Luận văn “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện”
lượt xem 87
download
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi ph ải được cung cấp thông tin tài chính hoàn h ảo, có độ tin c ậy cao với sự kiểm tra và xác nhận của kiểm toán độc lập. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cổ phần hóa ..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện”
- Đề tài “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện”
- Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi ph ải được cung cấp thông tin tài chính hoàn h ảo, có độ tin c ậy cao v ới s ự kiểm tra và xác nhận của kiểm toán độc lập. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc cổ ph ần hoá các doanh nghiệp nhà nước, các công ty được niêm yết cổ phần trên th ị trường chứng khoán và phải công khai các thông tin tài chính hàng năm thì nhu cầu kiểm toán ngày càng nhiều. Hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng đã và đang kh ẳng định được vai trò tích cực của mình. Thật vậy kiểm toán có một vai trò h ết s ức quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Kiểm toán là công c ụ đ ể nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô; các nhà đầu tư c ần thông tin trung thực khách quan để có hướng đầu tư đúng đắn và những quy ết định đầu tư này được đảm bảo về kinh tế và pháp lý; Thông qua ho ạt đ ộng ki ểm toán tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và cuối cùng thông qua hoạt động kiểm toán như một biện pháp để hạn chế các sai phạm tiềm tàng. Tiền là một loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị. Trên Báo cáo tài chính, khoản m ục ti ền của doanh nghiệp có quan hệ với nhiều khoản mục khác như: Phải thu của khách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho, ph ải trả công nhân viên….Vì vậy kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính không thể tách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác khả năng sai phạm đối với khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của khoản mục vốn bằng ti ền trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và với thực tế được thực tập tại công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội ( CPA HANOI ) em đã ch ọn đ ề
- Khoá luận tốt nghiệp tài: “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong ki ểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và k ế toán Hà N ội th ực hiện” cho báo cáo chuyên đề của mình. Với đề tài này, em mu ốn hi ểu rõ hơn bản chất kiểm toán phần hành vốn bằng tiền trên cả phương tiện lý thuyết và thực tiễn. Nội dung của khoá luận tốt nghiệp được chia làm ba phần: Phần 1: Lý luận chung về công tác kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán vốn bằng tiền. Phần 2: Thực trạng kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội thực hiện. Phần 3: Bài học kinh nghiệm và một số ý kiến nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán tiền tại công ty kiểm toán và kế toán Hà Nội. 2
- Khoá luận tốt nghiệp
- Khoá luận tốt nghiệp PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN I. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính. Khi phân loại kiểm toán theo chức năng thì kiểm toán được phân biệt thành kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements) là s ự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của Kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý, hợp thức và hợp pháp của các báo cáo tài chính. Các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp thức và hợp pháp đ ược hi ểu như sau: + Trung thực: Là các thông tin tài chính phản ảnh đúng nội dung, bản chất và thực trạng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Hợp lý: Là các thông tin tài chính trên báo cáo tài chính ph ải đ ảm bảo độ tin cậy cần thiết, không có các sai phạm xét trên các khía c ạnh trọng yếu. Do tính chủ quan của kế toán, không thể có các thông tin tài chính phản ánh tuyệt đối chính xác tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, khi nhận xét về độ tin cậy của các thông tin tài chính, ki ểm toán viên không sử dụng thuật ngữ “ Chính xác” mà sử dụng thuật ngữ “ hợp lý”. + Tính hợp thức: Một báo cáo tài chính được gọi là hợp thể thức khi được lập phù hợp và tuân thủ các chuẩn mực và ch ế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). + Tính hợp pháp: Các báo cáo tài chính đảm bảo tính hợp lệ theo các quy định hiện hành và các thông tin tài chính đảm bảo tuân th ủ các quy định pháp luật có liên quan. 4
- Khoá luận tốt nghiệp 1.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán báo cáo tài chính là một nhu cầu tất yếu, khách quan. Kiểm toán là một trong các bi ện pháp kinh tế nhất và hiệu lực nhất để khắc phục các rủi ro thông tin trong các Báo cáo tài chính do kế toán cung cấp. Đoạn 11, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 quy định : “ Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có được l ập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được ch ấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung th ực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? ”. 1.3. Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. Các Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn nắm vững mục tiêu kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. các nguyên tắc cơ bản đó là: Tuân thủ pháp luật của nhà nước. Kiểm toán viên phải luôn luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán và trong các giai đoạn thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình và những nhận xét, đánh giá c ủa mình trong báo cáo kiểm toán. Các trách nhiệm của Kiểm toán viên bao gồm: + Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với khách hàng Phần lớn các vụ kiện liên quan đến khách hàng là do các hành vi sai lầm của Kiểm toán viên hơn là các hành vi vi phạm hợp đồng kiểm toán. Các sai lầm của Kiểm toán viên chủ yếu là do họ không đảm bảo tính thận trọng, sự cẩn trọng và siêng năng cần thiết trong quá trình kiểm toán. Trách nhiệm của Kiểm toán viên trong trườn hợp này, theo pháp luật nước ta là phải bồi thường cho khách hàng. + Trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với bên thứ ba. Một công ty kiểm toán có thể phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ ba nếu họ bị thiệt hại và đòi bồi thường vì đã dựa vào các báo cáo tài
- Khoá luận tốt nghiệp chính không trung thực nhưng đã được kiểm toán viên xác nh ận. Sai l ầm của Kiểm toán viên trong trường hợp này có th ể là không đủ ph ẩm ch ất và năng lực chuyên môn cần thiết, hoặc tiến hành công vi ệc thi ếu s ự cẩn thận, siêng năng, hoặc đã dính líu vào nh ững hành vi ngh ề nghi ệp mất đạo đức… + Trách nhiệm hình sự của Kiểm toán viên . Ngoài trách nhiệm dân sự, Kiểm toán viên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do các hành vi phạm tội theo pháp luật của các nước. Luật pháp ở các nước đều quy định các trách nhiệm của Kiểm toán viên đối với khách hàng, đối với bên thứ ba cũng nh ư trách nhi ệm hình sự của Kiểm toán viên. Ở nước ta, điều 15, quy chế ki ểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân cũng quy định “ Kiểm toán viên vi ph ạm quy chế kiểm toán, vi phạm pháp luật có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật. Nếu gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì phải bồi thường. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, bao gồm: + Độc lập: Độc lập là nguyên tắc cơ bản trong nghề nghiệp của Kiểm toán viên.Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên không được để cho các ảnh hưởng chủ quan hoặc khách quan, sự chi phối bởi lợi ích vật chất hoặc tinh thần làm mất đi tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán. Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ hoặc quyền lợi kinh tế nh ư góp cổ phần, cho vay ho ặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng và đơn vị mà họ kiểm toán . Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân họ có quan hệ họ hàng thân thuộc (như bố, mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột) với những người trong bộ máy quản lý (H ội 6
- Khoá luận tốt nghiệp đồng quản trị, Ban giám đốc, các chức vụ trưởng, phó phòng tương đương) trong đơn vị được kiểm toán. Để đảm bảo tính độc lập, Kiểm toán viên cũng không được vừa làm dịch vụ kế toán, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng m ột đ ơn v ị khách hàng ở cùng một đơn vị. + Chính trực: Kiểm toán viên phải là người thẳng thắn, trung th ực và phải có chính kiến rõ ràng. + Khách quan: Kiểm toán viên phải vô tư, công bằng, tôn tr ọng s ự thật, không được thành kiến và thiên vị. + Năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: Kiểm toán viên ph ải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần siêng năng về nghề nghiệp. Các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, các công ty kiểm toán và các cơ sở đào tạo Kiểm toán viên phải thường xuyên đào tạo cho Kiểm toán viên tính thận trọng, cẩn thận và siêng năng về nghề nghiệp cao hơn mức tối thiểu cần thiết để có th ể có hạn ch ế đ ược r ủi ro ki ểm toán và thoát được sự trừng phạt về mặt pháp luật. Kiểm toán viên cũng có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong ho ạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. + Tính bí mật: Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có đ ược trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thầm quyền, trừ khi phải có nghĩa vụ công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quy ền h ạn nghề nghiệp của mình. + Tư cách nghề nghiệp: Kiểm toán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín ngh ề nghiệp, không được gây ra những hành vi có thể làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. + Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và các t ổ ch ức ki ểm toán phải tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn đã được quy định trong
- Khoá luận tốt nghiệp chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc các chuẩn mực kiểm toán qu ốc t ế và Việt Nam chấp nhận. 2. Nội dung và chủ thể kiểm toán Báo cáo tài chính. 2.1. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính. Để có thể đưa ra ý kiến nhận xét về toàn bộ các báo tài chính, Kiểm toán viên phải tiến hành kiểm toán từng bộ phận cấu thành – tức là các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của đơn vị. Do các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính có mối liên hệ mật thiết với nhau nên trong thực t ế, công việc kiểm toán báo cáo kiểm toán được phân chia thành các chu kỳ bao gồm: + Kiểm toán chu kỳ doanh thu và thu tiền. + Kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự. + Kiểm toán chu kỳ mua vào và thanh toán. + Kiểm toán chu kỳ tồn kho, nhập kho, chi phí và giá thành. + Kiểm toán chu kỳ huy động vốn (Nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu và hoàn trả). + Kiểm toán vốn bằng tiền. + Kiểm toán tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. + Kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn. + Kiểm toán nguồn vốn. + Kiểm toán doanh thu. + Kiểm toán chi phí. + Kiểm toán kết quả và phân phối kết quả. 2.2. Chủ thể kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên nhà nước. Các Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán hoạt đ ộng nh ư một phần của kiểm toán báo cáo tài chính. Quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cùng gắn liền với cả kiểm toán tính tuân thủ các luật l ệ, các nguyên tắc, các chế độ và các quy định có liên quan đến tình hình tài chính đơn vị. Kiểm toán viên nội bộ. Chức năng quan trọng và chủ yếu nhất của kiểm toán viên n ội b ộ là thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động trong đơn vị. Tuy vậy, kiểm 8
- Khoá luận tốt nghiệp toán hoạt động cũng có thể được tiến hành cùng với kiểm toán báo cáo tài chính và thường gắn liền với kiểm toán báo cáo tài chính. Khác với kiểm toán bên ngoài, trong khi kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán viên nội bộ còn kiểm toán cả các báo cáo k ế toán qu ản trị và báo cáo kế toán của các đơn vị thành viên trực thuộc. Mục đích c ủa kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên nội bộ là giúp ch ủ doanh nghiệp (hoặc thủ trưởng đơn vị) ký duyệt báo cáo tài chính. Do tính đ ộc lập của kiểm toán viên nội bộ bị hạn chế nên về nguyên tắc kiểm toán viên nội bộ các báo cáo tài chính không thể thay thế cho kiểm toán viên ở bên ngoài (kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập). Kiểm toán viên độc lập Nhu cầu kiểm tra, xác nhận báo cáo tài chính đã làm nảy sinh kiểm toán độc, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ki ểm toán báo cáo tài chính do các kiểm toán viên độc lập của các tổ ch ức kiểm toán chuyên nghiệp là hoạt động mang tính thông lệ phổ biến. Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính thường chiếm trên 50% tổng doanh thu của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. 3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán bảng khai tài chính không phải có trình tự như nhau cho mỗi lần kiểm toán ở một cương vị cụ thể với điều kiện và lực lượng kiểm toán cụ thể. Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính chỉ là các bảng khai tài chính song khách thể của kiểm toán tài chính lại rất đa dạng. Khách thể này có thể là các bộ, tỉnh, huyện, xã, là các cấp ngân sách nhà nước, có thể là các doanh nghiệp có ngân sách riêng và các khách thể tự nguyện khác. Đặc biệt là các đối tượng và khách th ể ph ức tạp hoặc có thế lực cản trở hay cố tình dấu diếm vi phạm…trình tự công tác kiểm toán cũng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo như một ngh ệ thuật thực thụ. Tuy nhiên dù bản thân công tác kiểm toán khác nhau song trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm toán đều phải được thực hiện theo một quy trình chung với ba giai đoạn cơ bản sau: Các giai đoạn trong trong một quy trình kiểm toán 3.1. Lập kế hoạch kiểm toán .
- Khoá luận tốt nghiệp Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các Kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các đi ều ki ện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm b ảo cu ộc ki ểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt đông ki ểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn ban đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc kiểm toán. Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đấy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của một cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp. Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận có thể khái quát theo sơ đồ dưới đây Lập kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đ ạo v ạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động, môi trường kinh doanh c ủa đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm. 10
- Khoá luận tốt nghiệp Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung, trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được giám đốc (hay người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng th ể, là c ơ s ở ch ỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán. Kế hoạch chi ến l ược được lập thành một văn bản hoặc lập thành một ph ần riêng trong k ế hoạch kiểm toán tổng thể.(Mẫu kế hoạch chiến lược xem ở ph ụ lục số 01). Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung và lịch trình và ph ạm vi d ụ kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính ch ất ph ức t ạp của công việc kiểm toán, phương pháp kỹ thuật kiểm toán đặc thù do Kiểm toán viên sử dụng. Những vấn đề chủ yếu Kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: a . Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán.
- Khoá luận tốt nghiệp Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước. Năng lực quản lý của ban giám đốc. b. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong chính sách đó. Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán Hiểu biết của Kiểm toán viên về hệ thống kế toán và h ệ th ống kiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà Kiểm toán viên d ự ki ến thực hiện trong kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. c. Đánh giá rủi ro kiểm toán và mức độ trọng yếu. Rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Kiểm toán viên và công ty ki ểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã đ ược kiểm toán còn có những sai xót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán gồm ba bộ phận chính: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện. + Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn vốn có do kh ả năng t ừng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính ch ứa đ ựng sai xót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không h ệ th ống kiểm soát nội bộ. + Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng y ếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống ki ểm soát n ội b ộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. + Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng y ếu t ừng nghi ệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. 12
- Khoá luận tốt nghiệp Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá c ủa Ki ểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được thể hi ện trong bảng sau đây: Đánh giá của Kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát Thấp Cao Trung bình Thấp nhất Thấp Đánh giá Cao Trung bình của Kiểm toán viên Trung bình Thấp Trung bình Cao về rủi ro tiềm tàng Thấp Cao nhất Trung bình Cao Trong đó mỗi loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chia thành ba mức: Cao, trung bình, thấp Loại rủi ro phát hiện được chia thành năm mức: Cao nhất, cao, trung bình, thấp, thấp nhất. Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro ti ềm tàng và rủi ro kiểm soát. Ví dụ trường hợp mức độ rủi ro tiêm tàng đ ược Kiểm toán viên đánh giá là cao và mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì mức độ rủi ro phát hiện được đánh giá là trung bình nh ằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được. Ngược lại nếu mức độ rủi ro tiềm tàng là thấp và mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là trung bình thì có thể xác định mức độ rủi ro phát hiện là cao nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán là th ấp có th ể ch ấp nhận được. Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng c ủa một thông tin hoặc một số liệu trong Báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
- Khoá luận tốt nghiệp Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “ Tính trọng yếu trong kiểm toán”, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có m ối quan h ệ ngược chiều nhau nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Kiểm toán viên phải quan tâm m ối quan h ệ này khi xác định bản chất, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện. d. Nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm toán. Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán Ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới các công việc kiểm toán Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối v ới các th ủ tục kiểm toán độc lập e . Phối hợp chỉ đạo giám sát và kiểm tra Sự tham gia của các Kiểm toán viên khác trong công vi ệc ki ểm toán những đơn vị cấp dưới như các công ty con, các chi nhánh, các đ ơn vị trực thuộc Sự tham gia của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác. Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán. Yêu cầu về nhân sự. f. Các vấn đề khác cần quan tâm Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị Những vấn đề đặc biệt quan tâm như sự hiện hữu của các bên liên quan. Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác. Nội dung và thời hạn lập Báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng. Chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Ch ương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, n ội dung lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. 14
- Khoá luận tốt nghiệp Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cu ộc kiểm toán. Khi xây dựng chương trình kiểm toán, Kiểm toán viên ph ải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng nh ư m ức độ đảm bảo phải được thông qua thử nghiệm cơ bản. Kiểm toán viên cần phải xem xét: + Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghi ệm c ơ bản. + Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và sự tham gia của Kiểm toán viên khác hoặc các chuyên gia khác. 3.2. Thực hiện kiểm toán. Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách ch ủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của b ảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Quá trình thực hiện kiểm toán được tiến hành theo trình tự sau: + Thực hiện thủ tục kiểm soát. + Thực hiện thủ tục phân tích. + Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Thực hiện thủ tục kiểm soát. Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu h ệ th ống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực. Khi đó, thủ tục th ủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán v ề thi ết k ế và v ề hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chuẩn mực kiểm toán Vi ệt Nam số 400 quy định “ Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và h ệ th ống kiểm soát nội bộ ”. Các cách thức hay phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: + Điều tra.
- Khoá luận tốt nghiệp + Phỏng vấn. + Thực hiện lại. + Kiểm tra lại từ đầu đến cuối. Thực hiện thủ tục phân tích. Thực hiện thủ tục phân tích chủ yếu trải qua các giai đoạn sau: + Phát triển một mô hình: Kết hợp các biến tài chính và hoạt động. Khi phát triển một mô hình, chúng ta xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng. Chẳng hạn chi phí về tiền lương có thể là sản phẩm của các biến số như: số lượng nhân viên và mức tiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm hoặc đơn giá tiền lương… việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Như vậy khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn, dự đoán s ẽ chính xác hơn. + Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ. Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hoá các d ự tính; các dữ liệu càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập v ới tài khoản được dự tính được tăng lên. Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như: Nguồn của dữ liệu; tính kế thừa và phát triển của th ủ t ục ki ểm toán dữ liệu từ nhiều năm trước; mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng. + Ước tính giá trị và so sánh giá trị ghi sổ. Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy có th ể so sánh ước tính này với giá trị ghi sổ. phép so sánh này c ần chú ý t ới những su hướng sau: Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu, tính biến động tất yếu và biến động bất thường. + Phân tích nguyên nhân chênh lệch. Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghi ệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót. Do đó, lời giải thích cần đ ược tìm 16
- Khoá luận tốt nghiệp hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là nh ững minh chứng cho những vấn đề quan trọng. + Xem xét những phát hiện qua kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, h ệ thống thông tin và những vấn đề khác. Do vậy mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả v ề tình hình kinh doanh của khách hàng. .Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật c ụ th ể như so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét l ại chứng từ, sổ sách, để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Quá trình kiểm tra chi ti ết gồm các bước cơ bản sau: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: Bước này bao gồm: + Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật: thu th ập b ằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu thuộc các mục tiêu kiểm toán và ước tính giá trị chênh lệch kiểm toán đối với cơ sở dẫn liệu đó. + Lựa chọn các khoản mục trong tổng thể bao gồm cả xác định s ố lượng khoản mục (số lượng mẫu) và chon mẫu khoản mục để ki ểm toán (mẫu chọn). Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết. Lựa chọn khoản mục chính: các khoản mục chính là nh ững kho ản mục mà dựa trên đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng kiểm toán thấy chúng là khoản mục không phát sinh thông thường, không dự đoán trước hay dễ có sai phạm.
- Khoá luận tốt nghiệp Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi ti ết trên các khoản mục đã chọn như xác nhận và kiểm tra thực tế (kiểm kê) Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết bởi sau ki ểm tra xác đ ịnh có chênh lệch kiểm toán thì phải điều tra về tính chất và nguyên nhân, cân nhắc tính trọng yếu của chênh lệch kiểm toán này trong cơ sở dẫn liệu Báo cáo tài chính về một mục tiêu kiểm toán. Xử lý chênh lệch kiểm toán: xử lý chênh lệch kiểm toán tuỳ thu ộc vào loại chênh lệch kiểm toán, nguyên nhân của những chênh lệch và c ả những thủ tục tiến hành khi phát hiện trong quá trình kiểm toán cho th ấy có sai sót. 3.3. Kết thúc công việc kiểm toán. Đây là bước thực hiện những công việc cuối cùng để hoàn tất kiểm toán theo hợp đồng. Các bước công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán gồm: Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán. Các Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính. có hai loại s ự kiện đó là: Những sự kiện cung cấp thêm thông bằng chứng về các sự ki ện đã tồn tại vào ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính. Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh ti ếp sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính. Các sự kiện trên có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được phát sinh theo 3 giai đoạn: các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán, các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố Báo cáo tài chính và các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố Báo cáo tài chính. Theo đó, Kiểm toán viên phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo ki ểm toán xét thấy có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và phải yêu c ầu đơn v ị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong Báo cáo tài chính. Trường hợp Kiểm toán viên biết được có sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài 18
- Khoá luận tốt nghiệp chính phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính hoặc sau ngày công bố báo cáo tài chính, thì ph ải cân nhắc xem có nên sửa lại Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán hay không và thảo luận vấn đề này với giám đốc của đơn v ị đ ược ki ểm toán để có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Lập báo cáo kiểm toán. Khái niệm: Báo cáo kiểm toán: là báo cáo bằng văn bản do Kiểm toán viên lập và công bố trong đó đưa ra ý kiến nhận xét của mình về đối tượng kiểm toán. Nội dung của báo cáo kiểm toán: + Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán. + Số hiệu của báo cáo: thể hiện tính hợp pháp và pháp lý. + Tiêu đề: Chỉ rõ hơn đối tượng của của cuộc kiểm toán. + Người nhận báo cáo. + Lời mở đầu: trình bày đối tượng và trách nhiệm của các bên. + Căn cứ vào phạm vi kiểm toán. + Ý kiến nhận xét của Kiểm toán viên: bao gồm bốn loại ý kiến sau: - Ý kiến chấp nhận toàn phần. - Ý kiến chấp nhận từng phần. - Ý kiến trái ngược. - Ý kiến từ chối. + Địa điểm và thời gian lập báo cáo. + Chữ ký và con dấu của Kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán. Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên phải hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ, cơ sở cho mọi ý kiến nhận xét. Các thông tin lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán liên quan đến: + Kế hoạch kiểm toán. + Việc thực hiện cuộc kiểm toán: nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã được thực hiện + Kết quả cácthủ tục đã thực hiện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Nội dung, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp
29 p | 370 | 96
-
Luận văn tốt nghiệp: Phương pháp giải bài tập điện động lực học
87 p | 280 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại nhà máy may Hoà Thọ II - Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ
26 p | 235 | 63
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty cổ phần xi măng Hải Vân
13 p | 154 | 37
-
Luận văn: Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại thung lũng tình yêu
76 p | 216 | 33
-
Luận văn: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMP - TEST ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 Ở TỈNH BẮC GIANG
97 p | 160 | 29
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại nhà máy bánh kẹo Quảng Ngãi - Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi
13 p | 112 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đại học Sư phạm Huế hiện nay
45 p | 106 | 18
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) cho ngành may - trường hợp công ty cổ phần may Trường Giang Quảng Nam
26 p | 86 | 16
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty cổ phần may Núi Thành - Quảng Nam
13 p | 115 | 16
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 98 | 13
-
Luận văn: Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh vào phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang
99 p | 116 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức
18 p | 56 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ phương pháp dạy học Âm nhạc: Rèn luyện kỹ năng tập đọc nhạc cho học sinh khối lớp 6 Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
26 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Áp dụng phương pháp ROSA trong đánh giá sự phù hợp của nội thất văn phòng đối với người lao động tại Công ty Tập đoàn Foxconn Việt Nam
112 p | 13 | 7
-
Luận văn: Một số phương pháp nghiên cứu bài toán điểm tới hạn
41 p | 93 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Sử dụng phương pháp biến phân trong việc tìm nghiệm của phương trình Elliptic suy biến chứa toán tử ∆
44 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích vào dự án Cấp nước sạch liên xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
26 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn