Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I
lượt xem 22
download
Vấn đề muôn thủa với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kết quả và hiệu quả ở đây không chỉ đơn thuần là lợi nhuận, là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp mà nó còn phải gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................3 U Chương I:.................................................................................................4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. ................4 I/ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ. 4 Tổng doanh thu thuần ............................................................................12 Nộp ngân sách .......................................................................................12 III/ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ. .....................................................................................................12 Chương II: .............................................................................................14 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I.............14 I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I ...................14 3.4/ Phòng Kế toán tài vụ ......................................................................18 II/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I.............................20 BIỂU 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3 NĂM (1999 - 2001)...............................................................................21 Đơn vị tính : 1000đ ..............................................................................21 __________________________ x 100% = 79,9% .............................................25 BIỂU 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I ....................................................................................................25 BIỂU 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG....................................28 ĐVT: 1.000đ ..........................................................................................28 III/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ ...............................................................................................................29 CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I............................................29 BIỂU 4: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ BÁN RA ...........30 BIỂU 5: PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG. ............................31 BIỂU 6: DOANH THU BÁN HÀNG KINH DOANH.........................32 BIỂU 7: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY TBGDI ................................................................................34 BIỂU 8: DỰ BÁO SỐ HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG QUA CÁC NĂM38 KẾT LUẬN ...........................................................................................52 2
- LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề muôn thủa với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kết quả và hiệu quả ở đây không chỉ đơn thuần là lợi nhuận, là tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp mà nó còn phải gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có lãi. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải như thế nào để bán được nhiều hàng, với số lượng ngày càng tăng. Vì vậy có thể nói tiêu thụ là một khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất. Nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hoá trong doanh nghiệp, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả thị trường. Đồng thời tiêu thụ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp diễn ra bình thường, ăn khớp với nhau, nhất là hoạt động sản xuất cung ứng và dự trữ. Ngày nay tiêu thụ hàng hoá quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, là một sinh viên khoa Quản lý Doanh nghiệp trường Đại học Quản lý và Kinh doanh, dựa trên kiến thức, lý luận đã được học trong nhà trường và trong quá trình tìm hiểu khảo sát thực tế tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I, em xin mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I" làm đề tài tốt nghiệp của mình. Bài luận văn được trình bày làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết bị Giáo dục I. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Quang Huấn đã tận tình hướng dẫn em thực hiện bài luận văn này. Và em cũng xin cám ơn các 3
- bác, các chú cùng toàn thể công nhân viên trong Công ty Thiết bị Giáo dục I đã nhiệt tình chỉ bảo, giải thích và cung cấp số liệu để em hoàn thành bài luận văn này Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG I: HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I/ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ. 1/ Khái niệm về doanh nghiệp sản xuất và hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp sản xuất. a/ Khái niệm về doanh nghiệp và doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập hợp pháp, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ nhằm thu lợi. Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Trước đây trong cơ chế tổ chức bao cấp thì doanh nghiệp sản xuất chỉ thực hiện việc sản xuất, còn tiệu thụ đã có Nhà nước đứng ra lo phân phối. Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất phải tự mình tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là doanh nghiệp phải tìm thị trường và phát triển, mở rộng nó làm sao cho nhanh nhất. b/ Khái niệm tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ hàng hoá là quá trình gồm nhiều hoạt động: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn xác lập các kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo xúc tiến, cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng tại điểm bán. 4
- Tiêu thụ hàng hoá tuỳ theo những góc độ tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau: - Tiêu thụ hàng hoá là quá trình chuyển quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá - tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. - Tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, hàng hoá được chuyển từ trạng thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự mình giải quyết 3 vấn đề trung tâm là: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? sản xuất cho ai? hoạt động hàng hoá trong thời kỳ này là phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và sự vận động của các qui luật thị trường (qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu). 2/ Vai trò của tiêu thụ hàng hoá a/ Đối với doanh nghiệp. - Thúc đẩy quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng. - Giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển thị trường, duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng. - Giữ vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh. - Giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Là phương tiện để đạt được mục tiêu mà giới chủ doanh nghiệp đã đề ra. - Giữ vai trò quan trọng đối với người lao động trong doanh nghiệp. Tóm lại, tiêu thụ hàng hoá sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề như: thu hồi vốn, có lợi nhuận, có tiền lương cho CBCNV, tiếp tục đầu tư cho quá trình sản xuất ở kỳ sau. Như vậy khi doanh nghiệp có sản phẩm hàng hoá trong tay thì điều quan trọng là phải bán được hàng, giải quyết những vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đạt được những mục tiêu kinh doanh giúp thu hồi vốn nhanh, bảo đảm tăng vòng quay của vốn, chứng tỏ doanh nghiệp đã có uy tín đối với khách hàng, đã thắng trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận. Do đó mà tất các các doanh nghiệp trên thị 5
- trường đều phải tìm mọi cách, mọi biện pháp nhằm tăng được hàng hoá tiêu thụ. b/ Đối với Nhà nước và xã hội. + Đối với Nhà nước: Giúp cho ngân sách nhà nước tăng lên, góp phần tăng trưởng kinh tế. + Đối với xã hội: Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mới tạo thêm được việc làm, thu hút thêm lao động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách nhà nước, Nhà nước sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện phúc lợi xã hội, đầu tư cho y tế giáo dục... góp phần nâng cao đời sống thành viên trong xã hội theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn. 3/ Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. a/ Khái niệm hiệu quả tiêu thụ hàng hoá. Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực được thể hiện thông qua mối quan hệ so sách giữa kết quả đạt được (đầu ra) với chi phí bỏ ra (đâù vào) trong quá trình tiêu thụ hàng hoá. Các khoản chi phí ở đây bao gồm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay... b/ Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu nhất định. Những chi tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp thường là kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được và thường ấn định theo các lĩnh vực cụ thể sau: - Mức lợi nhuận. - Năng suất, chi phí. - Vị thế cạnh tranh, tăng thị phần. 6
- - Nâng cao chất lượng phục vụ. - Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. - Đạt sự ổn định nội bộ. Tại một thời điểm doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu này thay đổi theo thời gian và khi mục tiêu thay đổi thì quan điểm đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Song, về mặt kinh tế các mục tiêu đều qui tụ về một mục tiêu cơ bản là tăng mức lợi nhuận để đảm bảo ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận được xem là tiêu chuẩn để thiết lập các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế. 4/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá. Hiệu quả trong kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu: Đầu tư trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học và qui trình công nghệ mới tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và doanh nghiệp thu được lợi nhuận sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội và người lao động trong doanh nghiệp. * Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá sẽ đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cải thiện nâng cao đời sống việc làm cho họ. * Đối với xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tiết kiệm chi phí và lao động cho xã hội. Qua đó góp phần làm cho xã hội phát triển hơn về nhiều mặt như trình độ dân trí được nâng cao, thu nhập bình quân theo đầu người tăng .... có nghĩa là khả năng bảo vệ sức khoẻ cho người dân tốt hơn. * Đối với Nhà nước: Nâng cao hiệu quả tiệu hàng hoá giúp doanh nghiệp thực hiện tốt và đầy đủ hơn nghĩa vụ đóng góp của mình đối với Nhà nước thông qua nộp 7
- thuế, phí và lệ phí. Qua đó giúp Nhà nước có điều kiện tốt hơn để thực hiện các chính sách kinh tế của mình, góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát, tăng nguồn thu cho ngân sách. Có thể nói rằng, tiêu thụ hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu hoạt động tiêu thụ và nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ là tiền đề tốt cho mỗi doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình một cách chính xác, qua đó xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai nhằm khai thác mọi tiềm năng để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cần tăng cường tích luỹ để tái sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. II/ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP. 1/ Các chỉ tiêu tổng hợp. a/ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. M _______________________ HQ = GV + F M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ. Gv: Trị giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ. F: Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu trên một đồng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. b/ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. LN 8
- ________________________ HQen = * 100% GV + F QHen: Tỷ suất lợi nhuận. LN: Lợi nhuận thuần đạt được trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số sinh lời của chi phí. Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả tiêu thụ càng tốt và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: LN HQen = ____________________ * 100% M Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời gian nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả càng cao. 2/ Chỉ tiêu bộ phận a/ Tốc độ chu chuyển hàng hoá được tính bằng 2 chi tiêu: số lần (số vòng) chuyển và số ngày chu chuyển. - Số lần chu chuyển hàng hoá: là số lần quay vòng của khối lượng hàng hoá dự trữ trong một thời kỳ nhất định. M(GV) _______________________ L= D(GV) M(GV): Mức tiêu thụ hàng hoá trong thời kỳ tính theo giá vốn. L : Số lần chu chuyển hàng hoá trong kỳ. D(GV): Mức dự trữ hàng hoá bình quân trong kỳ, tính theo giá vốn. Trong đó D(GV) được tính như sau: 9
- D1/2 + D2 + D3 + .......... Dn/2 ______________________________________________________________ D(GV) = n-1 Di(i=1,n) : Mức dự trữ hàng hoá ở các thời điểm. n: Số thời điểm. Số lần chu chuyển hàng hoá càng lớn chứng tỏ tốc độ chu chuyển hàng hoá càng nhanh, điều này sẽ nâng cao được lợi nhuận thông qua việc tiết kiệm vốn kinh doanh do tăng số lần chu chuyển hàng hoá và ngược lại. - Số ngày chu chuyển hàng hoá: Phản ánh thời gian của một lần dự trữ được đổi mới, còn gọi là thời gian của một vòng quay hàng hoá. D __________________ N= m(GV) D: Mức dự trữ hàng hoá. N: Số ngày chu chuyển hàng hoá. m(GV): Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân 1 ngày, tính theo giá vốn. M _______________ m(GV) = T Số ngày chu chuyển hàng hoá, phản ánh thời gian lưu thông hàng hoá. Vì vậy số ngày chu chuyển hàng hoá càng giảm chứng tỏ tốc độ chu chuyển hàng hoá càng nhanh, thời gian lưu thông càng ngắn và ngược lại. b/ Hệ số quay kho (số vòng quay của hàng hoá tồn kho). 10
- Hệ số quay kho phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong kỳ, hay thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra. Giá vốn hàng hoá tiêu thụ ____________________________________________ Hệ số quay kho: = Trị giá hàng tồn kho bình quân Hệ số quay kho cho biết số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong kỳ nhiều hay ít. Nếu số vòng quay nhanh chứng tỏ tình hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp là tốt, hàng không bị ứ đọng trong kho, mà nhập đến đâu bán đến đó và ngược lại. c/ Vòng quay của vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu về vốn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thường thông qua 3 chỉ tiêu: - Số vòng quay của vốn lưu động. M L= __________________ VLĐ L: Số vòng quay của vốn lưu động. M: Doanh thu tiêu thụ thuần trong kỳ. VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. - Số ngày chu chuyển của vốn lưu động. 11
- VLĐ ____________________ N= m N: Số ngày chu chuyển vốn lưu động. m: Doanh thu tiêu thụ thuần bình quân 1 ngày trong kỳ. M m = _____________ t t: Số ngày trong kỳ. - Sức sinh lợi của vốn lưu động: Tổng doanh thu thuần ______________________________________ Sức sinh lợi của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng vốn lưu động bỏ ra. Sức sinh lợi tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. d/ Hiệu quả nộp ngân sách trên đồng vốn. Nộp ngân sách _____________________________________ Hiệu quả nộp ngân sách trên vốn = Vốn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh tình hình nộp ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đã thực hiện được nhiều hay ít. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với ngân sách nhà nước và bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt, sử dụng vốn có hiệu quả. III/ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ. 12
- Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá cần phải tác động vào các yếu tố cấu thành nên nó. Đó là kết quả và chi phí theo hướng tăng kết quả và giảm chi phí. Nhưng trên thực tế điều này rất khó đạt được vì chẳng có ai đi buôn mà lại không cần vốn. Vì vậy, phương hướng tốt nhất, hữu hiệu nhất hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng là tăng kết quả, tăng chi phí với điều kiện tốc độ tăng kết quả lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Sự tăng lên của kết quả có thể tận dụng các nguồn lực chưa khai thác được, các nguồn lực hiện nay có hay đã được khai thác nhưng chưa hợp lý. Song thông thường khi các nguồn lực hiện có đã được khai thác triệt để và hiệu quả thì đạt được sự gia tăng kết quả cần thiết phải gia tăng các yếu tố đầu vào. Xuất phát từ cơ sở trên có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể sau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp. 1/ Khảo sát nắm nhiệm vụ trong năm kế hoạch. 2/ Tổ chức lại quá trình thu mua nguyên vật liệu nhằm khai thác tốt nguồn hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3/ Tổ chức tốt khâu dự trữ nhằm đảm bảo liên tục cho hàng hoá bán ra, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa hàng. 4/ Hoàn thiện các kênh tổ chức cung ứng nhanh, kịp thời vụ nhằm đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá. 5/ Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, các biện pháp kích thích trên thương trường. 6/ Các biện pháp quản lý tài chính: dựa vào năng lực tài chính của công ty, kiện toàn hệ thống tổ chức kế toán, vòng quay vốn nhanh và tận dụng các biện pháp hữu hiệu để tăng vốn lưu động. 7/ Công tác cán bộ. 8/ Các biện pháp chống lãng phí, tăng tiết kiệm để giảm chi phí lưu thông, giảm giá thành, tăng lợi nhuận để công ty tồn tại và phát triển. 13
- Chương THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ II: HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I 1/ Quá trình hình thành và phát triển. Thiết bị giáo dục (TBGD) hàng thường được gọi là đồ dùng dạy học với nội dung hạn hẹp đã có từ lâu trong nhà trường chúng ta. Tuy vậy, chỉ với yêu cầu cấp bách thực hiện các nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nguyên lý "Lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành" sản phẩm của cuộc cải cách giáo dục lần 2 (bắt đầu từ năm 1958 - 1959) thì thiết bị giáo dục mới có điều kiện phát triển và có tổ chức chuyên quần chúng, ở qui mô toàn ngành giáo dục "cơ quan thiết bị trường học" mới chính thức thành lập ở Bộ Giáo dục ngày 7/3/1963 với số cán bộ là 5 người. Từ đó đến nay "cơ quan thiết bị trường học" đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thay đổi về tổ chức và cơ chế hoạt động. + Vụ thiết bị trường học (năm 1966 - 1971) + Công ty thiết bị trường học (năm 1971 - 1985) + Tổng công ty Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (1985 - 1988) + Tổng công ty Cơ sở vật chất và Thiết bị (1988 - 1996) + Công ty Thiết bị Giáo dục I (từ năm 1996 đến nay). Công ty Thiết bị Giáo dục I được thành lập và hoạt động kinh tế độc lập theo quyết định số 3411/GD-ĐT ngày 19/8/1996 và số 4117/GD-ĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị cũ là: Tổng công ty Cơ sở vật chất và Thiết bị với Liên hiệp hỗ trợ phát triển Khoa học và Công nghệ. Công ty có trụ sở chính tại 49B - Đại Cồ Việt - Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại Educational Equipment Company No.1 (viết tắt là EECo.1) 14
- Công ty là doanh nghiệp nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, cung ứng đồ dùng dạy học (kể cả xuất nhập khẩu trực tiếp) các thiết bị trường học phục vụ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng theo qui định của doanh nghiệp nhà nước, Công ty trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Qua hầu hết các thời kỳ hoạt động, có hai nhiệm vụ cung ứng thiết bị trường học và tham mưu chỉ đạo toàn ngành đều được giao và thực hiện gắn bó mật thiết từ trung ương tới các công ty Sách và Thiết bị trường học ở các tỉnh trong cả nước. Giá trị tài sản của Công ty tính đến hết ngày 31/12/2001 là 16 tỷ đồng trong đó: - Mặt bằng nhà xưởng khoảng 15.000 m2. - Vốn lưu động là 1,7 tỷ đồng. - Vốn cố định là 5,6 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến cho năm 2002 là 70 tỷ đồng. Mặt hàng thiết bị giáo dục bao gồm 600 loại khác nhau, có khả năng đáp ứng nhu cầu của các trường, các cấp học, các ngành học trong phạm vi cả nước. Công ty Thiết bị Giáo dục I có qui mô vào loại lớn của cả nước. 2/ Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thiết bị Giáo dục I. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có những chức năng sau: Sản xuất, cung ứng (kể cả nhập khẩu) thiết bị giáo dục phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập trong các nhà trường, các ngành học, các cấp học nhằm từng bước nâng cao dân trí trong toàn xã hội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty đã tích cực chủ động ứng dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất. Tổ chức thực hiện các dự án của ngành giáo dục với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước 15
- nhằm phục vụ nhanh, đại trà và đồng bộ theo các ngành học, cấp học trong cả nước, theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương II khoá VIII về giáo dục và đào tạo. Ngoài việc hoàn thành các mục tiêu chính trị, xã hội, là một doanh nghiệp tự hạch toán độc lập. Công ty phải kinh doanh có hiệu quả, lấy thu bù chi, bảo toàn vốn, đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước và dành một phần lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên là nhiệm vụ quan trọng thiết thực của Công ty. 3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị Giáo dục I. Mô hình tổ chức quản lý ở Công ty Thiết bị Giáo dục I hiện nay là cơ cấu trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ một thủ trưởng. Giám đốc Công ty là người điều hành cao nhất. Bộ máy giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng, phó các phòng, ban, trung tâm và xưởng. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn là mối quan hệ của các cá nhân với các bộ phận trong bộ máy của Công ty do Giám đốc qui định. Nhìn chung cán bộ công nhân viên làm việc ở các bộ phận khác nhau nhưng trình độ chuyên môn tương đối đồng đều. Công nhân ở các phân xưởng có tay nghề khá chiếm tỷ lệ cao. Tổ chức nhân sự tính đến hết năm 2001 là 14 đơn vị phòng ban, trung tâm, phân xưởng trực thuộc với tổng số 235 cán bộ công nhân viên, trong đó có 266 người thuộc biên chế nhà nước và hợp đồng dài hạn, còn lại là hợp đồng ngắn hạn mang tính thời vụ. - Số có trình độ tiến sỹ: 8 người. - Số có trình độ đại học: 105 người. - Số có trình độ trung cấp, cao đẳng: 49 người. - Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ khác: 163 người. Tỷ lệ lao động trực tiếp trong tổng số cán bộ công nhân viên là 76% (247 người). Tỷ lệ cán bộ công nhân viên thuộc biên chế và hợp đồng dài hạn trong tổng số cán bộ công nhân viên là 76,1% (188 người). Điều này cho 16
- thấy việc bố trí số công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty là phù hợp với điều kiện và tính chất của một Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh. Công ty có 4 phòng, 5 trung tâm và 5 phân xưởng. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị Giáo dục I. 3.1/ Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị. 17
- Có nhiệm vụ tham mưu tổ chức bộ máy quản lý, bố trí sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, thực hiện và giải quyết các thủ tục, chế độ BHXH, BHYT, an toàn lao động. Là nơi tập hợp in ấn các tài liệu, tiếp khách, lo các điều kiện cơ sở vật chất. 3.2/ Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu nắm bắt thị trường, xác định nhu cầu cơ cấu mặt hàng lập ra kế hoạch sản xuất cho từng quí, cả năm. Tổ chức bán hàng cho các kênh tiêu thụ sản phẩm, xây dựng phương hướng đường lối chiến lược kinh doanh lâu dài. 3.3/ Phòng kế hoạch tổng hợp. Có nhiệm vụ, trên cơ sở kế hoạch của phòng Kinh doanh đã được giám đốc phê duyệt để lập ra các phương án sản xuất cho từng phân xưởng, nhằm đảm bảo đúng chất lượng, giá cả hợp lý, đúng tiến độ, thời gian. 3.4/ Phòng Kế toán tài vụ Nhiệm vụ chính là tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính, kinh tế diễn ra tại Công ty theo đúng chế độ kế toán tài chính của Nhà nước qui định. Xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt theo kế hoạch sản xuất của Công ty, thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo và các phòng ban liên quan. 3.5/ Trung tâm xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục; Làm đại lý tiêu thụ và phân phối sản phẩm cho các cơ sở sản xuất của ngành giáo dục, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; Nhập khẩu hàng hoá thiết bị vật tư được Nhà nước cho phép phục vụ cơ sở giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước. 3.6/ Trung tâm kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Với đội ngũ giảng viên, chuyên viên kỹ thuật có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục sư phạm, thiết bị nhà trường cũng như kinh nghiệm tiếp cận các trang thiết bị dạy học hiện đại của các nước phát triển. Trung tâm có khả năng hỗ trợ nhà trường từng bước hiện đại hoá cơ sở dạy học với hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ không vượt quá khả năng tài chính hiện nay. Ví dụ: Các phòng lý, hoá, sinh đại cương (cho các trường đại học, cao đẳng, sư phạm dạy nghề) bàn thí nghiệm tiêu chuẩn chuyên ngành, bàn ghế, phòng 18
- học, thư viện, hội trường, phòng học ngoại ngữ, tin học với tiêu chuẩn tiên tiến chất lượng cao. Các thiết bị do trung tâm cung cấp sẽ được các chuyên viên khoa học kỹ thuật, cán bộ sư phạm của trung tâm lắp đặt tại chỗ và hướng dẫn sử dụng. 3.7/ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và hướng dẫn nghiệp vụ. Với đội ngũ giảng viên lâu năm ở các trường phổ thông, sư phạm cùng với sự tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp đại học sư phạm theo các chuyên ngành: toán, lý, hoá, sinh, sử .... Trung tâm nghiên cứu ứng sụng và hướng dẫn nghiệp vụ có nhiệm vụ xây dựng nội dung trang thiết bị cho các trường phù hợp với sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo 3.8/ Trung tâm sản xuất và cung ứng đồ chơi, thiết bị mầm non. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu, duyệt mẫu, sản xuất và cung ứng các thiết bị mầm non, tổ chức tư vấn lắp đặt thiết kế, bảo hành các cụm thiết bị đồ chơi cho các trường mầm non trọng điểm, tư thục dân lập theo chương trình mục tiêu được bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. 3.9/ Trung tâm chế bản In và sản xuất bao bì: Với đội ngũ cán bộ của Trung tâm là những hoạ sỹ mỹ thuật công nghiệp, cùng các thiết bị hiện đại, trung tâm chuyên thiết kế tạo mã những sản phẩm hình dáng công nghiệp hiện đại, trình bày bao bì trang nhã, phù hợp với lứa tuổi học sinh, vừa tạo mẫu mã, vừa tách mẫu điện tử là một thế mạnh của Trung tâm để cho ra đời những mẫu phim chế bản như ý. 3.10/ Các xưởng sản xuất. * Xưởng cơ khí: Được giao nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế thử các thiết bị dùng trong nhà trường tiểu học và phổ thông. Các mặt hàng tiểu học mà xưởng sản xuất như: Bộ lắp ráp kỹ thuật, cần học đường, bảng sắt, con quay gió... Các mặt hàng trung học phổ thông như: Bộ cơ nhiệt chứng minh, bộ điện từ chứng minh, con quay Mắc-xoen, bộ ròng rọc ... * Xưởng mô hình sinh học: Các sản phẩm mà xưởng sản xuất chủ yếu là cấu tạo cơ thể người, mô hình cấu tạo hệ cơ, mô hình cấu tạo con châu chấu, quả địa cầu hành chính và tự nhiên ... các sản phẩm trên được làm bằng chất liệu poliester. * Xưởng nhựa: Xưởng sản xuất chủ yếu là hàng tiểu học như: bàn tính 2 hàng, bàn tính 3 gióng, qui tính, khối hộp chữ nhật, lập phương .... 19
- * Xưởng nội thất học đường: Từ năm 1999 các sản phẩm của xưởng đã được Công ty chính thức đưa vào danh mục phát hành hàng năm như: bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng học đường, giường tủ dành cho trường nội trú, các bàn thí nghiệm dùng cho các môn lý, hoá, sinh, kỹ thuật công nghiệp ... 4/ Đặc điểm mặt hàng kinh doanh - Mặt hàng chính của Công ty Thiết bị Giáo dục I là thiết bị đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy ở tất cả các ngành học, cấp học với chủng loại rất đa dạng. Thiết bị giáo dục nói chung không phải là những mặt hàng dân dụng, do vậy sản xuất kinh doanh những mặt hàng này là khó khăn (vì phải bảo đảm tính sư phạm) và khó có lãi, nhất là những mặt hàng phục vụ cho số trường lớp và học sinh không lớn như PTTH có trên 1000 trường, do đó số bản in, số lượng thiết bị cần sản xuất chỉ trong khuôn khổ ít nghìn chiếc, bộ. Vì vậy giá thành sản xuất cao, mà giá bán lại thấp. Việc cung ứng thiết bị dạy học cho các trường mang tính thời vụ chủ yếu từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 2 năm sau. Từ đặc thù trên hàng năm Công ty tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng, gặp gỡ các giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, từ đó xác định nhu cầu xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng quý và cả năm. Công ty đã và đang cung cấp hầu hết các loại thiết bị (tranh ảnh, bản đồ, mô hình dụng cụ thí nghiệm Lý - Hoá - Sinh, máy vi tính, thiết bị dùng chung...) cho các trường thuộc ngành học Mầm non, các trường tiểu học, các trường THCS và THPT, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. II/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I. 1/ Phân tích kết quả chung của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị Giáo dục I trong những năm gần đây. Qua một thời gian thích nghi chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước "Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu" dưới sự 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam "
91 p | 547 | 256
-
Luận văn - Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty TNHH Xây dựng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng An
69 p | 458 | 201
-
Luận văn: " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX "
87 p | 412 | 150
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay
19 p | 399 | 136
-
Luận văn: Một số biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại nhà máy da giầy Thái Bình
52 p | 362 | 106
-
Luận văn: " Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1"
59 p | 270 | 72
-
Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng nông nghiệp và cơ sở hạ tầng Hải Phòng - Ngụy Tiến Hà
86 p | 212 | 66
-
Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty Dệt may Việt Nam
57 p | 190 | 53
-
Luận văn: " Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh "
54 p | 221 | 52
-
Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động nhằm tăng năng suất lao động ở Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
79 p | 191 | 51
-
Luận văn: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
101 p | 210 | 41
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần điện cơ Hải Phòng
83 p | 155 | 34
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình
95 p | 158 | 34
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX
61 p | 155 | 27
-
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty Cung ứng Tàu biển Quảng Ninh
35 p | 157 | 27
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại da giầy Việt Nam
62 p | 130 | 23
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
47 p | 119 | 20
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Điện Biên của sở Thương mại du lịch Điện Biên
52 p | 136 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn