intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Chia sẻ: Dang Thi Kim Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

400
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở việt nam', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

  1. ........ Luận văn Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH................................ ............ 5 I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH ............................. 5 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ ........................... 12 III. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH ........................................................................................ 15 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ ................................ ............................ 19 I. NGUYÊN NHÂN ................................................................................. 19 II. VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH N GHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN N AY ..................................................... 21 III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯ ỢC TRONG VIỆC Đ ƯA VĂN HOÁ VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ................. 24 III. ĐƯA NHÂN TỐ VĂN HOÁ VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................. 26 CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐƯA VĂN HOÁ VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ....... 29 I. MỘT SỐ ĐỊNH H ƯỚNG TRONG XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................. 29 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠO SẮC THÁI KINH DOANH Ở VIỆT NAM ................................................................ ........................................ 31 KẾT LUẬN ................................ ................................ .............................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 38 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đảng ta luôn luôn coi trọng yếu tố văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Văn hoá vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu của chúng ta. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Văn hoá ngày càng đóng góp vai trò điều tiết tinh thần, góp phần đắc lực vào việc khai thác những nhân tố tích cực hạn chế nhân tố tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong xã hội, văn hoá giữ vai trò góp phần hình thành một con đường phát triển phù hợp với đặc điểm của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới. Gần đây các học giả quốc tế nói nhiều, nghiên cứu nhiều về các yếu tố thành công của các nước có nền công nghiệp mới (NICS) trong phát triển trong khu vực Đông Á - Đ ông Nam Á (là những con rồng – con hổ trong phát triển kinh tế). Sự thành công và năng đ ộng đó được xác nhận là sự bắt nguồn từ các yếu tố văn hoá truyền thống, trong đó tính cộng đồng, tính ý thức dân tộc thể hiện rất cao trong quan hệ kinh doanh: sự ham học hỏi, sáng tạo, tính nghiêm túc, kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn mạnh và được coi là những nhân tố thúc đẩy quá trình tăng kinh tế bền vững, cân đối của các nước này. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam với rất nhiều các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức – phi văn hoá, chạy theo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các giá trị kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm cho các giá trị đó bị đảo lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế, chính vì tính cấp thiết của sự xuống cấp thang giá trị đó. Ngoài mục đích đưa ra những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh. Còn lý do thứ hai là em muốn nhấn mạnh hơn xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó là lý do vì sao em lựa chọn đề tài: “Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh 3
  4. và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh là những phạm trù rộng lớn có nhiều mối quan hệ tác động qua lại hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, thảo luận trong thời gian tới. Cho nên đề án có thể có nhiều hạn chế nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các bạn, cùng các thầy cô có quan tâm. Em xin chân thành cảm ơn! 4
  5. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh, làm thế nào để sử dụng mối quan hệ đó, đưa văn hoá vào kinh doanh, sử dụng những đặc trưng của nền văn hoá vào kinh doanh đ ể đạt tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả là những vấn đề đang đặt ra nóng hổi. Những vấn đề đó đ ã thoát ra khỏi lĩnh vực xã hội đơn thuần mà còn trở thành mối quan tâm của chính khách, các nhà quản lý và các nhà kinh doanh. 1. Khái niệm vă n hoá Cho tới nay, đã có khoảng 400 – 500 định nghĩa về văn hoá. Một con số rất lớn và không xác đ ịnh như vậy nói lên sự phong phú của khái niệm văn hoá. Từ thế kỷ XIX (năm 1871) Edward Burrwett Tylor đ ã đưa ra một định nghĩa cổ điển, theo đó văn hoá bao gồm mọi năng lực và thói quen, tập quán của con người với tư cách là thành viên của xã hội. Với định nghĩa đó, văn hoá bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghi thức, qui tắc, thể chế, chuẩn mực, công cụ, kỹ thuật, công trình nghệ thuật (hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc) và những yếu tố khác có liên quan đến con người. Theo triết học Mác – Lênin: văn hoá là tổng ho à những giá trị vật chất và tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hình thức khởi đầu và nguồn gốc đầu tiên làm hình thành và phát triển văn hoá là lao động của con người, phương thức thực hiện lao động và kết quả của lao động và kết quả lao động. Còn theo giáo trình quản lý xã hội khái niệm văn hoá: là một thiết chế xã hội cơ bản, là một phức thể, tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vật 5
  6. chất, tri thức, tình cảm...khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền quốc gia, xã hội....văn hoá có thể là hữu thể, có thể là vô hình. N hư vậy, dù theo định nghĩa, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét chung là “con người” đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hoá với con người. Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên giá trị văn hoá. Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấy chính là bản thân con người – con người có văn hoá. Con người sáng tạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá. Trong sơ đồ 1 chỉ rõ: văn hoá là toàn bộ của cải vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái hợp lý và sự phát triển bền vững an toàn cho cộng đồng, x ã hội và nhân loại. Văn hoá (cộng đồng, gia đ ình, xóm, làng, vùng, miền, quốc gia, nhân loại Văn hoá hữu thể V ăn hoá vô (vật chất) hình(tinh thần) Hệ Hệ Hệ Đạo Lối Di Các ngh Tôn Giá ... thốn thốn thốn đức ệ sốn tích côn giáo tín o lịch ngưỡn dục g g g g thu g sử ật trình giao côn tran g kiến g sở thôn g thi ết trúc g bị cho sản xuất Sự phát triển bền vững, an toàn. + Cái đúng + cái đ ẹp + Cái tốt + cái hợp lý 6
  7. Sơ đồ 1: Cấu trúc văn hoá - Văn hoá vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra kể từ các tư liệu sản xuất cho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội. Trong các giai đoạn khác nhau của xã hội thì các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giai đo ạn phát triển khác nhau của văn hoá. - V ăn hoá tinh thần: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần, bao gồm khoa học ở mức độ áp dụng của thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh ho ạt, trình độ học vấn, tình trạng, giáo dục y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong hành vi của các thành viên trong xã hội, trình đ ộ phát triển nhu cầu con người...văn hoá còn bao gồm những phong tục tập quán, những phương thức giao tiếp ngôn ngữ. Ranh giới giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ có tính chất tương đối. - Văn hoá mang tính giai cấp, nó phục vụ cho giai cấp nhất định. Tính giai cấp đó biểu hiện ở chỗ văn hoá do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào, những cơ sở vật chất của văn hoá (các phương tiện thông tin, tuyên truyền, các rạp hát....) do ai làm chủ. Tính giai cấp của văn hoá còn thể hiện ở chức năng của văn hoá. Nó giáo d ục, xây dựng con người theo một lý tưởng – chính trị – xã hội, đạo đức, thẩm mỹ của một giai cấp nhất định. - Văn hoá mang tính dân tộc, mang tính cộng đồng, tổ chức và được kế thừa qua nhiều thế hệ. Mỗi dân tộc có lịch sử phát triển riêng, có điều kiện tự nhiên, các sinh hoạt riêng, có phong tục tập quán, những thói quen tâm lý riêng. Điều đó qui định đặc điểm riêng của văn hoá dân tộc. 2. Khái niệm kinh doanh 7
  8. Giải thích nghĩa của từ “kinh doanh” trong một số từ điểm do các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam biên soạn cơ chế là giống nhau. Theo đại từ điển Tiếng Việt, thì kinh doanh có nghĩa là “tổ chức buôn bán để thu lỗ lãi”. Có từ điển từ và ngữ Việt Nam thì kinh doanh là “tổ chức hoạt động về mặt kinh tế để sinh lời”. Lãi hay lỗ ở đây được hiểu là: khi người ta bỏ vốn để buôn bán hoạt động kinh tế thì giá trị thu về phải cao hơn số vốn ban đầu cùng với việc bảo đảm thực hiện các trách nhiệm khác theo pháp luật. K inh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Vấn đề là ở chỗ kinh doanh như thế nào, nó đem lại lợi ích và giá trị cho ai? đó chính là vấn đề của văn hoá trong kinh doanh. N hư vậy, kinh doanh có thể hiểu như luật doanh nghiệp, xem đó là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. 3. Khái niệm vă n hoá trong kinh doanh 3.1. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh. Từ hai khái niệm văn hoá và kinh doanh ta đi đến khái niệm văn hoá kinh doanh là gì? V ăn hoá trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ. V iệc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại cho kinh doanh và chủ thể kinh doanh một sứ mạng cao cả. Đó là sứ mệnh phát triển con người, đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn vinh và vững mạnh của đất nước, sự vẻ vang của dân tộc. Nhận thức được sứ 8
  9. mệnh ấy con người sẽ hay say lao động, không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí hy sinh cả lợi ích riêng của m ình đóng góp vào lợi ích chung vì xã hội. Do đó, văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thành của nền văn hoá dân tộc, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Bản chất của văn hoá trong kinh doanh đó là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng cái tốt, cái đẹp. Cái lợi đó tuân theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Ngược lại cái đúng, cái tốt, cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi. Văn hoá kinh doanh cuả các nhà kinh doanh, của doanh nghiệp được nhận biết qua hai phương diện chính. Một là: các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) đ ược vận dụng vào quá trình kinh doanh đ ể tạo ra các sản phẩm hàng hoá về dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hoá. Đó chính là kiểu kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh doanh phù hợp với nét đẹp của văn hoá d ân tộc. H ai là: cái giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật kinh doanh...mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình ho ạt động và làm nghề kinh doanh của họ, có tác dụng cổ vũ biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hoá mà họ đang theo đuổi. Đó chính là lối sống có văn hoá của các chủ thể kinh doanh. Đ ề cao cái lợi của hoạt động kinh doanh gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, nhằm thoả mãn có chất lượng nhu cầu và thị hiếu của đời sống xã hội, mỗi xã hội cần định hình ra thành các truyền thống văn hoá kinh doanh trong nền văn hoá chung của dân tộc. 3.2. Nội dung của văn hoá trong kinh doanh Đ ể có thể thấy rõ văn hoá trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt N am chúng ta cần phải làm rõ nội dung của văn hoá trong kinh doanh thể hiện ở những khía cạnh nào trong môi trường kinh doanh: Thứ nhất, văn hoá trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái đẹp, cái tiện nghi với mọi nhà vì hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm dịch 9
  10. vụ, thông qua sản phẩm dịch vụ người sản xuất đem đến cho người tiêu dùng giá trị và giá trị sử dụng, đem đến sự thoả mãn tiêu dùng cho nhu cầu khách hàng. Qua đó, người kinh doanh thu được lợi nhuận, giá trị tăng thêm. Thông qua việc phục vụ nhu cầu khách hàng người kinh doanh thực hiện được mục đích kinh doanh của mình. Thứ hai, văn hoá trong kinh doanh thể hiện ở việc tổ chức kinh doanh, nhân cách của người lãnh đạo và người lao động. Thứ ba, nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở điểm không chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà còn phải quan tâm thích đáng đến khía cạnh xã hội của hoạt động kinh doanh. Thứ tư, nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở thái độ đối với sự thành công hay thất bại trong thương trường: “thắng không kiêu, bại không nản”, “khi vui muốn khóc, b uồn tênh lại cười”. Đó là thái độ đúng đắn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thứ năm, văn hoá trong kinh doanh thể hiện nội dung mối quan hệ giữa người bán và người mua. Giữa những người làm kinh doanh với nhau. Thứ sáu, nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở cách chọn sản phẩm kinh doanh và đối tượng phục vụ. Thứ bảy, nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Cuối cùng nội dung của văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện ở sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ x ã hội từ nước này sang nước khác. 3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh doanh. Q ua sự thể hiện của nội dung văn hoá trong kinh doanh, chúng ta có thể rút ra mấy yếu tố chính ảnh hưởng tới văn hoá trong kinh doanh sau đây: 10
  11. - Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh doanh đó là lối sống. Lối sống ở đây có thể hiểu là những hành vi biểu hiện bằng những hành động cụ thể trong sinh hoạt làm việc, kinh doanh, cũng như giao tiếp. Nó được hun đúc từ những giá trị đạo đức truyền thống, nâu ngày dần dần in sâu vào cách suy nghĩ của chủ thể hành động. Những suy nghĩ đó được trí óc lưu giữ và biểu hiện ra bằng hành vi. Khi con người lao động cũng như giao tiếp nó tri phối tới hành vi hành đ ộng. Thể hiện quan điểm cũng như nhận định cũng như cách giải quyết của mình với vấn đề. Chính cách thức kinh doanh, hành vi kinh doanh ra sao là phản ánh đầy đủ những giá trị đạo đức và người đó lưu giữ. Những giá trị đó đ ược mang d ưới vỏ bọc lối sống thông qua sinh ho ạt, lao động, kinh doanh, lối sống được khắc hoạ ra các hành vi cụ thể mà xét trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là văn hoá trong kinh doanh. - Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới sự hình thành văn hoá trong kinh doanh trực tiếp đó là nghệ thuật và pháp luật. Tại sao yếu tố đó lại là một nghệ thuật và pháp luật? Với trào lưu kinh doanh cạnh tranh đầy mạnh mẽ của thị trường. Mặt tiêu cực sẽ nhiều hơn mặt tích cực do theo đuổi mục đích của mình. Do vậy, nếu nghệ thuật và luật pháp, phát huy vai trò của mình vừa là gương phản chiếu – vừa là rào cản ngăn chặn. Một mặt vừa tuyên truyền giới thiệu, một mặt vừa là sự sử lý khi vi phạm. Thì hành vi kinh doanh của các chủ thể sản xuất – kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo đúng quỹ đạo, không làm chệch hướng ra ngoài sự quản lý, gây tác hại to lớn đến lợi ích chung của xã hội. - Yếu tố đ ược nhắc đến tiếp theo là yếu tố vốn và thị trường. Khi b ước vào sản xuất – kinh doanh, chủ thể kinh doanh sẽ rất cần vốn để sản xuất. Nếu nguồn vốn dồn dào, không hạn chế. Sẽ tạo ra sự thuận lợi cho việc hoạt động – kinh doanh theo quy đ ịnh của pháp luật. Không có hành vi phải kinh doanh theo thời cơ, mà kinh doanh một cách đàng hoàng. Có sự chuẩn bị, tính toán một cách cẩn thận luôn luôn đề cao tính chắc chắn. Chính sự kinh doanh gắn 11
  12. lợi ích nâu dài của chủ thể kinh doanh với lợi ích xã hội, điều chỉnh hành vi kinh doanh của chủ thể. Hướng chủ thể kinh doanh có văn hoá hơn, có sự tự tin hơn trong sản xuất – kinh doanh, tạo ra những doanh nhân kinh doanh có văn hoá. Còn ngược lại, thiếu vốn sẽ dẫn đến hành vi kinh doanh bếp b ênh, cơ hội, lừa đảo do không có đủ khả năng cạnh tranh trong kinh doanh, nhưng vẫn muốn đạt được mục đích của mình. Do vậy buộc chủ thể kinh doanh phải có hành vi kinh doanh thiếu đạo đức. Bên cạnh đó, nếu thị trường kinh doanh là một môi trường là một môi trường kinh doanh có văn hoá, sẽ không còn diện tích nào cho kiểu kinh doanh vô văn hoá, kinh doanh kiểu lừa đảo. Ngược lại, nó sẽ là mảnh đất rất phì nhiêu cho nhiều kẻ muốn thực hiện đ ược mục đích của mình bằng bất kỳ giá nào. Đó là lý do vì sao, yếu tố vốn và thị trường là yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành văn hoá kinh doanh. - Yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh doanh đó là: lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Khi kinh doanh được gọi là kinh doanh có văn hoá, là lúc mà ở đó lợi ích x ã hội và lợi ích cá nhân xấp xỉ ngang nhau. Lúc đó, lợi ích giữa người cá nhân trùng khít với lợi ích xã hội, đã phù hợp, cái tốt cái đẹp, cái chân thiện mỹ được tạo ra. Nếu như chủ thể kinh doanh nào cũng hành động như vậy thì sẽ tác động đến việc hình thành một nét kinh doanh truyền thống. Mà thực chất là “văn hóa trong kinh doanh”. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ V ăn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau. Không thể có văn hoá suy đồi m à kinh tế phát triển. Văn hoá bao giờ cũng là đ ộng lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, mặt khác, kinh tế phát triển là mảnh đất thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của cộng đồng. Lịch sử thế giới cũng như nước Việt Nam đã chứng minh nguyên lý đó. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, trong quá trình phát triển của nhân loại, một số nước lãnh thổ đã từng có nền văn hoá cao, được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại, thì ngày nay các nước đó không phải là những nước có nền kinh tế phát triển, thậm chí 12
  13. chỉ là những nước đang phát triển. Ví dụ, thời thượng cổ, lưu vực sông Vệ và sông Hoàng Hà của Trung Quốc đ ã hình thành đời sống đô thị khoảng 3000 năm trước công nguyên, khu vực Lưỡng Hà có một nền văn hoá liên tục hơn 3000 năm trước công nguyên, lưu vực sông Nil, với đất đai phì nhiêu, là nơi định cư của người Ai Cập là 3000 năm trước công nguyên khi hạ Ai Cập thống nhất với thượng Ai Cập, thuộc triều đại các vua Pharaon với việc xây dựng các Kim Tự Tháp. N hư vậy, từ việc khu xét sự phát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình D ương, người ta tìm thấy những dấu ấn và đ ặc trưng văn hoá của các quốc gia đó trong phát triển kinh tế. Thực tế đó đã bắt buộc người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát triển triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào ho ạt động sản xuất kinh doanh. V ì vậy, mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế có thể hiểu. - Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh tế phải đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động hiệu quả, có tốc độ cao chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá. - Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực được coi là những di sản quý báu bán tích lũy được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng đ ồng thời, với quá trình phát triển, kế thừa và giữa gìn b ản sắc riêng, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá đậm đà b ản sắc dân tộc vừa có tính hiện đại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách khoa học – kỹ thuật, làm cho vai trò 13
  14. của văn hoá trong hoạt động kinh tế càng được nâng cao và thiết thực khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển cao với tốc độ cao và hài hoà trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. 14
  15. III. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤ T – KINH DOANH Theo luật doanh nghiệp, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt Nam năm 1992, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Điều 3, Chương I, Luật doanh nghiệp). V ăn hoá, với tư cách là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đương nhiên nó trở thành di sản, thành tiền đề cho bất kỳ quá trình phát triển và tiếp theo. Những giá trị vật chất đã sáng tạo ra đương nhiên là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển ở các giai đoạn kế tiếp. Những giá trị văn hoá tinh thần phục vụ cho một nhu cầu không thể thiếu của con người, nó đảm bảo chất lượng của yếu tố con người – yếu tố cơ bản trong ho ạt động sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của con người trong sản xuất kinh doanh. 1. Văn hoá với tư cách là tri thức, kiến thức tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển Sản xuất kinh doanh chính là quá trình con người sử dụng các tri thức, kiến thức tích luỹ được để tạo ra các giá trị vật chất mới. Các tri thức này có thể biểu hiện dưới hình thái ý thức, gắn liền với tư liệu sản xuất và người lao động. Khối lượng các tri thức, kiến thức đó bản thân nó đã là các giá trị văn hoá, đồng thời nó cũng được huy động và sử dụng vào sản xuất – kinh doanh trong môi trường văn hoá. Nếu không có môi trường văn hoá trong sản xuất – kinh doanh thì không thể sử dụng đ ược các tri thức, kiến thức đó, và đương nhiên không thể tạo ra hiệu quả sản xuất, không thể phát triển sản xuất – kinh doanh. V ới quan hệ giữa tri thức và kinh doanh như vậy, bắt buộc các giá trị văn hoá dưới dạng tri thức, kiến thức phải được đảm bảo vào sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được phát triển. 15
  16. 2. Các yếu tố văn hoá với tư cách là những biểu hiện của trình độ cao trong sinh hoạt xã hộ i Sản xuất kinh doanh không chỉ là quá trình con người sử dụng các tư liệu sản xuất và chiếm hữu vật chất mà còn là các mối quan hệ giữa con người với con người. Sản xuất kinh doanh là sự hiệp tác và phân công lao động, đây là quan hệ cơ b ản ở cả phạm vi hẹp và phạm vi rộng. Giải quyết tốt mối quan hệ đó là đảm bảo điều kiện thành công của quá trình sản xuất kinh doanh. N hưng bản thân con người trong các mối quan hệ đó có những đặc điểm tâm lý khác nhau, nguyện vọng lợi ích khác nhau, khác nhau cả về tuổi tác, về những đặc thù mang tính dân tộc, tôn giáo....sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau trong sinh hoạt xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những sự khác biệt về sinh hoạt trong xã hội tuy không phải là yếu tố của quá trình đó, nhưng luôn thường trực ở mỗi con ngời, mới chỉ lộ ra qua quá trình giao tiếp. N ếu quá trình giao tiếp không nắm bắt được sự khác biệt đó sẽ dẫn đến những điều biểu hiện, hoặc xung đột về suy nghĩ và hành động. Mỗi người trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có trình độ am hiểu sâu sắc về sinh hoạt xã hội sẽ tạo ra được các ấn tượng, các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, tạo được bầu không khí thoả mái tin tưởng lẫn nhau trong tập thể lao động, đảm bảo quan hệ kinh doanh dễ dàng. 3. Các di sản văn hoá của một nền văn minh cổ x ưa có vai trò tạo ra động lực tinh thần trong hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích so sánh các quá trình phát triển và tồn tại của một nền văn minh giúp cho con người hiện đại nhìn lại từ quá khứ, biết được khả năng của chính dân tộc m ình, từ đó xem xét hiện tượng và hướng tới tương lai. 4. Các yếu tố văn hoá trong kinh doanh tạo sự phát triển hài hoà, lành mạnh của mỗi quốc gia, tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, tạo ra sức mạnh cộng đồng cho phát triển, tạo điều kiện cho tái sản xuất lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh... 16
  17. Mọi nền sản xuất, suy cho cùng đều nhằm thoả mãn ngày càng cao các lợi ích vật chất và tinh thần của con người. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động cơ thúc đẩy hành động của con người. Nếu quá trình kinh doanh chỉ vì lợi nhuận đơn thuần như vậy thì về mặt kinh tế, quốc gia đó sẽ phát triển lệch lạc những ngành và lĩnh vực ít lợi nhuận sẽ không phát triển được và do vậy không thể đáp ứng được mọi nhu cầu của con người. Về mặt xã hội, con người sẽ mất nhân cách đạo đức xã hội xuống cấp, tội ác gia tăng. Nói đến kinh doanh, là nói đ ến việc sử dụng tri thức và kiến thức. Sử dụng tri thức đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cá nhân, các cộng đồng người để khai thác hết kho tàng tri thức đó phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trí tuệ của mỗi người sẽ bổ sung cho nhau tạo ra trí tuệ tập thể ở một trình độ cao và hoàn thiện hơn. Sự kết hợp đó là nét đẹp văn hoá trong kinh doanh và chính nó tạo ra sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Phục vụ đáp ứng những nhu cầu cụ thể của con người về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đó ngoài yêu cầu về số lượng và chất lượng nhất định còn đòi hỏi những yêu cầu về thẩm mỹ, tính tiện lợi khi sử dụng. Có thể coi đó là những đ òi hỏi của văn hoá tiêu dùng, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được những đòi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêu dùng và sẽ có sức sống trên thị trường. Để đạt được điều đó, sản xuất kinh doanh phải gắn liền với các yếu tố văn hoá, thông qua việc tiếp cận các yếu tố văn hoá mà chọn lọc và vật chất hoá chúng trong sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Các yếu tố văn ho à là món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống con người, như những nhu cầu vật chất khác. Trong quá trình ho ạt động lao động, sự căng thẳng về cơ bắp và thần kinh diễn ra thường xuyên, gây ra mệt mỏi và căng thẳng về tâm lý. Đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh từ việc thiết kế nơi làm việc, các thiết bị và dụng cụ làm việc sẽ giảm bớt được trầm uất của những căng thẳng đó. Đặc biệt đưa các hình thức hoạt động văn hoá vào trước giờ làm việc có thể tạo ra hứng phấn lao động, vào thời 17
  18. gian nghỉ ngơi và cuối giờ làm việc có thể nhanh chóng xoá đi sự căng thẳng và mệt mỏi về tâm lý giúp con người nhanh chóng phục hồi sức lực hơn. 18
  19. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY I. NGUYÊN NHÂN 1. Chưa nhận thức được vai trò của văn hoá trong kinh doanh. Do các doanh nghiệp chưa nhận thức được mối quan hệ giữa văn hoá về kinh doanh. Cho nên chưa có cái nhìn đúng đắn về kinh doanh có đạo đức. Họ chỉ nghĩ đơn thuần kinh doanh là vì lợi nhuận, theo đuổi lợi nhuận là cách thức sống còn tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chưa nhận thức đ ược đầy đủ vai trò của văn hoá đối với sản xuất kinh doanh. Vẫn mường tượng văn hoá và kinh doanh là hai phạm trù khác hẳn nhau. Chưa thấy hết được kinh doanh có văn hoá sẽ tạo ra sự phát triển ổn định và vững chắc cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp sớm đi đầu trong lĩnh vực mới của thị trường. Vẫn còn sự duy cố hữu bảo thủ hay chưa nhìn nhận hết được sức mạnh to lớn của văn hoá, không chỉ đối với kinh doanh mà cả với các lĩnh vực khác. 2. Dư luận xã hội còn có quá nhiều áp lực về văn hoá và kinh doanh. Từ khi bước sang nền kinh tế thị trường, n ước ta thoát khỏi nền kinh tế tập trung bao cấp lạc hậu, tự túc tự cấp. Những nhà kinh doanh xuất thân từ nông dân, người lính, người thợ. Chính vì vậy kiến thức kinh doanh trong họ chưa có nhiều lắm. Họ vào thương trường kinh doanh với sự mò m ẫm, đ ược chăng hay chớ. Có người thành công, có người thì thất bại. Cho nên mỗi người một vẻ, chưa tạo nên nét truyền thống trong kinh doanh. Việc kinh doanh mang nặng tính kinh nghiệm, coi kinh doanh là phải có lãi theo đuổi lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Xem thừa đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận họ tìm mọi cách kinh doanh theo kiểu chộp giật, cơ hội....miễn sao mình có lợi, không hề coi trọng nét đẹp truyền thống kinh doanh có văn hoá, là gắn cái lợi với cái đẹp, cái hợp lý, cái chân thiện mỹ. Vẫn còn coi trọng tính kinh tế cao hơn tính văn hoá, đạt được kinh tế rồi thì kinh tế sẽ bù lấp văn hoá. Ý nghĩ 19
  20. này không chỉ nằm ở đại đa số những người kinh doanh mà còn tồn tại trong phần lớn tầng lớp của xã hội. Vẫn cho nhân tố văn hoá là thứ yếu xếp sau kinh tế, việc đạt được kinh tế rồi mới nghĩ đến văn hoá, thậm chí còn nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao trùm cả văn hoá. Chính vì sự coi nhẹ văn hoá, nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao trùm cả văn hoá. Cho nên các doanh nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, vẫn cứ theo đuổi hành vi kinh doanh bất chấp đạo đức, bất chấp sự tồn tại đến người tiêu dùng. Theo đuổi cái lợi vì lợi nhuận, quên đi công tác xây dựng cho mình một hình ảnh, một bản sắc văn hoá doanh nghiệp. Mà tương lai không xa xu thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh là kinh doanh có văn hoá. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế thị trường, phương thức cạnh tranh là văn hoá kinh doanh, tức là sắc thái kinh doanh đặc sắc dựa trên nền tảng phương thức tác động tổng hợp với hành vi ứng xử. Mặt khác, do môi trường kinh doanh có văn hoá còn khá mới mẻ trong nhận thức. K èm theo sự chưa chú ý của nhà nước cũng như các cơ quan quản lý tới vấn đề văn hoá trong kinh doanh nên chưa có sự chỉ đạo kịp thời, cũng như điều chỉnh để tạo ra một môi trường văn hoá kinh doanh thuận lợi. Biểu hiện ở đây là nhà nước và các cơ quan quản lý đề ra các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ chú ý tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của kinh doanh. Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt của khía cạnh văn hoá trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành có nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ sự thiếu hụt rõ ràng trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách. Còn thiếu định hướng xã hội nhằm vào tạo dựng văn hoá kinh doanh, văn hoá tiêu dùng, tạo nên b ầu không khí và áp lực dư luận xã hội về vấn đề này. Sự chú ý của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở nước ta cho đến nay hầu như còn vắng trên lĩnh vực này. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2