Luận văn- đề tài : "Thực trạng vận động xây dựng chính quyền"
lượt xem 56
download
Thể chế chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là cơ chế chung trong quản lý xã hội. Trong đó, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân…” . Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước và Mặt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn- đề tài : "Thực trạng vận động xây dựng chính quyền"
- 1 LUẬN VĂN "Thực trạng vận động xây dựng chính quyền
- 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thể chế chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là cơ chế chung trong quản lý xã hội. Trong đó, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân…”1. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, qua đó nhằm nâng cao hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng, lấy tuyên truyền, thuyết phục, vận động làm phương thức quan trọng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội. Mặt trận Tổ quốc là ngôi nhà chung của khối đại đoàn kết to àn dân tộc, Mặt trận tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài; Mặt trận tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể để cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đầy đủ về tinh thần và nhiệm vụ của đất nước, tạo sự đồng thuận xã hội, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đảng đề ra. Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử, cho đến giai đoạn hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn là một tổ chức không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của 1 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB Pháp lý-NXB Sự thật, Hà Nội 1992, trang 15
- 3 nhân dân, là cầu nối bền chặt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, luôn song hành cùng nhà nước ho àn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của Đảng. Sự phối hợp giữa Nhà nước và MTTQ Việt Nam trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền đã đ ược xác định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và việc phối hợp với Nhà nước trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền nói riêng chưa được đánh giá đúng và đầy đủ, từ đó dẫn đến những hạn chế trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt khác, với tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, trong chiến lược tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân, việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền đang trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, tôi chọn đề tài “THỰC TRẠNG VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN” làm luận văn thạc sĩ khoa học H ành chính công để khẳng định sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền là một công tác rất quan trọng của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, các công trình lớn, tiêu biểu viết về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới nói chung và Mặt trận Tổ quốc Việt N am tham gia xây dựng chính quyền nhân dân nói riêng ch ủ yếu là: Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III (1975-2004) (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh (Đỗ Mười-Lê Quang Đạo, Nxb. Chính trị
- 4 quốc gia, H à Nội, 1996); Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Vũ O anh, Nxb. Chính trị quốc gia, H à Nội, 1998); Đ ại đoàn kết dân tộc - đ ộng lực chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và b ảo vệ Tổ quốc (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, Hà Nội, 2002); Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, H à Nội, 2005); Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996); Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà N ội 2004); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận (Nxb Chính trị Quốc gia, H à Nội 2009)… Ngoài ra, trên các sách, tạp chí khoa học, báo cũng có một số bài viết, nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền nhân dân. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát, đề cập tương đối rộng và phản ánh được nhiều khía cạnh về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền nhân dân góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận trong thời kỳ mới. Song, chưa có một công trình chuyên khảo trực tiếp nào về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phối hợp với N hà nước trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng chính quyền nhân dân, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam
- 5 trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền, đặc biệt trong giai đo ạn hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu lên những nội dung công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. - P hân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế trong công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền thời gian qua, đồng thời nêu lên những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. - Đ ề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền của Mặt trận Tổ quốc V iệt Nam. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp khác như khảo cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp… các tài liệu liên quan. 4.2. Nguồn tư liệu Nguồn tài liệu chủ yếu: Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản pháp luật của Nhà nước gần đây đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các bài phát biểu của các vị lãnh đ ạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các thời kỳ; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (các khoá III, IV, V, VI, VII); các văn kiện các
- 6 Hội nghị Đoàn Chủ tịch, Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt N am hàng năm (các khoá III, IV, V, VI, VI, VII). Ngoài ra, nguồn tài liệu là các Báo cáo công tác hàng tháng, 6 tháng, hàng năm và các báo cáo chuyên đề của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1986- 2010) được lưu trữ tại cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt N am; một số công trình nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 5. Đóng góp mới: Đề tài sau khi được ho àn thành sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trên các nội dung cụ thể sau: - Về mặt lý luận: đề cập tới mối quan hệ giữa Mặt trận và chính quyền, đặc biệt là vấn đề sự phối hợp vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. - Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, từ đó nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng khối đại đo àn kết toàn dân tộc, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 6. K ết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của công tác phối hợp giữa N hà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. - Chương 2: Thực trạng của công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền.
- 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG V IỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, chức năng, đặc trưng, của Mặt trận Tổ quốc Việt N am trong công tác phối hợp với Nhà nước vận động nhân dân xây dựng chính quyền Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một hình thức cụ thể, hiện thân của Mặt trận d ân tộc Thống nhất Việt Nam là tổ c hức liê n minh chính trị rộng lớn, một b ộ p hận của hệ thống chính trị nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am, do Đảng cộng sản V iệt Nam lãnh đ ạo, từ khi ra đời đến nay đã không ngừng lớn mạnh, trở thành m ột trong những n hân tố quy ết đ ịnh thắ ng lợi của cách m ạng Việt Nam. Theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội v à các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngo ài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đ ạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đo àn kết toàn dân, phát huy quyền làm ch ủ của nhân dân, nơi hiệp thương, ph ối hợp, thống nhất hành đ ộng của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì m ục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn m inh”.
- 8 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiền thân là Hội phản đế đồng minh được thành lập ngày 18/11/1930. Trải qua các giai đo ạn lịch sử khác nhau, Mặt trận đ ã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu c ầu của c ách mạng. Đó là: - Mặt trận dân chủ (tháng 8/1937) - Mặt trận Việt Minh năm 1945, Hội Liên hiệp Quốc dân (29/5/1945), thống nhất Việt Minh - Liên Việt thành M ặt trận Liên Việt (3/3/1951), đ ến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 9/1955), - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (1960), Li ên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968). - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Tháng 1/1977, Đại hội thống nhất c ác tổ chức Mặt trận ở hai miền thành m ột Mặt trận dân tộc thống nhất duy nh ất lấy tên là M ặt trận Tổ quốc Việt Nam). H ơn nửa th ế kỷ q ua, trong cách m ạng d ân tộc d ân chủ nhâ n d ân đấu tranh giành độc lập , tự do, thống n hất cho Tổ q uốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới, x ây dựng và bảo v ệ đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn luô n tỏ rõ là m ột liê n minh ch ính trị có vị trí, vai trò rất q uan trọng trong việc tập hợp , x â y d ựng k hối đ ại đ oàn k ết to àn d ân tộc , tạo động lực, góp p hần tích cực v ào sự nghiệp đổi m ới, c ô ng nghiệp ho á, hiện đ ại hoá đ ất nước vì m ục tiêu “dân giàu, nước mạnh, x ã hội cô ng bằng, d ân ch ủ, văn minh”. C ũng giống như tất cả các tổ chức chính trị- x ã hội khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những chức năng cơ bản sau đây: - Chức năng phản ánh yê u cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời nhằm tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước, tiến bộ, thể hiện ý chí, nguyện vọng đấu tranh vì độc lập tự do và hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo ở Việt Nam.
- 9 Trong Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng lãnh đạo có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp công nhân, nông dân, thợ thủ công, những nhà buôn, những nhà tư sản dân tộc, các điền chủ, những nhà trí thức yêu nước, những quan lại cũ, những chức sắc tôn giáo và đồng bào có đ ạo, các dân tộc và người Việt Nam định cư tại nước ngo ài… Ở họ có điểm tương đồng là lợi ích quốc gia, truyền thống quý báu, bản sắc văn hoá, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Do vậy, chức năng phản ánh yêu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân cần phải được nhận thức đúng đắn và đầy đủ. - C hức năng tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương c ủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các tổ chức thành viên và các cuộc vận đ ộng, các phong trào cách mạng mang tính toàn dân để tập hợp và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chịu trách nhiệm hiệp thương danh sách bầu cử và tham gia các ho ạt động bầu cử đại biểu vào cơ quan dân cử các cấp. Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức v à vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thể hiện trên các nội dung là: + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- 10 + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân, các hội viên và thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích ho ạt động của tổ chức. + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ các c ơ quan Nhà nước, xây dựng và bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. + Đ ộng viên các thành viên và mọi tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, x ã hội, trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phấn đấu v ì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các cơ quan, cán bộ N hà nước và hệ thống chính trị G iám sát và phản biện việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là một chức năng rất cơ bản, là m ột nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phản ánh sâu sắc bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống chính trị nước ta, quyền giám sát được quy định trong những văn kiện của Đảng, cơ quan quy ền lực Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngoài quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Hội đồng nhân dân đối với Uỷ ban nhân dân, Nhà nước còn cần được giám sát bởi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, để N hà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực chất và mục tiêu cơ bản của việc thực hiện ba chức năng đó là tạo nên một cơ chế giám sát quyền lực trong xã hội, làm cho sự lãnh đạo của Đ ảng và sự quản lý của Nhà nước bảo đảm thực hiện yêu cầu dân chủ hoá, chống quan liêu và chủ quan duy ý chí trong mọi hoạt động. Một số đặc trưng cơ bản của công tác phối hợp với Nhà nước trong công tác vận động nhân dân xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
- 11 - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là m ột tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi nhất của các tổ chức và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do đặc điểm này mà M ặt trận có những điều kiện để phối hợp với Nhà nước tập hợp, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để nhân dân bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước. Theo quan điểm của Đảng ta, cải cách bộ máy Nhà nước còn bao hàm một nội dung quan trọng là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và các đoàn th ể nhân dân tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước. N hà nước dựa vào M ặt trận và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân. Đó cũng chính là sức m ạnh của bản thân N hà nước. Trong quá trình ra quyết định và quản lý, điều hành, Quốc hội và H ội đồng nhân dân, Chính phủ và U ỷ ban nhân dân các cấp cần lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể. Nhà nước cần có quy chế tổ chức và cơ chế hoạ t động giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Đ ảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức lãnh đ ạo vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là một nét độc đáo trong lý luận cách mạng nước ta. Đảng là thành viên Mặt trận nhưng với tư cách thành viên lãnh đạo, thông qua Mặt trận để tập hợp các lực lượng quần chúng nhân dân theo Đảng làm cách m ạng. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay,
- 12 quan điểm của Đảng là phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết to àn dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết to àn dân g ắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở các cấp, các ng ành để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt N am và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V iệt Nam * Đ ặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V iệt Nam: Cương lĩnh xây d ựng đất nước trong thời kỳ q uá độ lên ch ủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ : Nhà nước ta là N hà nước p háp quyền xã hội ch ủ nghĩa c ủa nhân dân, do nhâ n dân và vì nhâ n dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dâ n và đ ội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản V iệt Nam lãnh đạo. Quyền lực N hà nước là thống nh ất; có sự p hân cô ng, phối hợp và kiểm soát giữa c ác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp , tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ c hức, quản lý x ã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường p háp chế xã hội chủ nghĩa. Một số đặc trưng cơ b ản của N hà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt Nam: - N hà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, các cơ quan quyền lực nhà nước được lập nên thông qua các cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, tự do, bình đẳng. Quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân uỷ nhiệm thông qua lá phiếu của mình; tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước do nhân dân quyết định; các vấn đề trọng đại của đất nước đều phải hỏi ý kiến nhân dân. Những
- 13 góp ý, khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với Nhà nước đều được tôn trọng, xem xét, tiếp thu, giải quyết. - Q uyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc thống nhất quyền lực này xuất phát từ chỗ tất cả quyền lực này thuộc về nhân dân, nhân dân là ch ủ thể duy nhất của q uyền lực nhà nước. Mỗi cơ quan có chức năng và nhiệm vụ nhất định trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, không có cơ quan nào đứng một cách biệt lập mà có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện quyền lực. - Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức v à hoạt động, kết hợp trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số. - Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo pháp luật và b ằng pháp luật. Nhà nước được tổ chức và vận hành dựa trên cơ sở của pháp luật. N hà nước ban hành pháp luật nhưng tôn trọng tính tối cao của pháp luật và đặt mình dưới pháp luật. Pháp luật được thực thi một các h nghiêm minh, bình đẳng đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Cùng với các quy phạm đạo đức, pháp luật trở th ành công c ụ điều tiết chủ yếu các quan hệ xã hội. - Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo mọi chủ trương, đường lối của Đảng là sự kết tinh ý chí và lợi ích của nhân dân. Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước là sự thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đ ảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là tiền đề chính trị để xây dựng một nhà nước mà toàn b ộ quyền lực thuộc về nhân dân. V ới các đặc trưng nói trên, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta và có quan
- 14 hệ chặt chẽ, hữu cơ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại H ội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành trung ương Đ ảng k hoá V III, b àn về vấn đề “Phát h uy quyền làm chủ của nhâ n d ân, tiếp tục xây dựng N hà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt N am trong sạch, vững mạnh”, Tổng b í thư Đỗ Mười k hẳng định: “Từ k hi giành chính quyền, trong hơn nửa thế kỷ q ua, ở mọi giai đoạn phát triển c ủa cách mạng V iệt Nam, Đảng ta luô n luôn coi việc xây dựng, tăng cường, kiện toàn N hà nước là một nhiệm vụ hàng đầu, làm c ho Nhà nước thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị, là một công cụ chủ y ếu, vững m ạnh của nhân dân trong sự nghiệp x ây d ựng và bảo vệ Tổ quốc”. * Quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền x ã hội chủ nghĩa V iệt Nam: Thấu suốt quan điểm: D ân là q uý nhất, là quan trọng hơn hết, là “tối thượng”, Chủ tịch H ồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới khô ng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dâ n”, “Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Do đó , Đ ảng và Nhà nước ta luôn nhận thức đ úng đắn về vị trí, vai trò to lớn của nhân dân trong lịch sử. Dân làm ch ủ và phát huy quyền làm chủ c ủa nhân dâ n là vấn đề có ý nghĩa đặc b iệt quan trọng trong việc phát huy sức mạnh khối đại đo àn kết toàn d ân tộc trong sự n ghiệp cách mạng nói chung và tong sự nghiệp đổi mới ngày nay. Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ và quyền làm c hủ của nhân dân được thể hiện ở những nội dung chủ yếu: - N hân dân tham gia xây d ựng các tổ chức, bộ máy của hệ thống quyền lực Nhà nước và lựa chọn các đại biểu của m ình bằng bầu cử, theo phương thức dân chủ đại diện, từ bầu cử Quốc hội đến bầu cử Hội đ ồng nhân dân các cấp ở địa phương và cơ sở. - Nhân dân tham gia các công việc quản lý Nhà nước để thực hiện quyền lực của m ình. Cụ thể là các việc: thảo luận, đóng góp ý kiến vào các
- 15 dự thảo Luật, xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp và các văn bản Luật, các quy định, quy chế mang tính pháp lý; đề xuất các kiến nghị với chính quyền các cấp thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân những vấn đề về pháp luật và chính sách liên quan tới cuộc sống của mình. - Nhân dân tham gia đánh giá chính sách của Nhà nước Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương, đưa ra những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của m ình. - Nhân dân đánh giá, nhận xét và chất vấn về hoạt động của các tổ chức nhà nước, về thực hiện nhiệm vụ của các đại biểu được dân uỷ quyền, giám sát công việc, hành vi, tư cách của họ trong mối quan hệ với nhân dân, thái độ đối xử với dân và hiệu quả phục vụ nhân dân theo cương vị, chức trách c ủa người đại biểu. - Nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát hiện và đề nghị thanh tra, xử lý các biểu hiện tham nhũng, các vụ việc vi phạm chính sách, luật pháp, đạo đức của công chức, của các cơ quan nhà nước gây tổn hại tới lợi ích chung và lợi ích công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thanh danh của Nhà nước. - Nhân dân có quyền đòi hỏi các tổ chức, cơ quan Nhà nước và các công chức, đặc biệt là những người có chức, có quyền, có trọng trách do dân uỷ thác phải cung cấp thông tin kịp thời theo những quy định được ban hành cho dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. Quy chế dân chủ cơ sở xoay quanh những vấn đề đó. Đó là công cụ pháp lý bảo đảm thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của dân ở cơ sở. Các đ ại biểu của dân và chính quyền của dân phải thực hiện c hế độ trách nhiệm, kỷ luật công vụ v à đạo đức công chức trong sự giám sát thường xuyên của nhân dân. Bằng những việc làm cụ thể đó, nhân dân không những
- 16 tham gia xây d ựng và tổ chức nên những cơ quan quyền lực, tham gia quản lý để thực thi quyền lực mà còn tham gia vào kiểm soát quyền lực Nhà nước. V iệc thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của dân trong xây dựng Nhà nước còn đồng thời gắn liền với việc nhân dân thực hiện các nghĩa vụ công dân của m ình đối với Nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ này được ghi trong H iến pháp và luật. Nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật cho dân biết, dân hiểu, dân tự giác thực hiện. Giáo dục ý thức pháp luật trong toàn dân từng bước hình thành văn hoá pháp luật, nhu cầu và thói q uen tôn trọng pháp luật, tạo ra tập quán pháp luật trong đời sống xã hội. Cần tiến hành m ột cách công phu, bền bỉ với những biện pháp đồng bộ, những hình thức vận động, tuyên truyền, giáo dục thiết thực cũng như áp d ụng những chế tài cần thiết để mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành chế độ trách nhiệm, kỷ luật công vụ và đ ạo đức công chức, kết hợp sức mạnh đạo đức với sức mạnh điều tiết, kiểm soát của pháp luật để tạo ra sự lành mạnh x ã hội, tính minh bạch, nghiêm minh của pháp luật. V ới cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức nhà nước, nếu thiếu vắng chế độ trách nhiệm, nếu không có những quy định pháp luật thật rõ ràng, minh bạch và những chế tài nghiêm ngặt để buộc thực hiện và xử lý các hậu quả tiêu cực xảy ra theo chế độ, trách nhiệm thì đ ó sẽ là mảnh đất thuận lợi cho sự vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, làm tổn hại tới quyền lực của nhân dân. D o đó, để phát huy dân chủ và b ảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước th ì tất yếu phải làm rõ m ối quan hệ giữa công dân với N hà nước, mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa công chức, quan chức với dân chúng, giữa đại biểu dân cử với cử tri. Những mối quan hệ này phải được thể chế hoá, phải được pháp luật điều tiết với sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của đạo đức, của văn hoá.
- 17 Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước, những quyền dân chủ và làm chủ với những nội dung nói trên của nhân dân được thể hiện bằng phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tức là thông qua các đại biểu nhân dân do dân bầu ra, dân kiểm tra, giám sát và có quyền bãi miễn; bằng quyết định trực tiếp của dân theo quy chế dân chủ c ơ sở đ ã ban hành. Ở c ơ sở, dân chủ và quyền làm chủ của dân còn được thực hiện bằng các hoạt động tự quản trong cộng đồng. Hương ước, quy ước là một thể chế tự quản, vừa có tính pháp lý, vừa có ý nghĩa văn hoá, đó là văn hoá tự quản mang sắc thái văn hoá truyền thống. Các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội dân sự, nhân dân tự d àn x ếp, giải quyết trên tinh thần ho à giải, đoàn kết, đồng thuận. Trong quản lý xã hội, việc phát huy dân chủ và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân được thể hiện ở những nội dung và hình thức chủ yếu là: N hân dân tham gia quản lý xã hội bằng Nhà nước, tức là tham gia thực hiện chức năng xã hội, tổ chức đời sống x ã hội dân sự: tham gia q uản lý x ã hội bằng các tổ chức, thiết chế phi nhà nước. Đó là các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị (trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt N am), cũng như các tổ chức khác mang tính xã hội, tự nguyện, tự quản, tự quyết định (có thể gọi là các định chế xã hội dân sự). Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng sự phối kết hợp giữa các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện phát triển kinh tế- văn hoá, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thực hiện công bằng và bình đẳng x ã hội, đo àn kết và hợp tác, tự phát triển, nhất là trong các quan hệ tộc người ở vùng cư trú đa tộc người ở nước ta: xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định chính trị- x ã hội, tổ chức đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng đạo đức, lối sống… V iệc hoàn thiện hệ thống chính trị, trước hết là xây dựng v à củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, là tạo ra điều kiện để nhân dân tham
- 18 gia ngày càng nhiều vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội như bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quy ền lực nhà nước; tuyển chọn và b ố trí giám sát đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất đạo đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo trong điều hành và giải quyết công việc phục vụ nhân dân; tham gia đông đảo và có tính chất quyết định hơn vào cuộc đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, thói cửa quyền và nạn tham nhũng, tiêu cực... 1.1.3. Mối quan hệ phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc V iệt Nam “Phối hợp” là p hạm trù phản ánh mối q uan hệ qua lại giữa các bên phối hợp, trong đó các bên phối hợp có sự tác động qua lại với nhau. Công tác p hối hợp gắn với sự phân công công việc cần p hối hợp . Tính chất của phối hợp là theo c hiều ngang. Có 2 hình thức phối hợp là phối h ợp trong hệ thống và phối hợp ngoài hệ thống. Sự p hối hợp sẽ dễ dàng và có ý nghĩa hơn nếu các bên phối hợp trong cùng một hệ thống. * N guyê n tắc c ủa sự phối hợp : - Đối với p hối hợp trong hệ thống : sự p hối hợp thông qua quy chế làm việc của các bên phối hợp. Có 3 khía cạnh đ ược thể hiện nguyên tắc phối hợp là: trách nhiệm của c ác bên phối hợp ; thẩm quyền của các bên phối hợp và các công việc cụ thể c ần sự p hối hợp. - Đối với phối hợp n goài hệ thống: thông qua quy chế p hối hợp tại c ác cuộc họp liê n tịch của các b ên tham gia ph ối hợp . Trong phối hợp ngoài h ệ thống, nguyên tắc p hối hợp được thể hiện như sau: + Phối hợp p hải đảm bảo tính thống n hất: Thể h iện ở kế hoạch phối hợp của cơ quan ch ủ trì. Đ ặc b iệt phải có sự tôn trọng lợi ích các bên phối hợp. Khi bối c ảnh thay đổi p hải có sự kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- 19 + Phối hợp p hải đảm bảo sự chia sẻ thông tin giữa các b ên. C ác b ên phối hợp phải có trách n hiệm chia sẻ thông tin với nhau. + Phối hợp phải đảm bảo sự c huyê n môn hoá g iữa c ác b ên, đ i đôi với hợp tác hoá. + Phải đảm bảo tính khác h quan trong phối hợp. * Các điều kiện để sự p hối hợp có hiệu q uả: - Điều kiện để đảm bảo kinh phí. - Điều kiện để đảm bảo thông tin. - Điều kiện để đảm bảo thời gian. Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hai tổ chức thuộc ha i hệ thống kh ác n hau cùng nằm tro ng hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị nước ta bao gồm 3 tổ chức là Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với phương thức Đảng lãnh đạo, Nh à nước quản lý và nhân dân làm c hủ. Trong đó , Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho nhân d ân, có vai trò hết sức to lớn trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đâ y cũng là sứ mệnh lịch sử m à Đảng giao phó cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay. Mỗi giai đ oạn lịch sử, tuỳ theo từng hoàn cảnh lịch sử khác nhau, Mặt trận đều thực h iện tốt vai trò n ày. Để làm được đ iều này, dưới sự lã nh đạo của Đ ảng, Mặt trận và Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ mới có thể phát huy tốt nhấ t sứ mạng lịc h sử này. Vì Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước là hai hệ thống khác n hau trong hệ thống chính trị nước ta (khác về tổ chức v à chức năng), do vậy v iệc phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước là phối hợp giữa hai hệ thống k hác nhau nhưng cùng chung một mục tiê u, một điểm tương đ ồng là cùng nha u x ây dựng một nhà nước trong sạch, vững m ạnh, nhà nước thực sự c ủa dân, do dân, vì dân, trong đó , việc phối hợp đ ể vận động nhân d ân xâ y dựng chính quyền c ũng là mục tiê u quan trọng trong công tác p hối hợp nói chung giữa Mặt trận Tổ quốc và c ác cơ quan Nhà nước.
- 20 Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân được hình thành và phát triển trong quá trình cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở để xác định mối quan hệ này p hải căn cứ vào thể chế chính trị của nước ta. V ăn kiện Đại hội VI của Đảng xác định: “Chúng ta đã xác đ ịnh mối quan hệ Đ ảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý to àn bộ xã hội”. Quyền làm chủ của nhân dân cần được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức; đồng thời Đảng cũng chỉ rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò to lớn trong việc động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Các cấp, các ngành, chính quyền phải tôn trọng các đoàn thể quần chúng và Mặt trận, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể và Mặt trận hoạt động có hiệu quả thiết thực”. Sau 12 năm thực hiện các quy định của Hiến pháp 1980 về quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận, Hiến pháp 1992 đã b ổ sung và phát triển nội dung của mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận: - Về tính chất của quan hệ, tại Điều 9 Hiến pháp quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. - Về nhiệm vụ cơ b ản của Mặt trận, Hiến pháp quy định: Mặt trận phải phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chính thi hành H iến pháp và pháp luật, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. - Về trách nhiệm của Nhà nước, Hiến pháp quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và cá tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phú Bình
75 p | 1190 | 693
-
Luận văn đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo Hải Hà
36 p | 1154 | 368
-
luận văn đề tài:" Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Viện luyện kim đen
52 p | 585 | 250
-
Luận văn đề tài nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh quản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 427 | 197
-
Luận văn đề tài: Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
108 p | 1035 | 170
-
Luận văn đề tài: Hoàn thiện hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Bảo Việt
45 p | 294 | 81
-
Luận văn: Đề tài quản trị quan hệ mạng lưới khách hàng
135 p | 317 | 72
-
Luận văn đề tài:" đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì”.
53 p | 230 | 69
-
Luận văn Đề tài: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT NHẸ (CaCO3) NĂNG SUẤT TẤN/NGÀY
79 p | 261 | 68
-
Luận văn Đề tài: Tín Hiệu Đèn Giao Thông
37 p | 400 | 67
-
LUẬN VĂN đề tài:"Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH Việt Nam hiện nay"
100 p | 171 | 53
-
LUẬN VĂN đề tài: "Thực trạng thu - chi quỹ BHXH tại phòng BHXH huyện Giao Thuỷ (Nam Định)"
66 p | 125 | 39
-
LUẬN VĂN-ĐỀ TÀI: “ Bảo vệ trạm biến áp 35/6kV” của Mỏ than Đèo Nai.
0 p | 244 | 38
-
Luận văn đề tài:" Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Vũ Gia”
68 p | 129 | 38
-
Luận văn đề tài : “Viết chương trình Quản Lý Kế Toán Doanh Nghiệp”
71 p | 147 | 22
-
Luận văn đề tài: Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu lực của Trung Quốc - Phương pháp tiếp cận Natrex
56 p | 148 | 19
-
Luận văn đề tài: Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH Dịch vụ tư vấn và đại lý thuế Trương Gia
79 p | 52 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đề tài chiến tranh qua sáng tác của nhà văn Thanh Quế
89 p | 12 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn