháp. Trong đề tài này tôi kết hợp phân tích theo hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích dãy số theo thời gian để thấy rõ xu hướng biến động của doanh thu và công nợ qua nhiều kỳ phân tích. Song song với việc áp dụng hai phương pháp này là việc sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan để đánh giá hiệu quản quản lý công nợ tại chi nhánh. 2.2.2.1.Phương pháp so sánh Các báo cáo phân tích đưa ra số liệu của hai hay nhiều kỳ gọi là các báo cáo so sánh. Các báo cáo này sẽ cung cấp cho các nhà phân tích những thông tin quan trọng về sự biến động của các đối tượng, về xu hướng biến động và mối quan hệ của các đối tựơng trong hai hay nhiều năm. Báo cáo dạng so sánh có thể được phân tích theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -8-
  10. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang • Phân tích theo chiều ngang: Phân tích theo chiều ngang là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng của báo cáo so sánh. Thông qua sự phân tích này làm nổi bật các xu thế và tạo nên những mối quan hệ giữa các mục xuất hiện trên cùng một dòng của báo cáo so sánh. • Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là xác định quan hệ tỷ lệ của các khỏan mục xuất hiện trên cùng một cột của báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể tương ứng nào đó. Thông qua sự so sánh này cho thấy được tỷ lệ, vai trò của các khoản mục trong chỉ tiêu tổng thể. 2.2.2.2. Phân tích dãy số theo thời gian Phân tích dãy số theo thời gian là sự phân tích một chỉ tiêu hay một số các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau qua các khoảng thời gian khác nhau dựa trên cơ sở một kỳ gốc cố định nào đó. Thông qua sự phân tích này có thể thấy được mối quan hệ và xu hướng của các chỉ tiêu kinh tế. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -9-
  11. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG – CHI NHÁNH LONG MỸ, HẬU GIANG 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: Công Ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Ang Giang - Tên tiến anh: An Giang Plant Protection Joint Stock Company ( Tên viết tắt: AG-PPS) - Trụ sở chính: Số 23-Hà Hoàng Hổ, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang - Điện thọai: 076.841272, Fax: 076.847824 - Lọai hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tiền thân của công ty là Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang Năm 1993 thành lập công ty Dịch Vụ Bảo Vệ Thực Vật An Giang với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng Năm 2004 thành lập Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang theo quyết định 1717 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang với số vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, Nhà Nước nắm giữ 30% cổ phần. Qua hơn 10 năm phát triển hiện nay vốn điều lệ của công ty là 180 tỷ đồng với đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 800 người gồm 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, hơn 200 công nhân và hơn 500 nhân viên trình độ đại học, cao đẳng và trung học, doanh số của công ty vào năm 2006 là 1200 tỷ, hiện công ty đang dẫn đầu ngành về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Các đơn vị trực thuộc - Trụ sở chính tại thành phố long xuyên - Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh - Văn phòng đại diện tại Campuchia - Hai nhà máy sản xuất và gia công thuốc bảo vệ thực vật tại Châu Thành và Nhà Máy Lê Minh Xuân - Nhà máy sản xuất bao bì giấy - Trung tâm thực phẩm an toàn Sao Việt GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -10-
  12. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống - Nhà máy chế biến và đóng gói hạt giống - Trung tâm dịch vụ du lịch Trăng Việt - Liên doanh du lịch Sài Gòn-Me Kong Quan hệ đối tác: - Công ty Thụy Sĩ: Suyngenta - Công ty Monsanto ( Mỹ ) - Công ty Đức: Detlef Von Appen (DVA) - Công ty Nhật : Itochu, Meiwa, Sanyo. - Và nhiều công ty khác thuộc Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan (Upl, Forward, Mcw, Sanoda, Mastra…) - Sài gòn tourist và nhiều công ty du lịch khác. Quan hệ công tác với các viện trường: - Đại Học Cần Thơ - Đại Học An Giang - Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội - Đại Học Kinh Tế TPHCM - Cục Bảo Vệ Thực Vật - Cục Nông Nghiệp - Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long - Viện Cây Ăn Quả Miền Nam - Hội Nông Dân Việt Nam - Hội Khuyến Học và nhiều cơ quan khác Các họat động xã hội: Khẩu hiệu của công ty là “ Góp phần chăm lo cho lợi ích xã hội ngày hôm nay chính là vì sự phát triển của Công Ty trong tương lai “ do đó công ty đã tài trợ cho rất nhiều họat động xã hội với mong muốn đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người và tạo ra sự gắn bó giữa Bà Con Nông Dân và Công Ty, các hoạt động tài trợ gồm có: - Tài trợ cho giải bóng đá nông dân - Tài trợ cho các giải đua xe đạp - Tài trợ cho hoạt động đua thuyền truyền thống ở Châu Phú-An Giang GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -11-
  13. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Cứu trợ đồng bào bị lũ lụt - Tài trợ cho chương trình Nhịp Cầu Nhà Nông - Thành lập Quỹ Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Nông Dân với kinh phí trên 10 tỷ đồng - Tặng hơn một triệu chiếc cặp cho học sinh nghèo trị giá gần 20 tỷ đồng và nhiều hoạt động tài trợ khác. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHÁNH VP CÁC GIÁM HĐQT& BTGĐ ĐỐC DỰ ÁN GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC BP ĐỐC BP ĐỐC BỘ ĐỐC NGÀNH NGÀNH NGÀNH NGÀNH NHÂN TÀI PHẬN BỘ THUỐC GIỐNG DU SỰ- CHÍNH- MARKE BAO BÌ PHẬN BẢO VỆ CÂY HÀNH KẾ LỊCH TING CÔNG TRỒNG CHÍNH TÓAN THỰC NGHỆ VẬT THÔN G TIN Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần BVTV An Giang 3.1.3. Lĩnh vực họat động Đi lên từ một đơn vị do nhà nước nắm quyền chi phối 100% ( chi cục bảo vệ thực vật ) Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang hoạt động theo hướng theo dõi và dự báo tình hình sâu rầy, dịch bệnh đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho bà con nông dân dưới nhiều hình thức: Hội thảo đầu bờ, Nhịp Cầu Nhà Nông, Chương trình khuyến nông,Cùng nông dân ra đồng, Cùng nông dân bàn cách làm GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -12-
  14. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang giàu…,để nhằm bảo vệ mùa màng và tăng năng suất cho bà con nông dân. Nhờ vào những hoạt động chí tình, chí nghĩa của công ty đối với bà con nông dân mà công ty đã nhận được những sự đền đáp hết sức quý báo từ phía bà con. Minh chứng cho điều này đó chính là sự vươn lên và không ngừng phát triển của công ty trong suốt thời gian qua, từ một doanh nghiệp cung ứng nông dược cấp tỉnh, hiện nay công ty đã trở thành nhà sản xuất và phân phối nông dược hàng đầu tại việt nam, sản phẩm của công ty có mặt khắp từ nam chí bắc và cả ở nước bạn Campuchia. Hiện nay công ty đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: Bao bì cát tông, lúa giống, các loại giống hoa màu, dịch vụ du lịch Trăng Việt, rau an toàn Sao Việt, phân bón và sắp tới rất có thể công ty sẽ gia nhập thị trường kinh doanh cao ốc văn phòng, nhà hàng và khách sạn. 3.1.4. Đặc thù kinh doanh của ngành - Miền nam nước ta mỗi năm được chia làm hai mùa là mùa mưa và mùa nắng. Công việc đồng án, trồng trọt của người dân phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, sự phá hoại của sâu rầy, dịch hại. Về vụ mùa thì có nơi làm hai vụ, có nơi làm ba vụ, thậm chí có nơi làm một vụ. Để tiện cho công việc quản lý thì công ty đã chia ra làm hai vụ lúa chính là vụ đông xuân và vụ hè thu. Do tính chất của các mùa vụ khác nhau nên diện tích trồng trọt, nuôi cấy, sâu bệnh …cũng khác nhau tuỳ theo mùa vụ. Do vậy công việc kinh doanh của công ty cũng phụ thuộc rất lớn vào vụ mùa. - Vụ hè thu được công ty quy định từ ngày 01 tháng 04 đến ngày 30 tháng 9: đây là khoảng thời gian thường xảy ra nắng nóng, khô hạn vào tháng 04 và tháng 05 đất đai không được màu mỡ, khí hậu không thuận lợi cho cây lúa phát triển. Do vậy năng suất lúa trong vụ này thường không cao mặc dù vụ này thường ít sâu bệnh hại lúa, cây trồng. Thường thì nông dân canh tác vụ này với suy nghĩ lấy công làm lời do vậy phần đầu tư của nông dân cho vụ này tương đối ít so với vụ đông xuân. Điều đó dẫn đến kết quả là doanh số của công ty trong vụ này tương đối thấp ( khoảng 35% tổng doanh số cả năm ). - Vụ đông xuân được công ty quy định từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 3 năm sau: đây là khoảng thời gian có khí hậu rất thuận lợi cho cây lúa phát triển, hơn nữa đất đai lại mầu mỡ do lượng phù sa được mang về từ hệ thống sông Mekong. Do đó diện tích đất được nông dân tận dụng triệt để để sản xuất GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -13-
  15. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang lúa trong vụ này, năng suất lúa vụ này thường đạt rất cao ( từ 30 đến 50 giạ cho một công ruộng ). Ngoài ra với điều kiện về thời tiết ẩm và có sương mù trong thời gian này là điều kiện thuận lợi cho các lọai sâu hại và dịch bệnh phát triển. Từ hai yếu tố nêu trên có thể giải thích tại sao trong vụ này nông dân thường tăng cường đầu tư cho đồng ruộng, do vậy doanh số của công ty trong vụ này thường đạt rất cao ( Chiếm 60 – 65% tổng doanh số cả năm ). 3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG TẠI HẬU GIANG 3.2.1.Lịch sử hình thành - Tên gọi: Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang chi nhánh Hậu Giang. - Địa chỉ: 132 đường Nguyễn Trung Trực, ấp 5 thị trấn Long Mỹ - Điện thoại:071.510577 - Fax: 071.510578 - Đã từ lâu công ty thực hiện việc phân công cán bộ kỹ thuật theo địa bàn, theo đó thì mỗi cán bộ kỹ thuật sẽ có trách nhiệm phụ trách địa bàn nơi công ty giao phó nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh tại nơi mình phụ trách gồm: Thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình tiêu thụ, triển khai các chính sách của công ty, tổ chức hội thảo, quảng bá sản phẩm tại địa phương, hỗ trợ bán hàng, thu tiền. Do đó cán bộ địa bàn nắm rất rõ thông tin liên quan tại địa phương mình quản lý, kịp thời đề xuất các giải pháp với lãnh đạo cấp trên để ban lãnh đạo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời. Trên cơ sở đó Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang tại Long Mỹ - Hậu Giang được thành lập vào 2006 nhằm chia sẽ việc quản lý các đại lý với chi nhánh Cần Thơ, trong đó chi nhánh Hậu Giang sẽ quản lý các đại lý có quy mô nhỏ và thực hiệc việc mở thêm các đại lý mới với mục tiêu chung là thực hiện chủ trương của công ty về mở rộng kinh doanh, sâu sát thị trường, chiếm lĩnh thị phần. - Hiện nay nhân sự của chi nhánh Hậu Giang gồm 10 người: Giám đốc chi nhánh phụ trách quản lý chung, 1 nhân viên kế toán trưởng, 1 nhân viên thủ quỹ kiêm thủ kho, 1 nhân viên bảo vệ kiêm bốc vác, 1 nhân viên cán bộ kỹ thuật phụ trách vùng Hậu Giang, 1 nhân viên bán hàng, 4 nhân viên dự án “ Cùng Nông Dân Ra Đồng”. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -14-
  16. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 3.2.2. Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH THỦ KẾ BÁN CÁN BỘ BẢO VỆ, NHÂN KHO, TOÁN KỸ BỐC VIÊN HÀNG THỦ THUẬT VÁC DỰ ÁN QUỸ Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Long Mỹ - Hậu Giang 3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh - Chức năng: Kinh doanh các lọai thuốc bảo vệ thực vật, lúa giống và bắp giống - Nhiệm vụ: Được thành lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty , chi nhánh Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang tại Long Mỹ - Hậu Giang phải hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: + Phân phối hàng cho các đại lý nhanh chóng và kịp thời + Tiến hành công tác hội thảo để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy bán hàng. + Phối hợp với đài truyền hình Hậu Giang để thực hiện các chương trình các chương trình khuyến nông, quảng bá sản phẩm. + Thu thập các thông tin về thị trường và tình hình đối thủ cạnh tranh, báo cáo về công ty để công ty đề ra chiến lược kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả. + Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng + Triển khai các chính sách bán hàng và thu tiền của công ty. + Giám sát, thúc đẩy bán hàng, đôn đốc các đại lý trong việc thu hồi nợ. 3.2.4. Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: Là chi nhánh của một công ty kinh doanh nông dược hàng đầu tại Việt Nam, chi nhánh Hậu Giang có một số thuận lợi sau đây: GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -15-
  17. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang + Được đông đảo mọi người biết đến cho nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận và mở thêm các đại lý mới, nhận được sự tin cậy và ủng hộ của nông dân trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, chuyển giao kỹ thuật và giới thiệu sản phẩm mới. + Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía công ty về phương tiện, kỹ thuật, công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ quản lý nên việc quản lý được thuận tiện hơn, quá trình thu thập và truyền đạt thông tin được dễ dàng hơn. + Cán bộ quản lý chi nhánh là người có kinh nghiệm cao qua nhiều năm công tác tại chi nhánh Cần Thơ, đã đúc kết được những bài học thành công và thất bại giúp cho việc điều hành quản lý thuận lợi hơn. + Có mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương thông qua các cuộc hội thảo, các chương trình hỗ trợ nông dân. + Kinh doanh trên địa bàn Hậu Giang – là một tỉnh thuần nông với phần lớn diện tích là đất nông nghiệp là một lợi thế. + Mạng lưới đại lý có sẵn do chi nhánh cần thơ bàn giao. + Có quan hệ cộng tác lâu dài với đài truyền hình Hậu Giang thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm. - Khó khăn: Song song với thuận lợi bao giờ cũng là khó khăn, là một chi nhánh mới thành lập thì những khó khăn mà chi nhánh gặp phải gồm có: + Bị hạn chế về phạm vi hoạt động nên không được phép lấn sân sang những đại lý lớn đã họat động kinh doanh nông dược lâu dài trước đây tại Hậu Giang ( Do chi nhánh Cần Thơ quản lý, điều này ảnh hưởng đến việc gia tăng doanh số của chi nhánh). + Chi nhánh Hậu Giang chưa có xe tải phục vụ vận chuyển hàng riêng cho chi nhánh nên việc vận chuyển hàng bán phải nhờ xe của chi nhánh Cần Thơ, mặt khác cán bộ chi nhánh gặp khó khăn khi tổ chức hội thảo nông dân trong việc vận chuyển các máy móc, thiết bị phục vụ hội thảo. Ngoài ra việc không có xe riêng phục vụ cho hội thảo cũng ảnh hưởng đến diện mạo bên ngoài của công ty. + Do Hậu Giang là thị trường hấp dẫn nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của một số đối thủ cùng ngành như: Công ty HAI, Điện Bàn, Bayer, Mappacific, ADC, An Nông, Ngọc Tùng, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật Saigon, Nicotex, Hòa Bình, Tân Thành, Vipesco, Việt Thắng, Thái Nông, Khử Trùng, CPC, Nông Phát , Thôn Trang, SPC, Việt Thắng. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -16-
  18. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần BVTV An Giang qua 3 năm 2004, 2005 và 2006 CHÆ TIEÂU Maõ soá Naêm 2004 Naêm 2005 Naêm 2006 Toång doanh thu 1 1.041.169.366.998 1.118.163.398.495 1.201.513.895.550 Caùc khoaûn giaûm tröø 3 3.412.733.658 4.677.003.512 5.194.215.050 1. Doanh thu thuaàn (10=01-03) 10 1.037.756.633.340 1.113.486.394.983 1.196.319.680.500 2. Giaù voán haøng baùn 11 743.877.032.611 799.042.744.962 849.233.015.415 3. Lôïi nhuaän goäp (20=10-11) 20 293.879.600.729 314.443.650.021 347.086.665.085 4. Chi phí baùn haøng 21 59.084.715.500 64.041.150.316 72.493.380.216 5. Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp 22 168.286.394.983 175.095.084.932 185.209.525.759 6. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh 30 66.508.490.246 75.307.414.773 89.383.759.110 (30=20 - 21 - 22) 7. Thu nhaäp hoaït ñoäng taøi chính 31 - - - 8. Chi phí hoaït ñoäng taøi chính 32 - - - 9. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng taøi chính 40 - - - (40=31-32) 10. Caùc khoaûn thu nhaäp baát thöôøng 41 373.440.491 432.424.418 295.668.317 11. Chi phí baát thöôøng 42 569.948.852 510.984.656 519.854.769 12. Lôïi nhuaän baát thöôøng (50=41-42) 50 (196.508.361) (78.560.238) (224.186.452) 13. Toång lôïi nhuaän tröôùc thueá (60=30+40+50) 60 66.311.981.885 75.228.854.535 89.159.572.658 14. Thueá TNDN phaûi noäp 70 - - 12.482.340.172 15. Lôïi nhuaän sau thueá (80=60-70) 80 66.311.981.885 75.228.854.535 76.677.232.486 ( Nguồn: Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang ) GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: -17- m Phước Toàn Phạ
  19. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 3.3. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 3.3.1.Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua ba năm 2004, 2005 và 2006 . Kết quả hoạt động kinh doanh ở bảng 1 trang 17 cho ta biết: - Doanh số bán tại Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang tăng trưởng dần qua năm trong đó năm 2006 doanh số bán đặc biệt tăng mạnh so với hai năm còn lại, đạt 1201 tỷ 513 triệu, tăng gần 20% so với năm 2004. - Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dần qua ba năm do doanh số bán tăng lên. - Chi phí bất thường có xu hướng giảm xuống qua ba năm, mặc dù số lượng giảm không nhiều nhưng đây là một dấu hiệu tốt. - Lợi nhuận tăng dần qua ba năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006 với khoảng 89 tỷ, tăng 23 tỷ so với năm 2004. - Trong hai năm 2004 và 2005 do công ty mới chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 100%, sang năm 2006 công ty phải nộp 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho nên lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng 14 tỷ so với năm 2005 nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2006 chỉ tăng 1 tỷ so với năm 2005 đạt 76 tỷ. 3.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm 2004, 2005 và 2006. Nhìn chung với sự biến động về doanh số, chi phí và lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang qua ba năm 2004, 2005 và 2006 thì ta thấy hoạt động kinh doanh tại công ty biến chuyển theo chiều hướng rất tốt, doanh số và lợi nhuận đều tăng dần qua các năm. Nếu so sánh lợi nhuận đạt được qua ba năm với số vốn điều lệ 150 tỷ của công ty ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dao động trong khoản từ 44% đến 50.06%. Mức tỷ suất lợi nhuận mà công ty đạt được qua ba năm là khá cao do vậy công ty luôn duy trì tỷ lệ trả lãi cổ tức ở mức 24% trên một năm. Với tỷ lệ trả lãi cổ tức như thế hiện nay các nhà đầu tư chứng khoán đang rất quan tâm đến cổ phiếu của công ty. Có thể nói công ty đang rất ăn nên làm ra. Tuy nhiên lợi nhuận chưa thật sự phản ánh được toàn bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Như đã biết lĩnh vực hoạt động chính của công ty là cung cấp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và lúa GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -18-
  20. Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang giống, trong lĩnh vực này việc bán chịu là rất phổ biến do vậy nợ phải thu là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty và các nhà đầu tư bởi vì nó là một yếu tố quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Để phần nào biết được diễn biến của các khoản nợ phải thu tại công ty chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tình hình quản lý công nợ tại Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang – Chi nhánh Hậu Giang. 3.4. CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ THEO DÕI CÔNG NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG. 3.4.1. Mô tả trình tự và cách thức hạch toán 3.4.1.1. Cách phân loại nợ. Để thực hiện việc quản lý công nợ một cách chặt chẽ, dễ dàng thì công ty đã thuê viết một phần mềm kế toán trong đó chú trọng việc thiết lập các báo cáo quan trọng liên quan đến công nợ gồm: Báo cáo chi tiết công nợ, báo cáo nợ đến hạn, báo cáo nợ quá hạn, báo cáo công nợ - hạn mức. Trong đó nợ quá hạn được chia thành: nợ quá hạn từ 1 đến 15 ngày, nợ quá hạn từ 16 đến 30 ngày, nợ quá hạn từ 31 đến 45 ngày và nợ quá hạn trên 45 ngày. Theo đó phần mềm sẽ tự động chuyển và phân loại nợ theo thời hạn nợ để kế toán theo dõi và kịp thời sử lý. 3.4.1.1. Công tác kế toán định kỳ Để kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý thì nhiệm vụ của kế toán là phải tiến hành tổng hợp nợ của khách hàng theo định kỳ mỗi tuần một lần, việc này được thực hiện thông qua các thao tác trên phần mềm kế toán của chi nhánh để cho ra các báo cáo chi tiết về công nợ như: báo cáo công nợ - hạn mức, báo cáo nợ đến hạn và báo cáo nợ quá hạn. Sau khi đã tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, nợ đã thu hồi và số hiện còn đang nợ. Kế toán sẽ gửi thông báo đến những đại lý có nợ quá hạn cao, những đại lý chậm thanh toán nợ và những đại lý có yêu cầu thông báo nợ thường xuyên để đôn đốc thu hồi nợ, giúp đại lý thực hiện việc thanh toán nợ đúng hạn. Ngoài ra việc làm này cũng giúp công ty tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn, nợ nần day dưa kéo dài. 3.4.1.2. Công tác kế toán cuối kỳ Hàng tháng công việc của kế toán cũng tương tự như công việc định kỳ hàng tuần như: lập báo cáo chi tiết công nợ, nợ đến hạn, nợ quá hạn nhưng mỗi loại sẽ GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -19-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0