LUẬN VĂN:DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
lượt xem 61
download
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể do một, một số bên hoặc cách bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá yêu cầu giám định. Yêu cầu giám định có thể được thoả thuận ghi trên hợp đồng mua bán hoặc có thể do một hoặc một số bên yêu cầu riêng để xác định lại thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Phí giám định do bên yêu cầu giám định trả hoặc do sự thoả thuận của các bên. * Giám định thương mại chỉ liên quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM G iáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Như Tiến Sinh viên thực hiện : N guyễn Tuyết Thanh Lớp : A3 - K37 HÀ NỘI - 2002
- Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ ................................ ................. 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ ........................ 3 I. Sơ lược về dịch vụ g iám định hàng hoá ................................................ 3 1. Giám định hàng hoá là một nhu cầu khách quan trong Thương mại quốc tế 3 2. Dịch vụ giám định và tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định .......................4 2.1. Dịch vụ giám định ........................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm .................................................................................. 4 2.1.2. Lợi ích của dịch vụ giám định hàng hoá .................................... 5 2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá ............................ 8 2.2.1. Khái niệm .................................................................................. 8 2.2.2. V ị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh hàng hoá xuất nhập khẩu .................................................... 9 2.2.3. Phân biệt tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định với KCS và cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước ............................................ 10 II. Các loại hình giám định và thị trường giám định ở V iệt Nam ......... 11 1. Các loại hình giám định ở Việt nam hiện nay .............................................11 1.1. Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định ................................ 11 1.1.1. Giám định hàng hoá ............................................................... 11 1.1.2. Giám định phi hàng hoá .......................................................... 11 1.2. Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám đ ịnh ... 12 1.2.1. Giám định thương mại............................................................. 12 1.2.2. Giám định chất lượng bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra .................... 12 1.2.3. Giám định hàng hoá phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu của H ải quan ........................................................ 13 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp 1.2.4. Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành .......... 13 1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ................................................ 13 1.3. Căn cứ vào thời gian và đ ịa điểm giám đ ịnh.................................. 13 2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay ................................................14 2.1. Các tổ chức giám định ở V iệt Nam hiện nay ................................. 14 2.2. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay ................................... 16 III. Quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ giám định hàng hoá ........ 22 CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XNK................................... 23 I. Nghiệp vụ g iám định hàng hoá xnk..................................................... 23 1. Quy trình giám định tổng quát ....................................................................23 1.1. Thủ tục, bộ hồ sơ yêu cầu giám định và nghĩa vụ của khách hàng .... 23 1.1.1. Đối với người xuất khẩu .......................................................... 23 1.1.2. Đối với người nhập khẩu ......................................................... 24 1.2. Các bước hoàn thành vụ giám định đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh ........................................................................................ 26 2. Các phương pháp giám định hàng hoá XNK cơ bản .................................30 2.1. Phương pháp giám định quy cách phẩm chất................................. 30 2.1.1. Đ ịnh nghĩa .............................................................................. 30 2.1.2. Trình tự tiến hành. ................................................................... 30 2.2. Phương pháp giám định số lượng chi tiết ...................................... 32 2.2.1. Đ ịnh nghĩa ............................................................................... 32 2.2.2. Trình tự tiến hành .................................................................... 32 2.3. Phương pháp giám định khối lượng thương mại............................ 34 2.3.1. Đ ịnh nghĩa ............................................................................... 34 2.3.2. Trình tự tiến hành. ................................................................... 35 2.4. Phương pháp giám định khối lượng theo mớn nước ...................... 39 2.4.1. Khái niệm ................................................................................ 39 2.4.2. Trình tự tiến hành .................................................................... 39 2.5. Phương pháp giám định hàng tổ n thất ........................................... 44 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp 2.5.1. Khái niệm ................................................................................ 44 2.5.2. Xác định mức độ hàng tổn thất ................................................ 44 2.5.3. Xác định nguyên nhân hàng bị tổn thất .................................... 46 2.5.4. Phương pháp giám định hàng tổn thất: .................................... 49 II. Những vấn đề cần quan tâm trong nghiệp vụ g iám định hàng hoá xuất nhập khẩu ........................................................................................ 52 1. Hợp đồng giám định hàng hoá ....................................................................52 1.1. Hợp đồng giám định dưới d ạng “giấy yêu cầu giám định” ............ 52 1.2.Hợp đ ồng giám định dưới dạng “hợp đồng bao” ........................... 52 1.3. Hợp đồng giám định nguyên tắc ................................ .................... 53 2. Phí giám định ..............................................................................................53 3. Chứng thư giám định ..................................................................................54 3.1. Khái niệm ..................................................................................... 54 3.2. Ý nghĩa của chứng thư giám định .................................................. 54 3.2.1. Là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán ............. 55 3.2.2. Là chứng từ cần thiết trong b ộ chứng từ gửi kèm hàng hoá ..... 55 3.2.3. Là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ khiếu nại . ...... 56 3.2.4. Là chứng từ phục vụ cho các yêu cầu quản lý Nhà nước ......... 56 3.3. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định ....................................... 56 3.3.1. Đối với lô hàng................................ ........................................ 56 3.3.2. Đối với người yêu cầu giám định............................................. 57 3.3.3. Đối với tổ chức giám định ....................................................... 57 3.3.4. Đối với các đối tượng khác...................................................... 59 4. Phản bác chứng thư giám định....................................................................59 III. Các tranh chấ p thường gặ p trong quá trình giám đ ịnh .............. 61 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM..................................... 67 I. Đánh giá hoạ t động dịch vụ giám định ............................................... 67 1. Những thuận lợi: .........................................................................................67 1.1. Yếu tố khách quan......................................................................... 67 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp 1.2. Yếu tố chủ q uan ............................................................................ 68 2. Khó khăn, tồn tại.........................................................................................70 2.1. Khách quan ................................................................................... 70 2.2. Chủ quan ....................................................................................... 72 II. Xu hướng về thị trường và dịch vụ giám định hiện nay........................ 76 III. Các giả i pháp nhằ m hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 79 1. Giải pháp từ phía Nhà Nước .......................................................................79 1.1. Tránh trồng chéo, mâu thuẫn trong các văn b ản pháp luật ............. 79 1.2. Có biện pháp quán lí chặt chẽ các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định ................................ ...................................................................... 83 1.3. Nâng cao giá trị pháp lí của chứng thư giám định ......................... 84 2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định ..................88 2.1. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ................................................. 88 2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật ........................................................ 88 2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ giám đ ịnh ........................................ 88 2.4. Thúc đ ẩy mạnh mẽ hoạt động thị trường, khai thác giám định ...... 89 2.4.1. Production (Chính sách sản phẩm) ................................ .......... 89 2.4.2. Price (Chính sách giá cả) ......................................................... 90 2.4.3. Chính sách khách hàng. ........................................................... 91 2.4.4. Promotion (Chính sách cổ động hỗ trợ kinh doanh) ................ 92 2.5. Có biện pháp xử lí kịp thời các sai phạm trong giám định ............ 92 2.6. Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lí Nhà nước ............ 93 3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu .......93 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp Danh mục các từ viết tắt : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ KHCNMT : Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường Bộ LĐ TBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hộ i : Xuất nhập khẩu XNK : Xuất khẩu XK : Nhập khẩu NK : Trung tâm Trọng tài quốc tế V iệt Nam TTTTQTVN : Xã hội chủ nghĩa XHCN CNH -HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá : H iệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South ASEAN East Asia Nations) : Khu vực mậu dịch tự do Asean (Asean Free Trade Area) AFTA EU : Liên minh Châu Âu (European Union) H /Đ : Hợp đồng : Thư tín d ụng (Letter of Credit) L/C : Phương thức thanh toán thờ thu chấp nhận chứng từ D /A (Documetary against acceptance) : Tỷ giá điện hối (Telegraphic Transfer Rate) TTR : Phiếu đóng gói chi tiết (Packing list) P/L : Vận đơn (Bill of lading) B/L : Vận đơn đường không (Airway Bill) AWB : Hoá đơn thương mại Invoice : Biên bản hàng tổ n thất, đổ vỡ (Cargo outturn report) COR : Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of ROROC cargo) Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp : Biên bản giám định Survey Record Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp Lời nói đầu Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, ngày nay hàng hoá, dịch vụ của mỗi nước đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình, hộ i nhập vào dòng chảy quốc tế. Thoát khỏ i khuôn khổ chật hẹp của thị trường địa phương, thị trường dân tộc. Quá trình trao đổ i hàng hoá dịch vụ của mỗ i quốc gia đã góp phần mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế nước ta nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tạo ra cơ sở, nền tảng vững chắc để chúng ta phát huy nội lực quố c gia, tiến hành Công nghiệp hoá - H iện đại hoá đ ất nước. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ,... Do đó để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương, đồng thời để giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bố c xếp, vận chuyển hàng hoá... người ta thường chỉ đ ịnh trong hợp đồ ng ho ặc trực tiếp yêu cầu một tổ chức giám đ ịnh chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng kiến và tiến hành xác đ ịnh tình trạng thực tế của hàng hoá, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt độ ng giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là mộ t loại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đ ắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đà phát triển của hoạt động Ngoại thương, yêu cầu về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng thì cùng với sự xuất hiện của một số công ty giám định nước ngoài và rất nhiều các công ty giám định trong nước, thị trường giám đ ịnh ngày càng phức tạp, lộn xộ n và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về lĩnh vức 1 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Khoá luận tốt nghiệp này còn quá ít, việc quản lý các công ty giám đ ịnh cũng như các quy định về tiêu chuẩn giám định viên còn sơ sài, còn nhiều người chưa hiểu và chưa biết về loại hình dịch vụ giám định, chưa có một trường Đại học, Cao đ ẳng hay D ạy nghề nào trong cả nước đào tạo nghề này. X uất phát từ ý nghĩa, vai trò quan trọng của dịch vụ giám định cũng như các vấn đề còn tồ n tại xung quanh loại hình dịch vụ này mà em đã chọ n đề tài “Dịch vụ giám đ ịnh hàng hoá xuất nhập khẩu và các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. K ết cấu Khoá luận gồm ba chương: Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá Chương II: Nghiệp vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo, PGS, TS. Nguyễn Như Tiến, K hoa Kinh tế N goại thương, Trường Đ ại học Ngo ại thương đã tận tình chỉ bảo em rất nhiều để em có thể hoàn thành khoá luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo, các cô chú cán bộ công nhân viên Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam- Vinacontrol, Chi nhánh Vinacontrol Hà Nội, Chi nhánh Vinacontrol H ải Phòng, Công ty giám định Đại Việt, V ăn phòng đ ại diện công ty giám định SGS, Bộ Thương m ại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này. 2 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ I. SƠ LƯỢC V Ề DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ 1. GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ LÀ MỘT NHU CẦU KHÁCH QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Trong Thương mại quốc tế, việc thực hiện một hợp đồng mua bán Ngoại thương thường trải qua nhiều giai đoạn với nhiều chủ sở hữu khác nhau: Từ người sản xuất đ ến người xuất khẩu, người vận chuyển, người giao nhận, x ếp dỡ, rồi đến tay người nhập khẩu, bảo quản, phân phối,... và cuối cùng là người tiêu dùng. Quá trình này lại diễn ra vào những thời gian, những lãnh thổ khác nhau, người mua, người bán, người vận tải, người bảo hiểm và những người có quyền lợi liên quan đến hàng hoá không thể trực tiếp và có đầy đủ điều kiện, phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá theo yêu cầu như đ ã kí kết trong hợp đồng. Đồng thời trong quá trình này, hàng hoá luôn có nguy cơ phải chịu những rủi ro, tổn thất, hỏng, vỡ,... Khi có những sự cố nói trên xảy ra, những người tham gia thực hiện hợp đồng mua bán Ngoại thương cũng như các bên có liên quan đều tìm những chứng cứ chứng minh mình đã thực hiện đúng nghĩa vụ và được miễn trách. Mặt khác, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗ i tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này thường được xác định bằng một hợp đồng như hợp đồng mua bán Ngoại thương, hợp đồ ng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồ ng xếp d ỡ,... Theo thông lệ quốc tế, Công ước về vận tải, giao nhận, bảo hiểm... mỗi bên tham gia vào quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đều tìm cách chứng minh mình đã thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng nhằm miễn trách cho mình về các tranh chấp phát sinh nếu có. N hư vậy để chứng minh hàng hoá được giao đúng với các điều kiện đã được thoả thuận, để giải quyết tranh chấp và có chứng cứ khách quan để phân định trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đ ồng 3 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá mua bán Ngo ại thương khi hàng hoá bị sai hỏng, thiếu m ất,... Đồng thời để giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan trong thanh toán, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá... người ta thường chỉ định trong hợp đồ ng hoặc trực tiếp yêu cầu mộ t tổ chức thứ b a chuyên nghiệp, hợp pháp, hoạt động độc lập, trung lập, có đủ năng lực về kĩ thuật và nghiệp vụ thay họ đứng ra làm bên trung gian chứng kiến và tiến hành xác định tình trạng, số khối lượng, phẩm chất thực tế của hàng hoá, phương tiện để các bên có căn cứ thực hiện, thanh toán và phân chia trách nhiệm của mình. Tổ chức thứ ba trung lập, độc lập, chuyên nghiệp này chính là các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định được hình thành ở các quốc gia trên thế giới. Việc hình thành các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định là một sự phân công lao động xã hội tất yếu và hợp lí nhằm giúp cho các nhà doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực... trong việc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu. Các tổ chức chuyên về giám định sẽ có đầy đủ các điều kiện và phương tiện để tiến hành việc kiểm tra hàng hoá m ột cách tốt hơn (họ có dụng cụ, trang thiết b ị thí nghiệm và thử nghiệm, có độ i ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện...) V ới vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một lo ại dịch vụ gắn liền và hỗ trợ đ ắc lực cho ho ạt độ ng kinh doanh xuất nhập khẩu. Dịch vụ này đ ã xuất hiện hàng trăm năm nay trên thế giới và trở thành mộ t tập quán thương mại được thừa nhận rộ ng rãi, mộ t hoạt động không thể thiếu trong thuơng mại. 2. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH 2.1. Dịch vụ giám định 2.1.1. Khái niệm Trong đ ời số ng kinh tế-xã hội, giám định là một nhu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với sự phát triển và hoà nhập vào khu vực của nền kinh tế -xã hộ i Việt Nam. Trong lĩnh vực Ngoại thương, d ịch vụ giám định giữ vai trò 4 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá đặc biệt quan trọng. Các thương nhân mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu luôn luôn sử dụng dịch vụ giám định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật pháp tất cả các nước đều có các qui đ ịnh về lĩnh vực dịch vụ này. Trong Luật của Việt Nam, theo Đ iều 172–Luật Thương mại Việt Nam 1997 qui định: G iám định hàng hoá là hành vi thương m ại do m ột tổ chức giám định độ c lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại có khái niệm cụ thể hơn: G iám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một hoạt động dịch vụ d o một cơ quan giám đ ịnh độc lập, trung lập thực hiện thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ g iám định để xác định và cung cấ p các chứng cứ về thực trạng hàng hoá, phương tiện cũng như các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khác. 2.1.2. Lợi ích của dịch vụ giám định hàng hoá G iám định hàng hoá không chỉ làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lí Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. L ợi ích chủ yếu của dịch vụ giám định hàng hoá trong Thương mại Trước hết giám đ ịnh hàng hoá làm tăng thêm trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện các H ợp đồ ng mua bán, từ đó ngăn ngừa các rủi ro, tổn thất và những nghi ngờ, tranh chấp giữa các bên. Đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra, chứng thư giám định được sử dụng như mộ t chứng cứ khách quan mang tính pháp lí quan trọ ng để các bên có thể giải quyết vụ việc mộ t cách nhanh chóng, hạn chế tranh cãi kéo dài, tốn thời gian và chi phí... ảnh hưởng x ấu đ ến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 5 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá Đối với các bên tham gia và liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện H ợp đồng mua bán, họ có thể yên tâm với những việc mà mình đã cố gắng làm đúng, bởi lẽ họ tìm thấy ở giám định người trọng tài vô tư, khách quan, luôn đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể là: + Đối với các nhà xuất nhập khẩu: Do biểu thuế có quá nhiều điều không rõ ràng và nhiều kẽ hở cho nên các cơ quan chức năng luôn có xu hướng áp dụng biểu thuế cao còn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn tính thuế cho hàng hoá với mức thuế có lợi cho mình nhất do vậy thường xuyên có tranh chấp giữa chủ hàng với các cơ q uan chức năng. Việc thông quan hàng hoá trở thành mố i quan tâm hàng đầu và đau đầu các nhà xuất nhập khẩu. Nhờ có giám định mà các bên thống nhất cách hiểu về hàng hoá, giúp cho việc thông quan được tiến hành một cách thuận lợi. + Đối với nhà xuất khẩu: Dịch vụ giám định giúp cho nhà xuất khẩu chủ độ ng tính toán cả về số lượng và chấ t lượng cho phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu xuất khẩu hàng hoá. Nhờ sự hỗ trợ của d ịch vụ giám định mà các công ty xuất khẩu có kinh nghiệm tốt trong việc theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, gom hàng... đảm bảo chất lượng tốt, đ áp ứng yêu cầu của khách hàng, cũng như tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước ngoài. Mặt khác thông qua chứng thư giám định, người xuất khẩu có bằng chứng minh mình đã làm đúng nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, chứng thư giám định còn là một chứng từ quan trọng để người xuất khẩu thanh toán tiền hàng. + Đối với người nhập khẩu: Nhờ dịch vụ giám đ ịnh mà người nhập khẩu có cơ sở để yên tâm mình nhận đúng, nhận đủ lo ại hàng mà mình đã đặt mua (đúng chất lượng, đúng chủng loại, đúng nguồn gố c, giá cả,...) mà không phải tự đ ầu tư, tổ chức kiểm tra hàng hoá do đó tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của. Không những vậy, chứng thư giám đ ịnh còn là mộ t văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ khiếu nại. 6 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá + Đối với người vận tải: Họ có một chỗ dựa tin cậy để xác đ ịnh rằng họ đã thực hiện công việc của mình đúng với các quy định cũng như yêu cầu kĩ thuật trong vận tải: phương tiện vận tải có đủ khả năng, điều kiện chuyên chở hàng hoá, chứng minh cho người vận tải đã làm hết khả năng để hạn chế tối đa các thiệt hại khi có tổn thất và xác nhận cho họ q uyền hưởng miễn trách trong vận tải khi có tổn thất đối với hàng hoá. + Đối với người bảo hiểm: Dịch vụ giám định giúp người b ảo hiểm xác định mức độ, nguyên nhân gây hư hỏng, tổn thất đố i với hàng hoá và phương tiện vận tải để làm cơ sở bồ i thường thiệt hại cho khách hàng. + Đối với các ngân hàng: Chứng thư giám định là một trong những cơ sở để họ chuyển tiền tới người xuất khẩu. Người xuất khẩu yên tâm nhận đ ược tiền bán hàng đ ầy đủ và đúng thời hạn khi họ thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng. Giám định hàng hoá hỗ trợ tích cực cho hoạ t động quản lí Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu: G iám định có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lí Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, trong đó cần phải kể đến là: - Hoạt động giám định hàng hoá gắn liền với hoạt động của H ải quan. Thông qua việc giám đ ịnh về chủng loại, số, khối lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá,… Hoạt độ ng giám định giúp Hải quan thực hiện tốt chính sách thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại... - Đặc biệt, giám định hàng hoá là hoạt động hữu hiệu giúp Nhà nước quản lí chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, để các doanh nghiệp tránh nhập phải hàng xấu, hàng kém chất lượng và b ảo vệ q uyền lợi người tiêu dùng, tránh làm ảnh hưởng đến đ ời sống, sức khoẻ của nhân dân, làm ảnh hưởng đến môi trường, gây rối loạn thị trường trong nước,... - G iám định giúp Nhà nước quản lý, kiểm soát để các doanh nghiệp trong nước không xuất đi hàng xấu, hàng kém phẩm chất làm m ất uy tín quốc 7 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá gia hoặc xuất đ i hàng tố t hơn nhiều so với thoả thuận trong hợp đồng, làm thiệt hại lợi ích quốc gia cũng như của chính người xuất khẩu... - Ngoài ra ho ạt động giám định trong lĩnh vực thẩm định, đ ánh giá các công trình đầu tư, công trình xây dựng,... không những giúp cho Nhà nước nắm được chất lượng các công trình, hạn chế đưa vào nước ta những máy móc, thiết bị lạc hậu mà còn giúp cho các doanh nghiệp, các bên đối tác quyết toán sát với giá trị thực tế của các công trình. Từ đó hạn chế đ ược những thiệt hại cho các nhà đầu tư trong nước. - Giám đ ịnh góp phần b ảo vệ đường lối kinh tế, chính sách đ ối ngo ại của Đ ảng và Nhà nước, đồ ng thời đảm bảo bí m ật an ninh kinh tế q uốc gia. V ới vai trò và ý nghĩa như vậy, hoạt động giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là một loại d ịch vụ gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Ngoại thương cũng như cho hoạt động quản lí Nhà nước. 2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá 2.2.1. Khái niệm Căn cứ theo các văn bản pháp quy của Nhà nước về dịch vụ giám định hàng hoá thì tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (gọi tắt là tổ chức giám định) được hiểu là: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, ho ạt độ ng độc lập và chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá. Trên cơ sở quy định này, theo Đ iều 3 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì có ba đối tượng sau đây được phép kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh hàng hoá: + Doanh nghiệp giám định Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế đ ược thành lập theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. + Doanh nghiệp giám định được thành lập theo Luật đ ầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đ ược giám định và cấp chứng thư giám đ ịnh theo ngành nghề đã ghi trong giấy phép đầu tư. + Chi nhánh của các tổ chức giám đ ịnh nước ngoài đ ược phép thành lập tại Việt Nam theo giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam. N hư vậy, ta có thể rút ra khái niệm về tổ chức giám định như sau: 8 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá Tổ chức giám định hàng hoá là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, thực hiện công tác giám định hàng hoá theo yêu cầ u của khách hàng, hoạt động mộ t cách độc lập, trung lậ p. Tổ chức giám định không có quyền lợi liên quan đến hàng hoá, họ chỉ là tổ chức trung gian thực hiện nghiệp vụ giám định một cách khách quan trung thực để xác đ ịnh và cung cấp các chứng cứ về thực trạng hàng hoá, phương tiện cũng như các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng. 2.2.2. V ị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Vị trí Tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là m ột tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, mang tính chất độc lập, trung lập. Vị trí độc lập, trung lập có nghĩa: Tổ chức giám định không có liên quan về quyền lợi vật chất với bất cứ bên nào. Về nghiệp vụ không bị chi phố i bởi bất cứ ngành nào, không thiên về phái nào, tự mình độ c lập đem hết khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ cụ thể, đ úng thực tế, làm cơ sở cho các bên liên quan giải quyết tranh chấp. Việc giám định có thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc theo uỷ quyền của N hà nước. Chức năng Tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu có chức năng kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu c ủa khách hàng trong và ngoài nước, tự hạch toán độc lập, tự trang trải chi phí. Nhiệm vụ - Hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện việc giám định: Hướng dẫn thực hiện và quản lí theo quy định về quản lí kĩ thuật nghiệp vụ, quy trình và phương pháp giám đ ịnh, thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng đã được quy định trong hợp đồng. 9 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá - Cấp chứng thư giám định: Chính xác, trung thực kịp thời và đảm b ảo tính pháp lí của chứng thư giám định. 2.2.3. Phân biệt tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định với KCS và cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước V iệc phân biệt sự khác nhau giữa ba tổ chức này là rất cần thiết. Chúng ta cần phải làm sáng tỏ hoạt động và tác d ụng của chúng để khai thác, vận dụng sao cho có lợi nhất và đạt tính pháp lí cao nhất, tránh gõ nhầm cửa, vừa tốn kém, vừa phiền hà... Trước hết cần hiểu rõ khái niệm tổ chức và cơ quan. “Tổ chức giám định” được hiểu là tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định thuần tuý, khách quan, làm theo yêu cầu, không chịu sự áp đặt của phía nào và không có quyền lợi trực tiếp từ lô hàng giám định. Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997 thì tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định phải là thương nhân. Còn cơ quan mang tính chất hành chính sự nghiệp, làm một chức năng nào đó mà Nhà nước giao. + K CS của nhà sản xuất: Là bộ p hận kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá do công ty tự thành lập đ ể kiểm tra sản phẩm, hàng hoá của chính mình trong quá trình sản xuất xem có đ ạt yêu cầu mà nhà sản xuất đ ã đặt ra hay không. Văn bản kiểm tra này chỉ có giá trị đố i với nhà sản xuất, mà không có giá trị pháp lí đối người khác. + Cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước: Là cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng do nhà nước giao phó. Như vậy cơ q uan kiểm tra chất lượng của nhà nước chỉ làm những công việc theo tên gọi và chức năng của mình, không đ ược thu phí giám đ ịnh. Giấy chứng nhận giám định của họ chỉ có giá trị cho lô hàng thuộc quản lí Nhà nước theo ngành dọc mà không có giá trị pháp lí đối với các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá. + Tổ chức giám đ ịnh: Là tổ chức chuyên kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh, có thu phí giám định và được pháp luật các nước thừa nhận. Các tổ chức này ho ạt động đ ộc lập, trung lập, khách quan, làm theo yêu cầu của khách hàng. 10 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá II. CÁC LO ẠI HÌNH GIÁM Đ ỊNH VÀ TH Ị TRƯỜNG GIÁM Đ ỊNH Ở VIỆT NAM 1. CÁC LOẠI HÌNH GIÁM ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định, tuỳ thuộc vào thời gian và địa đ iểm giám định mà người ta có thể có nhiều cách phân loại dịch vụ giám định khác nhau. 1.1. Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định: Có thể chia giám định thành hai loại: Giám định hàng hoá và giám định phi hàng hoá. 1.1.1. Giám định hàng hoá bao gồm: - Giám đ ịnh số, khối lượng hàng hoá. - Giám đ ịnh quy cách, phẩm chất, tình trạng hàng hoá. - Giám đ ịnh bao bì, kí mã hiệu. - Giám đ ịnh tổ n thất hàng hoá. - Giám đ ịnh thể tích hàng đ ối với hàng lỏng. - Giám đ ịnh mức độ vệ sinh, an toàn cho việc sử dụng hàng hoá. - Thẩm định trị giá hàng hoá. - Giám đ ịnh nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá. - Giám đ ịnh đặc tính hàng hoá và tính năng sử d ụng. - Giám đ ịnh lắp đặt, vận hành, nghiệm thu hệ thống máy móc thiết bị... 1.1.2. Giám định phi hàng hoá bao gồm: - Giám đ ịnh điều kiện của các phương tiện vận tải như: Độ kín chắc, sạch sẽ hầm tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định điều kiện, kĩ thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, các vật liệu chèn lót, hệ thống thông gió,... - Giám đ ịnh phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ. - Giám đ ịnh phượng tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại. - Giám đ ịnh kho tàng và cách bảo quản hàng hoá. 11 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá - Giám đ ịnh và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường,... - Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng. - Thẩm định hạch toán công trình đ ầu tư. - Giám đ ịnh công trình xây dựng… 1.2. Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định, người ta có thể chia giám định thành các loại sau đây 1.2.1. Giám định thương mại Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các m ặt số, khối lượng, phẩm chất, quy cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an toàn hàng hoá,…theo quy định của hợp đồ ng mua bán Ngoại thương. Giám định các điều kiện, tình trạng, khả năng chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy định của hợp đồng vận tải. Giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm,… Hoạt động giám định thương mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh độ c lập, trung lập tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.2. Giám định chất lượng bắ t buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quy định phải kiểm tra (còn gọ i là kiểm tra N hà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu) D anh mục này hiện nay bao gồm khoảng 13 nhóm mặt hàng về lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị lẻ1 Cơ quan kiểm tra Nhà nước là các cơ quan sự nghiệp kĩ thuật chuyên ngành trực thuộ c các Bộ chuyên ngành hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộ c Bộ K hoa học Công nghệ và Môi trường. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm tra Nhà nước về chất lượng không có giá trị khiếu nại đố i với các bên mua bán trong hợp đồng mua bán Ngoại thương mà chỉ phục vụ cho yêu cầu quản lí Nhà nước. 1 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Tài liệu giám định hàng hoá xuất nhập khẩu - 2001 12 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
- Chương I: Khái quát về dịch vụ giám định hàng hoá 1.2.3. Giám định hàng hoá phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu của Hả i quan Gồm các nội dung sau: - Giám định xác định tên hàng để cho phép nhập khẩu và áp mã thuế đối với hàng hoá nhập khẩu - Xác định số, khối lượng thực tế của hàng hoá - Xác định tình trạng cũ, mới, chất lượng còn lại của hàng đã qua sử dụng - Xác định m ức độ hư hỏng, tổ n thất, thiếu hụt để thực hiện việc giảm thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế và NĐ 54/CP. Cơ quan tiến hành giám định có thể d o Hải quan hoặc chủ hàng chỉ định 1.2.4. Giám định kiểm tra chấ t lượng hàng hoá chuyên ngành Hoạt động này do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với hàng hoá chuyên ngành sử dụng tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơ quan này chỉ được thực hiện việc kiểm tra khi được Bộ KHCNMT ho ặc Bộ chủ quản uỷ quyền và chỉ áp d ụng đối với hàng hoá thuộc danh mục nhà nước bắt buộc kiểm tra. H iện nay, có tình trạng một số Bộ tự ý qui đ ịnh mộ t số m ặt hàng thuộc lĩnh vực Bộ đó quản lý khi xuất nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên ngành của Bộ đó cấp giấy chứng nhận chất lượng là trái pháp luật (trái với pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ 86/CP). 1.2.5. Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám đ ịnh độc lập, trung lập trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng giá trị máy móc, thiết b ị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất lượng thiết bị đ ầu tư. 1.3. Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể phân loại thành 13 Nguyễn Tuyết Thanh - A3 -K37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Viễn thông Nam định”
137 p | 2475 | 566
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp Tư nhân Xây dựng Thương mại Dịch vụ Vận tải Thu Sang
124 p | 1704 | 481
-
Khóa luận tốt nghiệp: Dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu và thực trạng phát triển dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam
119 p | 157 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và chi phí kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định
26 p | 140 | 29
-
Luận văn: Phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO
97 p | 213 | 21
-
Luận văn:NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT PHÂN LỚP DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN CHO CÔNG TY ESILICON VIỆT NAM
24 p | 125 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu cho tổng Công ty Công nghệ Năng lượng Dầu khí Việt Nam (PV EIC)
103 p | 91 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chứng nhận sự phù hợp của Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
123 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động truyền thông dịch vụ Giám sát & Chống trộm xe máy Smart Motor của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
90 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của hệ đào tạo từ xa tại Trường Đại học Bình Dương
92 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
83 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chứng nhận sự phù hợp của Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontro
123 p | 15 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ 4G của tổng Công ty viễn thông Mobifone trên địa bàn thành phố Huế
99 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm thiểu tình trạng trả hàng khi bán hàng qua truyền hình tại Công ty TNHH Mua sắm tại nhà Lotte Đất Việt
89 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và chi phí kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định
129 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng - Nghiên cứu trường hợp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Từ Sơn
88 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
133 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn