Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
lượt xem 1
download
Luận văn "Tác động của yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm kiểm định và phân tích tác động các yếu tố vĩ mô, đặc điểm ngân hàng đến RRTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2023.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÀNH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĨ MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THÀNH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĨ MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân, đảm bảo tính trung thực tuyệt đối. Ngoại trừ những nguồn tài liệu tham khảo được minh bạch ghi chú trong luận văn, tôi khẳng định không một phần nào của công trình này đã từng được công bố hoặc sử dụng để phục vụ mục đích nhận bằng cấp tại bất kỳ cơ sở giáo dục nào khác. Hơn nữa, tôi xin khẳng định không có nội dung nghiên cứu của cá nhân hoặc tổ chức khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn đầy đủ và chính xác theo quy định. Các số liệu phân tích được sử dụng trong luận văn đều được chọn lọc từ những nguồn uy tín, bao gồm các tài liệu tham khảo học thuật và website chính thống. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2024 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Hùng
- ii LỜI CÁM ƠN Được học tập và trau dồi kỹ năng tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đó chính là một điều may mắn đối với tôi. Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp với sự hướng dẫn tận tâm đến từ đội ngũ Giảng viên giàu lòng tâm huyết. Để luận văn được đi đến thành công như ngày hôm nay, Tôi xin được cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cám ơn sự dạy bảo của các Thầy/Cô đã không quản ngại thời gian thứ bảy, chủ nhật để đứng lớp giảng dạy dù học tập trung hay học online để Tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo. Tiếp theo, Tôi xin dành lời cám ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Trung Hiếu – Người hướng dẫn khoa học của Tôi. Cám ơn Thầy vì đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để Tôi nghiên cứu, cám ơn những sự góp ý chỉnh sửa của Thầy để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất xin được gửi đến tập thể lớp CH23B, những người thân yêu, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, tạo điều kiện vô cùng quý giá giúp Tôi hoàn thành bài nghiên cứu.
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Tiêu đề: Tác động của yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tóm tắt: Nghiên cứu xuất phát từ một vấn đề cấp thiết trong việc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng trong điều kiện biến động về kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. Do đó, nghiên cứu phân tích các tác động của yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008-2023 với mẫu nghiên cứu gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Bằng việc áp dụng phương pháp ước lượng với mô hình Pooled OLS, Fixed Effects Model (FEM) và Random Effects Model (REM), Feasible Generalized Least Squares-FGLS. Kết quả ước lượng cho thấy các biến có ý nghĩa thống kê tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, bao gồm: quy mô tín dụng (SIZE), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LG), tỷ lệ thất nghiệp (UE), tỷ lệ lạm phát (INF), tính chất sở hữu (SOB), hiệu quả quản lý chi phí (OERPX). Dựa trên kết quả phân tích nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố từ báo cáo tài chính nên chắc chắn khó có thể tránh được những thiếu sót trong thu thập dữ liệu nghiên cứu và ảnh hưởng đến kết quả. Nghiên cứu đề xuất một số hướng khắc phục khuyết điểm trên: Biến độc lập khác đại diện cho rủi ro tín dụng; Sử dụng mô hình hồi quy khác để kiểm tra tính vững của mô hình; Thu thập dữ liệu đầy đủ nhằm mang lại tính toàn diện về dữ liệu để kết quả nghiên cứu chính xác, phân tích tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ khóa: rủi ro tín dụng, yếu tố vĩ mô, đặc điểm ngân hàng
- iv ABSTRACT Title: The impacts of macroeconomic factors and bank characteristics on credit risk at Vietnamese commercial banks. Abstract: The study stems from the pressing issue of bank credit risk management in the context of domestic and international economic and political fluctuations. Therefore, the study analyzes the impacts of macroeconomic factors and bank characteristics on credit risk at Vietnamese commercial banks during the period 2008-2023 with a sample of 23 Vietnamese commercial banks. By applying estimation methods with the Pooled OLS model, Fixed Effects Model (FEM) and Random Effects Model (REM), Feasible Generalized Least Squares-FGLS. The estimation results show that statistically significant variables affecting the credit risk of Vietnamese commercial banks include: credit scale (SIZE), credit growth rate (LG), unemployment rate (UE), inflation rate (INF), ownership (SOB), Cost Management Efficiency (OEXPR). Based on the analysis results, the study proposes a number of policy recommendations to minimize credit risk at Vietnamese commercial banks. However, the limitation of the study is the use of secondary data published from financial statements, so it is certainly difficult to avoid shortcomings in collecting research data and affecting the results. The study proposes a number of ways to overcome the above shortcomings: Other independent variables representing credit risk; Use other regression models to test the robustness of the model; Collect complete data to provide data comprehensiveness for accurate research results, analyze the impact on credit risk at Vietnamese commercial banks. Keywords: Credit risk, macro factors, banking characteristic
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng NH TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt tắt Pooled Mô hình hồi quy bình phương bé nhất Pooled Ordinary Least Squares OLS thông thường FEM Fixed Effects Model Mô hình các tác động cố định REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên Phương pháp bình phương nhỏ nhất GLS Generalized Ordinary Least Squares tổng quát VIF Variation Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CÁM ƠN .................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT .................................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 5 5.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 5 5.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 6 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 6 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ............... 10
- viii 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 10 2.1.1. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng ..................................................... 10 2.1.2. Khái niệm và phân loại của rủi ro tín dụng....................................... 11 2.1.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng.............................................. 13 2.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ............................................................... 16 2.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ................................................ 18 2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG........................................................................................... 20 2.2.1. Lý thuyết gia tốc tài chính................................................................. 20 2.2.2. Giả thuyết rủi ro đạo đức .................................................................. 21 2.2.3. Giả thuyết quản lý kém ..................................................................... 22 2.2.4. Lý thuyết về chu kỳ tín dụng và kênh tín dụng................................. 23 2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................. 23 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 24 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 28 2.3.3. Thảo luận các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu .......... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 34 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 35 3.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 35 3.2 PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 35 3.2.1. Biến phụ thuộc .................................................................................. 36 3.2.2. Biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 37
- ix 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU 44 3.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu bảng ....................................................... 44 3.3.2 Các kiểm định liên quan..................................................................... 47 3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................ 50 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 51 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 52 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH......................... 52 4.2. THẢO LUẬN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ....................................... 61 4.2.1. Tác động của các biến số đặc điểm của ngân hàng........................... 61 4.2.2. Tác động của các biến số vĩ mô ........................................................ 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................ 67 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ .............................. 68 5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 68 5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM ........................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... i
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 Khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan ..............................................30 Bảng 3. 1 Tổng hợp kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình......................................43 Bảng 4. 1 Thống kê mô tả mẫu .....................................................................................52 Bảng 4. 3 Kiểm định đa cộng tuyến ..............................................................................56 Bảng 4. 4 Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS .....................................................56 Bảng 4. 5 Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định...............................................57 Bảng 4. 6 Kết quả ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên .........................................57 Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định Hausman .........................................................................58 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ........................................................59 Bảng 4. 9 Kết quả kiểm định tương quan chuỗi (tự tương quan) .................................59 Bảng 4. 10 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS ..............................60
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính then chốt, kết nối chặt chẽ với mọi chủ thể kinh tế, được ví như huyết mạch vận hành nền kinh tế quốc gia. Nhờ vậy, hệ thống ngân hàng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Hoạt động của Ngân hàng bao gồm huy động vốn, hoạt động tín dụng (bao gồm nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau) và một số hoạt động khác. Trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động cốt lõi của NHTM. Hoạt động này thường là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động này là hoạt động rủi ro nhất. Nếu Ngân hàng xảy ra sự cố không chỉ ảnh hưởng tới riêng ngân hàng đó mà có tác động dây chuyền khiến cho các ngân hàng khác cũng có thể sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Không những thế, với vai trò là huyết mạch, hệ thống ngân hàng bị tê liệt sẽ ảnh hưởng lớn tới sự luân chuyển dòng vốn trong nền kinh tế, từ đó dẫn tới khủng hoảng và suy thoái. Với hệ quả khó lường một khi xảy ra sự cố đối với ngân hàng thì việc kiểm soát RRTD trong từng Ngân hàng là một mảng quan trọng không kém so với việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Hầu hết các cuộc khủng hoảng ngân hàng đều có nguyên nhân trực tiếp từ việc quản lý RRTD chưa được hợp lý (Vodová, 2003). Theo Galindo và Tamayo (2000), việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng sẽ chiếm từ 10% đến 20% tổng GDP của quốc gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nợ xấu được đánh giá là việc làm cần thiết, đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tìm ra những giải pháp giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu, duy trì tính ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM qua từng giai đoạn và trong từng quốc gia. Trong 5 năm trở lại đây, từ 2015 – 2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống NHTM luôn ở mức dưới 3% trên tổng dư nợ, đã đạt yêu cầu mà Chính phủ đặt ra. Trong 3 năm từ 2017 - 2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng luôn ở mức dưới 2%, cụ thể là: 1,99% năm 2017; 1,91% năm 2018 và giảm còn 1.63% năm 2019. Có thể thấy, việc xử
- 2 lý nợ xấu ở nước ta đã đạt nhiều triển vọng tích cực hơn. Tuy nhiên, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người đi vay. Số liệu thống kê của NHNN cũng cho thấy, đến cuối quý III năm 2020 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD cũng tăng lên mức 2,14%. Bên cạnh đó, số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng hiện nay chưa phản ánh hết được thực tế do khả nhiều khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá, những năm 2021 - 2022 sẽ là giai đoạn mà ngảnh Ngân hàng Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách thức rất lớn về việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều chuyển đổi hình thức thành NH TMCP và chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình ngân hàng trong hệ thống. Với vai trò của mình, các NH TMCP đang ngày càng đóng góp quan trọng và không thể thiếu vào sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc kiểm soát rủi ro hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng. Lịch sử đã chứng minh rằng, những cuộc khủng hoảng, sụp đổ ngân hàng do thiếu kiểm soát rủi ro không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng ngân hàng, quốc gia mà còn lan rộng ra toàn cầu, gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới, ví dụ cuộc Đại khủng hoảng thế giới năm 1929 –1933, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD và từ đó đưa ra những giải pháp quản lý rủi ro là cấp thiết và cần thiết để ứng phó nhanh chóng khi rủi ro phát sinh và hạn chế hậu quả. Khi xem xét những cuộc khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng, khủng hoảng thường do hệ thống Ngân hàng tài chính. Sự bất cập giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách tài chính sẽ làm cho cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Theo (Roodman, 2009), khủng hoảng và RRTD xảy ra với sự khởi đầu là tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Theo Castro (2013), khi xem xét các nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng, cần xem xét tới vấn đề RRTD, trong đó đặc biệt là các khoản nợ xấu. Do đó, nhiều nghiên cứu đã thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới RRTD để đưa ra các giải pháp nhằm
- 3 giúp cho hệ thống Ngân hàng TMCP giảm thiểu được RRTD cũng như hoạt động ổn định hơn. Việc hệ thống Ngân hàng TMCP hoạt động ổn định có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế vĩ mô của các nước. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái,...và các yếu tố đặc điểm Ngân hàng như quy mô, tỷ lệ đòn bẩy, hệ số an toàn vốn, ... có ảnh hưởng đến RRTD của các Ngân hàng. Một số nghiên cứu có thể kể đến như (Rajan và Dhal, 2003), (Fofack và Fofack, 2005), (Thiagarajan và ctg, 2011), (Nabila và Younes, 2011), (Poudel, 2013),... Trong những năm trở lại đây, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro của ngân hàng như chuẩn mực Basel II cũng được quan tâm rất lớn. Hiện nay với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay nhiều Ngân hàng TMCP Việt Nam có xu hướng mở rộng tín dụng để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy, việc xem xét và đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài và nội tại ngân hàng đến RRTD lại không được chú trọng do tập trung vào phần phân tích đánh giá khách hàng và cấp tín dụng. Hệ lụy là những khoản nợ xấu tiềm ẩn đã lâu nay trở thành vấn đề gây đau đầu cho ngành ngân hàng. Những khoản vay không thu hồi được gốc và lãi đúng hạn xuất hiện càng nhiều, tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng theo và đe dọa đến tính thanh khoản cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, cùng với các biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới và trong nước đặc biệt sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm RRTD ngày càng gia tăng tại các ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu nhằm xác định tác động của các yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến RRTD tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Kiểm định và phân tích tác động các yếu tố vĩ mô, đặc điểm ngân hàng đến RRTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2023. 2.2. Mục tiêu cụ thể
- 4 Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, luận văn xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Xác định các yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng tác động đến RRTD tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam; (2) Kiểm định sự tác động và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đối với các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam; (3) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm kiểm soát RRTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam dựa trên các yếu tố tác động từ kết quả nghiên cứu. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu như trên, để làm rõ vấn đề nghiên cứu cần đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: - Các yếu tố nào về vĩ mô và đặc điểm ngân hàng có ảnh hưởng đến RRTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam? - Mức độ tác động của các yếu tố như thế nào đến RRTD của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam? - Những khuyến nghị nào về chính sách vĩ mô và khuyến nghị quản trị với ngân hàng thương mại có thể đưa ra nhằm kiểm soát RRTD tại các NH TMCP Việt Nam? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng có ảnh hưởng đến RRTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về không gian, luận văn sử dụng dữ liệu của 23 NH TMCP tại Việt Nam, với tiêu chí là các ngân hàng được chọn hoạt động liên tục trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu để cố gắng đảm bảo dữ liệu bảng cân bằng. Với các số liệu cần thiết đều được công khai đầy đủ và có thể kiểm chứng rõ ràng tử Báo cáo tài chính của từng ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu về thời gian, đề tài tiến hành thu thập và sử dụng dữ liệu của các ngân hàng trong 16 năm, giai đoạn 2008-2023. Như đã phân tích trên, đây là giai đoạn mà nền kinh tế nói chung và cả ngành ngân hàng nói riêng đối mặt với rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu biến động liên tục. Có thể thấy khoảng thời gian này cũng đã có
- 5 một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu vấn đề nợ xấu, RRTD tại các NHTM. Đây được xem là cơ sở để nghiên cứu này có thể tham khảo và so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phân tích tương quan giữa các biến để thấy mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi có hiện tượng đa cộng tuyến, các hệ số của mô hình hồi quy là không xác định còn các sai số tiêu chuẩn là vô hạn, điều này có thể đưa đến các hiện tượng như dấu của các ước lượng của các hệ số hồi quy có thể sai, R2 cao nhưng tỉ số T ít ý nghĩa. Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến là tương quan cặp giữa các biến giải thích cao, R2 cao nhưng tỉ số T ít ý nghĩa, Để chắc chắn mô hình không xảy ra đa cộng tuyến, hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variation Inflation Factor) được áp dụng. Giá trị VIF nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Myers, 1990). Luận văn xử lý dữ liệu bảng thông qua mô hình hồi quy bình phương bé nhất thông thường (Ordinary Least Square - OLS), mô hình các tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM), mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). Trong đó phương pháp hồi quy theo mô hình Pooled OLS là cách tiếp cận dữ liệu đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế khi xem các hệ số hồi quy không đổi theo không gian trong khi các ngân hàng là từng thực thể riêng biệt không thể đồng nhất. Do đó, không thể đảm bảo được độ chính xác của kết quả hồi quy khi không thể kiểm soát hết được sự tác động riêng biệt của các nhân tố và đặc biệt là những nhân tố không đồng nhất mà không quan sát được. Vì vậy, phương pháp hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên REM và mô hình tác động cố định FEM được sử dụng để khắc phục nhược điểm của mô hình Pooled OLS. Vì mô hình FEM và REM có sự khác nhau ở sự tương quan giữa sai số và biến giải thích, cho nên để lựa chọn được mô hình phù hợp giữa FEM và REM để trong nghiên cứu này đã sử dụng kiểm định Hausman. Trong đó, giả thuyết H0 làm nền tảng
- 6 cho kiểm định Hausman là tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo không gian không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình. Nếu có tương quan (giả thuyết Họ bị từ chối), mô hình hồi quy theo REM sẽ cho kết quả bị thiên lệch, vì vậy mô hình theo FEM được ưa thích hơn. Trong trường hợp P-value > 0.05, đồng nghĩa với chấp nhận H0 tức là không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng và biến độc lập, lúc này mô hình REM được cho là phù hợp hơn. Sau khi lựa chọn được mô hình ước lượng phù hợp, tác giả tiến hành kiểm tra các khuyết tật về hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan của mô hình nghiên cứu. Trong trường hợp mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Feasible Generalized Least Squares – FGLS) để khắc phục các khuyết tật này. 5.2. Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập mẫu dữ liệu từ hệ thống dữ liệu ngân hàng, báo cáo tài chính của 23 NH TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 16 năm từ 2008-2023. Riêng số liệu tình hình kinh tế vĩ mô mỗi năm được lấy từ Tổng Cục thống kê Việt Nam và website của World Bank. Dữ liệu được tổng hợp bằng cách truy cập vào các website chính thức của các ngân hàng và đối chiếu với dữ liệu tại Vietstock và Vietdata. (Danh sách 23 NH TMCP tại Việt Nam đưa vào thực hiện nghiên cứu xem tại Phụ lục) 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực nghiên cứu RRTD của NH TMCP, đã có nhiều công trình khoa học được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu đó đã cũ chưa có cập nhật mới về dữ liệu và thời gian nghiên cứu hạn chế về mức độ RRTD của các NH TMCP tại Việt Nam, đặc biệt là sự biến động mạnh mẽ của kinh tế, chính trị trên thế giới và tác động nặng nề của đại dịch Covid -19. Kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật các yếu tố
- 7 tác động đến RRTD của NH TMCP trong giai đoạn gần đây và đánh giá chính xác mức độ RRTD của các NH TMCP đối với các ngân hàng, đưa ra một số khuyến nghị và các gợi ý giúp nhà quản trị của ngân hàng đề ra các chiến lược, kế hoạch cho công tác quản lý và kiểm soát RRTD trong thời gian sắp tới. Trên cơ sở kế thừa và phát triển them những nghiên cứu trước đây, đề tài luận văn này tập trung xác định mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến RRTD tại các NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2023. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn có bố cục gồm 5 chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Giới thiệu về nghiên cứu Đây là chương tổng quan về đề tài nghiên cứu thể hiện tính cấp thiết của đề tài, làm rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề tài xây dựng các câu hỏi nghiên cứu nhằm lấp đầy thêm khoảng trống nghiên cứu và qua đó nêu lên đóng góp của đề tài mang lại từ lý thuyết đến thực tiễn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước về yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng Trong phần này, tác giả sẽ thảo luận cơ sở lý thuyết về RRTD và các học thuyết liên quan, từ đó xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Nội dung chương sẽ bao gồm ba phần: phần đầu là nêu ra các cơ sở lý thuyết sử dụng trong bài nghiên cứu; phần thứ hai là các lý thuyết liên quan đến RRTD; phần ba là tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây để làm cơ sở xác định các biến trong đề tài. Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm và mô hình nghiên cứu đã trình bày ở chương 2, chương 3 sẽ trình bày các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và thống kê mô tả các biến nhằm tiến hành
- 8 xác định tác động của các yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến RRTD của NHTM Việt Nam. Chương 4. Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu sự tương quan trong mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thiết hồi quy mô hình nghiên cứu, tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp. Sau đó, thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra phân tích về các yếu tố tác động đến RRTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị Đưa ra kết luận và một số khuyến nghị nhằm kiểm soát rủi ro trong tín dụng tại các NHTM Việt Nam dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4. Bên cạnh đó, chương này cũng sẽ trình bày những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 52 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 42 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 147 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn