LUẬN VĂN: Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá
lượt xem 26
download
Trong những năm qua vấn đề TNXH và đấu tranh phòng, chống TNXH đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan, đã từng bước hoàn thiện được các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, tăng cường sự chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình hành động quốc gia về công tác này, giảm được các tụ điểm TNXH phức tạp. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá
- LUẬN VĂN: Tác động của tệ nạn xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua vấn đề TNXH và đấu tranh phòng, chống TNXH đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan, đã từng bước hoàn thiện được các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, tăng cường sự chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình hành động quốc gia về công tác này, giảm được các tụ điểm TNXH phức tạp. Tuy nhiên số người mắc các loại TNXH vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trên diện rộng, đặc biệt là các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em..., đang là vấn đề gây bức xúc và nhức nhối cho toàn xã hội. Hàng năm Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng cùng với một lực lượng lớn về con người để tập trung đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây buôn bán ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em; tổ chức chữa bệnh, cai nghiện phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý và gái mại dâm song hiệu quả chưa cao, tỷ lệ tái phạm còn rất lớn. Hàng ngày, hàng giờ bộ phận dân cư mắc các tệ nạn xã hội đã tiêu phí một lượng tiền rất lớn ném vào ma tuý, ăn chơi sa đoạ không những không mang lại lợi ích kinh tế, mà ngược lại còn làm cho một bộ phận dân cư này ngày càng rơi vào tình trạng đói nghèo, ảnh hưởng tới sự phát triển của giống nòi và nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Tội phạm và TNXH gia tăng, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội làm xói mòn đạo đức, làm sai lệch những chuẩn mực và giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phá hoại hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân. Sự gia tăng của tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân chủ yếu làm lây lan nhanh căn bệnh HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt nghiêm trọng hơn tệ nạn xã hội đã và đang lan nhanh ở nhóm thanh thiếu niên và môi trường học đường. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá với các mặt trái của nó đang làm nẩy sinh và lan nhanh nhiều TNXH mới. Nếu chúng ta không có những giải pháp ngăn chặn có hiệu quả thì TNXH trở thành mối đe doạ, kéo theo những hậu quả khôn lường cho xã hội, tác động tiêu cực đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề nghiên cứu tác động của TNXH tới sự phát triển kinh tế – xã hội nhất là đối với một tỉnh như Thanh Hoá là một vấn đề quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu có thể đưa
- ra được các nhân tố tác động chủ yếu và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của TNXH tới sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị về vấn đề này. Từ những lý do trên, vấn đề nghiên cứu “Tác động của tệ nạn xó hội tới sự phỏt triển kinh tế - xó hội ở Thanh Hoỏ” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn về những hiểu biết cơ bản về TNXH, đưa ra những lý giải về nguyên nhân, cơ chế gia tăng, cũng như hậu quả của TNXH đối với con người và xã hội. Đồng thời, đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước, xây dựng chính sách, pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy lùi TNXH. Tuy nhiên những nghiên cứu đó ở nhiều góc độ và giới hạn khác nhau, nên chưa đồng bộ và trên thực tế tác dụng còn hết sức khiêm tốn, chẳng hạn như: Cuốn sách “Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại” của nhóm tác giả; GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phạm Đình Khánh, TS. Nguyễn Thị Kim Liên, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2003, đã trình bầy những vấn đề cơ bản về TNXH trên phương diện Xã hội học và Tội phạm học hiện đại như: đưa ra những hiẻu biết cơ bản về TNXH ở ba dạng cơ bản là ma tuý, mại dâm, cờ bạc; cập nhật được tình hình và những kinh nghiệm về phòng chống TNXH trên thế giới, khu vực và ở n ước ta; đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống TNXH trong điều kiện kinh tế thị trường... Dưới góc độ xã hội học, trên phương diện quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi ở đề tài“Vấn đề Phòng chống TNXH trong thời kỳ đổi mới”, TS. Đàm Hữu Đắc cùng với các tác giả Nguyễn Văn Minh, Trần Việt Trung, TS. Lê Thị Hà, đã hệ thống những lý luận cơ bản về tệ nạn mại dâm và ma tuý, phân tích, đánh giá thực trạng và tình hình phòng, chống tệ nạn mại dâm và nghiện ma tuý trong những năm đổi mới, dự báo tình hình cũng như đề xuất những giải pháp ngăn ngừa, phòng chống TNXH đến 2020. Đề tài nghiên cứu của Văn phòng Chính phủ (năm 2000) về “ Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các TNXH (MT, MD) và phòng chống
- HIV/AIDS” đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng chống mại dâm, ma tuý, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KX.04.14 của Tổng cụ Cảnh sát nhân dân “Tệ nạn xã hội ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” Nxb Công an nhân dân 1994. Trong đề tài này các tác giả đã đưa ra khái niệm về TNXH, dấu hiệu đặc trưng của TNXH, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề TNXH trong cơ chế thị trường, những căn nguyên phát sinh TNXH và các giải pháp giải quyết TNXH. Nhóm các tác giải đều khẳng định TNXH là hiện tượng xã hội có nguồn gốc sâu xa và liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, phá vỡ hạnh phúc gia đình, làm sói mòn đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, nhân cách của con người... TS. Bùi Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Phạm Đỗ Nhật Tân (chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia (1996), “Nghiên cứu cơ sở xã hội ở nông thôn Việt Nam” trong đó có vấn đề TNXH và quan điểm cơ bản giải quyết vấn đề TNXH ở nông thôn, các tác giả đã đưa ra khái niệm về TNXH, nguyên nhân phát sinh TNXH và giải pháp phòng, chống TNXH ở nông thôn Việt Nam. Trong tài liệu “Phòng, chống sự xâm nhập của các TNXH vào gia đình”, HN, 2006 của nhóm tác giả PGS,TS. Lê Ngọc Hùng, TS. Ngô Thị Ngọc Anh và các cộng sự đã nêu một cách khái quát về khái niệm TNXH, các loại TNXH, ảnh hưởng của TNXH đối với gia đình và giải pháp phòng tránh các loại TNXH xâm nhập vào gia đình trong thời kỳ hiện nay. V ề phòng, chống tệ nạn BBPNTE đ ã có một số công trình nghiên cứu nh ư “ Q uy ền của Phụ nữ và trẻ em trong các v ăn b ản pháp luật Quốc tế và pháp luật của Vi ệt Nam” c ủa TS. Đ ỗ Ngọ c Bình, Nhà xu ất bản Chính trị Quốc gia n ăm 2003; " Phòng ch ống buôn bán phụ nữ, trẻ em” c ủa TS. Nguyễn Thị Quý, Nhà xuất bản p h ụ nữ n ăm 2004; ngoài ra c òn có một số tài liệu về phòng, chống buôn bán ng ư ời c ủa các Tổ chức Quốc tế ILO, Terre Des Hommes, IOM, U NISEP... nh ững nghiên c ứu đ ó đ ều đ i sâu phân tích các khái ni ệm về buôn bán ngư ời, nguyên nhân và thủ đ o ạn của tội phạm, những kinh nghiệm từ các n ư ớc trên thế giới về phòng chống b uôn bán ngư ời, cũng nh ư th ực trạng tình hình của Việt Nam, từ đ ó đề ra nh ững giải
- p háp nâng cao hi ệu quả công tác phòng, chống buôn bán ng ư ời ở Việt Nam hiện n ay. Nhiều hội thảo khoa học của các ngành chức năng, các tài liệu, đề cương bài giảng được trình bày ở các trường Đại học Luật, trường Đại học Xã hội nhân văn, trường Đại học Lao động xã hội, trường Đại học Cảnh sát nhân dân, các nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia; các tài liệu báo cáo, đánh giá tình hình TNXH của UBQG phòng, chống AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm... Một số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ luật học về phòng chống TNXH, phòng chống tội phạm cũng đã được công bố. Những tài liệu, công trình nghiên cứu trên đã trình bày khái quát được những vấn đề cơ bản về phòng, chống TNXH, phòng chống tội phạm. Đưa ra được những lý giải về nguyên nhân gia tăng TNXH, tội phạm, đề cập tới phương pháp tiếp cận của từng loại hình TNXH và tội phạm dưới góc độ chuyên ngành mà chưa có một công trình nghiên cứu nào, bài viết nào trên phương diện Kinh tế chính trị, nghiên cứu tác động của TNXH tới sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn quốc hay ở một địa phương cụ thể như ở đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu sự tác động của TNXH tới ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của TNXH. 3.2. Nhiệm vụ Khái quát những vấn đề lý luận về TNXH và sự tác động của TNXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Phân tích tác động của TNXH tới ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hoá giai đoạn 2003-2007. Dự báo xu hướng tác động của Tnxh đến phát triển kT-xh Thanh Hoá giai đoạn 2008- 2012 và những giải pháp ngăn ngừa. 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ tác động của TNXH tới sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi một địa phương nhất định (tỉnh Thanh Hoá). - Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu như: thống kê khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, điều tra khảo sát điểm, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 5. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: TNXH là một vấn đề rất rộng, có ảnh hưởng và liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số loại TNXH điển hình như; tệ nạn ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em tới sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội để làm nội dung nghiên cứu chính. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ 2003 đến 2007. Lĩnh vực nghiên cứu tác động của TNXH là tình hình phát triển KT - XH Phạm vi địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thanh Hoá. 6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn Trên phương diện Kinh tế chính trị, luận văn làm rõ những tác động của TNXH tới ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, và đặc biệt chú trọng những biểu hiện mới của nó trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khái quát thành tựu và những vấn đề đặt ra trong lý luận và thực tiễn về những tác động của TNXH đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ở Thanh Hoá nói riêng trong thời gian qua, dự báo tình hình tác động này trong giai đoạn 2008 - 2015. Luận văn làm rõ quan điểm phòng, chống, định hướng và những giải pháp ngăn ngừa những tác động xấu của TNXH. 7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 tệ nạn xã hội và tác động của tệ nạn xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Một số cơ sở lý luận chung về tệ nạn xã hội 1.1.1. Khái niệm về tệ nạn xã hội Chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét xã hội trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng, C.Mác viết “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Tương ứng với từng nấc thang nhất định của nó là những hình thái kinh tế - xã hội, phát triển từ thấp đến cao, mặc dù có những tính đặc thù của nó, nhưng chúng có cái chung là đều gắn liền với sự phát sinh và phát triển của các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất. V.I Lênin viết: …chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Và dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không có một khoa học xã hội được [36, tr.64]. Quan hệ xã hội và quan hệ sản xuất luôn tác động biện chứng với nhau, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong quá trình phát triển lịch sử tự nhiên đó có những nhân tố tác động tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhưng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực có tính kìm hãm sự phát triển, một trong những nhân tố đó là TNXH. Thực chất những hành vi TNXH của con người được nhận biết chủ yếu thông qua các quan hệ xã hội, những hành vi đó liên quan đến các giá trị chuẩn mực xã hội. Vì vậy, TNXH phải được nghiên cứu xem xét một cách toàn diện theo quan điểm duy vật lịch sử và biện chứng trong trạng thái vận động và phát triển của xã hội. Khái niệm về TNXH cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, nhưng tựu chung các tác giả đều cho rằng, TNXH được coi là những hành vi của con người gây ra vi phạm các giá trị đạo đức, làm sai lệch chuẩn mực xã hội và có tính phổ biến trong xã hội, những hành vi này gây hậu quả tiêu cực cho con người và cho xã hội.
- Dưới góc độ Xã hội học, PGS,TS. Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên Việt Nam quan niệm rằng các tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch với những chuẩn mực xã hội, sai lệch với những quy tắc đạo đức truyền thống xã hội của những cá nhân hoặc những nhóm người do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nào đó tác động tới. Dưới phương diện khoa học pháp lý, tập thể tác giả GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên trong cuốn “Mại dâm, ma tuý, cờ bạc thời hiện đại” đã đưa ra khái niệm “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực xã hội, có tính lây lan, phổ biến gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các chuẩn mực đạo đức xã hội”. PGS,TS. Võ Khánh Vinh, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật trong báo cáo khoa học "Một số vấn đề về pháp luật đấu tranh với các tệ nạn xã hội", quan niệm “tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội nguy hiểm lớn cho xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử và thể hiện ở sự thống nhất biện chứng các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của xã hội, của Nhà nước, đến tài sản, các quyền và lợi ích chính đáng của công dân”. Dưới góc độ khoa học quản lý. Theo TS. Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhóm tác giả trong chuyên đề “vấn đề tệ nạn xã hội trong thời kỳ đổi mới” cho rằng “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội, thể hiện ra những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến bao gồm các vi phạm có tính nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục và những quy tắc được thể chế hoá bằng pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân”. Dước góc độ đạo đức và giáo dục học, trong tài liệu hướng dẫn chương trình phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm tác giả Mai Huy Bổng, Nguyễn Văn Sơn, Lê Trung Hiếu cho rằng “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội, nó liên quan tới các đặc điểm của xã hội, tâm lý, sinh lý, đạo đức, kinh tế, văn hoá của mỗi cá nhân và gia đình”. Ngoài ra còn có nhiều bài viết, bài báo, các hội thảo khoa học nghiên cứu về tệ nạn xã hội ở nước ta và đưa ra nhiều quan niệm dưới nhiều góc độ khác nhau như; Viện Khoa học lao động và các Vấn đề xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong báo cáo khoa học "Tệ nạn xã hội và cách tiếp cận trong việc đề ra và thực hiện các chính sách xã
- hội" cho rằng tệ nạn xã hội bao gồm tất cả những hành vi vi phạm pháp luật, kể cả pháp luật hình sự, những hiện tượng xã hội tiêu cực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Trong báo cáo khoa học "Đổi mới các chính sách xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường" của TS. Nguyễn Hữu Dũng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng "Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội rất tiêu cực, đem lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội và gây ra tâm trạng xã hội rất nặng nề thậm chí gây mất ổn định về an ninh chính trị, an toàn xã hội”. Trong báo cáo khoa học của đại tá Nguyễn Mạnh Tề, Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho rằng "Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức dân tộc do nhiều người mắc phải, gây tác hại đến đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ta. Tệ nạn xã hội rất đa dạng, gồm cả văn hoá phẩm đồi truỵ, cao bồi càn quấy, đầm bóng, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc...” Tóm lại, từ những quan niệm trên có thể khẳng định “Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, được biểu hiện ra ở những hành vi làm sai lệch các giá trị chuẩn mực xã hội tiến bộ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội” 1.1.2. Những nét đặc trưng của tệ nạn xã hội 1.1.2.1. Tệ nạn xã hội mang tính lịch sử TNXH không bất biến, nó bắt nguồn từ đời sống xã hội và có tính chất lịch sử phức tạp, trong đó có những loại hình TNXH đã tồn tại rất lâu nên không thể loại trừ nó bằng biện pháp đơn giản nào đó và trong một thời gian ngắn được. TNXH có thể thay đổi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, các TNXH (bản chất và hình thức biểu hiện của nó) thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội, tuỳ thuộc vào sự phát triển và thay đổi của cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định của một xã hội, tuỳ thuộc vào thể chế nhà nước v.v... Tệ nạn xã hội không chỉ xuất hiện ở giai đoạn suy thoái của nền kinh tế - xã hội mà ngay cả trong giai đoạn phát triển. Cũng do TNXH có tính lịch sử và tính động mà trong những điều kiện lịch sử khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, ở những thể chế xã hội khác nhau quan niệm về TNXH cũng khác nhau.
- * Từ thời cổ đại xa xưa, khi con người chưa nhận thức được đầy đủ như thế nào là TNXH, thì ngay trong cuộc sống của xã hội nguyên thuỷ đã bị quy định chặt chẽ bởi một hệ thống lễ nghi, nghi thức thờ cúng, biểu tượng, ký hiệu, biểu trưng, tác động ma thuật, thần chú, cầu khấn và các lời nguyền... đều mang tính chất tín ngưỡng và thần thoại, trong đó đã chứa đựng những yếu tố của TNXH. * Trong thời kỳ thị tộc những quan niệm về tôn giáo, về những lực lượng thần thánh đã bắt đầu dần dần chi phối đời sống và hành động của con người. Những cấm đoán về thần thoại đã chuyển hoá thành những cấm đoán về tôn giáo - luân lý, xuất hiện những bộ luật để trừng phạt những hành vi được coi là sai lệch, hay là những cái được coi là cái đúng, cái sai. Trong xã hội này vai trò trừng phạt ngày càng tăng lên và cũng là thời kỳ chuyển hoá xã hội từ chế độ nguyên thuỷ sang phân hoá xã hội, phân hoá giai cấp. Những biến đổi cơ bản trong đời sống xã hội gắn liền với việc xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những đối kháng do sở hữu gây ra, đã làm thay đổi cơ bản quan niệm trước kia về cái coi là chuẩn mực xã hội, cái bình thường và không bình thường. Những quan niệm mới về chuẩn mực xã hội và sự lệch chuẩn xã hội đã hình thành. * Trong chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến đã ban hành những đạo luật hà khắc, thêm vào đó là những giáo lý tôn giáo, thần thánh, mê tín dị đoan... làm thay đổi những quan niệm mới về chuẩn mực xã hội. Những hủ tục lạc hậu man rợ được chế độ phong kiến coi là những hiện tượng xã hội mẫu mực như hiến tế người cho thần linh, hay cắt bỏ những bộ phận cơ thể của con người để thể hiện ý chí, hay quy phục, hoặc dâng, hiến, cống vợ, con, người thân cho vua, chúa bề trên để làm nô lệ tình dục, chiến tranh xâm lược cướp bóc và buôn bán nô lệ... và cho rằng đây là ý nguyện tối cao của Thượng đế, của Chúa, của Vua mà bổn phận con người phải thực hiện. Một điều đáng chú ý là những quan niệm về chuẩn mực xã hội đều được thể hiện qua hàng loạt các truyền thuyết thần thoại và giáo lý tôn giáo được cụ thể hoá bằng luật pháp và các học thuyết thời bấy giờ, và coi đó là những chuẩn mực phải thi hành. * Khi lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời các quan hệ xã hội cũng được mở rộng và nền kinh tế thị trường ra đời đã làm xuất hiện và tiềm ẩn những yếu tố phá vỡ trật tự và quan niệm cũ về sự áp đặt, trừng phạt, sự giả dối, nghiêm cấm, bạo lực, tín ngưỡng, tôn giáo. CNTB ra đời gắn liền với chế độ tư hữu tư nhân TBCN đã sinh ra những bất công, nghèo khổ, thất
- nghiệp và phân tầng xã hội xã hội sâu sắc, là nguyên nhân chủ yếu của sai lệch xã hội, là nguồn gốc phát sinh và gia tăng TNXH. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã có nhiều phân tích về TNXH và giải quyết tệ nạn này. Trong các tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", "Những bức thư từ Vúppơtan"; "Tình cảnh giai cấp công nhân ở nước Anh" của Ph.Ănghen; các tác phẩm "Những cuộc tranh luận của hội nghị dân biểu khoá 6 của tỉnh Ranh", "Gia đình thần thánh" của C.Mác; tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V.I.Lênin v.v... các ông đã phân tích sâu sắc các nguyên nhân của tệ nạn xã hội và cho rằng các yếu tố thất nghiệp, bất bình đẳng về xã hội và chủng tộc, sự không đảm bảo vật chất, v.v. vốn gắn liền với chế độ xã hội TBCN chính là nguồn gốc phát sinh TNXH. Chế độ sở hữu tư nhân TBCN đã đẩy đông đảo tầng lớp dân cư thành những người vô sản, những người thất nghiệp và bần cùng hoá, buộc họ phải tìm lối thoát nào đó và đẩy trật tự xã hội rối loạn. Ph.Ănghen nói: … Ai kết tội họ, nếu như đàn ông thì đầu trộm đuôi cướp, đàn bà thì ăn cắp và mại dâm, những cái đó thì như thế nào, nó đắng hay ngọt, điều đó đâu liên quan tới Nhà nước; Nhà nước ném những kẻ bị đói này vào các nhà tù hoặc đẩy họ đến những trại giam phạm nhân, còn khi Nhà nước thả họ ra khỏi nhà tù và trại giam, thì có thể hài lòng nhìn thấy thành quả đã đạt được; Nhà nước đã tiến hành biến những con người bị tước hết bánh mì thành những con người còn bị tước hết cả đạo đức nữa… [36, tr.55]. Quan niệm về tự do công bằng, luật pháp, chính trị, đạo đức tôn giáo và những thượng tầng kiến trúc và cả những hình thức tư tưởng ở CNTB được coi là ‘‘chân lý vĩnh cửu, trừu tượng và đứng trên giai cấp’’, quan điểm này rốt cuộc cũng chỉ là những biện minh để bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích ích kỷ của CNTB. V.I. Lênin nhấn mạnh: Nguyên nhân xã hội sâu xa của những hành vi thái quá vi phạm quy tắc của cuộc sống chung trong xã hội, là sự bóc lột những quần chúng lâm vào cảnh thiếu thốn, cùng khổ... Toàn bộ lịch sử của tư bản là một lịch sử đầy những sự tàn bạo và cướp đoạt, đầy máu và nạn mãi dâm và tội ác, đó là hiện tượng không
- phải riêng biệt mà là hiện tượng chung tiêu biểu cho toàn bộ thế giới tư bản [36, tr.57]. Như vậy TNXH trong xã hội tư bản không còn là những hành vi có tính chất tự phát, áp đặt và ràng buộc bởi các giáo lý, quy ước, hay thần thoại hoá... như thời kỳ trước CNTB. Mà nó hình thành, phát sinh, phát triển gắn liền với bản chất bóc lột của xã hội tư bản, của giai cấp tư bản, chính nó là nguồn gốc sâu xa của đói nghèo, bất công, bạo lực và sự vô trách nhiệm v.v... * Trong suốt hơn nửa thế kỷ tồn tại, hệ thống các nước XHCN đã xây dựng nên một xã hội ổn định, trật tự và thuần khiết. ở đó Nhà nước XHCN hướng tới mục đích đảm bảo công bằng cho mọi người trong cống hiến và hưởng thụ, đảm bảo an sinh xã hội v.v... Hệ thống luật pháp được xây dựng để bảo vệ lợi ích chung cho toàn dân, không phân biệt tầng lớp xã hội nào. Chính vì vậy các giá trị chuẩn mực xã hội được toàn xã hội hướng tới đã làm hạn chế phát sinh và gia tăng các TNXH. Điều này hoàn toàn đúng với phân tích và khẳng định của Ph.Ăngghen "nền dân chủ tư sản không thể chữa lành những bệnh hoạn xã hội. Việc này chỉ có thể làm trong những điều kiện nền dân chủ xã hội" [36, tr.65]. * Ngày nay khi khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hoá ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn thế giới và những khuyết tật của nền kinh tế thị trường lại đang là những nhân tố tác động làm gia tăng TNXH. TNXH không chỉ còn đơn thuần là những hành vi sai lệch các giá trị chuẩn mực xã hội của một cá nhân, một nhóm người với những loại hình TNXH giản đơn như trước kia, mà nay nó phát sinh, phát triển với nhiều loại hình TNXH phong phú và đa dạng với các cấp độ ngày càng cao. Không chỉ là vấn đề riêng của từng cộng đồng dân tộc, hay từng quốc gia, hay từng nhóm người nào, trong một phạm vi nào, mà nó ngày càng lan rộng và có tính chất quốc tế. Các đường dây tội phạm ma tuý, mại dâm, nạn buôn bán người không chỉ còn là vấn đề riêng ở một quốc gia nào mà đã vượt biên giới quốc gia với những mục đích, âm mưu, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt được bổ trợ những phương tiện hiện đại... Đi liền với nó là những hệ luỵ gây nên những hậu quả tác động rất xấu đến kinh tế, chính trị và xã hội. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một hướng đi đúng đắn trước sự đòi hỏi phát triển tất yếu của đất
- nước trong thời kỳ quá độ, và nó đã đem lại những thành quả kinh tế quan trọng, đã và đang đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chính kinh tế thị trường cũng tiềm ẩn rất nhiều khuyết tật xã hội như: bất công, đói nghèo, bạo lực, tội phạm và TNXH. Các nhà Xã hội học và Luật học đã chứng minh, cơ chế thị trường dù trong trường hợp nào cũng kéo theo một người bạn đồng hành khá “thuỷ chung”, đó là những TNXH và tội phạm. Theo số liệu thống kê về tình hình tội phạm và TNXH của một số nước trong những năm gần đây so với thời kỳ 1960 - 1990 thì đều có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt trong thời kỳ đầu chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì tội phạm và TNXH tăng nhanh. Thực tế ở Việt Nam chúng ta thấy cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên TNXH ở Việt Nam hiện nay chủ yếu lại có nguồn gốc từ nhận thức về lối sống của một bộ phận dân cư. Chẳng hạn một phận thanh thiếu niên thích đua đòi, ăn chơi, không chịu học tập rèn luyện, lười lao động...và sẵn sàng tiếp nhận những văn hoá phẩm đồi truỵ du nhập bên ngoài và cho đó là văn hoá. Như vậy muốn giảm tác động xấu của TNXH (tức là giảm TNXH) thì phải có quan điểm khách quan toàn diện và giải quyết nó cũng phải trên quan điểm lịch sử. Vì TNXH thường thay đổi và phụ thuộc vào tính chất xã hội - lịch sử, nên việc nhận thưc, đánh giá và giải quyết nó phải trên quan điểm giai cấp và lịch sử - cụ thể. 1.1.2.2. Tệ nạn xã hội có tính đa dạng, phức tạp * Từ những phân tích trên cho thấy TNXH là: - Những hiện tượng xã hội, không bất biến mà là những hiện tượng có tính lịch sử, có nguồn gốc từ đời sống xã hội, sự phát sinh, tồn tại của chúng có thể thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định của xã hội. - Những thói hư, tật xấu, những hành vi sai lệch các giá trị chuẩn mực xã hội theo hướng tiêu cực, (trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hoá, lối sống, tập quán tiến bộ…). Hành vi sai lệch đó có tính phổ biến, không phải là một vài hiện tượng đơn lẻ, cá biệt mà có xu hướng phát triển lây lan nhanh trong một nhóm xã hội nào đó hay trong nhiều nhóm xã hội khác nhau.
- - Những hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, gây tâm trạng xã hội nặng nề. TNXH phát triển trở thành sự nhức nhối, gay cấn, bệnh hoạn của xã hội, gây ra hậu quả nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. - Có nhiều loại hình rất đa dạng: cờ bạc, số đề, rượu chè bê tha, tảo hôn, tham nhũng, những hành vi vi phạm quyền con người như; bạo lực trong gia đình, xâm phạm tình dục, buôn bán người...và nổi cộm hơn cả là tệ nạn ma tuý, mại dâm. - Ngoài ra quan niệm và nhận thức về TNXH phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tuỳ thuộc vào quan điểm tiếp cận. * Tính phức tạp và đa dạng của TNXH còn nhận thấy qua các hình thức biểu hiện hay ở những đặc trưng bản chất của nó. - Về mặt hình thức, biểu hiện chủ yếu của TNXH là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội mà hành vi đó bao giờ cũng xảy ra trong một phạm vi nhất định, có một hay nhiều chủ thể tham gia, gắn liền với hoạt động của con người và chịu sự tác động sâu sắc của môi trường kinh tế - xã hội. Có thể phân chia TNXH theo 2 nhóm sau: + Nhóm TNXH ngoài xã hội như ma tuý, mại dâm, bạo lực gia đình, xâm phạm tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ trẻ em... + Nhóm TNXH trong thiết chế bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức kinh tế - xã hội như: tham ô, tham nhũng, hối lộ, lạm dụng chức vụ... nó biểu hiện ra các hành vi sai lệch của cá nhân hay một nhóm người trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, hay trong các thiết chế xã hội. Từ đó cho thấy, mặc dù xét về hình thức thì TNXH là một vấn đề xã hội, nó thuộc về quan hệ xã hội, nhưng nếu truy nguyên nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành thì TNXH lại là vấn đề mang bản chất kinh tế - xã hội. Nó có nguồn gốc sâu xa từ trình độ phát triển của sản xuất, từ những quan hệ sản xuất bản chất, thống trị, từ những thể chế kinh tế và chính trị... - Về phương diện đặc trưng bản chất, TNXH có điểm nổi bật là lây lan nhanh, gây hậu quả cho xã hội ngày càng trầm trọng. TNXH ở Việt nam rất “phong phú và đa dạng”, ngoài các loại tệ nạn có tính chất truyền thống như nghiện rượu, cờ bạc, đồng bóng, bói toán, tảo hôn…còn có các loại tệ nạn mới phát sinh nhưng phát triển nhanh và rất nguy
- hiểm như ma tuý, mại dâm, xâm phạm tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực, tham nhũng… * Từ đó cho thấy, do có tính phức tạp và đa dạng nên TNXH tác động, ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Các TNXH là nguồn gốc sinh ra các loại tội phạm hay nói cách khác TNXH luôn luôn gắn liền với tội phạm. Là môi trường lây lan các loại bệnh dịch nguy hiểm cho xã hội. TNXH thường để lại những hậu quả rất xấu đối với con người và đối với mọi mặt của đời sống xã hội, cản trở phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.3. Xu hướng biến đổi của tệ nạn xã hội TNXH phát sinh từ đời sống xã hội, tồn tại và phát triển có tính lịch sử và không bất biến, nó luôn biến đổi tăng, giảm cả về quy mô và tính chất phức tạp. Sự biến đổi đó phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ cũng như chế độ chính trị xã hội của từng quốc gia khác nhau. 1.1.3.1. Các nhân tố tác động làm gia tăng tệ nạn xã hội - Phân hoá giàu nghèo. Khoảng cách giàu nghèo càng dãn rộng, tức là tình trạng phân hoá giầu - nghèo, phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, dẫn đến sự mất cân bằng thu nhập, và mức sống trong dân cư. Một bộ phận những người giầu có sẽ phát sinh những nhu cầu mới, đặc biệt là sự hưởng thụ trong đó không loại trừ những nhu cầu hưởng thụ giải trí không lành mạnh và không có giới hạn đã làm xuất hiện những lệch chuẩn trong vấn đề hưởng thụ. Quan niệm sống gấp, sống để tận hưởng... Mặt khác kết quả của sự phân tầng xã hội cũng tạo ra một lớp người gặp khó khăn trong cuộc sống; thất nghiệp, việc làm không phù hợp, thu nhập thấp... Đứng trước sự biến động xã hội, họ hoang mang bi quan, mất phương hướng và bị lôi cuốn vào vòng xoáy các hoạt động buôn bán và tiêm chích ma tuý, mại dâm... ở họ thường xuất hiện tư tưởng bất cần đời, dễ bị lợi dụng, dễ bị sa ngã, đã tạo môi trường thuận lợi cho các TNXH phát triển. - Xu thế toàn cầu hoá, mở cửa và hội nhập. Toàn cầu hoá tạo ra sự liên kết thúc đẩy phát triển các nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế giới, đồng thời là môi trường cạnh tranh quyết liệt của các thành phần kinh tế và ở đó các nước có cơ hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Song môi trường này cũng tạo ra
- những điều kiện thuận lợi để TNXH xâm nhập, lan toả mang tính quốc tế đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển đang phải gánh chịu những áp lực về TNXH từ ngoài xâm nhập vào và phát sinh mới ở từng quốc gia. Điều này có thể nhìn thấy rất rõ ở nước ta trong thời gian vừa qua. Từ khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc, tạo nhiều cơ hội trong phát triển. Nhưng chúng ta cũng phải đối đầu với nhiều cản trở và thách thức trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề mại dâm và ma tuý. Các đường dây hoạt động buôn bán ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em không còn bó hẹp ở trong nước mà mở rộng sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động ma tuý, mại dâm, BBPNTE có tổ chức với các phương tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ ngày càng cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm phi văn hoá du nhập vào nước ta cũng đang làm tha hoá một bộ phận thanh thiếu niên. Lối sống ngoại lai, tiêu cực đã thẩm thấu bằng nhiều con đường khác nhau, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của những thanh thiếu niên mới lớn, gây tâm lý tò mò, muốn bắt chước, học đòi và thử nghiệm những điều mới lạ một cách thiếu chọn lọc và phê phán. Trong khi đó, khả năng lĩnh hội những thành tựu văn hoá còn hạn chế, đã dễ dàng đẩy họ vào các hoạt động ma tuý, mại dâm... một cách tự nguyện hoặc bị ép buộc. - Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số cao. “Bùng nổ dân số” gây áp lực việc làm ngày càng gia tăng, tỷ lệ dân số hàng năm bước vào tuổi lao động cao sẽ dẫn đến tình trạng có một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm. Bên cạnh đó diện tích đất có khả năng canh tác bình quân trên đầu người được sử dụng vốn đã thấp thì lại càng thấp hơn khi có s ự "bùng nổ" về dân số (nhất là đối với người lao động trẻ ở khu vực nông thôn và những vùng do bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá). Một bộ phận lớn không có tay nghề, không đủ trình độ hoặc không có khả năng đáp ứng được công việc trong thị trường lao động hiện nay, thiếu chỗ đứng ổn định trong xã hội, từ đó gây nên gánh nặng cho xã hội và gia đình. Hoàn cảnh đó dẫn đến nguy cơ đẩy họ đến với tệ nạn xã hội. - Sự sa sút về văn hoá, giáo dục gia đình và nhân cách đạo đức. Mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới đều có truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc riêng. Điều đó được thể hiện đậm nét ở những nhân cách đạo đức của mỗi cá nhân và
- truyền thống giáo dục gia đình. Đây là yếu tố quan trọng để mỗi con người hướng tới “chân, thiện, mỹ” và hướng tới những giá trị chuẩn xã hội tiến bộ. Những yếu tố này không được phát huy thì nó sẽ tác động đến sự gia tăng của TNXH. Nền kinh tế thị trường đang tác động làm chuyển hoá các chuẩn mực giá trị truyền thống văn hoá trong đời sống gia đình, dòng họ, ngày nay cuộc sống hiện đại hơn, những mẫu hình gia đình truyền thống có xu hướng chuyển sang gia đình hạt nhân - mọi người đều có quyền độc lập cả về tinh thần và vật chất. Mặt trái của sự chuyển hoá này đang tác động xấu đến tình cảm và mối quan hệ trong gia đình, sự quan tâm lẫn nhau trong gia đình có xu hướng giảm dần, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không còn chặt chẽ như trước đây; tình trạng ly hôn, ly thân giữa các cặp vợ chồng gia tăng, thiếu sự chăm sóc lẫn nhau... Đặc biệt là trong những gia đình có người nghiện hút, có người chơi cờ bạc, có người liên qua đến mại dâm và có tiền án, tiền sự... Đây là những nguyên nhân dẫn đến con cái họ và bản thân họ dễ vi phạm các TNXH. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá cộng đồng (văn hoá làng xã) ngày một mai một, không được duy trì và phát huy cũng là cơ hội cho tệ nạn xã hội phát sinh và gia tăng nhanh chóng. Thực tế cho thấy ở những địa phương nào mà người dân được sống trong bầu không khí đoàn kết, mọi người đều thương yêu giúp đỡ nhau, sẵn sàng chia sẻ cảm thông, người dân cảm thấy hạnh phúc và bình yên, họ có khả năng giải quyết được các vấn đề phát sinh ở cộng đồng thì ở đó an ninh được đảm bảo, TNXH được đẩy lùi và môi trường sống trong sạch lành mạnh. Sự xuống cấp về đạo đức, định hướng giá trị cá nhân lệch lạc dẫn đến tình trạng một bộ phận dân cư tha hoá về nhân cách nên có những hành vi lệch chuẩn, không được cộng đồng và xã hội chấp nhận. Họ thích hưởng thụ "làm ít hưởng nhiều", lối sống xô bồ truỵ lạc và với quan niệm "có tiền là có tất cả" nên họ đã kiếm tiền bằng đủ mọi cách, thậm chí ngay cả trên thân xác của bản thân họ và của người khác hoặc vi phạm pháp luật. Ngoài ra, ở một quốc gia mà trình độ quản lý xã hội thiếu chặt chẽ, hệ thống pháp luật và hiệu lực thực thi pháp luật kém hiệu quả, xã hội mất ổn định v.v... cũng là môi trường thuận lợi để TNXH dễ xâm nhập và gia tăng, nhất là tệ nạn tham nhũng, ma tuý, mại dâm. 1.1.3.2. Các nhân tố tác động làm giảm tệ nạn xã hội - Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội có nghĩa là, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đời sống của người dân nhờ đó được cải thiện, mọi người đều có cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội, đói nghèo giảm, rút ngắn khoảng cách phân tầng xã hội, mọi người đều được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức và có cuộc sống tương đối đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, cũng có nghĩa là giải quyết tốt vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, đồng thời đồng nghĩa với việc tăng thu nhập, tăng nhanh phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây là những yếu tố quan trọng làm giảm tệ nạn xã hội bởi vì một trong những nguyên nhân sâu xa làm gia tăng TNXH là vì lý do kinh tế. - Trình độ dân trí và giá trị văn hoá. Trình độ dân trí được nâng cao không những đáp ứng ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn tạo ra một xã hội mà ở đó mọi người đều nhận thức, hiểu và tự giác chấp hành pháp luật, hạn chế được tình trạng do không hiểu biết mà vi phạm TNXH, hoặc có ý thức tự bảo vệ và tránh xa TNXH. Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp trong gia đình, dòng họ, trong cộng đồng từ đó mọi người thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, hạn chế được sự sa ngã, tránh được các tác động của lối sống xô bồ, truỵ lạc phi văn hoá, xây dựng được một xã hội mang đậm bản sắc của dân tộc, mọi người sống, làm việc theo Pháp luật và hướng theo chuẩn mực xã hội tiến bộ, cơ cấu xã hội và gia đình chặt chẽ thì tệ nạn xã hội sẽ có chiều hướng giảm. - Các căn bệnh xã hội nguy hiểm và đại dịch HIV/AIDS. Do tính chất nguy hại của các căn bệnh xã hội nguy hiểm và đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam, trong những năm qua, phần lớn những người bị HIV/AIDS đều tập trung ở các đối tượng nghiện ma tuý và gái mại dâm. Thông qua hệ thống thông tin tuyên truyền và được chứng kiến trong thực tế cuộc sống, mọi người đã hiểu và nhận biết được các tác hại và hậu quả của đại dịch này. Chính điều đó đã và đang có tác động lớn đến tâm lý và nhận thức của người dân. Và như vậy người dân sẽ dần dần tránh xa ma tuý, mại dâm. - Chế độ chính trị xã hội ổn định. Sự biến đổi của TNXH còn phụ thuộc vào quan niệm cũng như chế độ xã hội. Một chế độ xã hội có trật tự xã hội càng cao, có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững, có một chế
- độ chính trị xã hội ổn định, có hệ thống luật pháp đầy đủ và thực thi nghiêm minh, trình độ dân trí văn minh và ý thức tự giác người dân được nâng cao, thì những hành vi vi phạm TNXH sẽ giảm. 1.1.4. Một số tác động tiêu cực của tệ nạn xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội 1.1.4.1. Khái quát về phát triển kinh tế - xã hội - Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế hiểu theo nghĩa khái quát nhất đó là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy, để phát triển kinh tế thì vấn đề trước hết là phải có sự tăng trưởng kinh tế. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Nó có vai trò như thế nào? Và nó bị chi phối bởi những nhân tố nào?. Và sau tăng trưởng kinh tế là vấn đề hoàn thiện cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế... + Thứ nhất, tăng tưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thường được hiểu là sự t ăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là s ự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là “cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. Nếu gọi GDP0 là tổng sản phẩm quốc nội năm trước, GDP1 tổng sản phẩm quốc nội năm sau thì mức tăng trưởng kinh tế năm sau so với năm trước là: GDP GDP 1 0 x100% GDP0 Hoặc tính theo mức độ tăng GNP thì: GNP GNP0 1 x100% GNP0 (GNP0 là tổng sản phẩm quốc dân năm trước, GNP1 là tổng sản phẩm quốc dân năm sau).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Bình Dương
107 p | 250 | 61
-
LUẬN VĂN: Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay " (qua thực tế tỉnh Hải Dương)
77 p | 230 | 59
-
LUẬN VĂN: Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
91 p | 228 | 54
-
Luận văn: Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận - huyện Vĩnh Thạnh - tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)
95 p | 236 | 39
-
Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên
91 p | 115 | 31
-
luận văn: Tác động của M&A xuyên quốc gia&Bài học cho VIỆT NAM
64 p | 134 | 29
-
Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh
13 p | 270 | 24
-
LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
105 p | 151 | 20
-
Luận văn : Tác động của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi ở An Giang part 2
10 p | 111 | 14
-
Luận văn : Tác động của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi ở An Giang part 4
10 p | 90 | 11
-
Luận văn : Tác động của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi ở An Giang part 3
10 p | 123 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
134 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam
151 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
93 p | 16 | 6
-
LUẬN VĂN: Tác động của công nghệ mới tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp
23 p | 99 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của công tác thi đua - Khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại chi cục Thuế khu vực nam Khánh Hòa
107 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của các chính sách tín dụng cho người nghèo đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
73 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)
174 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn