Luận văn:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE
lượt xem 71
download
Nền kinh tế Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập đến nay đã có khá nhiều đổi thay. Đặc biệt là từ thời điểm trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006. Thời điểm này đưa nền kinh tế Việt Nam bước sang một tiến trình mới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một tiến trình mà sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và gay gắt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE
- MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) Hanoi Intake 4 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Lớp M14‐MBA‐EV4,HN Subject code (Mã môn học): MGT 510 Subject name (Tên môn học): QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Assignment No. (Tiểu luận số): ĐỒ ÁN Student Name (Họ tên học viên): ĐÀO TỰ LỊCH Student ID No. (Mã số học viên): E0900336
- HELP TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn √ MBA Họ tên học viên : ĐÀO TỰ LỊCH Lớp : M14 Môn học : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Mã môn học : MGT 510 Họ tên giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ THU THUỶ Tiểu luận số : ĐỒ ÁN Hạn nộp : 25/7/2011 Số từ : 10.619 CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: 25/7/2011 Chữ ký: ……………................................. LƯU Ý • Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên
- MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TÊN ĐỒ ÁN: “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE” Giảng viên : Mr. Michael M.dent : TS. Nguyễn Văn Minh Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ THU THUỶ Học viên : ĐÀO TỰ LỊCH Lớp : M14-MBA-EV4,HN Hà Nội 2011
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể các thầy giáo, cô giáo của khoa Quốc tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Help Malaysia đã tận tình truyền đạt kiến thức chỉ bảo tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Michael M. Dent, TS. Nguyễn Văn Minh và cô giáo Lê Thị Thu Thủy đã giành nhiều tâm huyết, trí tuệ mẫn tiệp của mình, giúp định hướng khoa học và luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị lớp HELP M14‐MBA‐ EV4,HN đã thường xuyên cổ vũ, động viên và cung cấp những tài liệu thông tin quan trọng trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Cuối cùng xin đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm chia sẻ và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi có thể yên tâm vững lòng hoàn thành đồ án này. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành đồ án này trong phạm vi và khả năng cho phép, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong sự thông cảm và chỉ bảo tiếp tục của các thầy cô. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./. Tháng 07 năm 2011 Học viên Đào Tự Lịch 2
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.....................................................................................................1 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................6 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................7 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................7 1.4. Kết quả dự kiến......................................................................................7 1.5. Bố cục của đề tài....................................................................................7 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái nhiệm cơ bản về quản trị chiến lược.................................8 2.1.1. Khái niệm...........................................................................................8 2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược.............................................8 2.1.3. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược.......................................................9 2.2. Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược.......................9 2.2.1. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược.............................................9 2.2.2. Hai công cụ cơ bản............................................................................10 2.2.2.1. Mô hình Delta (DPM - Delta Project Model).................................10 2.2.2.2. Bản đồ chiến lược (SM - Strategy Map).........................................10 2.3. Các công cụ hỗ trợ khác........................................................................10 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu cơ bản..........................................................11 3.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................11 3.2.1. Triển khai dữ liệu thu thập được.......................................................11 3.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp...............................................................................11 3.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp.................................................................................11 3.2.2. Phân tích dữ liệu thu thập được.........................................................12 3
- CHƯƠNG IV THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG 4.1. Giới thiệu chung về Vinaphone......................................................................13 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................13 4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và chức năng sản xuất kinh doanh của công ty............................................................................................................13 4.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Vinaphone……..13 4.1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh của Vinaphone…………………..13 4.1.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2006 - 2010............................14 4.2. Định vị chiến lược của Vinaphone........................................................15 4.2.1. Tầm nhìn ……....................................................................................15 4.2.1.1. Tầm nhìn…………………………………………………………..15 4.2.1.2. Sứ mệnh…………………………………………………………...16 4.2.2. Định hướng chiến lược.......................................................................16 4.2.3. Giá trị cốt lõi......................................................................................16 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Vinaphone...........................16 4.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô................................................................16 4.3.1.1. Môi trường Chính trị - luật pháp…………………………………..16 4.3.1.2. Môi trường kinh tế……………………………………………...…17 4.3.1.3. Môi trường Xã hội - dân số………………………………………..17 4.3.1.4. Môi trường công nghệ …………………………………………….17 4.3.1.5. Môi trường quốc tế………………………………………………...18 4.3.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành..............................................18 4.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại…………………………………….......18 4.3.2.2. Sức ép nhà cung cấp……………………………………………….19 4.3.2.3. Sức ép của người mua……………………………………………..19 4.3.2.4. Sản phẩm dịch vụ thay thế………………………………………...19 4.3.2.5. Cạnh tranh trong nội bộ ngành……………………………………20 4.3.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp...........................................................21 4.3.4. Ma trận SWOT của Vinaphone..........................................................24 4.4. Chiến lược hiện tại của Vinaphone qua mô hình Delta và Bản đồ chiến lược....24 4.4.1. Mô hình Delta DPM hiện tại..............................................................24 4.4.2. Bản đồ chiến lược SM hiện tại...........................................................26 4
- CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE 5.1. Bình luận về chiến lược kinh doanh của Vinaphone...............................27 5.2. Tính hiệu quả của chiến lược cạnh tranh của Vinaphone........................27 5.3. Những khó khăn từ quá trình triển khai, thực thi chiến lược của Vinaphone...............................................................................................................28 5.4. Một số hạn số trong chiến lược hiện tại của Vinaphone..........................29 CHƯƠNG VI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAPHONE TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6.1. Cơ sở đề xuất chiến lược mới cho Vinaphone.........................................32 6.2. Đề xuất chiến lược mới cho Vinaphone theo Mô hình Delta và Bản đồ chiến lược...............................................................................................................32 6.2.1. Xây dựng chiến lược qua mô hình Delta Project……………………..32 6.2.1.1. Xác định tam giác định vị…………………………………………..32 6.2.1.2. Xác định vị trí cạnh tranh…………………………………………..32 6.2.1.3. Cơ cấu ngành…………………………………………………….....32 6.2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh……………………………………………32 6.2.1.5. Đổi mới, cải tiến…………………………………………………....33 6.2.2. Xây dựng chiến lược qua Bản đồ chiến lược………………………...34 6.2.2.1. Về mặt tài chính……………………………………………………34 6.2.2.2. Về mặt khách hàng………………………………………………...35 6.2.2.3. Về mặt nội bộ………………………………………………………35 6.2.2.4. Về khả năng học hỏi và phát triển…………………………………35 6.3. Chiến lược qua mô hình Delta và Bản đồ chiến lược............................35 6.3.1. Mô hình Delta......................................................................................35 6.3.2. Bản đồ chiến lược................................................................................37 6.4. Kiến nghị................................................................................................38 CHƯƠNG VII KẾT LUẬN .....................................................................................................39 MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................40 PHỤ LỤC.........................................................................................................41 Mô hình Delta...............................................................................................41 Bản đồ chiến lược.........................................................................................42 Sơ đồ tổ chức bộ máy...................................................................................43 Đánh giá ma trận SWOT..............................................................................44 Phỏng vấn CEO............................................................................................45 5
- CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế Việt Nam từ khi mở cửa hội nhập đến nay đã có khá nhiều đổi thay. Đặc biệt là từ thời điểm trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006. Thời điểm này đưa nền kinh tế Việt Nam bước sang một tiến trình mới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một tiến trình mà sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và gay gắt. Ngành Bưu chính viễn thông một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của tiến trình hội nhập này. Tuy vẫn còn non trẻ nhưng nó đã giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, được xem là một trong những ngành xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Từ trước đến nay thông tin luôn luôn đi đầu nên để phát triển nền kinh tế đòi hỏi ngành Bưu chính Viễn thông phải tiến trước một bước. Dễ dàng nhận thấy rằng các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường viễn thông đều nhắm vào Dịch vụ thông tin di động, ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà khai thác nhưng cũng là ngành dịch vụ có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) là một trong hai doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đứng trước nguy cơ ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, từ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực được coi là độc quyền của nền kinh tế, Vinaphone nay đã không còn một mình chiếm lĩnh thị trường mà phải sẻ chia thị trường với nhiều nhà khai thác mới như Mobifone, Vietel, Sphone, ...., Vinaphone đã phải tìm mọi biện pháp nhằm giữ vững và phát triển thị trường, nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý và đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm duy trì và phát triển. Việc đánh giá để hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn không những cho Vinaphone và ngành Bưu chính viễn thông mà cho cả sự phát triển chung của nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế ấy, tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone” là đề tài đồ án tốt nghiệp cao học. 6
- 1.2. Mục tiêu của đề tài Phân tích đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ viễn thông ở nước ta và chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm của các nội dung trong chiến lược kinh doanh của Vinaphone. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và những năm tiếp theo phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 1.4. Kết quả dự kiến Mô tả được chiến lược kinh doanh của Vinaphone Sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về thực trạng chiến lược của Công ty Dịch vụ Di động Vinaphone đưa ra điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất chiến lược phát triển một cách khả thi nhất trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. 1.5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của đề tài chia làm bảy chương lớn: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan về lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong lĩnh vực thông tin di động. Chương 5: Đánh giá chiến lược của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone Chương 6: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Vinaphone trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 7: Kết luận 7
- CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 2.1.1. Khái niệm Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chiến lược, sau đây là một trong những cách hiểu: Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan. Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơ sở cho việc thiết lập và triển khai các kế hoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu của công ty. (Tài liệu học tập môn Quản trị chiến lược) Cũng có thể hiểu theo cách khác: Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó. Có thể nói rằng, khái niệm chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Xác lập một chiến lược cho doanh nghiệp đòi hỏi phải có những hiểu biết về môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp, để từ đó xác định được một chiến lược cạnh tranh phù hợp giúp cho doanh nghiệp đứng vững và hoạt động vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. 2.1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược giúp cho tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, đồng thời vạch ra lộ trình hợp lý trên cơ sở phân bổ và sử dụng những nguồn lực của tổ chức một cách tối ưu để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định theo đúng kế hoạch. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 8
- Với toàn bộ những lý do trên có thể khẳng định công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu có được một chiến lược mang lại hiệu quả cao, đó là chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể, phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm. 2.1.3. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược bao gồm năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau: Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần Phát triển Thảo chiến Ứng dụng Giám sát, sứ mệnh Lập ra lược để đạt thực hành đánh giá và viễn cảnh các mục được các chiến lược sửa chữa chiến lược tiêu mục tiêu sai sót của công ty đặt ra Xem lại, Xem lại, Cải Cải Phục hồi các sửa đổi sửa đổi thiện/Thay thiện/Thay nội dung cũ nếu cần nếu cần đổi đổi nếu cần Hình1. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Help, Maylaysia) 2.2. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 2.2.1. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lược Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Help, Maylaysia) 9
- 2.2.2. Hai công cụ cơ bản: 2.2.2.1. Mô hình Delta (DPM - Delta Project Model) Là tam giác phản ánh ba định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm Giải pháp khách hàng - Chi phí thấp - Khác biệt hóa. Mục tiêu của mô hình này là mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt. Chi phí thấp hay Khác biệt hóa không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. Điểm mới của tiếp cận chiến lược theo chiến lược Delta là xác lập xây dựng chiến lược với triển khai chiến lược thông qua một quy trình thích ứng với ba nội dung cơ bản: Hiệu quả hoạt động - Đổi mới - Định hướng khách hàng. (Hình 3 – Mô hình Delta trang 41). 2.2.2.2. Bản đồ chiến lược (SM - Strategy Map) Bản đồ chiến lược SM mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân - quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Khi áp dụng bản đồ chiến lược SM các nguyên tắc sau cần được lưu ý: (1) Chiến lược cân bằng các nguồn mâu thuẫn; (2) Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau; (3) Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp; (4) Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng thời; (5) Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình. (Hình 4 – Bản đồ chiến lược trang 42). 2.3. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ KHÁC - Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này đồ án đánh giá toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược của công ty. Với phương pháp này, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài công ty. - Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm đặt nền tảng cho việc xây dựng chiến lược phát triển Vinaphone. - Phương pháp định tính: Được dùng để lựa chọn và ra quyết định chiến lược phát triển. - Phương pháp phân tích ma trận SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 chiến lược PORTER… sẽ là những công cụ hỗ trợ để thực hiện mục đích của đề tài này. 10
- CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN Phân tích dữ liệu (định tính) theo các tiêu chí của hai công cụ cơ bản: Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược. 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1. Triển khai dữ liệu thu thập được 3.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê, phân tích hàng năm của Vinaphone và các bài viết về Vinaphone trên báo, tạp chí, website của Vinaphone: http://www.vinaphone.com.vn. Các dữ liệu này được thu thập từ các Phòng chức năng của Vinaphone như: Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động, Phòng Đầu tư - Phát triển, Phòng Tham mưu tổng hợp…. - Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm (nguồn cung cấp: Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính). - Báo cáo kế hoạch nhân sự của hệ thống (nguồn cung cấp: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động). 3.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp Do thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua hai phương pháp đó là phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: * Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn với các chuyên gia trong nước: - Giám đốc Công ty Vinaphone, kiêm Phó tổng giám đốc tập đoàn VNPT, ông Lâm Hoàng Vinh - Hai Phó giám đốc ông Hồ Đức Thắng và ông Hoàng Trung Hải. Phỏng vấn thông qua các hội thảo lấy ý kiến đối với các chuyên gia nước ngoài: - Chủ tịch tập đoàn France Telecom - ông Didier Lombard (Pháp); - Phó Chủ tịch điều hành cao cấp Tập đoàn NTT Docomo, ông Masayuki Hirata (Nhật Bản); - Tổng Giám đốc SK Telecom, ông Kim Seong Bong (Hàn Quốc); ... Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu vào các tiêu chí: Tài chính, khách hàng, nhân sự, đào tạo và phát triển, tầm nhìn và chiến lược của Vinaphone trong giai đoạn sắp tới. 11
- * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua hội thảo, thảo luận nhóm, thảo luận ngành: Thảo luận, hội thảo được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu về quản trị chiến lược doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, cụ thể phục vụ cho chiến lược phát triển ổn định lâu dài và bền vững của Vinaphone trong những năm tới khi mà Việt Nam bắt buộc phải tham gia vào sân chơi chung của khu vực và thế giới. 3.2.2. Phân tích dữ liệu thu thập được * Mô hình PEST được sử dụng để phân tích môi trường vĩ mô. * Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành viễn thông. * Phân tích SWOT: Mục đích chính của phân tích môi trường bên trong là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của Vinaphone. Tiến hành phân tích: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà Vinaphone gặp phải. Qua phân tích SWOT từ đó để khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh. 12
- CHƯƠNG IV THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG 4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINAPHONE 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone, được thành lập theo quyết định số 331/ QĐ-TCCB ngày 14/6/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và truyền thông). Vinaphone là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của VNPT. Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Telecom Services Company, với thương hiệu ban đầu là GPC, đến năm 2006 lấy thương hiệu là Vinaphone. Nhìn chung, trong thời gian qua Vinaphone đó thực hiện tốt vai trò là một trong những nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất trên thị trường Việt Nam. Kết quả đó được thể hiện trong việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về thị trường, sản phẩm, dịch vụ do VNPT giao. Năm 1996, chỉ có 19.545 thuê bao thì đến 31/12/2010 đã có 15.353.745 thuê bao tăng gấp 785,56 lần và đến thời điểm này số thuê bao đó đạt trên 20 triệu, chiếm thị phần lớn thứ ba sau Viettel và Mobifone. Là đơn vị thành viên của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, năm 1999 VinaPhone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố, sau đó 7 năm, tháng 6 năm 2006, VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và chức năng sản xuất kinh doanh của công ty 4.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của Vinaphone (hình 5 trang 43): 4.1.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh của Vinaphone - Tổ chức, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng lưới, dịch vụ viễn thông ( bao gồm các mạng: thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn quốc) trong phạm vi cả nước để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn giao; 13
- - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng và lắp đặt chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin, điện thoại dùng thẻ; - Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông để phục vụ hoạt động của đơn vị; - Bảo trì, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin, điện thoại dùng thẻ; - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn giao và phù hợp với quy định của pháp luật. 4.1.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2006 - 2010 * Về Phát triển thuê bao: Năm 2010, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh, Vinaphone vẫn phát triển thêm 3.737.778 thuê bao. Tính đến hết ngày 31/12/2010, Vinaphone có 15.353.745 thuê bao thực đang hoạt động. Trong đó thuê bao trả trước: 6.520.318 thuê bao (Vinacard: 8.237.774, Vinadailly: 563.396, Vinatext: 32.257), thuê bao trả sau: 833.427 thuê bao. Vinaphone hoàn thành tốt kế hoạch doanh thu trong đó: doanh thu thuần đạt 13.250 tỷ đồng, doanh thu bán thẻ đạt 4.473,7 tỷ đồng. Đồng thời công ty đó co một bước phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống mạng lưới và phạm vi phủ sóng. Vinaphone tự hào là đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông áp dụng công nghệ 3G cho các thuê bao di động. Tính đến cuối năm 2010, công ty có gần 2000 CB-CNV có giao kết hợp đồng lao động thời hạn không xác định, trong đó trên 75% có trình độ cao đẳng và đại học, 2% có trình độ trên đại học, hầu như không có cán bộ lao động chưa qua đào tạo. Số nhân lực nêu trên được bố trí tại văn phòng công ty và 6 đơn vị trực thuộc vận hành khai thác 20 MSC, 7 HLR, 70 BSC và hơn 5,000 trạm BTS; đảm bảo vùng phủ sóng ở tất cả các thành phố, thị xã, 100% các huyện lỵ, các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ, các khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng… trong cả nước. Vinaphone tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong thị trường thông tin di động. 14
- Bảng 1. Sản lượng thuê bao điện thoại di động giai đoạn 2006-2010 của Vinaphone Đơn vị tính: số thuê bao 2006 2007 2008 2009 2010 1 Phát triển thuê bao 1.741.508 4.112.698 7.549.432 11.615.967 15.353.745 2 Thuê bao phát sinh cước 1.401.231 3.001.239 5.109.582 8.609.257 13.893.845 Nguồn : Báo cáo tổng kết VNPT * Về sản lượng và doanh thu: Dịch vụ điện thoại di động chiếm tỷ trọng doanh số rất cao trong tổng doanh thu viễn thông của công ty. Sản lượng liên lạc và doanh thu dịch vụ điện thoại di động của cụng ty tăng không ngừng qua các năm, thể hiện trong bảng sau: Bảng 2 - Sản lượng liên lạc và doanh thu dịch vụ điện thoại di động từ 2006-2010 của công ty Sản lượng Doanh thu Năm Sản lượng Tốc độ tăng Doanh thu Tốc độ tăng (Tr. phút) liên hoàn(%) (tỷ đồng) liên hoàn(%) 2006 3.050 37,85 5.607 23,9 2007 4.377 43,6 7.018 25,1 2008 5.982 36,7 8.691 23,8 2009 8.104 35,5 10.920 25,7 2010 11.459 41,4 13.250 21,3 Nguồn : Báo cáo tổng kết VNPT Giai đoạn (2006-2010), tốc độ tăng sản lượng bình quân năm 39,1% và tốc độ tăng doanh thu bình quân năm 23,96%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng do giá cước giảm qua các năm, sản lượng tăng không bù đắp được phần doanh thu giảm do giảm cước. 4.2. ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC CỦA VINAPHONE 4.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh 4.2.1.1. Tầm nhìn 15
- Dịch vụ thông tin di động của Vinaphone ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. Vinaphone luôn là mạng điện thoại di động dẫn đầu ở Việt Nam, luôn ở bên cạnh khách hàng dù bất cứ nơi đâu. 4.2.1.2. Sứ mệnh Vinaphone luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ viễn thông tiên tiến để mang dịch vụ thông tin di động đến cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam. 4.2.2. Định hướng chiến lược Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên định hướng kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone nhắm tới là giải pháp toàn diện cho khách hàng. 4.2.3. Giá trị cốt lõi - Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất Vinaphone hướng tới là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả "Vì con người, hướng tới con người và giữa những con người". - Giá trị mang tính Kết nối: Nhờ những ứng dụng công nghệ viễn thông tiên tiến, Vinaphone có mặt ở khắp mọi nơi, mọi cung bậc tình cảm để mang con người đến gần nhau hơn, cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ Cảm Xúc - Thành Công - Trí Thức. - Giá trị mang tính Việt Nam: Tiên phong trong lĩnh vực phát triển thông tin di động ở các vùng xa xôi của đất nước, vừa kinh doanh, vừa phục vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VINAPHONE 4.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô Sử dụng mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô. 4.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp (P) Công ty đã rất coi trọng đến việc đánh giá các tác động, ảnh hưởng của chính sách Nhà nước lấy đó làm căn cứ quan trọng trong việc xây dựng Chiến lược thị trường của mình. Một công việc cụ thể mà công ty đang làm đó là thực 16
- hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh giá cước các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trong nước và quốc tế (tính cước theo từng giây chứ không theo block 6 giây + 1 cho tất cả các dịch vụ 171, di động, điện thoại cố định), đến nay giá cước của nhiều dịch vụ Bưu chính Viễn thông đã ngang bằng và thấp hơn mức cước của các nước trong khu vực. 4.3.1.2. Môi trường kinh tế (E) Môi trường kinh tế là nhân tố tác động lớn tới nhu cầu của người tiêu dùng và quyết định cung ứng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích các yếu tố kinh tế, công ty mới chỉ đưa ra được dự báo tốc độ tăng trưởng GDP, dự báo mức lạm phát, cơ cấu dân số thành thị/nông thôn, mức thu nhập bình quân trên đầu người mà chưa đưa ra cụ thể tốc độ tăng trưởng, mức thu nhập/mức chi tiêu của từng vùng từng tỉnh, tỷ trọng so với cả nước, cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình đặc biệt là chi tiêu cho BCVT. Các yếu tố kinh tế đưa ra mới chỉ thống kê tổng hợp, chưa chỉ ra các tác động ảnh hưởng của nó tới quá trình kinh doanh, phát triển của công ty. Do vậy việc xử lý và đánh giá thường thiếu tính khách quan và chính xác. Lý do là vì công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chưa được tiến hành bài bản (do năng lực của cán bộ chuyên trách, đầu tư ngân sách cho công tác này chưa thỏa đáng). 4.3.1.3. Môi trường xã hội - dân số (S) Với thuận lợi là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, thị hiếu của họ là sử dụng các sản phẩm dịch vụ chứa đựng trong đó công nghệ hiện đại, thuận tiện, nhanh chóng và mang lại nhiều giá trị và tiện ích. Chính vì vậy, các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông cũng chịu tác động và ảnh hưởng của xu hướng mới này và cần phải hết sức nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh, đồng thời phải không ngừng phát triển, hoàn thiện và tạo ra những thay đổi sao cho phù hợp, bắt kịp và thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội. 4.3.1.4. Môi trường công nghệ (T) Nói đến viễn thông thì công nghệ bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu. Ngành viễn thông là một trong những ngành phải đưa những ứng dụng công nghệ thông tin vào sớm nhất để nâng cao chất lượng công việc. Việc đưa những công 17
- nghệ mới như Internet, định vị toàn cầu và các máy móc hiện đại vào hoạt động kinh doanh giúp tăng giá trị của dịch vụ, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng ngành. 4.3.1.5. Môi trường quốc tế Nền kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng khi một quốc gia lớn hoặc một khu vực quan trọng xảy ra thiên tai, chiến tranh, hay là một vụ bê bối thị trường tài chính. Sự ảnh hưởng này sẽ nhanh chóng lan sang các quốc gia, khu vực khác do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Do vậy, môi trường quốc tế ổn định là điều kiện khách quan, yếu tố chính để ngành dịch vụ viễn thông phát triển. 4.3.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành Nhiệm vụ của nhà chiến lược là phân tích các thế lực cạnh tranh để nhận diện được các cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Trong đồ án này, tôi đã vận dụng mô hình năm thế lực cạnh tranh của M.Porter để phân tích cụ thể các thế lực cạnh tranh mà Vinaphone gặp phải trong ngành. 4.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: - Công ty Dịch vụ Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) - nay là Vietnamobile Hanoi Telecom thành lập từ năm 2001 và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho cung cấp dịch vụ di động CDMA rồi GSM trên toàn quốc. Vietnamobile là tên thương hiệu mạng GSM mà Công ty cùng với đối tác Hutchison Telecom của mình đang triển khai. Vietnamobile cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ điện thoại di động trong nước và roaming; điện thoại không dây cố định; dịch vụ truyền số liệu... trên phạm vi toàn quốc. Định hướng của công ty là xây dựng một hệ thống thông tin viễn thông tiên tiến, hiện đại và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại thị trường Việt Nam. - Công ty Thông tin Điện tử Hàng Hải (Vishipel) Vishipel là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập từ năm 1993, có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác phát triển dịch vụ, mạng lưới thông tin biển đảo. Hiện nay, Vishipel đang tổ chức khai thác có hiệu quả các Đài Thông tin Duyên hải và Đài Thông tin Vệ tinh Mặt đất (LES) đặt tại Hải Phòng với nhiều loại hình dịch vụ như truyền ảnh, dò tìm, kiểm soát từ xa... và thông 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Cư và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược đến năm 2015 - GVHD. Ngô Quý Nhâm
56 p | 319 | 107
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
47 p | 388 | 104
-
Luận văn:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC TỔNG CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN (SJC) ĐẾN NĂM 2015
46 p | 333 | 73
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”
62 p | 237 | 63
-
Luận văn:Phân tích đánh giá quá trình đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Trường Nghiệp
119 p | 329 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của VIB giai đoạn 2010-2015
73 p | 202 | 41
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá chiến lược hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược
74 p | 137 | 39
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM ĐẾN NĂM 2015
52 p | 144 | 34
-
Luận văn:Phân tích đánh giá và đề xuất chiến lược phát triển công ty dịch vụ Bảo vệ Không Không Bảy từ năm 2011 – 2015.
33 p | 159 | 29
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chiến lược kinh doanh máy điều hòa không khí cho công ty cổ phần điện máy REE
26 p | 150 | 28
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VIỄN THÔNG NCS
55 p | 161 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Châu Á (IAI) giai đoạn 2010-2015
59 p | 164 | 26
-
Luận văn:PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN IN TRƯƠNG THÀNH CÔNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ KHUYẾN NGHỊ
42 p | 139 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của VIB giai đoạn 2010-2015
2 p | 85 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng chiến lược phát triển kênh VIEWTV của Trung tâm Đài truyền hình KTS VTC tại Tp. Hồ Chí Minh
130 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam đến năm 2015
69 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam đến 2015
82 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược phát triển của Công ty Dệt may 7 đến năm 2025
71 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn