intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

223
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội. Đặc biệt là từ sau khi đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đại hội khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục ngày càng được chú ý hơn. Trong nhiều năm gần đây,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp

  1. LUẬN VĂN: Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp 1
  2. Lời mở đầu Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội. Đặc biệt là từ sau khi đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đại hội khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục ngày càng được chú ý hơn. Trong nhiều năm gần đây, mức độ đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên, đặc biệt là mức đầu tư cho đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Nếu như năm 2004 tỉ lệ chi cho giáo dục chiếm 17.1% ngân sách nhà nước thì đến năm 2010 dự kiến sẽ là 20% tổng ngân sách nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lên số lượng các trường đại học , cao đẳng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy sẽ được củng cố nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên. Song đi kèm với sự tăng nhanh về số lượng các trường đại học , cao đẳng thì số lượng sinh viên cũng sẽ gia tăng. Điều đó sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề bức thiết, trong đó vấn đề nhà ở cho sinh viên là một vấn đề nổi cộm. Hiện nay tính riêng ở Hà Nội, số lượng các trường đại học, cao đẳng là 53 trường. Như vậy, hàng năm Hà Nội sẽ phải tiếp nhận khoảng 65000 sinh viên chưa kể các hệ tại chức, học nghề. Trong 65000 sinh viên đó thì số sinh viên ở Hà Nội chỉ chiếm 1/5-> 1/7 (dựa theo điều tra tỉ lệ sinh viên có hộ khẩu Hà Nội trong một số lớp ở một số trường) vậy là 4/5 số sinh viên còn lại sẽ có nhu cầu về chỗ ở. Những sinh này sẽ ở đâu trong suốt thời gian theo học ở Hà Nội? ở kí túc xá hay thuê ngoài? Một thực tế cho thấy số chỗ ở trong kí túc xá rất hạn hẹp, chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên. Hơn nữa, chất lượng các khu kí túc xá cũng không được cao, không đủ điều kiện để đảm bảo cho sinh viên ở và học tập tốt. Mặt khác, ta cũng thấy một thực trạng là phần lớn các trường đại học, cao đẳng tập trung ở những khu đô thị, một khu vực vốn đã rất đông, rất nhiều thành phần và nhiều tầng lớp khác nhau, họ từ nơi khác chuyển đến, từ nông thôn chuyển ra… Do đó, tại những nơi này nhà ở không những thiếu về số lượng mà chất lượng cũng không được đảm bảo. Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rõ một điều: việc tìm kiếm nhà ở của sinh viên là một vấn đề khó khăn và đầy bức xúc. Và thực tế này đòi hỏi Đảng, nhà nước, 2
  3. xã hội cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ sinh viên về chỗ ở nhằm đảm bảo cho việc học tập của sinh viên được thuận lợi. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em đã chọn đề tài: “Nhà ở cho sinh viên –thực trạng và giải pháp”. Trong đề tài của mình, chúng em tập trung làm rõ một số vấn đề sau: 1. Nhà ở và các vấn đề liên quan đến nhà ở Hà Nội hiện nay. 2. Thực trạng cuộc sống sinh viên thuê nhà bên ngoài và ở trong túc xá . 3
  4. Chương I Những vấn đề chung I. Quan niệm về nhà ở và xu hướng thiết kế nhà ở Cùng với sự phát triển của xã hội, trong lĩnh vực nhà ở cũng có sự thay đổi khá mạnh mẽ không chỉ về số lượng và chất lượng mà còn biến đổi cả về khái niệm nhà ở. Những nhu cầu và chất lượng mới nảy sinh từ thực tế do hội nhập và giao lưu quốc tế vốn là một yếu tố quan trọng làm thay đổi những nhận thức về nhà ở. Trước đây ở nước ta trong thời kỳ bao cấp khái niệm tiêu chuẩn diện tích ở trên đầu người luôn luôn là nỗi ám ảnh của các nhà chuyên môn trong thiết kế, quản lý và phân phối nhà cho nhân dân. Nhưng trong thực tế, các tiêu chuẩn đó được "bao"và được "cấp" từ trên xuống mà ít có cơ sở khoa học. Nói chung, để thoả mãn nhu cầu và đảm bảo các điều kiện ở một cách hợp lý hơn cho phần đông cư dân đô thị, theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhà ở trên thế giới thì phải có công thức cư trú tối thiểu như sau: số phòng ở bằng số người trong gia đình hay lớn hơn một đơn vị. Xét điều kiện của nước ta hiện nay, công thức này chỉ có thể thực hiện được nhà ở cho tầng lớp giàu có tự xây dựng bằng kinh phí riêng, còn nhà dành cho đại bộ phận quần chúng nhân dân thì chắc chắn khó mà thoả mãn được. Những nhu cầu về chất lượng nơi cư trú trong các khu chung cư, từ chất lượng thiết kế, xây dựng đến chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị trong và ngoài nhà cũng còn nhiều vấn đề bất cập. Khi mà nhu cầu về chỗ ở còn quá lớn, người dân đành phải chấp nhận thực tế sau: khi mua (thuê) nhà, để có thể ở thì chủ nhà phải sửa chữa nhiều, thậm chí còn phải cải tạo lớn. Về mặt này, hiện còn một khoảng cách khá xa giữa ta với các nước láng giềng chứ chưa nói đến việc đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn cao hơn. Sự bùng nổ dân số toàn cầu, đặc biệt là trong các thành phố lớn, nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong những biến động của nền kinh tế xã hội dựa trên các thành tựu của cách mạng KHKT - CN đang biến sự phát triển của đô thị thành một trong những vấn đề thời sự nóng hổi nhất. Diện tích có hạn của các đô thị là nguyên nhân ảnh hưởng đến các điều kiện sống của con người: điều kiện sinh thái kém, nhà ở chật chội, thiếu chỗ vui chơi giải 4
  5. trí,... Đã có một thời, bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX, trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển người ta xây dựng rất nhiều nhà chung cư cao tầng, đó là niềm tự hào của các quốc gia. Nhưng sau một thời gian khai thác, người ta đã đúc kết được rất nhiều bất cập, còn cư dân thì dần từ bỏ các loại nhà này để đi tìm chỗ ở phù hợp trong những loại nhỏ thấp tầng hơn. Từ đó để khắc phục những bất cập nêu trên, các chuyên gia đã và đang đưa ra những ý tưởng táo bạo về thành phố tương lai. Đó là các thành phố treo trên không trung, trên mặt biển, thành phố dưới nước, dưới mặt đất, trong vũ trụ....Hiện thực hơn, là thiết kế các đô thị có khả năng hạn chế những tác động xấu từ môi trường xung quanh, trong đó con người sống trên những chung cư cao tầng giống như được sống trong các ngôi nhà riêng có sân vườn vậy. Trong rất nhiều dự án nhà ở cao tầng tương lai, các nhà thiết kế chú ý nhiều đến khả năng thay đổi các trang thiết bị kỹ thuật. Đây là một hướng đi hiện thực hơn, hợp với mọi điều kiện và trình độ phát triển của xã hội. Nhưng có một vấn đề luôn luôn thời sự mà các nhà thiết kế phải để ý đến. Đó là sự biến động về nhu cầu và điều kiện ở của bất kỳ một gia đình nào. Nghĩa là những nhu cầu biến đổi không gian trong căn hộ cả về lượng và chất theo thời gian. Về mặt lượng - yếu tố vật thể thì căn hộ có thể được mở rộng ra hay thu hẹp lại theo nhu cầu về không gian trong các chu trình sống của từng gia đình cụ thể. Sự thay đổi về lượng trong căn hộ có thể được thể hiện bằng cách mua hay nhượng một phần không gian của các căn hộ liền kề. Còn về mặt chất - yếu tố phi vật thể thì luôn luôn có nhu cầu tăng lên, không phụ thuộc vào những thay đổi trong các chu trình sống của gia đình. Như một quy luật, hao mòn phi vật thễ xảy ra nhanh hơn nhiều so với hao mòn vật thể, do đó các nghiên cứu trên đây đều xuất phát từ quan niệm đơn giản này. Trong xã hội phát triển, nếu gia đình nào đó không ưa thích căn hộ mà mình đang sống nữa thì có thể thay bằng một căn hộ khác hợp với sở thích và nhu cầu của mình hơn. Từ xa xưa, tiêu chí hàng đầu về chất lượng nhà ở được các nhà chuyên môn và cư dân của bất kỳ xã hội nào đều cho là độ bền vững và tính ổn định. Nhưng ngày nay và cả trong tương lai, tiêu chí về chất lượng nhà ở mà mọi người quan tâm nhiều hơn là tính chất linh hoạt và di động của các loại không gian và hình khối nhà ở. Để không gây ra ô nhiễm thêm cho môi trường và tiết kiệm các nguồn tài nguyên cũng như tận dụng các nguồn năng lượng vô tận trong thiên nhiên, con người 5
  6. đã tích cực khai thác những tiềm năng của các nguồn năng lượng tái tạo như nước, gió, ánh sáng, năng lượng địa nhiệt,... Xu hướng thiết kế trong cải tạo hoặc xây dựng mới cũng như vận hành mọi thể loại công trình phục vụ cho quốc kế dân sinh (trong đó có nhà ở) luôn luôn nổi lên vấn đề là làm sao giảm thiểu được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tận dụng các tiềm năng của thiên nhiên, hạn chế chất thải ra môi trường, bảo tồn và tôn tạo khả năng sinh thái của môi trường.... nhằm cải thiện và nâng cao các điều kiện sinh sống và lao động của con người. Hay nói cách khác đây là xu hướng sinh thái trong kiến trúc và xây dựng với mục đích chính để các đô thị phát triển cân bằng, ổn định. Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: phân vùng sinh thái để chọn địa điểm và định hướng xây dựng cho các chức năng khác nhau của đô thị, quản lý các quá trình thiết kế, sản xuất vật liệu, công nghệ thi công và khai thác các công trình xây dựng theo quan điểm sinh thái.... Trong lĩch vực nhà ở, các chuyên gia trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng những tiềm năng của năng lượng gió, nước, ánh sáng, địa nhiệt...như vừa nói trên, đặc biệt là việc khai thác năng lượng mặt trời. Đây là một trong những tiềm năng cơ bản để bù đắp cho nguồn điện năng mà không cần khai thác các tài nguyên thiên nhiên và giá thành đầu tư không cao, nhưng quan trọng hơn là không gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên. II. Những vấn đề liên quan đến nhà ở Hà Nội hiện nay: 1. Quỹ đất cho xây dựng và phát triển nhà ở: Thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 92097 ha, xếp thứ 58 trong 61 tỉnh thành cả nước. Hiện tại 89% diện tích tự nhiên của thành phố tương ứng 81962 ha đã được đưa vào sử dụng, còn lại 10135 ha tương ứng với 11% tổng diện tích tự nhiên đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá trong đó có 1051 ha đất bằng và 1700 ha đất đồi núi có thể khai thác, sử dụng cho các mục đích kinh tế-xã hội nói chung và sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng. Hiện thủ đô Hà Nội có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Diện tích đất nội thành là 8430 ha. Bình quân đất đô thị trong nội thành theo đầu người chưa tới 60 m2 và phân bố không đều trong các quận. Quận có mật độ dân cư cao như quận Hoàn 6
  7. Kiếm chỉ bình quân khoảng 25 m2/ người. Trong khi đó, ở tất cả các quận nội thành vẫn đang có xu hướng tăng mật độ dân cư. Những xu hướng đó dẫn tới nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị ngày càng lớn, do đó phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Theo quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến năm 2010 thì đất nông nghiệp là 33446 ha, giảm 13166 ha so với năm 2000; đất chuyên dùng là 29770 ha, tăng 9246 ha; đất ở nông thôn là 7909 ha, giảm 908 ha; đất ở đô thị là 5875 ha, tăng 3003 ha. Như vậy, theo quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010 thì quỹ đất cho xây dựng và phát triển nhà ở sẽ tăng lên, đây là cơ sở để phát triển thị trường nhà ở một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho mọi thành phần, tầng lớp dân cư. 2. Quỹ nhà ở Hà Nội và thực trạng: Theo Sở địa chính _nhà đất, Hà Nội hiện có quỹ nhà khoảng 12 triệu m2 (450000 căn hộ) chiếm 15% quỹ nhà ở cả nước. Trong đó, thuộc sở hữu nhà nước khoảng 4.5 triệu m2, chủ yếu là nhà tại các khu chung cư cũ được xây dựng trong các giai đoạn 1960-1970, 1970-1980, 1980-1990. Sau 9 năm thực hiện bán nhà theo Nghị định 61/CP, năm 2003 quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước còn lại là 3542155 m2(123237 căn hộ) với hình thái quản lý: ngành tài nguyên môi trường và nhà đất cho thuê gần 1648587 m2(62150 hợp đồng thuê), các cơ quan tự quản 1893568 m2(61087 căn hộ). Khoảng 80% quỹ nhà là nhà thấp tầng (1-3 tầng), 20% là nhà chung cư nhiều tầng với 434 nhà (920195 m2 sàn xây dựng, 27573 hộ với 137361 nhân khẩu), trong đó nhà lắp ghép chiếm hơn 600000 m2 sàn của 206 nhà lắp ghép tấm lớn. Hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường, nhiều khó khăn lớn không kiểm soát được xuất hiện làm cho các khu nhà ở nhất là các khu chung cư xuống cấp nghiêm trọng từ kiến trúc căn hộ đến quy hoạch không gian, chất lượng môi trường và dịch vụ công cộng. Kết quả là làm biến dạng hình thái quy hoạch, kiến trúc của khu chung cư cũ và ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể cảnh quan kiến trúc đô thị Hà Nội. Năm 1998, nhằm giải quyết một cách cơ bản chính sách nhà ở của Hà Nội, nhất là người có thu nhập thấp, người nghèo và cải thiện một bước điều kiện ở của nhân dân, góp phần xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, thành uỷ Hà Nội đã đề ra chương trình phát triển nhà ở đến năm 2000 và 2010, (Chương trình số 12 CTr/TU, ngày 25/5.1998). Chương trình này đã mở rộng biên độ thực hiện chính sách nhà ở ra xã hội với 5 mục tiêu chiến lược: 7
  8. + Phục hồi tôn tạo nhà ở trong khu phố cổ. + Chỉnh trang nhà ở trong khu phố cũ. + Cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở tập thể. + Xây dựng thêm nhà chung cư cao tầng hiện đại. + Xoá bỏ các khu nhà ở ổ chuột trong nội thành và ven nội. Nếu thực hiện được đầy đủ các mục tiêu chiến lược nêu trên thì thị trường nhà ở Hà Nội có nguồn lực dồi dào, điều kiện ở của người dân được cải thiện, thị trường nhà ở đa dạng, với nhiều loại sản phẩm phong phú như: nhà cho thuê giá cao và giá thấp, nhà mua bán trả góp nhà mua bán giá thấp và giá rẻ, nhà mua bán giá cao,... Qua 6 năm thực hiện chương trình số 12, Hà Nội đã đạt đựoc nhiều thành tựu đáng kể. Chỉ trong vòng 3 năm (1998-2000) đã xây dựng được 1,32 triệu m2 nhà ở các loại (trong đó, dự án nhà nước là 40 vạn m2, chiếm 35%, tư nhân tự xây dựng là 95 vạn m2 chiếm 65%). Trung bình mỗi năm xây dựng được khoảng 45 vạn m2 nhà ở mới (riêng năm 2002 đạt 95 vạn m2), gấp 9 năm có số lượng nhà ở xây dựng cao nhất trong thời kỳ bao cấp trước đây. Bước đầu giải quyết một phần khó khăn về nhà ở và cải thiện điều kiện ở của nhân dân thành phố, góp phần đổi mới bộ mặt thủ đô. Về phương diện phát triển nhà ở, Hà Nộ đã có một bước tiến dài. Song về phương diện kiến tạo thị trường nhà ở thì Hà Nội chưa làm được bao nhiêu. Đơn cử: về mặt pháp luật, tỉ lệ thị phần nhà ở do nhà nước kiểm soát chỉ chiếm khoảng 50-55%, còn khoảng 45-50% chưa kiểm soát được. Về cơ cấu sản phẩm nhà ở xây dựng mới, thì loại có giá trung bình (5 triệu đồng/m2) và giá cao (6-7 triệu đồng/m2) đang chiếm thị phần lớn, còn loại nhà ở giá thấp và giá rẻ chiế thị phần nhỏ. Thị trường nhà ở cho thuê vẫn mất cân đối và trên thực tế, chưa có loại nhà ở cho thuê giá thấp. Đối với những khu nhà cũ được cải tạo thì đều có những hạn chế nhất định. Bởi vì đây là lĩnh vực khó, phức tạp do phải tác động vào hệ thống cư trú xã hội có qui mô khá lớn (20 vạn người sống trong 30 khu chung cư cũ, chiếm gần 1000 ha đất với gần 5 triệu m2 nhà ở). Thực tế triển khai cải tạo khu chung cư cũ từ 1990 đến nay cho thấy một số nguyên nhân: thiếu chiến lược, những điều kiện cụ thể và cả giải pháp cải tạo đồng bộ, toàn diện và hiệu quả. Chẳng hạn về tài chính, nhà nước cấp 8-10 tỉ đồng /1 năm trong khi nhu cầu cải tạo cần là 2 nghìn tỉ và khi thực hiện xã hội hoá nhà ở thì khả năng đầu tư lại đơn lẻ, cục bộ, thiếu tính tổng thể. Mặt khác, do không có quỹ nhà 8
  9. tạm cư- tái định cư đã dẫn tới những giải pháp bất khả thi hoặc dự báo trong quy hoạch kiến trúc thiếu tính hiện thực. Tình trạng của các khu chung cư cũ ngày một xấu đi và nhu cầu của cộng đồng dân cư ngày một tăng cao, trong khi thực tiễn cải tạo vẫn chưa được cải thiện cơ bản và tiềm năng đất đai khu vực trung tâm đô thị vẫn còn "ngủ yên". Thêm vào đó là sự đa dạng về chủng loại cũng như mức độ tiện nghi của thị trường nhà ở đã gây áp lực rất lớn cho công tác quản lí và làm lộn xộn thêm hình ảnh của đô thị vốn dĩ đã rất chắp vá cũng như áp lực trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở của các tầng lớp dân cư. 3. Nhà ở cho người có thu nhập thấp: Những năm gần đây, nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng nhà ở trong đó có nhà dành cho người có thu nhập thấp. Nói đến thu nhập thấp chúng ta hay nghĩ đó là một số ít người trong xã hội nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại và số lượng người nghèo lại thường tập trung ở những thành phố lớn vì nơi này mật độ dân cư khá cao. Những người này không có đủ điều kiện để đầu tư xây dựng mới nhà ở do đó nên nhu cầu về nhà ở cho thuê và cải tạo nâng cấp nhà ở tại đây là rất cao. Theo số liệu diều tra mới đây, số lựơng gia đình người có thu nhập thấp và người nghèo sống trong khu vực nội thành Hà Nội có nhu cầu giải quyết vấn đề nhà ở ước tính 15 vạn hộ, trong đó số lượng gia đình chưa có chỗ ở cần giải quyết nhà ở ước tính 6 vạn hộ ( chiếm 40%), số lượng gia đình mong muốn được thuê nhà ở ước tính 4,3 vạn hộ (chiếm 31%) trong đó có khoảng 4,7 vạn hộ ở nhà chung cư. Thêm vào đó, theo dự báo thì trong giai đoạn 2006-2010 tỉ lệ hộ nghèo tại Hà Nội tăng 4,6%. Như vậy nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và người nghèo ngày càng tăng. Từ thực tế đó thấy rằng việc phát triển thị trường nhà cho thuê là tất yếu để góp phần giải quyết nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Ngày 6- 5- 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 76/2004/QĐTG về việc định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020. Quyết định này chỉ rõ "thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các tr ường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các đối tượng chính sách khác) mua hoặc thuê phù hợp với từng đối tượng cụ thể...Từng bước đổi mới chính sách pháp luật về nhà ở phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đóng 9
  10. vai trò chủ đạo trong việc hình thành thị trường bất động sản, nhà ở đồng thời có chính sách hỗ trợ thích hợp để các tầng lớp dân cư có điều kiện cải thiện chỗ ở". Thực hiện quyết định đó nhà ở dành cho người có thu nhập thấp đã có bước biến đổi tích cực. Thế nhưng trong thị trường nhà ở vẫn tồn tại sự mất cân đối giữa xu hướng đầu tư xây dựng nhà ở để bán và nhà ở để cho thuê. Ngay trong bản thân thị trường nhà ở cho thuê cũng có sự mất cân đối giữa nhà ở chất lượng thấp ( chiếm 70% quỹ đất đô thị ) và nhà ở chất lượng cao (chiếm 30% quỹ đất đô thị). Cụ thể hiện nay Hà Nội có gần 10 dự án xây dựng căn hộ và văn phòng cho thuê loại cao cấp. Theo nhận xét của các chuyên gia bất động sản, tiềm năng thị trường nhà cao cấp cho thuê là rất lớn vì Việt Nam đang có mức độ tăng trưởng cao nhất, nhì châu á. Mỗi năm dòng kiều hối đổ về trong nước đạt gần 3 tỉ USD đòi hỏi thị trường cung cấp nhà ở chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trong kế hoạch 5 năm tới, diện tích văn phòng cho thuê có thể được đưa vào thị trường là 190000 m2. Thế nhưng đến thời điểm, dự án xây dựng nhà ở cho thuê dành cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình chỉ đếm trên đầu ngón tay ví dụ: dự án thí điểm làng sinh viên Hacinco chủ yếu cho sinh viên thuê hay dự án nhà ở cho thuê tại Láng Hạ (Thanh Xuân). Trong khi đó nhu cầu về nhà ở cho thuê như phân tích ở trên lại ngày càng tăng. Vì thế cần thiết phải đầu tư hơn nữa cho việc phát triển cân đối , đồng đều thị trường nhà ở cho thuê để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho mọi tầng lớp dân cư và phát triển bền vững đô thị. Chương II Nhu cầu và Thực trạng nhà ở sinh viên I. Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhà ở cho sinh viên nước ta hiện nay 1. Nhu cầu nhà ở của sinh viên Theo số liệu thống kê, hàng năm nước ta có khoảng hơn 400.000 sinh viên nhập học. Những sinh viên này bắt đầu rời gia đình để đi học, họ cần có nơi tạm trú để tiện cho đi lại, học tập và nghiên cứu. 10
  11. Hiện những khu ký túc xá của các trường ở các thành phố lớn đều chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về chỗ ở của sinh viên từ tỉnh lẻ lên trọ học. Do đó việc tìm cho được một chỗ ở có thể giúp các sinh viên yên tâm học hành là nan đề lớn cho nhiều bạn, đặc biệt là những thành phần nghèo, con nhà có thu nhập thấp, và không có người thân ở Thành phố. Những sinh viên tỉnh lẻ ở quê lên thành phố trọ học, họ ăn ở ra sao? Ước muốn những gì? Phía quản lý KTX và chủ các nhà trọ có ý kiến như thế nào? Đó là những câu hỏi còn làm cho rất nhiều người phải đau đầu. Niềm vui chưa trọn: Ngay sau khi đậu đại học, niềm vui của những tân sinh viên tỉnh lẻ cũng như những thành viên trong gia đình chưa kịp thăng hoa thì họ đã phải lo làm sao cho có được một nơi để con em mình sống suốt mấy năm theo học trong trường đại học. Cung và cầu về ký túc xá hiện nay rất cách biệt, cung thường thấp hơn cầu rất nhiều. Bởi vậy việc tìm một nơi ăn ở cho sinh viên trở thành nỗi lo chính không chỉ của riêng sĩ tử nào (của rất nhiều bạn) vào mùa nhập học. Do khả năng đáp ứng phòng cho sinh viên của Ký túc xá các trường có hạn nên bao giờ cũng vậy, để có thể đăng ký vào ở trong Ký túc xá, sinh viên phải có đủ một số điều kiện sau: là người ngoại tỉnh, thuộc diện chính sách, con nhà nghèo học giỏi... Hiện nay, ở nước ta hầu như chỉ có các trường công lập mới có ký túc xá cho sinh viên, còn một số trường dân lập mở ra nhưng không có ký túc xá cho sinh viên của trường mình. Vì vậy, nhu cầu về nhà ở của sinh viên đang rất cao. Đây là thực trạng cần được quan tâm và có hướng giải quyết, khắc phục. Theo thống kê thực tế hiện nay, Hà nội có trên 300.000 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở vẫn chưa được đáp ứng. * Cung thấp hơn cầu: - Tại TP. Hồ Chí Minh, thống kê năm nay cho thấy trong tổng số 350.000 sinh viên, có chừng 200.000 sinh viên hiện đang cần phòng ở để học tập. Thế nhưng tính gộp số phòng của các dự án Ký túc xá đang xây dựng tại thành phố cũng chỉ đáp ứng được chừng 60.000 chỗ ở cho sinh viên (đáp ứng được 30%). - TP. Đà Nẵng nơi có 35.000 sinh viên cũng chỉ có chừng 10% sinh viên được vào ký túc xá, số còn lại phải tự đi tìm nhà ở bên ngoài. 11
  12. - ở Đà Lạt nơi có 13.000 sinh viên đang theo học tại Đại học Đà Lạt thì Kỹ túc xá của trường cũng chỉ đáp ứng được chỗ ở cho 780 sinh viên. "An cư, lạc nghiệp" là câu nói dân gian thường dùng để nói về sự ổn định nơi ăn chốn ở. Đối với sinh viên, tương lai của đất nước thì việc có được một nơi khả dĩ đàng hoàng để ăn học là điều kiện tiên quyết giúp các bạn có thể hoàn tất việc học hành. * Thuê nhà trọ Thế là do nhiều lý do: Không vào được ký túc xá, hay khi vào ký túc xá sẽ có một số qui định trở ngại đến những sinh viên phải kiếm việc làm thêm ngoài giờ nhằm trang trải bớt phí tổn cuộc sống; nên đa số sinh viên phải thuê nhà trọ bên ngoài. Có tiền thì có thể thuê được nơi vừa ý, gần trường tiện đi lại, học tập và ngược lại ít tiền phải chịu những điều kiện khắc nghiệt hơn như đi lại xa, chật chội, điều kiện sống không thuận lợi... Tuy vậy, nhiều khi có tiền vẫn không tìm được nơi ở vừa ý. Một câu hỏi được đặt ra là: Thuê nhà trọ có hoàn toàn thuận tiện cho sinh viên không? Nhiều tân sinh viên lúc đang lóng ngóng tìm nơi để thuê trọ thì gặp phải cò mồi. Đội ngũ này thường là những người lái xe ôm thiếu lương thiện, chúng rình rập và lừa những sinh viên mới lên học còn chưa biết nhiều. Nhiệm vụ chính của họ là ra vẻ rất thông cảm với nỗi khổ của sinh viên khi phải đi tìm nhà trọ, và cực kỳ thông cảm mới giới thiệu với nhà người quen hoặc địa chỉ mà mình biết đang có nhu cầu cho sinh viên thuê nhà trọ. Thật đúng là "đã nghèo còn gặp cái eo". Không được ở Ký túc xá (KTX), sinh viên phải thuê nhà trọ. Tìm được nhà trọ đã khó nhưng việc ở còn khó hơn. Nhà trọ cho sinh viên hiện nay hầu như đều do người dân có đất ở thành phố thấy được cầu của thị trường đã xây lên những khu trọ để cho sinh viên thuê. Những khu trọ này thường nằm trong ngõ ngách với diện tích chật chội, thiếu thốn điện nước. Vẫn còn có những khu nhà ổ chuột, những phòng trọ do lắp ghép bằng những miếng gỗ hay những vật liệu thải ra được tận dụng lại,... Môi trường học tập thì bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn, khí thải của các nhà máy công nghiệp. Phương tiện đi lại chưa thuận tiện do đường phố đông đúc, thiếu thốn xe cộ... 12
  13. Các khu trọ cách xa nhau và xa trường nên sinh viên ít có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, giao lưu học hỏi lẫn nhau, ít quan hệ, khó trau dồi kiến thức, việc tra cứu tìm tòi, tự học trên thư viện là rất ít. * Giá nhà trọ tăng cao: Vào đầu năm học mới này, chỉ riêng ở thành phố Đà Lạt giá nhà trọ dành cho sinh viên đồng loạt tăng ở mức dao động từ 15% đến 30%, tuỳ theo địa điểm và chất lượng phòng. Trong quá trình thuê, giá cả thị trường lên xuống thất thường cũng khiến chủ nhà tăng giá. Với túi tiền của sinh viên thì việc tăng giá nhà ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của sinh viên, nhưng việc tìm một nhà trọ thay thế lại là một việc hết sức khó khăn. Vậy sinh viên sẽ phải ở đâu cho thuận tiện? Đây chính là cơ hội kinh doanh cho các chủ đầu tư đầu tư vào dự án xây dựng nhà cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu bức thiết của sinh viên_thế hệ trẻ tương lai, những con người cần có môi trường tốt để học tập và tu luyện bản thân. 2. Khả năng đáp ứng của trị trường Trước cầu thị trường đã xuất hiện cung, thế nhưng cung hiện nay vẫn thấp hơn rất nhiều so với cầu. Ngoài các khu KTX của các trường Đại học, Cao đẳng - người dân thành phố đã biết tận dụng nguồn đất của mình để xây dựng nên các phòng trọ cho sinh viên thuê. Những căn phòng chỉ vẻn vẹn 8 -10m2 nhiều khi có đến 03 sinh viên thuê ở chung một phòng. Khả năng đáp ứng nhà ở cho sinh viên ở các tỉnh thành: + Tỉnh Nghệ An: nhà trọ gần Trường Đại học Vinh - Trường Thi - Thành phố Vinh, 3708 - Yên Thành... với giá cho thuê 120.000 -200.000đ/phòng + TP. Hồ Chí Minh: địa chỉ Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trình - 801 Quận 1, Phường 11 Quận 10 - 807 - Quận 10; Cách mạng tháng 8 - 15 - 807 - Quận 10; 811 - Bình Thạnh, Tôn Đức Thắng - 801 - Quận 1; Huỳnh Văn Chinh - Quận 11 - 808 - Quận 11; Nguyễn thị Tần - Phường 2 - 806 - Quận 8... với giá 120.000 - 500.000đ/phòng. + TP. Hà Nội: địa chỉ cho thuê nhà trọ Khương Trung 405, Đống Đa; Khu đường Láng - Yên Hoà - 406 - Cầu Giấy; Liễu Giai; Lạc Long Quân - Nghĩa Đô; Cầu 13
  14. Diễn, Trương Định, Thanh Xuân, Mai Động, Vĩnh Tuy, Kim Liên, Tây Sơn... với giá 200.000 - 1.000.000đ/Phòng. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện nay hệ thống KTX dành cho sinh viên mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về chỗ ở của sinh viên. Như vậy, còn 70% số sinh viên kém may mắn không được ở trong KTX đành phải tự lo lấy chỗ ở. II. Thực trạng nhà ở sinh viên 1. Thực trạng phòng ở Kí túc xá: a. Những thuận lợi khi ở Kí túc xá: Đỗ đại học là niềm hạnh phúc không chỉ của riêng các tân sinh viên mà của cả gia đình họ. Nhưng đằng sau sự vui sướng đó là bao nỗi lo lắng, bao khó khăn mà mọi sinh viên phai đương đầu nhất là đối với những sinh viên tỉnh lẻ. Từ những miền quê xa xôi đến Hà Nội, đến các thành phố lớn để học tập, khó khăn đầu tiên sinh viên gặp phải đó là chỗ ở. Dân gian có câu “an cư mới lạc nghiệp”, sinh viên phải được đảm bảo ổn định về cuộc sống chỗ ở thì mới có thể tập trung cho học tập. Có lẽ đối với hầu hết các sinh viên khi mới bỡ ngỡ đến Hà Nội_một nơi xa lạ, không người quen biết thì địa điểm được tin cậy nhất để hy vọng có được một chỗ ở là kí túc xá của trường. Tại đây, họ có thể được yên tâm một phần, vì: + Đã là kí túc xá của trường thì chắc chắn sinh viên ở đó sẽ có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường. Như vậy sinh viên vừa được đảm bảo về chỗ ở, vừa được đảm bảo an ninh, an toan cho sinh viên, đó là điều kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên. + Sống trong kí túc xá là sống trong môi trường cùng trng lứa,cùng hoàn cảnh, các sinh viên dễ cảm thông với nhau, chia sẻ cùng nhau, trao đổi với nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập. Hơn thế nữa, môi trường này còn rèn luyện cho sinh viên ý thức sống vì tập thể, lối sống độc lập, khả năng thích nghi với mọi điều kiện, giúp cho sinh viên dễ hòa nhập hơn sau này. + Kí túc xá đảm bảo chỗ ở ổn định cho sinh viên, tạo tâm lý yên tâm cho sinh viên trong học tập với mức giá thuê phù hợp với khả năng chi trả của sinh viên. Trung 14
  15. bình giá thuê ở kí túc xá là từ 50 000đ đến 70 000đ/người/tháng, với mức giá này hiện nay sinh viên không thể tìm được một chỗ ở nào để thuê ngoài. + ở trong kí túc xá sinh viên được hưởng những dịch vụ công cộng với mức giá thấp do được hưởng trực tiếp một phần hỗ trợ của nhà nước và nhà trường. Chẳng hạn, mỗi tháng sinh viên được sử dụng miễn phí 10 số điện/1 tháng, 4 m3 nước/1tháng. Nếu vượt quá số điện nước định mức sinh viên phải nộp thêm tiền nhưng với giá tính thấp: điện là 900đ/1 số, nước là 2800đ/1 m3. Ngoài ra, sinh viên còn được cập nhật mọi thông tin về trường lớp một cách nhanh nhất, sinh viên trong kí túc xá luôn luôn là “đường dây nóng” liên lạc với các sinh viên khác trong lớp. Với những ưu điểm đó của kí túc xá, đã có những thời kỳ ở kí túc xá của nhiều trường đã sử dụng với công suất tối đa, nhiều sinh viên nộp đơn xin được vào kí túc xá mà không được duyệt. b. Những tồn tại của Kí túc xá: Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm nảy sinh nhiều bất cập về kí túc xá, khiến cho một lượng lớn sinh viên lao đao về chỗ ở. + Về mặt diện mạo kiến trúc: Hầu hết các kí túc xá hiện nay đều là các ngôi nhà tập thể 4-5 tầng, được xây dựng từ ngày đầu thành lập trường nên giờ đây đã xuống cấp nghiêm trọng và trở nên cũ nát. Đặc điểm những kí túc xá này là xây dựng theo kiểu chia ô, vuông vức, khoảng cách giữa các tầng thấp, khoảng 3 - 3,5 (m), diện tích phòng ở khoảng 15 đến 20 m2 dành cho 8 đến 12 người ở, có thời kỳ còn phải ở đến 14 người. Thông thường mỗi tầng có 14 phòng và chỉ có 2 khu công trình phụ chung. Mỗi khu công trình phụ có 2-4 phòng tắm và 2-3 nhà vệ sinh +1 bể nước chung. Như vậy có nghĩa là nếu tính trung bình 10 người /phòng thì có đến 120 người ở 1 tầng nhưng lại chỉ có khoảng 8 phòng tắm, 6 nhà vệ sinh và 2 bể nước. Thử hỏi sinh hoạt của sinh viên sẽ như thế nào? Đã thế, kết cấu phòng ở lại cực kỳ bất tiện cho sinh hoạt, vừa chật hẹp vừa khó chịu, bức bối. - Nền nhà bằng xi măng, số lượng cửa sổ lại ít (1 cửa sổ/phòng), dẫn đến nhà rất hay ẩm thấp, thiếu không khí, ánh sáng trầm trọng. - Mỗi phòng kê 2 dãy giường gồm 4-6 giường tầng -> choáng hết diện tích phòng ở, nhiều phòng ở chỉ còn đủ một lối đi chung rộng khoảng 1-1,5 m. Hơn thế 15
  16. nữa, mỗi giường lại không được lắp thêm ngăn tủ đựng đồ riêng nên phòng vốn đã chật hẹp lại phai mất thêm một phần diện tích dùng vào mục đích để đồ riêng của mỗi sinh viên nên càng chật hơn. - Ngoài ra, khu vực dành cho phơi phóng cũng là một vấn đề đáng để nói. Với một số lượng người đông như vậy mà mỗi phòng chỉ có một khu vực phơi đồ rộng khoảng 4 m2, không có khu vực phơi chung khác nào cho sinh viên sử dụng. Những lúc bình thường sinh viên có thể cố gắng khắc phục nhưng những lúc “tổng vệ sinh” chăn chiếu thì thực sự rất nan giải. Rất nhiều người khi vào chơi trong kí túc xá đã không khỏi ác cảm nhất là lại phải nhìn thấy từng dãy quần áo được treo phơi ở mọi nơi, mọi chỗ của khu nhà. Nhưng biết làm sao khi sinh viên không có chỗ để phơi mà nhu cầu này lại quá lớn và rất thường xuyên. - Các khu kí túc xá hầu như 100% không có nơi dành cho sinh viên tiếp khách hoặc tổ chức sinh nhật, phòng ở lại quá chật chội, có phần bừa bãi nên khi có khách sinh viên buộc phải dẫn ra quán -> tăng thêm chi phí của sinh viên. + Về cung cấp các dịch vụ và cơ chế quản lý kí túc xá: - Dịch vụ nhà ăn: có rất nhiều trường không có hệ thống nhà ăn phục vụ sinh viên: ngoại thương, mở (không có cả kí túc xá), sân khấu điện ảnh,… Và như thế có nghĩa là buộc sinh viên phải sử dụng hệ thống dịch vụ tư sau trường cho dù chất lượng các dịch vụ đó như thế nào. Đối với những trường có hệ thống nhà ăn phục vụ sinh viên thì chất lượng phục vụ cũng không khá hơn là bao. Nhà ăn thuộc diện đã được xây dựng từ rất lâu, cơ sở cũ nát, chất lượng thực phẩm ít được quan tâm mà chỉ chú trọng đến mặt số lượng nên không đảm bảo, số lượng mặt hàng phục vụ lại không đa dạng. Chính điều này đã dẫn tới một thực trạng là sinh viên nấu ăn trộm trong phòng ở rất nhiều, từ đó gây ra nhiều hậu quả khác như: nguy cơ quá tải nguồn điện, nguy cơ về cháy nổ cao. Và như vậy khiến cho sinh viên không yên tâm học tập. - Điện nước: Nước được bơm theo giờ nhưng giờ bơm lại không hợp lý: sáng từ 6h-8h, trưa từ 11h-12h, chiều từ 16h-19h, thường thì trong những khoảng thời gian này sinh viên phải đi học. Đã thế chất lượng nước lại kém, có rất nhiều cặn, váng, không đảm bảo an toàn vệ sinh cho sinh viên, bể nước không được cọ rửa thường xuyên lại chỉ có nắp đậy nửa bể nên nước có rất nhiều bụi. Một thực trạng đáng nói 16
  17. nữa ở đây là tình trạng mất nước xảy ra thường xuyên, có lúc còn mất đến 4,5 ngày, gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của sinh viên. - Cơ chế quản lý kí túc xá lỏng lẻo: Thể hiện: Tất cả mọi người có thể ra vào kí túc xá một cách tự do mà không bị kiểm tra. Điều này dẫn đến rất việc rất nhiều sinh viên trong kí túc xá bị mất đồ và tiền. Công tác kiểm tra phòng ở sinh viên của ban quản ký kí túc xá không hoặc rất ít được thực hiện. Dẫn đến, phòng ở lộn xộn, bừa bộn, rác thải có mặt dọc hành lang đi. Tệ hại hơn nữa là tình trạng sinh viên cờ bạc, rượu chè trong kí túc. Cũng chính điều này đã làm nảy sinh một hiện trạng là sinh viên ở chui tràn lan trong kí túc xá, gây nên tình trạng lộn xộn. Ngoài ra do không được quản lý chặt nên ý thức giữ gìn trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của kí túc rất kém. Tất cả những điều trên đã làm cho chất lượng ở kí túc xá sụt giảm trầm trọng. Rất nhiều sinh viên vì không thể cố gắng thích ứng được với cuộc sống trong kí túc xá nên đã phải xin chuyển ra ngoài dù biết rằng nếu ra ngoài cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, và khó khăn lớn nhất trước mắt là tìm chỗ ở. Chính điều này đã dẫn đến một thực tế là kí túc xá thì thừa phòng không có sinh viên ở, trong khi sinh viên vẫn phải lao đao đi tìm nhà ở thuê ngoài chứ nhất định không chịu vào kí túc xá ở. c. Giải pháp cải tạo : (Trường ĐH KTQD) Từ thực trạng đó, một biện pháp đã được đưa ra, đó là xây dựng dự án cải tạo, cơi nới, nâng cấp các kí túc xá cũ và đầu tư xây dựng khu kí túc xá mới. Hiện nay, ở tất cả các trường đều đã thực hiện dự án này và đã mang lại cho kí túc xá sinh viên một bộ mặt mới với chất lượng cao hơn. Thể hiện: + Bề ngoài khu kí túc xá được tu sửa, trang trí lại khang trang, sạch đẹp hơn. + Phòng ở đựơc cơi nới, ghép ốp làm cho rộng hơn, đặc biệt là tất cả các phòng đều được xây dựng khép kín, số lượng người giảm đi, trung bình 8 đến 10 người/1phòng, mức giá trung bình là 50000đ - 60 000đ/người/tháng. + Chất lượng hệ thống dịch vụ phục vụ sinh viên cũng được nâng lên. Nhiều trường đã xây dựng mới nhà ăn tập thể, mở rộng, mở thêm nhiều căng tin, trong khuôn viên trường đã có thêm khu vực để sinh viên tập luyện, chơi thể thao (kinh tế, bách khoa, sư phạm 1). 17
  18. Đơn cử như trường đại học KTQD. Trước đây, kí túc xá của trường cũng ở trong tình trạng chung: nhà ở cũ, tồi tàn, phòng ở vừa thiếu vừa chật hẹp, lại không khép kín, số sinh viên/1 phòng ở đông(10 người/phòng), các dịch vụ cung cấp: điện nước, dịch vụ ăn uống,chất lượng thấp,...Thế nhưng hiện nay, diện mạo kí túc xá của trường đã hoàn toàn thay đổi. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của bộ Giáo dục &Đào tạo, bộ Kế hoạch &Đầu tư, bộ tài chính & các cơ quan hữu quan, Đảng ủy, ban giám hiệu trường đại học KTQD đã quyết định xây dựng và thực hiện dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp , mở rộng khu kí túc xá sinh viên các nhà 1,2,3,4 bằng cách cấy ốp các công trình phụ khép kín vào các phòng ở sinh viên. Ngày 2/10/2001 bộ trưởng bộ giáo dục &đào tạo đã ký quyết định số 5445 QĐ/BGD&ĐT-KHTC phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo mở rộng 4 kí túc xá sinh viên trường đại học KTQD với tổng diện tích cải tạo 4 kí túc xá cũ là 10446 m2, trong đó, diện tích cải tạo khu vệ sinh cũ thành diện tích sinh hoạt chung là 1051 m2, tổng diện tích xây dựng mới khu vệ sinh là 4053 m2, với tổng mức đầu tư là 11179368000 đồng, xây dựng bằng 100% vốn ngân sách nhà nước cấp. Đến đầu năm 2003, dự án hoàn thành. Giờ đây, toàn bộ khuôn viên kí túc xá đã được quy hoạch tách rời với các khu vực hành chính, gồm 5 nhà: nhà 1,2,3,4 vừa được cải tạo lại, nhà 11 vừa được xây dựng mới hoàn toàn, 1 nhà ăn 3 tầng cũng vừa được khánh thành, cộng thêm 2 căngtin nhỏ phục vụ sinh viên và 1 sân thể dục rộng rãi đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu nhà ở của sinh viên. Ngoài ra , trong kí túc xá còn co 2 khu nhà để xe phục vụ sinh viên có nhu cầu. Khu kí túc xá nhà 11- khu nhà được xây dựng mới hoàn toàn gồm 5 tầng khang trang, sạch sẽ, có khuôn viên rộng, thoáng và nhiều cây xanh. +Tầng 1 là tầng dành riêng cho các phòng hành chính: hội sinh viên, ban giám đốc trung tâm dịch vụ, phòng ban quản ký sinh viên, phòng tiếp khách của sinh viên và có khoảng 4 đến 5 phòng dành để phục vụ chỗ ngủ cho người nhà sinh viên khi đến thăm. +Từ tầng 2->tầng 4 là tầng ở của sinh viên nữ. +Tầng 5 dành riêng cho sinh viên nam. Mỗi tầng gồm 26 phòng khép kín. Đối với mỗi phòng: - Diện tích ở khoảng 15 m2 + 6 m2 khu công trình phụ + 1 ban công là khu vực phơi phóng. 18
  19. - Nền được lát đá hoa sáng màu, mỗi phòng đều được trang bị 1 bộ bàn ghế tiếp khách, hệ thống quạt trần, đèn đầy đủ. - Phòng ở dành cho 8 người ở với mức giá là 70 000 đ/người/tháng, chưa kể điện nước (miễn phí 10 số điện, 4m3 nước/sinh viên/tháng). Khu nhà được quản lý chặt chẽ về mặt an ninh cũng như vệ sinh môi trường. Thể hiện: Thứ nhất là : chỉ mở 1 cửa chính, tất cả mọi người muốn ra vào khu nhà phải xuất trình giấy tờ. Nhờ vậy mà an ninh, trật tự của khu nhà này rất ổn định, không có hiện tượng bị mất đồ hay sinh viên ở chui, cờ bạc. Thứ hai là: Hàng ngày, ban quản lý kí túc xá luôn kiểm tra vệ sinh của từng phòng và có chấm điểm. Kết quả được công bố công khai, có những hình thức thưởng phạt nhất định. Điều này góp phần quan trọng làm cho khu vực ở sạch sẽ, thoáng đẹp, giữ gìn được cơ sở vật chất. Ngoài ra, ở đây còn có riêng 1 khu dịch vụ điện thoại phục vụ nhu cầu gọi đi của sinh viên cũng như đảm bảo liên lạc giữa gia đình, bạn bè và sinh viên. Với những điều kiện cơ sở vật chất như vậy, đây thực sự là chỗ ở lý tưởng của sinh viên. Song do số lượng phòng ở có hạn nên chỉ những sinh viên thuộc diện ưu tiên đặc biệt mới được ở đây chẳng hạn như sinh viên thuộc khu vực 1,2 nông thôn, sinh viên hệ KV. Đối với sinh viên khu kí túc xá nhà 1,2,3,4, nhờ dự án tu sửa, nâng cấp nhà ở kí túc xá của trường nên cả 4 khu nhà này đã được tân trang lại, mang một diện mạo mới. Bốn khu nhà này được sắp xếp thành 2 dãy đối xứng nhau, giữa là sân thể dục, sân này vừa là chỗ học thể dục cua sinh viên trong trường, vừa là nơi để sinh viên tập luyện, tổ chức các hoạt động. Vì thế có thể nói đây là khu vực rất náo nhiệt. Bốn khu nhà có cấu trúc tương tự nhau, gồm 4 tầng, mỗi tầng có 14 phòng ở khép kín + 1 phòng học chung. Diện tích phòng ở khoảng 20 m2 + khu công trình phụ khoảng 6m2+ 1 ban công dùng để phơi phóng. Phòng dành cho 10 người ở, giá thuê là 60 000đ/người/tháng chưa kể điện nước. Mỗi khu nhà cũng có một phòng quản lý và luôn có người trực 24/24h. Về việc quản lý sinh viên trong kí túc xá: nhà trường rất chú trọng đến công tác này và đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả: 19
  20. + Cả 5 khu nhà kí túc xá được xây dựng nằm trong một khuôn viên kín, chỉ để 1 lối vào kí túc xá. Do đó nên việc quản lý sinh viên trở nên đơn giản hơn. Ban quản lý thực hiện kiểm tra những người ra vào kí túc xá tại cổng kí túc, thực hiện giờ đóng cổng kí túc: 23h30’ đối với ngày thứ 7 và 23h đối với những ngày còn lại trong tuần. Giờ giấc tập luyện, chơi thể thao cũng được quy định rõ trong nội quy ở kí túc xá. + Sắp xếp chỗ ở cho sinh viên một cách hợp lý: Sắp xếp theo lớp ,theo khoa và theo khoá. Mỗi khoá sẽ được xếp ở 1 nhà: nhà 11 dành cho sinh viên n ăm thứ nhất và sinh viên hệ KV, nhà 1 dành cho sinh viên năm thứ 4, nhà 2 dành cho sinh viên năm 2, nhà 3 dành cho sinh viên năm 3 và một nửa là sinh viên năm 2, nhà 4 là dành cho sinh viên năm3. Tất cả những sinh viên ở cùng 1 lớp, 1 khoa được xếp ở chung 1 phòng, 1 tầng. Việc làm này vừa giúp ban quản lý thuận tiện trong quá trình quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, vì cùng lớp nên thân nhau, hiểu nhau hơn, có thể bổ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Song, bên cạnh đó, kí túc xá của trường vẫn còn nhiều tồn tại. Chẳng hạn như: + Số lượng phòng ở kí túc xá chưa đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Mỗi năm kí túc xá chỉ có thể cung cấp 800 chỗ ở cho sinh viên trong khi số lượng sinh viên cần ở phải gấp 3 lần con số này. Chất lượng phòng ở còn thấp do: phòng ở xây dựng mới rất ít, chủ yếu là những phòng được cải tạo lại trên nền những phòng ở cũ. + Diện tích phòng ở vẫn còn chật hẹp. Mặc dù được cơi nới rộng hơn nhưng phần được cơi nới ở đây không phải là phần diện tích ở mà là phần công trình phụ. Do đó nên diện tích ở coi như không hề thay đổi. + Kết cấu phòng không hợp lý: ở khu nhà 11, công trình phụ lai được bố trí ở phía trước, cạnh cửa ra vào,khu vực phơi phóng quá hẹp, nhiều phòng bị khuất ánh sáng. Điều này gây bất tiện cho sinh viên trong sinh hoạt hàng ngày. + Hiện tượng thiếu nước, mất nước vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào mùa hè. Đây cũng là những vấn đề tồn tại chung của các khu kí túc xá ở các trường khác. Ví dụ như: Đại học bách khoa: chỉ tiêu chỗ ở trong kí túc xá mỗi năm là 1400 chỗ, trong khi nhu cầu ở là gần 5000. Hiện nay, đại học bách khoa có 4 dãy nhà ở cho sinh viên chinh quy, trong đó 3 dãy là cải tạo lại, chỉ có nhà B10 là được xây dựng mới, các dãy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0