intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác XMC-PCGD, quản lý công tác XMC-PCGD, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ VĂN QUYỀN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 BÌNH DƯƠNG - 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ VĂN QUYỀN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN THÔNG BÌNH DƯƠNG - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo về một luận văn tốt nghiệp cao học quản lý giáo dục nào. Tác giả xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc, tài liệu có liên quan. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên. i
  4. LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện Luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập chương trình Cao học quản lý giáo dục và nghiên cứu Luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Thông, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên Chương trình quản lý giáo dục, trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Chương trình cao học quản lý giáo dục. Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Đồng Xoài, Phòng GD&ĐT thành phố Đồng Xoài, Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn thành phố Đồng Xoài đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã luôn ở bên tác giả, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu làm luận văn. Trân trọng! Bình Dương, tháng 9 năm 2019 Tác giả Ngô Văn Quyền ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 6.1. Về nội dung .............................................................................................. 4 6.2. Về địa bàn ................................................................................................. 4 6.3. Về thời gian .............................................................................................. 4 7. Các phương pháp nghiên cứu............................................................... 4 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................... 4 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................ 4 8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC ............................................................................. 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 7 1.1.1. Ở nước ngoài ......................................................................................... 7 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm ............................................................................ 12 1.2.1. Quản lý ................................................................................................ 12 iii
  6. 1.2.2. Quản lý giáo dục.................................................................................. 12 1.2.3. Xóa mù chữ ......................................................................................... 12 1.2.4. Phổ cập giáo dục.................................................................................. 13 1.2.5. Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục................................. 14 1.3. Lý luận về công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ....................... 14 1.3.1. Quan điểm của Đảng về công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục....... 14 1.3.2. Vị trí, vai trò công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ........................ 18 1.3.3. Nhiệm vụ công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ............................. 19 1.3.4. Mục tiêu của công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ........................ 19 1.3.5. Nội dung của công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục......................... 19 1.3.6. Điều kiện đảm bảo thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục...............26 1.4. Lý luận về quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục .......... 27 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục 27 1.4.2. Chức năng quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ............... 28 1.4.3. Nội dung quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ................. 31 1.4.4. Vai trò của Phòng GD&ĐT đối với quản lý XMC, phổ cập giáo dục312 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng ............................................................................. 33 Tiểu kết chương 1 .................................................................................. 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XMC-PCGD TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC .................... 36 2.1. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ................................................................. 36 2.1.1. Tình hình giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ............................................................................................................. 36 iv
  7. 2.1.2. Tình hình quản lý giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Đồng Xoài ............................................................................................................... 37 2.2.3. Tình hình thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Phước ...................................................................................... 38 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................... 38 2.2.1. Mục đích khảo sát................................................................................ 38 2.2.2. Số lượng, đối tượng, địa bàn khảo sát ................................................. 38 2.2.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 39 2.2.4. Phương pháp khảo sát ......................................................................... 39 2.2.5. Công cụ điều tra, khảo sát ................................................................... 39 2.2.6. Xử lý và đánh giá kết quả điều tra, khảo sát ....................................... 39 2.2.7. Thông tin về đặc điểm, tình hình về mẫu khảo sát .............................. 40 2.3. Thực trạng công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ................................................. 42 2.3.1. Thực trạng về tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo và công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ............................................................................................ 42 2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý công tác xóa mù chữ- phổ cập giáo dục ........................................... 48 2.4. Thực trạng quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ........................................................ 49 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục .............. 49 2.4.2. Thực trạng quản lý điều kiện đảm bảo xóa mù chữ, phổ cập giáo dục 50 2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, kế hoạch, kiểm tra, chỉ đạo, hồ sơ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục .............................................................................. 52 v
  8. 2.5. Những yếu tố tác động đến công tác quản lý xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ............................. 55 2.5.1. Những yếu tố thuận lợi quản lý công tác quản lý xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ..................... 55 2.5.2. Những yếu tố khó khăn quản lý công tác quản lý xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ..................... 58 2.6. Đánh giá chung về quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước .............................. 61 2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................... 61 2.6.2. Tồn tại, hạn chế ................................................................................... 62 2.6.3. Nguyên nhân của ưu điểm và tồn tại, hạn chế .................................... 63 Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 66 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÓA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC ............................................................................................................... 67 3.1. Cơ sở xác lập biện pháp .................................................................. 67 3.1.1.Cơ sở khoa học ............................................................................. 67 3.1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................. 67 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................... 69 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ........................................................................ 69 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................ 69 3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả......................................................................... 70 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................... 70 3.2.5. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................ 70 vi
  9. 3.3. Một số biện pháp quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước .............................. 70 3.3.1. Biện pháp 1: Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo XMC-PCGD và Xây dựng XHHT ................................................................................................... 70 3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 74 3.3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, huy động học sinh đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước .................................................................................................... 77 3.3.4. Biện pháp 4: Đảm bảo điều kiện thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ............................. 82 3.3.5. Biện pháp 5: Thiết lập hồ sơ, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ............................................................................................................. 85 3.3.6. Biện pháp 6: Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ............... 88 3.3.7. Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đối với công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ............... 90 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. ............................................... 932 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 93 Tiểu kết chương 3 .............................................................................. 988 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 999 1. Kết luận ........................................................................................... 999 2. Khuyến nghị ............................................................................... 100100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BCĐ Ban Chỉ đạo 2 CMC Chống mù chữ 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDPT Giáo dục phổ thông 5 GDTX Giáo dục thường xuyên 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 HTCTTH Hoàn thành chương trình tiểu học 8 MN Mầm non 9 PCGD Phổ cập giáo dục 10 PCGDMN Phổ cập giáo dục mầm non 11 PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học 12 PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở 13 PCGDTHPT Phổ cập giáo dục trung học phổ thông 14 PPC Phải phổ cập 15 TH Tiểu học 16 THCS Trung học cơ sở 17 THPT Trung học phổ thông viii
  11. STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 18 TNTHCS Tốt nghiệp trung học cơ sở 19 TNTHPT Tốt nghiệp trung học phổ thông 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 XHHT Xã hội học tập 22 XMC-PCGD Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục ix
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Thang đo TTB và mức độ ý nghĩa của TTB 48 2 Bảng 2.2. Số lượng đối tượng khảo sát 49 3 Bảng 2.3. Trình độ, thâm niên công tác 49 4 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng tiêu chuẩn XMC-PCGD 50 5 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng điều kiện đảm bảo công tác 53 XMC-PCGD 6 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng công tác XMC-PCGD 55 7 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của quản lý công tác 56 XMC-PCGD 8 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu XMC- 57 PCGD 9 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý điều kiện đảm bảo 57 XMC-PCGD 10 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung, kế 59 hoạch, hồ sơ công tác XMC-PCGD 11 Bảng 2.11. Kết quả khảo sát yếu tố thuận lợi quản lý công tác 62 XMC-PCGD 12 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát yếu tố khó khăn quản lý công tác 65 XMC-PCGD 13 Bảng 3.1. TTB và ĐLC về tính cần thiết và tính khả thi của các 97 biện pháp x
  13. TÓM TẮT Đề tài này đã thực hiện nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác XMC-PCGD và quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Đồng thời, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác XMC-PCGD và thực trạng quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành Phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Đề tài sử dụng kết hợp 02 nhóm phương pháp nghiên cứu, đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đề tài như sau: 1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận công tác XMC-PCGD và quản lý công tác XMC-PCGD 2. Luận văn đã khảo sát, phân tích thực trạng công tác XMC-PCGD và quản lý công tác XMC-PCGD và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác XMC-PCGD địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 3. Luận văn đã làm rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân đạt được, nguyên nhân tồn tại, hạn chế về quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Từ đó, luận văn đã đề xuất 07 biện pháp quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, gồm: - Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo XMC-PCGD và Xây dựng XHHT. - Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. - Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, huy động học sinh đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. - Đảm bảo điều kiện thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. xi
  14. - Thiết lập hồ sơ, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. - Tăng cường kiểm tra đối với công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. xii
  15. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực trọng yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục (XMC-PCGD) là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nước ta. Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác XMC-PCGD, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai thực hiện, đó là: Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009. Điều 11, Luật Giáo dục quy định ”Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 1
  16. Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đồng Xoài luôn là lá cờ đầu trong công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Phước. Công tác giáo dục và đào tạo của thành phố có bước phát triển nhanh về quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh, chất lượng giáo dục đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác của Ban Chỉ đạo XMC-PCGD từ thành phố đến các phường, xã nhìn chung khá tốt, hệ thống hồ sơ, sổ sách công tác XMC-PCGD được thiết lập đầy đủ, khoa học, sạch đẹp, số liệu chính xác. Công tác quản lý, chỉ đạo đối với công tác này được thực hiện đồng bộ từ thành phố đến các xã, phường, các trường học. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, trong đó có những hạn chế về quản lý công tác xóa mù chữ- phổ cập giáo dục, đó là tỷ lệ huy động trẻ em trọng độ tuổi đến trường ở một số phường, xã chưa đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, tình trạng học sinh bỏ học ở cấp THCS, THPT, tâm lý chủ quan của cán bộ quản lý khi đơn vị đã đạt chuẩn, vai trò của một số ban, ngành và một số thành viên trong Ban Chỉ đạo còn mờ nhạt, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị được cơ cấu trong Ban Chỉ đạo chưa chặt chẽ, có sự chồng chéo trong các Ban Chỉ đạo XMC-PCGD và Ban Chỉ đạo cuộc vận động toàn dân đưa trẻ đến trường, tỷ lệ đạt chuẩn ở một số đơn vị còn thấp. Thành phố Đồng Xoài là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục của tỉnh Bình Phước. Toàn thành phố hiện nay dân số trên 150.000 người, có nhiều khu công nghiệp, khu trung tâm thương mại và dân cư tập trung được xây dựng. Do đó dân số tăng nhanh trong những năm gần đây, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và quản lý công tác xóa mù chữ- phổ cập giáo dục nói riêng phải không ngừng thay đổi. Trong những năm qua thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác XMC-PCGD. Sự phát triển của một đô thị trung tâm đòi hỏi chất lượng giáo dục phải cao hơn, môi trường và điều kiện giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên một lượng lớn dân số cơ học tăng cao, nhất là công nhân lao động và lao động tự do đã kéo theo trình độ dân trí thấp, việc trẻ em chưa được đến trường đúng độ tuổi, quá tải về trường lớp, tình trạng học sinh bỏ học, việc điều tra, cập nhật thông tin XMC-PCGD luôn là gánh gánh nặng và nỗi lo của những người làm công tác quản lý giáo dục. Giải bài toán về trường, lớp, trẻ em trong độ tuổi được đến trường, nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân, môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, 2
  17. chất lượng giáo dục nâng cao, duy trì vững chắc và nâng cao các tỷ lệ đạt chuẩn XMC-PCGD, thông tin số liệu XMC-PCGD chính xác, hồ sơ khoa học sạch đẹp thì chìa khóa thành công chính là làm tốt quản lý công tác XMC-PCGD. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, tôi chọn đề tài: “Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác XMC-PCGD, quản lý công tác XMC-PCGD, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 4. Giả thuyết khoa học Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục có vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm qua công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt vai trò quản lý công tác XMC-PCGD, tuy nhiên bên cạnh đó tình trạng học sinh bỏ học, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường một số đơn vị chưa đạt kế hoạch đề ra, chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều ở một số môn học, một số trường, tâm lý chủ quan trong công tác quản lý khi đơn vị đã được đạt chuẩn XMC-PCGD, sự phối hợp giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo, giữa các cơ quan đơn vị, trách nhiệm của một số thành viên trong Ban Chỉ đạo chưa cao dẫn đến kết quả đạt được về công tác XMC- PCGD có nơi còn chưa bền vững. Nguyên nhân cơ bản là do chưa làm tốt công tác quản lý việc thực hiện và duy trì kết quả XMC-PCGD. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về công tác XMC-PCGD và quản lý công tác XMC-PCGD từ các khâu lập 3
  18. kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra...thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý công tác XMC-PCGD ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước khả thi cao và sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo vững chắc kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác XMC-PCGD và quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. - Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Đề tài nghiên cứu về quản lý công tác XMC-PCGD của cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác XMC-PCGD tại các trường học trên địa bàn thành phố Đồng Xoài. 6.2. Về địa bàn Đề tài khảo sát thực trạng công tác XMC-PCGD và quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 6.3. Về thời gian Đề tài nghiên cứu dựa trên việc khảo sát số liệu từ năm 2016 đến nay. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phương pháp: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu các văn bản pháp qui, các tài liệu khoa học và khái quát hóa hệ thống lý luận có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Mục đích: Phương pháp này được sử dụng nhằm giúp người nghiên cứu nắm được các số liệu liên quan đến công tác quản lí thông qua các loại hồ sơ XMC-PCGD. 4
  19. Nội dung: Phân tích, tổng hợp các số liệu liên quan đến việc thực hiện công tác XMC-PCGD để nắm được thực trạng việc thực hiện công tác XMC-PCGD và quản lý công tác XMC-PCGD. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập số liệu phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát thực tế. Từ đó, người nghiên cứu có những nhận xét, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thực trạng việc quản lý công tác XMC-PCGD tại các đơn vị được khảo sát. Nội dung: Khảo sát thực trạng việc thực hiện công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước; khảo sát thực trạng công tác quản lý công tác XMC-PCGD trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 7.2.3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn Trao đổi cùng với Trưởng Ban Chỉ đạo XMC-PCGD, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, …để tìm hiểu những thông tin bổ sung cho quá trình nghiên cứu, khảo sát. 7.2.4. Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu thống kê, số liệu khảo sát. Các kết quả điều tra khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê IBM SPSS 20, thống kê toán học để xử lí thông tin. Trên cơ sở kết quả xử lý số liệu này sẽ phân tích, kết luận khoa học về các thông tin thu được. Từ đó, có thể đưa ra những nhận định, đánh giá về các nội dung nghiên cứu. 7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao. Mục đích: Nhằm xin ý kiến các chuyên gia có trình độ cao (Các cán bộ chuyên môn ở Sở GD&ĐT Bình Phước, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đồng Xoài, Hiệu trưởng trường MN, TH, THCS) để nhận định và khảo nghiệm những vấn đề về quản lý công tác XMC-PCGD. 5
  20. Nội dung và cách thức tiến hành: Trao đổi về xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá, công nhận đạt chuẩn XMC-PCGD…quản lý công tác XMC- PCGD trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã hiện nay. 8. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài Nội dung: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước Chương 3: Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước Kết luận, khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2