Luận văn: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC
lượt xem 78
download
Nhân loại đã bƣớc sang thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ trí tuệ con ngƣời giữ vai trò quyết định sự phát triển, với những xu thế toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ... Những xu thế này là cơ hội lớn cần nắm bắt để con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CMH, HĐH) nƣớc ta, bên cạnh những bƣớc tuần tự phải có những bƣớc nhảy vọt bằng cách vận dụng sáng tạo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- NGUYỄN VĂN HIỂN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------- NGUYỄN VĂN HIỂN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN- 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN BÁ DƯƠNG Phản biện 1:......................................................................... Phản biện 2:.......................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi.......giờ.......ngày........tháng........năm 2009 Có thể tìm đọc luận văn tại: - Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - Thư viện tỉnh Hoà Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- UNIVERSITY OF THAI NGUYEN COLLEGE OF TEACHER TRAINING ----------------------------- NGUYEN VAN HIEN MANAGING EDUCATION SOCIALICATION IN LOWER SECONDARY SCHOOLS IN HOA BINH TO SOLVE THE PROBLEM OF STUDENTS DROPPING OUT MASTER THESIS Major : EDUCATION SOCIALICATION Code : 60 14 05 Super visor: Pr .Phd NGUYEN BA DUONG THAI NGUYEN- 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự thành kính và tình cảm chân thành của người học trò, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên; trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ dạy, sự giúp đỡ tận tình, thân thiện của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bá Dương, người thầy đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin đư ợc trân tr ọng cảm ơn các đ ồng chí lãnh đ ạo UBND tỉnh Hoà Bình, lãnh đ ạo Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình, lãnh đ ạo, chuyên viên phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT các huy ện, thành phố; cán bộ, giáo viên các trư ờng Trung học cơ s ở tỉnh Hoà Bình cùng gia đình, bạn bè, ngư ời thân, đã tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành lu ận văn này. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung trình bày luận văn. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân thành c ủa các nhà nghiên cứu khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ! Hoà Bình, ngày 20 tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Văn Hiển 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã bƣớc sang thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ trí tuệ con ngƣời giữ vai trò quyết định sự phát triển, với những xu thế toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ... Những xu thế này là cơ hội lớn cần nắm bắt để con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CMH, HĐH) nƣớc ta, bên cạnh những bƣớc tuần tự phải có những bƣớc nhảy vọt bằng cách vận dụng sáng tạo nhiều ý tƣởng, tri thức và công nghệ hiện đại, nâng cao nội lực, đi thẳng vào một số ngành công nghệ cao, một số ngành kinh tế tri thức, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn hơn, nhanh hơn. Những xu thế này đồng thời là những thách thức lớn cần vƣợt qua. Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh, nƣớc ta vẫn còn là một nƣớc kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nế u chúng ta không nhanh chóng vƣơn lên, sẽ càng t ụt hậ u xa về kinh tế. Cơ hội và thách thức đan xen nhau không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hoá, xã hộ i. Thực chất đó là cơ hộ i và thách thức về yế u tố con ngƣờ i, về nguồ n nhân lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ sáng tạo và ý chí vƣơn lên b ề n vững của con ngƣờ i, của cộng đồ ng và của toàn xã hộ i. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc về XHHGD đƣợc thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng II (khoá VIII), Đại hội lần IX, lần X...là: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc;xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân; giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Nội dung cơ bản của XHHGD bao gồm hai khía cạnh song hành quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đó là: Thứ nhất, mọi tổ chức, mọi tập thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng. Thứ hai, mọi ngƣời dân trong cộng đồng đều có thể tận dụng cơ hội để có cơ hội học tập và tham gia phát triển GD, học để lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Xã hội hoá giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh về nguồn lực con ngƣời trong quá trình toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu XHHGD và việc tăng cƣờng quản lý XHHGD đối vớ i ngành giáo dục tỉnh Hoà Bình nói chung và đối với cấp Trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói riêng, không chỉ tìm kiếm những lời giải phù hợp với điều kiệ n kinh tế - xã hội khách quan, đáp ứng nhu cầu nhận thức, mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Cung cấp cơ sở cho dự đoán và định hƣớng sự phát triển XHHGD và tăng cƣờng quản lý XHHGD trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, dƣới sự Lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hoà Bình, công tác XHHGD đã đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức phong phú, cùng với cuộc vận động xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, huy động các nguồn đầu tƣ cho GD. Đặc biệt là cấp học THCS, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp, gắn kết giáo dục nhà trƣờng với cộng đồng xã hội. Do vậy, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hoà Bình đã thu đƣợc những thành tựu đáng tự hào về sự phát triển quy mô, số lƣợng và chất lƣợng giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, trong những thành tích đã đạt đƣợc, việc thực hiện XHHGD bậc trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói chung vẫn còn gặp không ít khó khăn, 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- trở ngại nhƣ: Một số phƣờng, xã, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh vẫn chƣa nhận thức đƣợc vị trí, tầm quan trọng của giáo dục trung học cơ sở. Mặt trái của nền kinh tế thị đã làm ảnh hƣởng đến sự quan tâm của gia đình, của các LLXH đến trẻ em lứa tuổi học sinh THCS. Việc xiết chặt k ỷ cƣơng, chống bệnh thành tích, đồng thời sự phân luồng lao động xã hội đã làm cho một số gia đình, các em học sinh có tƣ tƣởng chán nản, không chú trọng việc học tập, hoặc bỏ học để tham gia vào kiế m sống ngay ở lứa tuổ i học sinh; hơn nữa không ít quan niệ m khác nhau cho rằng nội dung chính của công tác xã hội hoá giáo dục chỉ là huy động kinh phí trong nhân dân, hoặc có nơi cho rằng XHHGD là để dân lo là chính dẫn đến việc đầu tƣ nguồn lực cho phát triển giáo dục chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Mặt khác, việc quản lý nhà nƣớc về công tác XHHGD còn thiếu một số biện pháp phù hợp, hiệu quả. Chính từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: ''Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học''. Với đề tài này, mong muốn đƣợc góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện giáo dục trung học cơ sở tại tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tiếp theo. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích thực trạng và các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh Hoà Bình, từ đó đề xuất những biện pháp tăng cƣờng quản lý công tác XHHGD trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh nhằ m khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ t hố ng hoá mộ t s ố vấ n đ ề l ý lu ậ n cơ b ả n về q uả n lý giáo d ục, xã h ộ i hoá giáo d ục nói c hung và xã h ộ i hoá giáo d ục b ậ c trung h ọ c cơ s ở nói riêng. - Phân tích thực trạng quản lý công tác xã hội hoá giáo dục bậc trung học cơ sở từ năm 2004-2008. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- - Phân tích xu hƣớng, nguyên nhân tình trạng học sinh bỏ học hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp quản lý tăng cƣờng công tác xã hội hoá giáo dục bậc trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình từ nay đến năm 2015, nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và một số khách thể khác tham gia công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình. - Đối tƣợng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý tăng cƣờng công tác xã hội hoá giáo dục bậc trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. 5. Giả thuyết khoa học Việc quản lý công tác XHHGD tỉnh Hoà Bình nói chung và đ ối với giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói riêng, trong thời gian qua tuy đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu đề xuất đƣợc những giải pháp quản lý phù hợp, khả thi hơn sẽ đẩy mạnh và phát huy tốt hơn việc quản lý công tác XHHGD trung học cơ sở ở tỉnh, góp phần nâng cao chất lƣợng GD&ĐT bậc THCS tỉnh Hoà Bình trong giai đoạ n tới, đồng thời khắc phục đƣợc tình trạng học sinh bỏ học hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề xã hội hoá giáo dục ở bậc trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008. Đề tài tập trung nghiên cứu công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở trên các mặt cơ bản sau: - Sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng đối với công tác XHHGD bậc trung học cơ sở. - Các biện pháp quản lý của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT trong công tác XHHGD bậc trung học cơ sở. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- - Sự phối hợp của các cơ quan, đoàn thể, các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh, để phát triển giáo dục bậc trung học cơ sở và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài, làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễ n các giải pháp nhằ m tăng cƣờng công tác XHHGD trung học cơ sở trong tỉnh. - Vận dụng các phƣơng pháp xã hội học nhƣ: Điều tra, khảo sát, thâm nhập thực tiễn, trao đổi với các khách thể nghiên cứu, tham khảo các văn bản tổng kết của các điển hình tiên tiến trong GD&ĐT; xem xét, đánh giá các báo cáo sơ kết, tổng kết về tình hình quản lý công tác XHHGD trung học cơ sở trong tỉnh; từ đó phân tích, tổng hợp, rút ra đánh giá và những bài học kinh nghiệm tạo tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tăng cƣờng công tác xã hội hoá giáo dục bậc trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong giai đoạn tới. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. C hƣơng 2 : Thực trạ ng quả n lý công tác xã hộ i hoá giáo d ục trung học cơ s ở và tình trạ ng học sinh b ỏ học t ừ năm 2004 đ ế n năm 2008 ở t ỉnh Hoà Bình. Chƣơng 3: Định hƣớng và các biện pháp quản lý tăng cƣờng công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình từ nay đến năm 2015 nhằ m khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu GD là sản phẩm của xã hội, đồng thời là một trong những nhân tố đánh dấu nấc thang trình độ văn minh c ủa các thờ i đại trong lịch sử. Sự tồn tạ i và phát triể n c ủa GD chịu sự c hi phố i c ủa sự phát triể n kinh tế - xã hộ i, và ngƣợc lạ i vớ i chức năng c ủa mình, GD có vai trò hết sức to lớ n trong việc tái sản xuất sức lao độ ng cho xã hộ i; khơi dậ y, thức tỉnh và phát huy tiề m năng sáng tạo của mỗ i con ngƣời, tạo ra môi trƣờ ng cho s ự p hát triể n kinh tế xã hộ i. Chính vì điều đó mố i quan hệ b iệ n chứng giữa GD và c ộng đồ ng xã hộ i thƣờ ng xuyên đƣợc diễ n ra cùng với quá trình phát triể n của xã hộ i loài ngƣời. Với tầm quan trọng nhƣ vậy, ngày nay GD luôn đƣợc coi là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia. Việc quan tâm, đầu tƣ, huy động mọi nguồn lực và mọi điều kiện cho phát triển GD là sách lƣợc lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù bản chất của GD ở các nƣớc có khác nhau nhƣng đều cho thấy XHH sự nghiệp GD là cách làm phổ biến, kế cả ở những nƣớc có nền công nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao. XHHGD không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nó có nguồn gốc lâu đời và là bƣớc phát triển của một chủ trƣơng phát triển GD đƣợc thực hiện từ nhiều năm qua. Với tƣ tƣởng ''lấy dân làm gốc'', ''Sự nghiệp cách mạng là s ự nghiệp của quần chúng'' đã đƣợc Đảng ta vận dụng sáng tạo, là sức mạnh tiề m tàng cho sự phát triển nền GD nƣớc nhà. Dƣới thời phong kiến và Pháp thuộc, giai cấp thống trị và thực dân chỉ mở rất ít trƣờng học, chủ yếu trƣờng học đƣợc mở ra cho con em quý tộc phong kiến và con nhà giàu. Con em lao đ ộng không đƣợc chính quyền quan tâm, ngƣời dân muốn đƣợc học phải tự lo dƣới hình thức học ở trƣờng tƣ do 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- các thầy đồ tự mở lớp hoặc do dân tự tổ chức nên hầu hết phải chịu cảnh mù chữ. Cách mạng tháng tám thành công là tiền đề tiên quyết để Đảng ta thực hiện các quan điểm ''giáo dục là sự nghiệp của quần chúng''. Ngay từ những ngày đầu của nƣớc Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra ''Lời kêu gọi chống nạn thất học''. Trong lời kêu gọi, Ngƣời đã nêu rõ phƣơng châm, nhiệ m vụ chống nạn thất học, chống nạn mù chữ ''Những ngƣời đã biết chữ hãy dạy cho những ngƣời chƣa biết chữ... những ngƣời chƣa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết, vợ chƣa biết chữ thì chồng bảo, em chƣa biết chữ thì anh bảo, cha mẹ chƣa biết thì con cái bảo, ngƣời ăn ngƣời làm chƣa biết chữ thì chủ nhà bảo; các ngƣời giàu có thì mở lớp học tƣ gia dạy cho những ngƣời chƣa biết chữ'' {25}. Hƣởng ứng lời kêu gọi chống nạn thất học của Hồ Chủ Tịch, cả nƣớc đã trở thành một xã hội học tập. Tiêu biểu, sôi động nhất đó là phong trào bình dân học vụ từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngƣợc, từ hậu phƣơng cho đến nơi tiền tuyến...ngƣời ngƣời đi học, nhà nhà đi học; trƣờng lớp chỉ là những nhà, lán đơn sơ. Tƣ tƣởng giáo dục ''ai cũng đƣợc học hành'' của Hồ Chí Minh đã thực sự đi vào cuộc sống. Đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, cả hai miền Nam, Bắc cùng thực hiệ n một hệ thống giáo dục và đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Song do cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, nền giáo dục của chúng ta không khai thác triệt để bài học phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để phát triển GD. Thay vì thực hiện sự ''quản lý GD của nhà nƣớc'', chúng ta đã ''nhà nƣớc hoá GD'' làm cho GD rơi vào thế bị động, không thu hút đƣợc các nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào các hoạt động GD. Tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục xuống cấp, lạc hậu, sự phát triển của giáo dục không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, chƣa bắt kịp xu thế phát triển chung của thời đại. Sự định hƣớng mang tính cách mạng và năng động đối với nền kinh tế quốc gia, tất yếu đặt ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển giáo 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- dục. Đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng phải đổi mới cách nhìn nhận về vị trí, vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. Bên cạnh đó, việc đa dạng hoá phát triển GD lại một lần nữa ngày càng phát huy ƣu thế của nó. Việc ''huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân cùng góp sức xây dựng nền GD quốc phòng toàn dân dƣới sự quản lý của nhà nƣớc'' đã trở lên vô cùng bức thiết. Đảng ta đã khẳng định ''xã hội hoá'' là một trong những quan điể m để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII (tháng 12-1996) chỉ rõ: ''Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân'' [4]. Đến Nghị quyết TW 6 khoá IX, Đảng ta khẳng định: ''Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục'' [5]. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) đã chỉ rõ: ''Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp...để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội'' [6]. Để thực hiệ n chủ trƣơng XHH, Chính ph ủ ban hành Nghị q uyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về Phƣơng hƣớ ng và chủ trƣơng xã hộ i hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị đ ịnh số 73/1999/NĐ -CP về chính sách XHH, nhằ m khuyế n khích, huy độ ng các nguồ n lực trong nhân dân, trong các tổ chức thuộc mọ i thành phầ n kinh tế để phát triể n các hoạt động XHH lĩnh vực giáo d ục, y tế, văn hoá, thể thao. Ngày 18/4/2005 Chính ph ủ ban hành Nghị q uyết số 05/2005/NQ -CP về đẩy mạ nh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể d ục thể t hao [20]. Bộ GD&ĐT ban hành một số văn bản hƣớ ng dẫn thực hiện công tác XHHGD; xây d ựng đề án ''Quy hoạch phát triể n xã hộ i hoá giáo dục giai đoạ n 2005-2010'' [14] vv... 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Trong thời k ỳ đổ i mớ i, cùng vớ i các Văn kiệ n, Nghị đ ịnh, Thông tƣ, Nghị q uyết của Đảng, Nhà nƣớc về công tác GD; các cơ quan Liên B ộ, các nhà khoa học, nhà quản lý giáo d ục (QLGD) đã họp bàn và nghiên c ứu về vấ n đề X HHGD. Nguyên Bộ trƣởng Phạm Minh Hạc đã khẳng đ ịnh: ''Xã hộ i hoá công tác giáo d ục là một tƣ tƣở ng chiế n lƣợc, một bộ phậ n của đƣờng lố i giáo d ục, một con đƣờng phát triể n giáo dục nƣớc ta ''[35;16]; tác giả P hạ m Tất Dong c ũng nhấ n mạ nh: Phát triển giáo dục theo tinh th ần xã hội hoá và đề cao việc huy động toàn dân vào s ự nghiệp cách mạ ng, coi đó là tƣ tƣở ng chiến lƣợc của Đả ng. Tƣ tƣở ng đó đƣợc tổng kết lại không chỉ là một bài học kinh nghiệ m tầ m cỡ lịch sử, mà trở t hành một nguyên lý cách mạng c ủa Việt Nam. Vấn đề XHHGD cũng đã đƣợc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về XHHGD nhƣ nhóm tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ Tấn Quang, Nguyễn thanh Bình trong cuốn "Xã hội hoá giáo dục nhận thức và hành động". Các nhà nghiên cứu Nguyễn Mậu Bành, Thái Duy Tuyên, Đào Huy Ngân c ũng đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác XHHGD. Bên cạnh đó còn có nhiều đề tài, luận văn đã đề cập và nêu ra nhiều giải pháp công tác XHHGD nhƣ: Luận văn của tác giả Phạ m Thuý Hiền với đề tài: ''vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non với sự nghiệp phát triển giáo dục''; Luận văn Thạc sĩ của Trần Hồng Diễ m về ''Biện pháp tăng cƣờng công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Bắc Ninh''... Sở GD&ĐT Hoà Bình c ũng đã tiến hành nghiên cứu đề tài '' Phát triển các trung tâm học tập Cộng đồng'' . 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ lâu trong xã hội loài ngƣời và hoạt động này ngày càng phát triển trong xã hội. Trong quá trình lao động đấu 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- tranh với thiên nhiên, để sinh tồn và phát triển con ngƣời cần phải hợp sức nhau lại để tự vệ và lao động kiếm sống. Những hoạt động tổ chức, phối hợp, điều khiển... hoạt động của mọi ngƣời nhằm thực hiện những mục tiêu chung là những dấu ấn đầu tiên của hoạt động quản lý. Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài ngƣời. Quản lý là một dạng lao động đặc biệt, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhƣng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội. Khi đề cập đến cơ sở khoa học của quản lý, Các Mác viết: ''Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng đƣợc thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở chừng mực nhất định sự quản lý, giống nhƣ ngƣời chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trƣởng'' [28]. Nhƣ vậy, có thể hiểu lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau và quản lý là lao động điều khiển lao động chung. Khi lao động xã hội đạt đến một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt. Từ đó trong xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên hoạt động quản lý, hình thành nghề quản lý. Có nhiều công trình nghiên c ứu của các nhà khoa học về nội dung, thuật ngữ '' quản lý'', có thể nêu một số định nghĩa nhƣ sau: Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin về quản lý ''Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau c ủa hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ƣu theo mục đích đặt ra'' [28]. ''Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó nhƣ thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất, rẻ nhất'' . (Wiliam - Taylor). 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Theo giáo trình quản lý của học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì ''Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tƣợng quản lý, tạo ra sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống hƣớng vào mục tiêu nhất định'' . Quản lý là một hệ thống xã hội mang tính khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phƣơng pháp thích hợp nhằ m đạt mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Văn Lê - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Quản lý là dạng lao động đặc biệt của ngƣời lãnh đạo, mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết các bộ máy thành chỉnh thể thống nhất, điều hoà phối hợp các khâu, các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng để tạo hiệ u quả quản lý (Mai Hữu Khuê - Học viện Hành chính Quốc gia). Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức. Các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý: là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vậ n dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiể m tra. Các nhà lý luận quản lý trên thế giới nhƣ: Frederich Wiliam Taylor (1986-1915), Mỹ; Hemi Fayol (1841-1925), Pháp; Max Weler (1864 -1920), Đức đều đã khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Có thể xét theo quan điểm: Quản lý = quản + lý, trong đó quản là coi sóc, cai quản, chă m lo, còn lý là xử lý, biện lý. Quản mà không có lý thì sẽ dẫn đến sự trì trệ, lý mà không có quản thì sẽ dẫn đến sự rối ren. Nhƣ vậy, trong quản có lý, trong lý có quản nhằ m tạo cho sự việc, hệ thống tổ chức nào đó luôn ở trong tình trạng: ổn định, thích ứng, tăng trƣởng, phát triển. Từ những điểm chung của các định nghĩa trên ta có thể hiểu quản lý bao gồm các yếu tố nhƣ: 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- + Phải có chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động ''quản lý'' (chủ thể chỉ có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức do con ngƣời lập nên ). + ''Quản lý ai?'', ''Quản lý cái gì ?'' quản lý sự việc đó là khách thể quản lý (hay còn gọi là đối tƣợng quản lý); đối tƣợng quản lý là con ngƣời, sự vật hoặc sự việc có thể là một cá thể hoặc một hệ thống, hoặc giới vô sinh hoặc giới sinh vật. Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mỗ i quan hệ, tác động qua lại tƣơng hỗ cho nhau. Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý. Khách thể quản lý thì sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần, trực tiếp đáp ứng thoả mãn nhu cầu của con ngƣời, thoả mãn mục đích quản lý. Nhƣ vậy có thể khái quát: Quản lý là việc hiện thực hoá các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các yêu cầu thực hiện của tổ chức. Sự tác động c ủa quả n lý không chỉ bằ ng thẩ m quyề n mà còn phả i bằng cách nào đó đ ể ngƣời b ị q uả n lý luôn hồ hởi, phấ n khở i đem hết năng lực, trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho nhà nƣớc và cho xã hộ i. Quả n lý là môn khoa học sử dụng nhiề u tri thức c ủa nhiề u mô n khoa học tự nhiên và xã hộ i nhân văn khác nhau nhƣ toán học, thố ng kê, kinh tế, tâm lý, xã hộ i học... 1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục Giáo dục là một hiện tƣợng đặc biệt của xã hội loài ngƣời; bản chất của giáo dục là truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài ngƣời từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vai trò c ủa giáo dục ngày càng tăng lên cùng vớ i sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Vì thế ngay từ thời cổ đại các nhà triết học, giáo dục học, sử gia đã sớ m nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nó. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Platon (429-347 TCN), ông đã nêu: ''Muố n kiến thiết một quốc gia phải lấy giáo dục làm nền tảng và phải theo đuổi công trình ấy suốt cả đời''. Khổng Tử (551-479 TCN), nhà giáo lớn thời cổ đại của Trung Quốc, ông coi giáo dục là nằ m trong hệ thống ''Thứ - Phú - Giáo'', đòi hỏi những nhà chính trị, những ngƣời cầm quyền không đƣợc sao nhãng. Sử gia nổi tiếng của nƣớc Pháp là Jules Machalet (1789-1874) khẳng định: Thành phần thứ nhất của chính trị là gì ? - Giáo dục Thành phần thứ hai của chính trị là gì ? - Giáo dục Thành phần thứ ba của chính trị là gì - Giáo dục ? Nhƣ vậy, qua các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên c ứu về xã hội học, về giáo dục từ thời kỳ cổ đại đến nay cho thấy: GD là một hiện tƣợng xã hội có lịch sử lâu đời và tồn tại song hành cùng với sự phát triển của xã hộ i loài ngƣời. GD là sản phẩm của xã hội, đồng thời là một trong những nhân tố đánh dấu nấc thang trình độ văn minh của các thời đại trong lịch sử. Trong sách ''Giáo d ục học'' của A.Ilinna, nhà giáo d ục học Xô Viết cho rằng: Giáo dục là một quá trình truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho các thế hệ mới, nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội và bước vào lao động sản xuất . Ở Việt Nam, Giáo sƣ Hà Thế Ngữ cũng đƣa ra khái niệm về giáo dục tƣơng tự. Ông viết: Giáo dục là quá trình đào tạo con người có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người . Giáo dục đƣợc hiểu là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, nhằm tạo ra sức mạnh có tính đa dạng về thể chất và tinh thầ n của con ngƣời, đáp ứng đƣợc những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục còn là quá trình hình thành cho con ngƣời những tri thức khoa học về thế 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- giới quan, lý tƣởng, đạo đức, thái độ, thẩm mỹ. Trên cơ sở đó hình thành nhân sinh quan, phát triển đức, trí, thể, mỹ của từng con ngƣời cụ thể. Bên cạnh đó, GD có sứ mệnh cao cả rèn luyện nhân cách cho từng cá nhân ở từng đố i tƣợng cụ thể, làm cho mỗi con ngƣời trở thành những chủ thể có kỹ năng và bản lĩnh khi đối diện với những vấn đề đặt ra của thế giới và của bản thân. Họ sẽ hiện diện trong môi trƣờng sống không chỉ bằng kiến thức, trí nhớ mà cả sự lựa chọn về đạo đức và hệ thống giá trị. Nhƣ vậy, theo nghĩa chung nhất Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho con người bước vào lao động và sinh hoạt xã hội; là một nhu cầu tất yếu của xã hội loài người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Trong thời đại ngày nay các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, đều ghi nhận và thừa nhận vị trí, vai trò to lớn của GD đối với sự phát triể n của xã hội loài ngƣời, đối với việc hình thành phát triển nhân cách và phẩ m giá con ngƣời. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững. Do đó QLGD đã trở thành chƣơng trình nghị sự, trở thành mối quan tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc ta. Quản lý GD là một bộ phận của quản lý xã hội, cùng với sự đi lên của tổ chức xã hội, khoa học quản lý ngày càng phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định trong mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Khoa học QLGD đã hình thành phát triển khá sớm, trở thành yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng GD. Để phát huy sức mạnh tổng hợp và chức năng đặc biệt của hoạt động giáo dục, các nhà khoa học đã và đang quan tâm đặc biệt đến vấn đề quản lý giáo dục, xem quản lý giáo dục là vấn đề quan trọng, tăng cƣờng công tác 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- quản lý ngành giáo dục- đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội. Theo M.I.Kônzacôvi: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống, nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em . Trong cuốn sách Quản lý nhà nƣớc về giáo dục lý luận và thực tiễn do Phó Giáo sƣ-Tiến sĩ Đặng Bá Lãm chủ biên: Quản lý nhà nước về giáo dục là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương đại diện cho Nhà nước là Bộ GD&ĐT thực hiện. Đó là việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà và của thời đại cũng như tổ chức thực hiện thành công các vấn đề đó, nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí của dân và tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, bảo đảm thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá . QLGD là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào toàn bộ hoạt động GD nhằm thúc đẩy GD phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đã xác định. QLGD đƣợc thể hiện thông qua quản lý mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, quản lý ngƣời học và chất lƣợng GD&ĐT...Do đó có thể nhậ n thấy: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế . Do đó có thể thống nhất quan niệ m: Quản lý Giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý công tác văn thư - lưu trữ ở Đảng bộ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 20 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội: nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Giáo dục
122 p | 37 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
136 p | 19 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học phổ thông tại Huyện Bắc Tân Uyên
155 p | 40 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
104 p | 20 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
215 p | 13 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác tuyển sinh lớp 1 ở trường tiểu học trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
154 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý công tác lập hồ sơ của cơ quan Kho bạc Nhà nước
102 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
155 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
157 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật các trường mầm non trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị
112 p | 28 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý công tác văn thư - lưu trữ ở Đảng bộ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
26 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác văn thư hành chính tại các đơn vị trường học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
170 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý công tác lập hồ sơ của cơ quan Kho bạc Nhà nước
26 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Attapư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
116 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
129 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam
118 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Văn Hiến
127 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn