intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn:ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 – 202

Chia sẻ: Vu Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

102
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tiến triển sâu rộng, Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Trong đó, đã xác định một trong những mục tiêu phát triển cụ thể là: Đưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn:ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 – 202

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên EU – Việt Nam Hoạt động CB - 2A “Hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 - 2020 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Báo cáo chuyên đề ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 – 2020 Thực hiện chuyên đề: Đinh Thị Bích Liên Viện Nghiên cứu thương mại – Bộ Công Thương Hà Nội, 11 - 2010
  2. Lời mở đầu Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tiến triển sâu rộng, Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Trong đó, đã xác định một trong những mục tiêu phát triển cụ thể là: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, đẩy mạnh xuất khẩu, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Để cụ thể hóa những định hướng nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 của Đảng, Bộ thương mại (nây là Bộ Công Thương) đã xây dựng “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010”, đề ra những định hướng và biện pháp cụ thể để phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, đã đề ra mục tiêu phấn đầu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân trong thời kỳ 2001 – 2010 tăng 15%/năm, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa tăng bình quân 14%/năm, đến năm 2008 cân bằng xuất nhập khẩu hàng hóa và phấn đầu đạt xuất siêu 1 tỉ USD vào năm 2010. Trong 5 năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001- 2010, một số chỉ tiêu phát triển đã đề ra trong Chiến lược không phù hợp với thực tiễn phát triển xuất nhập khẩu biến đổi nhanh trong quá trình hội nhập . Để phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế và trong nước và đón bắt cơ hội phát triển nhanh khi Việt Nam gia nhập WTO, tham gia các khu vực thương mại tự do (FTA), ngày 30 tháng 06 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó, đã đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, đến năm 2010 đạt kim ngạch 72,5 tỉ USD, đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ bình quân 16,3%/năm, đến năm 20210 đạt giá trị xuất khẩu khoảng 12 tỉ USD. Tiến tới cân bằng xuất – nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010. Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy 1
  3. sản chiếm khoảng 13,7, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, đến năm 20210 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu chiếm 23%, thị trường Châu Á chiếm khoảng 45%, thị trường Châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường Châu Đại Dương chiếm 5% và các thị trường khác chiếm 3%. Trong 10 năm thực hiện “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010” và “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”, tình hình đất nước và quốc tế có nhiều biến đổi, nước ta có nhiều thuận lợi cũng nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Để cụ thể hóa những định hướng phát triển trong dự thảo Chiến lược phát triển – kinh tế xã hội 2011 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 316/TTg-KTTH ngày 2/3/2009 về việc giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương tiến hành tổng kết toàn diện Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 để xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng nêu trên, chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp luân cứ khoa học cho việc xây dựng Đề án Chiến lược phát triển XNK thời kỳ 2011 – 2020. Nội dung chuyên đề gồm 2 phần: I. Khái quát tình hình thực hiện Chiến lược phát triển XNK thời kỳ 2001 – 2010. II. Đánh giá thực trạng phát triển XNK thời kỳ 2001 – 2010 của Việt Nam 2
  4. I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2001 – 2010 1. Tình hình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 tác động đến xuất nhập khẩu Đại hội lần thứ IX của Đảng đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ thứ XXI – chiến lược đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong đó, đã xác định các mục tiêu chiến lược chủ yếu: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, trong đó tỉ trọng của công nghiệp chiếm 40 – 41%, nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân đạt 10 – 10,5%/năm, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%, bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, Chiến lược cũng đề ra mục tiêu: nhịp độ tăng xuất khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 9 - 10 tỉ USD, trong đó thủy sản khoảng 3,5 tỉ USD, giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu, chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu… 1.1 Những thành tựu chủ yếu Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động bất lợi của hai cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Nhiều mục tiêu của chiến lược 2001 – 2010 đã được thực hiện: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, đã tạo cơ sở quan trọng cho phát triển xuất nhập khẩu. Thời kỳ 2001 – 2010, GDP tăng bình quân 7,2%/năm, riêng năm 2007 (ngay sau khi gia nhập WTO) tăng 8,5%. Các năm 2008 – 2010 là giai đoạn rất khó khăn do biến động mạnh của kinh tế thế giới bước vào chu kỳ suy thoái và tác động mạnh của khủng hoảng 3
  5. tài chính toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn ở mức khá cao, năm 2008 đạt 6,23%, năm 2009 đạt 5,3% và năm 2010 dự ước đạt khoảng 6,7% (năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng -5,4%). Như vậy, nền kinh tế đã tạo lập và duy trì được mức tăng trưởng cao, tạo cơ sở cho phát triển xuất nhập khẩu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cơ cấu kinh tế đã bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP đã tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41 – 42% trong các năm 2007 – 2010, tỉ trọng của nông nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 20% trong thời gian tương ứng, tỉ trọng của khu vực dịch vụ dao động ở mức 38 – 39%. Các vùng kinh tế trọng điểm và sản xuất hàng hóa tập trung bước đầu hình thành, tỉ suất hàng hóa được nâng cao, chất lượng được cải thiện. Thị trường đồng bộ bước đầu được hình thành, góp phần hỗ trợ về vốn, lao dộng và các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh… Nguồn lực quốc tế trong dân và quốc tế được huy động tốt làm cho hoạt động đầu tư sôi động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, bằng khoảng 41% GDP, trong đó vốn trong nước chiếm khoảng 65%. Chính trị và an ninh xã hội được giữ ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế . Kết quả tổng hợp của tăng trưởng và phát triển kinh tế là đã sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước và nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình từ năm 2008 (sớm 2 năm so với mục tiêu chiến lược), với mức GDP theo đầu người đạt 975 USD1. Năm 2010 qui mô GDP ước đạt 108 tỉ USD, gấp 3,53 lần năm 2000 (30,57 tỉ USD), mức GDP bình quân đầu người đạt 1200 USD (vượt mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010). Hệ số co dãn giảm nghèo có xu hướng giảm liên tục từ mức 0,28% trong các năm 2000 – 2004 xuống 0,16 trong 2 năm 2007 – 2008 và khoảng 0,12% vào năm 2010. (2) Vị thế của nền kinh tế và thương mại Việt Nam trong kinh tế toàn cầu đã ngày càng được nâng cao 1 Theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, mức GDP bình quân đầu người đạt hơn 900 USD là đạt mục tiêu nước đang phát triển có thu nhập trung bình 4
  6. Tỉ lệ đóng góp của Việt Nam vào tổng GDP toàn cầu đã tăng từ 0,09% năm 2000 lên 0,17% năm 2009 và khoảng 0,18% năm 2010. Thứ hạng về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong Bảng xếp hạng tăng trưởng GDP toàn cầu có xu hướng ngày càng cao2. Việt Nam có vai trò đóng góp ngày càng lớn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tỉ trọng giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp (MVA) của Việt Nam trong tổng MVA toàn khu vực đã tăng từ 0,4% năm 1995 lên 0,7% năm 2005 và ước khoảng 0,9% năm 2010. Tỉ trọng thương mại quốc tế của Việt Nam trong tổng giá trị thương mại toàn câu ngày càng tăng. Đến năm 2009, thương mại hàng hóa của Việt Nam đã chiếm 0,49% tổng giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu, riêng xuất khẩu hàng hóa chiếm 0,45%, nhập khẩu hàng hóa chiếm 0,54%; thương mại dịch vụ chiếm 0,28% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Nước ta cũng có vị thế ngày càng cao trong việc cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho thị trường thế giới, đóng góp ngày càng lớn vào bảo đảm an ninh lương thực và an ninh năng lượng toàn cầu. Đến năm 2007, nhóm hàng chế biến xuất khẩu của ta đã chiếm trên 0,28% thị phần toàn cầu, các nhóm hàng thô và sơ chế chiếm trên 0,72% (riêng điều nhân chiếm khoảng 50%, hồ tiêu chiếm 45%, cà phê chiếm 16 – 18%, cao su thiên nhiên chiếm 8 – 10%, chè chiếm 5-6%, thủy sản chiếm 4 – 5%, đồ gỗ chiếm 2 – 3%). Cùng với việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thị phần của ta trong tổng khối lượng xuất khẩu gạo toàn cầu có xu hướng ngày càng lớn, thời kỳ 2001 – 2010 chiếm khoảng 16 – 18%, phản ánh sự đóng góp của Việt Nam vào bảo đảm an ninh lượng thực toàn cầu rất lớn. An ninh năng lượng được đảm bảo, tỉ trọng giá trị sản lượng điện của Việt Nam trong giá trị tổng sản lượng điện toàn cầu đã tăng từ 0,19% trong thời kỳ 1996 – 2006 lên 0,30% trong giai đoạn 2006 – 2010. Thị phần của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trên thị trường vận tải hành khách bằng đường hàng không toàn cầu cũng ngày càng tăng, từ 0,37% năm 2001 lên 0,67% năm 2007 và ước khoảng 0,85% trong năm 2010 (nếu tính riêng các nước Đang phát triển thì thị phần của ta đã chiếm 3,6%). Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch 2 Theo WB và UNIDO, trong Bgảng xếp hạng các nền kinh tế thế giới, trong thời kỳ 1986 – 2006, Việt Nam đã thay đỏi được 17 bậc, từ vị trí thứ 95 lên vị trí thứ 78. 5
  7. của ta trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch toàn cầu tăng dần từ 0,21% năm 2006 lên khoảng 0,27% năm 2010. Qui mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã lớn gấp gần 3 lần sau 10 năm, từ khoảng 20 tỉ USD năm 2000 và dự ước sẽ đạt khoảng 55 – 56 tỉ USD trong năm 2010. Tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam vào loại cao nhất thế giới và mức độ hấp dẫn đầu tư về phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam đang đưmgs đầu thế giới. (3) Xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển nhanh, đóng vai trò là một động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 2001 – 2010 đạt bình quân 17,3%/năm, gấp 2,4 lần nhịp độ tăng trưởng GDP trong cùng thời kỳ (7,21%/năm). Trong đó, giai đoạn 2001 – 2005 nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đạt bình quân 19,15%/năm, gấp 2,55 lần nhịp độ tăng trưởng GDP (7,5%/năm); giai đoạn 2006 – 2010, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đạt bình quân 17% (dự ước năm 2010 tăng 24%, kim ngạch đạt 71 tỉ USD), gấp 2,46 lần nhịp độ tăng trưởng GDP (6,92%/năm). Trong điều kiện mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư, thì xuất nhập khẩu là một kênh dẫn xuất đầu tư chủ yếu và có vai trò ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Tỉ lệ giữa kim ngạch XNK so với GDP đã tăng từ 90% năm 2001 lên 155% năm 2008 và khoảng 140% năm 2010. Phần chủ yếu trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm các nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ được đầu tư cho phát triển sản xuất, trong đó, có sản xuất hàng xuất khẩu để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỉ trọng của nhóm hàng này chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 40% GDP; nhưng trong giai đoạn 2006 – 2010 đã tăng mạnh, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng 60% GDP (riêng năm 2006 các chỉ số này là 56,4% KNNK và bằng 48,8% GDP, năm 2008 tăng lên 74,7% KNNK và bằng 65,1% GDP). Trong thời kỳ 2001 – 2010, xuất khẩu tiếp tục là một động lực tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Năm 2005, kim ngạch 6
  8. xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản đã đạt 8,5 tỉ USD, gấp 2,1 lần năm 2001 (4,0 tỉ USD); đến năm 2010 dự ước đạt trên 16 tỉ USD, vượt mục tiêu Chiến lược khoảng 6 tỉ USD; riêng xuất khẩu thủy sản dự ước năm 2010 đạt trên 4 tỉ USD (6 tháng đầu năm đạt 2,01 tỉ USD). Xuất khẩu cũng là động lực tăng trưởng chính của khu vực công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu. Trong một thời gian dài, công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt trên 15%/năm. Giá trị gia tăng công nghiệp luôn tăng cao hơn tốc độ tăng GDP khoảng 1,4 lần, đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,0%/năm )vượt mục tiêu 10 – 10,5%/năm). Tỉ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 71% năm 2000 lên 76,3% năm 2007 và dự ước chiếm khoảng 77,5% trong năm 2010. Xem xét mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế về phía cầu của nền kinh tế thời kỳ 2001 – 2010, cho thấy, đã có sự dịch chuyển mạnh các cấu thành tổng cầu về đòng góp cho tăng trưởng GDP (thực) trong giai đoạn 2005 – 2010, nhất là trong hai năm 2007 – 2008. Năm 2005, tiêu dùng đóng góp 62,64%, tích lũy tài sản đóng góp 46,98% và xuất khẩu ròng đóng góp 18,58% vào tăng trưởng GDP (trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp -65,7%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 84,28%); các chỉ số tương ứng của năm 2007 là 88,54%; 124,1% và -156,86%, của năm 2008 là 92,52%, 73,52% và -68,87%. Trong giai đoạn 2005 – 2009, đã có sự đảo chiều vai trò của xuất và nhập khẩu đối với tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2005, mức đóng góp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế là một số âm (-65,7%) còn đóng góp của nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là một số dương (84,28%) thì từ năm 2006 đóng góp của xuất khẩu luôn là số dương (năm 2006: 112,74%, năm 2007: 77,79%, năm 2008: 62,49% và năm 2009 là 34) còn đóng góp của nhập khẩu luôn là một số âm (năm 2006: -131,64%, năm 2007: -234,65%, năm 2008: -131,3%). (4) Sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động tích cực, nhiều mặt đến tăng trưởng kinh tế và xuất nhập khẩu hàng hóa Nhờ hội nhập KTQT sâu rộng hơn, các rào cản thương mại giảm đáng kể nên Việt Nam đã mở rộng được thị phần sang các thị trường lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt từ sau năm 2007, dưới hiệu 7
  9. ứng của việc gia nhập WTO, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cải thiện, dòng chảy đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã tăng đáng kể. Nhờ đó, sản lượng các ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu tăng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP. Đóng góp của khu vực FDI đối với nền kinh tế quốc dân có xu hướng ngày càng lớn. Đến năm 2008, khu vực FDI đã chiếm 41% vốn đầu tư xã hội, gần 20% GDP, 45% GTSXCN, 57% kim ngạch xuất khẩu, 31% kim ngạch nhập khẩu . Dự ước năm 2010, khu vực FDI chiếm khoảng 47% kim ngạch xuất khẩu và 44% kim ngạch nhập khẩu. Đánh giá tổng quát, phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong chiến lược kinh tế - xã hội 2001 – 2010 đã được thực hiện, một số chỉ tiêu đạt sớm và vượt mức đề ra. Nền kinh tế có bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hội nhập KTQT ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của ta vững mạnh thêm nhiều, vị thể của nền kinh tế nước ta trong kinh tế toàn cầu được nâng lên, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2 Những hạn chế, yếu kém Trình độ phát triển kinh tế của nước ta vẫn còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước xung quanh. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc… ảnh hưởng lớn đến qui mô và chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu. Các yếu kém, bất cập chủ yếu của nền kinh tế tác động mạnh đến xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 là: (1) Nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu, nhưng đầu tư và xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhập khẩu vốn và hàng hóa của nước ngoài Mô hình phát triển nền kinh tế đang chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên là chủ yếu, mới khai thác lợi thế so sánh mà ít dựa vào lợi thế cạnh tranh, chưa chuyển mạnh lên khai thác kỹ thuật để phát triển theo chiều sâu, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tỉ lệ khai thác năng lượng trong tổng thu nhập quốc gia (GNP) có xu hướng tăng nhanh từ 10% - 16% trong giai đoạn 8
  10. 2001 – 2005 lên 17 – 20% trong giai đoạn 2006 – 2010 (chỉ số này của Ấn Độ trong thời kỳ tương ứng chỉ dao động ở mức 3 – 4 %). Mức tiết kiệm năng lượng của toàn ngành công nghiệp rất thấp: - 3,4% (của Trung Quốc trong cùng thời kỳ là +3,5%). Trong các động năng tăng trưởng của nền kinh tế của cả thời kỳ, yếu tố tăng năng suất lao động chỉ đóng góp gần 30% còn yếu tố vốn đóng góp khoảng 50% và yếu tố lao động đóng góp 20% (các chỉ số tương ứng của Ấn Độ trong cùng thời kỳ là 36%, 40% và 24%). Chỉ số tăng năng suất lao động tổng hợp (TFP) có xu hướng giảm mạnh từ 4,31%/năm trong giai đoạn 1991 – 1995 xuống 2,56% trong giai đoạn 1996 – 2000 và tiếp tục giảm xuống 1,7 – 1,8% trong thời kỳ 2001 – 2010 (riêng năm 2000 là 0,28% và năm 2006 là 2,7%)3. Vì thế, nội năng tăng trưởng của nền kinh tế chậm được nâng lên, nguồn tài nguyên nhanh bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến tính bền vững của nền kinh tế. (2) Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế trong cạnh tranh toàn cầu còn yếu, chậm được nâng lên. Máy móc, thiết bị và công nghệ là yếu tố chính tạo ra năng suất lao động và hình thành sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng trong điều kiện 90% nhóm sản phẩm này cho nhu cầu trong nước phải nhập khẩu thì tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tổng KNNK hàng hóa lại có xu hướng giảm mạnh, từ 31,5% năm 2000 xuống 14,7% năm 2006, nhích lên 17% năm 2008 và ước đạt 18% năm 2010. Tốc độ đối với máy móc, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, ước đạt dưới 10%/năm. Tỉ lệ đầu tư cho R&D trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp chỉ đạt bình quân 0,1 – 0,2%, các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghệ mũi nhọn, tỉ lệ này cũng chỉ đạt 0,2 – 0,25% (tỉ lệ này của Ấn Độ năm 2002 đã đạt 5%, của Hàn Quốc năm 2000 là 10%). Cũng trong thời kỳ 2001 – 2010, tỉ trọng của một số ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều kỹ thuật trong tổng giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp vẫn rất nhỏ và chậm được nâng lên. Chẳng hạn, sản xuất thiết bị điện, điện tử, chỉ tăng từ 1,6% lên 2,2%, sản xuất thiết bị văn phòng và 3 - Khai thác năng lượng = khai thác thực tế (gồm dầu thô, khí đốt và than) x đơn giá khai thác – Nguồn WDI (2009) - Năng xuất lao động xã hội được tính bằng cách chia GDP theo giá thực tế cho tổng số lao động đang làm việc - Mức tiết kiệm năng lượng của toàn ngành công nghiệp = Tốc độ tăng về giá trị gia tăng của ngành công nghiệp – Tốc độ tăng về tiêu thụ điện bình quân. 9
  11. máy tính tăng từ 0,1% lên 0,4%, sản xuất máy móc, thiết bị tăng từ 0,8% lên 1,2%, sản xuất thiết bị truyền thông chỉ dao động ở mức 0,2 – 0,3%. Một số ngành hàng nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến tuy đã có sự tham gia vào các mạng sản xuất và các chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng mô hình tổng quát vẫn là: qui mô lớn, nấc thang thấp và hiệu quả thấp. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tuy đang có lợi thế về giá nhân công rẻ, phát triển theo định hướng xuất khẩu, chiếm tới 43 – 45% GTTSLCN nhưng chỉ chiếm dưới 30% tổng MVA toàn ngành công nghiệp và đang có xu hướng giảm xuống (năm 2000 chiếm 30%, năm 2007 chỉ còn chiếm 23%), phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nước ngoài và chậm thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Đây là một trong những căn nguyên dẫn tới hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chậm được nâng lên, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Theo tính toán sơ bộ từ nguồn số liệu của UMCOMTRADE, trong cấu trúc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005, tỉ trọng của nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao chỉ tăng từ 5,8% lên 7,6% (của Trung Quốc tăng từ 10,4% lên 11,1%), nhóm hàng có công nghệ trung - thấp giảm từ 33,8% xuống 31,2% (của Trung Quốc giảm từ 15,8% xuống 15,7%), còn lại là nhóm hàng có công nghệ thấp chỉ giảm từ 58,1% xuống 57,5% (của Trung Quốc giảm từ 44,9% xuống 32%)4. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (vốn bình quân của các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế chỉ khoảng 6 tỉ đồng/DN), hiện đang rất thiếu những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Tính đến 31/12/2008, cả nước có trên 400 nghìn doanh nghiệp, với 44 nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ 5655 DNNN năm 2001 xuống còn gần 1500 DNNN đầu năm 2010, số vốn bình quân một doanh nghiệp tuy đã được nâng lên từ mức 24 tỉ đồng lên 333 tỉ đồng trong thời gian tương ứng, nhưng hiện có khoảng 12% DNNN kinh doanh thua lỗ, phần lớn các DNNN công nghệ sản xuất chỉ đạt mức trung bình, năng suất lao 4 Đến năm 2003, tỉ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng KNXK của Indonexia đã đạt 14%, Thái Lan đạt 30%, Hàn Quốc đạt 32%, Singapore đạt 57%, Malayxia đạt 59%. 10
  12. động thấp, sức cạnh tranh yếu. Đến nay, chỉ có khoảng 100 tập đoàn và tổng công ty Nhà nước cùng khoảng 200 doanh nghiệp FDI có qui mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Còn lại, tuyệt đại đa số là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh quốc tế còn rất yếu. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam mới tham gia được vào phân khúc sản xuất, gia công lắp ráp – tức là các khâu mạng lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Có rất ít doanh nghiệp tham gia được vào khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển, tiêu thụ… là những khâu mạng lại giá trị gia tăng cao. Lợi thế cạnh tranh động của nền kinh tế chậm được nâng lên, chủ yếu do những trở ngại về chất lượng nguồn nhân lực thấp, chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý nền kinh tế trong hội nhập quốc tế, và môi trường cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện. Đến nay, chất lượng nguồn nhân lực rất thấp, chậm được cải thiện, mất cân đối cung cầu lao động, mất cân đối lao động theo trình độ kỹ thuật và theo vùng, thiêu lao động có tay nghề và có tính chuyên nghiệp cao. Hiện lao động có tay nghề mởi chỉ chiếm gần 6%, gần 50% sinh viên Việt Nam ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo. Đến giữa năm 2009, cả nước có 2,6 triệu người có trình độ Đại học trở lên (chiếm 4,5% lao động cả nước), trong đó có 16 nghìn tiến sĩ, 18 nghìn thạc sĩ, hơn 6 nghìn Giáo sư và Phó Giáo sư nhưng số bản quyền sáng chế và số chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam tăng rất chậm (chẳng hạn năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký được 2 bản quyền với WIPO). Chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ còn thấp hơn so với các nước trong khu vực5. Việc xây dựng và sử dụng các hàng rào trong thương mại chậm được triển khai, nhất là các hàng rào kỹ thuật (TBT), các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh thực phẩm (SPS), các biện pháp tự vệ trong thương mại đối phó với việc các đối tác áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng xuất khẩu của ta và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào thị trường nước ta… 5 Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2007 đã đánh giá chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ 212 nước và vùng lãnh thổ trên 6 tiêu chí: Hiệu năng Chính phủ Chính phủ, chất lượng chính sách và hoạt động điều tiết, thượng tôn pháp luật, tham nhũng tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị. Ngoại trừ tiêu chí về ổn định chính trị, điểm của Việt Nam về 5 tiêu chí còn lại đều thấp hơn so với các nước Đông Á và ASEAN 6, trừ Indonexia – Nguồn: Tầm quan trọng của quản trị quốc gia 1996 – 2006, tư liệu nghiên cứu số 4280 của WB, tháng 7/2007. 11
  13. Môi trường cạnh tranh quốc gia tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng còn một số bất cập, chậm được khắc phục6. (3) Chất lượng tăng trưởng thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức chậm được định hình… tác động đến qui mô, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu. Mô hình tăng trưởng vẫn đang chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư, tuy đầu tư tăng nhưng hiệu quả đầu tư thấp và chậm được cải thiện. Tỉ trọng đầu tư so với GDP đã tăng từ 29,6% năm 2000 lên trên 40% từ sau năm 2006 (Đài Loan đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 10%/năm trong 18 năm liên tục nhưng tỉ lệ đầu tư so với GDP chỉ dao động ở mức 25%) đã kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và phụ liệu cho sản xuất tăng cao, làm tăng nhập siêu . Hệ só ICOR ngày càng tăng thể hiện nền kinh tế ngày càng cần nhiều vốn hơn để có tăng trưởng. Tuy giai đoạn 2001 – 2006, hệ số ICOR của Việt Nam bình quân đã là 4,4; sau khi gia nhập WTO, hệ số này tăng vọt lên 5,3% trong năm 2007, ở mức 6,55 trong năm 2008 và xấp xỉ 7,0 trong năm 2009, cao hơn 2 lần các nước trong khu vực khi ở những giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam hiện nay7. Công nghiệp và thương mại là trụ cột, là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế (đóng góp trên 60% GDP toàn nền kinh tế) nhưng chất lượng tăng trưởng của ngành công thương đang có xu hướng giảm xuống. Thời kỳ 2001 – 2010, chỉ số MVA/GO có xu hướng giảm mạnh từ 38,45% năm 2000 xuống 29,63% năm 2005, còn 23% năm 2009 và năm 2010 ước chỉ đạt 21,79%; tỉ lệ giá trị gia tăng so với tổng mức lưu chuyển HHBLXH của thương mại trong nước cũng không có xu hướng tăng mà chỉ dao dộng ở mức 24% - 29%. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và phát triển kinh tế tri thức. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ 6 Sau khi gia nhập WTO, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam theo đánh giá của WEF trong “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009” chưa có cải thiện trong Bảng xếp hạng: năm 2007 xếp hạng 68/131 nền kinh tế, năm 2008 xếp hạng 70/134 nền kinh tế, năm 2009 xếp hạn 75/133 nền kinh tế. 7 Hệ số ICOR của Hàn Quốc thời kỳ 1961- 19808 là 3,0, của Đài Loan trong cùng thời kỳ là 2,7; trong giai đoạn 1981 – 1985 của Indonexia là 3,7, của Malayxia là 4,4, và của Thái Lan là 4,1; của Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2006 là 4,0. 12
  14. trong GDP có xu hướng giảm từ 44,1% năm 1995 xuống 38,1% năm 2000 và chỉ dao dộng ở mức 38% - 39% trong thời kỳ 2001 – 2010 (mục tiêu chiến lược là đến năm 2010 đạt 42 – 43%), trong đó, đóng góp của các tổ chức tài chính vào GDP chỉ dao động ở mức 1,8 – 2,0%. Chúng ta cũng chưa chú trọng đúng mức vào phần cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở giai đoạn bản lề của sự phát triển, trước và sau ngưỡng cửa gia nhập WTO, chúng ta đã có bước thụt lùi về công nghệ. Trong giai đoạn 2000 – 2005, chúng ta đã giảm nhập khẩu công nghệ trung – cao (-6,5%) để nhập khẩu công nghệ trung – thấp (+7,4%). Hệ thống kết cấu hạ tầng và logistics chậm được xây dựng, phát triển kết nối với mạng lưới logistics toàn cầu nên chưa tận dụng được lợi thế địa - kinh tế để phát triển nhanh. Chi phí xuất khẩu cao gấp 1,7 lần mức trung bình của khu vực8. Do dịch vụ vận tải biển chưa phát triển nên các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam mới chiếm khoảng 22 – 24% thị phần hàng hóa xuất khẩu và 18 – 20% thị phần hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa XNK và các dịch vụ hỗ trợ khác mới hình thành nên chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Trong 3 năm 2005 – 2007, nước ta đã chi trả 6 tỉ USD cho nước ngoài về chi phí bảo hiểm hàng hóa XNK, chiếm 35,7% tổng chi dịch vụ cùng giai đoạn và là yếu tố chính làm thâm hụt cán cân dịch vụ của Việt Nam. Công nghiệp phụ trợ chậm hình thành và phát triển, nền kinh tế vẫn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu của nước ngoài (100% - 95% nhiên liệu, 90% công nghệ, 80% máy móc thiết bị; nguyên phụ liệu sản phẩm điện tử khoảng 95%, sản phẩm gỗ 80%, thức ăn chăn nuôi 70%; thuốc chữa bệnh 80%, sản phẩm dệt may và da giày khoảng 70 – 75%, hóa chất 80 – 85%, sản phẩm nhựa 60%...) đã làm giảm khả năng thích ứng nhanh của nền kinh tế với những biến động của thị trường thế giới. Kinh tế tượng trưng (hoạt động kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, cổ phiếu và các loại giấy từ có giá khác) tuy mới hình thành nhưng phát triển nhanh, có tính đầu cơ cao cùng với hiện tượng “bóng bóng” của thị trường chứng khoán, tình trạng “đô la hóa” và “vàng hóa” của nền kinh tế chậm được khắc phục… đã tác động tiêu cực đến hoạt động của khu vực kinh tế thực nói chung (lĩnh vực hoạt động sản 8 Năm 2007 chỉ phí xuất khẩu của Việt Nam (gồm chi phí giấy tờ, hành chính, bốc dỡ, lưu kho, vận chuyển đường bộ cho 1 contairner 20 ft) là 701 USD/contairner 20 ft, mức trung bình của khu vực là 500 USD, của Thái Lan là 848 USD, của Trung Quốc là 335 USD, của Malayxia là 481 USD; Nguồn: Doiry Busines 2007, WB. 13
  15. xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ), hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Những bất cập, hạn chế chủ yếu nêu trên của nền kinh tế là những trở lực và thách thức lớn đối với phát triển XNK hàng hóa trong thời kỳ tới. 2. Đánh giá Tình hình thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2010 2.1 Đối với xuất khẩu hàng hóa “Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010” do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng và công bố ngày 16 tháng 9 năm 2000, đã bám sát và cụ thể hóa những định hướng lớn nêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Đảng. Tư tưởng chủ đạo trong nội dung chiến lược và mục tiêu tổng quát về phát triển xuất khẩu là: “ nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn, việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ”. Về cơ bản, đây là tư tưởng định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới và trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy thế, từ thời điểm năm 2000, kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam vừa vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và đang ở đáy của chu kỳ suy giảm để chuyển sang chu kỳ tăng trưởng mới9 đã ảnh hưởng đến việc dự báo và xác định các chỉ tiêu cụ thể về qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa. Kết quả 5 năm đầu thực hiện chiến lược (2001 – 2005) hầu hết các chỉ tiêu đều không phù hợp với mục tiêu chiến lược đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,15%/năm (mục tiêu là 16%/năm). Giá trị xuất khẩu năm 2005 đạt 32,4 tỉ USD (mục tiêu 28,4 tỉ USD). Trong đó, nhóm hàng thô và sơ chế chiếm 49,97% (mục tiêu là 31%), riêng hàng nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm 26,7% (mục tiêu là 22%), nhóm nguyên nhiên liệu chiếm 23,27% (mục tiêu 9 - Chu kỳ tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 5 – 7 năm. Tính theo giá thực tế trong giai đoạn 1991 – 1995 kinh tế thế giới sau đạt tốc độ tăng trưởng cao, ở mức bình quân 7,6%.năm, đạt đỉnh vào năm 1995 là 10,94% sau đó suy giảm trong giai đoạn 1996 – 2001 với tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 1,23%/năm - Kinh tế Việt Nam sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991 – 1995 đã giảm tốc và chỉ đạt bình quân 6,9%/năm trong giai đoạn 1996 - 2000 14
  16. đến năm 2010 là 9,6%). Về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2005, tỉ trọng các thị trường Châu Á đã giảm mạnh từ 60,5% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 (đạt mục tiêu chiến lược đến năm 2010); tỉ trọng của thị trường Châu Âu giảm mạnh từ 25,5% xuống 18% trong thời gian tương ứng (mục tiêu cần tăng tỉ trọng); tỉ trọng của thị trường Bắc Mỹ tăng đột biến từ 7,8% năm 2001 lên 19,3% năm 2005 (vượt mục tiêu tăng tỉ trọng đến năm 2010). Bảng 1 dưới đây cho thấy, các chỉ tiêu phản ánh qui mô xuất khẩu hàng hóa đều vượt mục tiêu chiến lược nhưng các chỉ tiêu phả ánh chất lượng tăng trưởng và phát triển xuất khẩu đều chưa đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra. Phần lớn các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu đã không đạt được và không đúng với định hướng (tăng tỉ trọng của EU, Nhật Bản , giảm tỉ trọng của ASEAN, Úc và Niudilân) Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2005 TH 2000 TH 2005 Mục tiêu CL 1. KNXK (triệu USD) 14.482,7 32.447,1 28.400 Vượt mức, tốt 2. Tốc độ tăng trưởng Thực hiện 2001 – Mục tiêu CL 2001 - Vượt mức, tốt XK bình quân (%) 2005 2005 16%/năm 19,15%/năm 3. Cơ cấu hàng XK (%) TH 2001 TH 2005 Mục tiêu CL 2010 - Hàng thô hoặc sơ chế 53,3% 50% 31% Giảm chậm, chưa đạt yêu cầu + Nông, lâm, thủy sản 29,4% 26,7% 22% Giảm chậm, chưa đạt yêu cầu + Nguyên nhiên liệu 23,9% 27,0% 9% Giảm chậm, chưa đạt yêu cầu - Hàng chế biến, chế tạo 46,7% 50,71% 69% Tăng chậm, chưa và hàng hóa khác đạt yêu cầu 4. Cơ cấu thị trường XK TH 2001 TH 2005 Mục tiêu CL 2010 (%) 15
  17. - Châu Á 60,65% 50,5% 46 – 50% Giảm, vượt mức, tốt + Nhật Bản 16,7% 13,3% 17 – 18% Giảm, không đạt yêu cầu + ASEAN 17,0% 17,7% 15 – 16% Tăng, không tốt + Trung Quốc, Đài 15,8% 13,9% 14 – 16% Đạt Loan, Hồng Kông + Riêng Trung Quốc 9,4% 9,6% 5,5 – 7,3% Tăng vượt mức - Châu Âu 25,3% 18% 27 – 30% Chưa đạt, không tốt + EU (15) 20,0% 16% 25 - 27% Chưa đạt, không tốt - Châu Mỹ 9,3% 22% Vượt mức, tốt + Bắc Mỹ 7,8% 19,4% 15 – 20% Vượt mức, tốt + Hoa Kỳ 7,1% 18,2% Vượt mức, tốt - Úc và NiuDilân 6,8% 8,0% 5 – 7% Vượt mức, không tốt - Các khu vực khác 1,1% 2,5% 2 – 3% Đạt yêu cầu Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê và số liệu xuất khẩu của Tổng cục Hải quan Do phần lớn các chỉ tiêu phát triển xuất khẩu trong chiến lược phát triển XNK 2001 – 2010 chưa sát với thực tiễn và để phù hợp với bối cảnh mới (Việt Nam gia nhập WTO, ký kết các FTA khu vực, kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng cao…), ngày 30 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 156/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”. Trong đó, đã điều chỉnh một số mục tiêu phát triển xuất khẩu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,5%/năm, đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỉ USD; đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm nhiên liệu – khoáng sản chiếm 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22,7% trong tổng KNXK hàng hóa; xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á chiếm khoảng 45%, thị trường Châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường Châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường Châu Đại Dương chiếm khoảng 5% và thị trường khác chiếm 16
  18. khoảng 3%. Tiến tới cân bằng xuất – nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010. Trong quá trình thực hiện Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010, bên cạnh các yếu tố thuận lợi do đà tăng trưởng kinh tế giai đoạn trước đã có, nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động bất lợi đến tình hình xuất khẩu của ta. Trong đó, nổi cộm là sự biến động mạnh về tăng giá của thị trường nguyên nhiên vật liệu thế giới năm 2007 – 200810, tác động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 làm nhu cầu nhập khẩu thị trường thế giới sụt giảm, các điều kiện về tài chính trên thị trường toàn cầu trở nên khó khăn hơn, kinh tế thế giới tăng trưởng đạt đỉnh vào năm 2008 sau đó tụt giảm mạnh trong các năm 2009 – 2010, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn (nhất là cạnh tranh với Trung Quốc), sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản thương mại ngày càng tinh vi hơn… Tình hình kinh tế trong nước cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn, do các yếu tố nội tại và do tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nổi cộm là lạm phát tăng cao trong các năm 2006 – 2007, nền kinh tế từ trạng thái tăng trưởng nóng trong các năm 2003 – 2007 chuyển sang suy giảm mạnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, cán cân thanh toán vãng lai bị thâm hụt lớn, tình trạng “bong bóng” của thị trường chứng khoán và khả năng thiếu thanh khoản của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng v.v… Mặt khác, việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO ( tháng 11/2006) và các cam kết FTA (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA, AANZFTA, AITIG), bên cạnh những tác động có lợi cũng có những hiệu ứng bất lợi cho xuất khẩu của ta như là sự chuyển hướng thương mại, cơ cấu xuất khẩu không chuyển dịch theo mong muốn của ta trong chiến lược và Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010. Trước bối cảnh và tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, quyết sách và biện pháp điều hành tích cực để ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Trong đó, có các văn bản quan trọng như Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương 10 Giá xuất khẩu dầu thô năm 2007 tăng 11,5% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 33,6% so với 2007; giá xuất khẩu than đá năm 2008 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2007; giá xuất khẩu hạt tiêu năm 2007 tăng gấp 2 lần năm 2006; giá xuất khẩu cà phê năm 2007 tăng gấp 25,4% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 28,1% so với 2007; giá hạt điều năm 2008 tăng 75,4% so với năm 2007; giá gạo năm 2008 cũng tăng 87,5% so với 2007. 17
  19. Đảng khóa X về “một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới”; Nghị quyết số 16/2007/ NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ/TW của Đảng. Tiếp theo việc thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009, cùng một loạt các chính sách cụ thể nhằm kích thích kinh tế như Quyết định 131/QĐ- TTg, Quyết định 443/QĐ – TTg, Quyết định 497/QĐ-TTg, Quyết định số 529/2009/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ lãi xuất tín dụng, miễn giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, Chính phủ đã tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện một cách tập trung, quyết liệt trong tất cả các ngành, các cấp nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển xuất khẩu. Nhờ vậy, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được sự ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tăng 5,32% (GDP toàn cầu năm 2009 giảm so với năm 2008, ở mức -5,4%). Tuy thế, KNXK hàng hóa cả nước năm 2009 chỉ đạt 57,1 tỉ USD, giảm 9,1% so với năm 2008 nhưng đây là mức giảm rất thấp so với nhiều nước trên thế giới cùng thời điểm (tăng trưởng xuất khẩu bình quân toàn cầu năm 2009 giảm 22,25% so với năm 2008). Do vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm gần 5,7 tỉ USD so với năm 2008 nên đã kéo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009 xuống mức 15%/năm. Trong năm 2010, suy giảm kinh tế thế giới đã chững lại và bắt đầu phục hòi chậm, nền kinh tế nước ta cũng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Trước tình hình đó, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những biện pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt lĩnh vực xuất nhập khẩu như công văn số 2600/TTg-KTTH ngày 30/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ và Chỉ thị số 05/CT-BCT ngày 15/4/2010 của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu… Các doanh nghiệp cũng đã có nỗ lực vượt bậc đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ vậy, xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đã tăng trưởng khá, 9 tháng đầu năm kim ngạch 18
  20. xuất khẩu đạt 51,5 tỉ USD, và dự ước cả năm 2010 KNXK đạt 71tỉ USD, tăng 24% so với năm 2009 và tăng 13,2% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 17%/năm, cao hơn mục tiêu trong Chiến lược phát triển XNK 2001 – 2010 (14%/năm) nhưng thấp hơn mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đã đề ra trong Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 (17,5%/năm). Tổng hợp kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 (Bảng 2) cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu phản ánh qui mô và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cũng như các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu đều chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010. Bảng 2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 1. Tốc độ tăng Thực hiện 2006 – 2010: 17%/năm Chưa đạt trưởng KNXK bình yêu cầu quân năm (%) Mục tiêu Đề án PTXK 2006 – 2010: 17,5%/năm 2. Kim ngạch XK TH 2006 TH 2008 Ước TH 2010 Mục tiêu ĐA 2010 Chưa đạt (Tr USD) yêu cầu 32.447 62.685 71.000 72.500 3. Cơ cấu hàng XK 100 100 100 100 (%) - Nhóm hàng thô 45,3% 42,0% 31,8% 23,3% Giảm chậm, hoặc sơ chế chưa đạt + Nông, lâm, thủy 24,2% 21,2% 22,5% 13,7% Giảm chậm, sản chưa đạt + Nguyên nhiên 21,1% 20,8% 9,3% 9,6% Giảm chậm, liệu thô chưa đạt - Hàng chế biến, chế 51,7% 53% 68,2% 76,7% Tăng chậm, tạo chưa tốt 3. Cơ cấu thị trường XK (%) - Châu Á 45,4% 47,7% 48% 45% Giảm chậm, chưa đạt 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2