Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 0
download
Luận văn "Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện xác định các yếu tố hành vi và đo lường mức độ tác động của chúng đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến hành vi của các NĐT cá nhân khi đầu tư chứng khoán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRẦN NHẬT LINH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRẦN NHẬT LINH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÀNH VI ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN DIÊN VỸ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Trần Nhật Linh cam đoan công trình “Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình của riêng tôi, được trích dẫn và thu thập số liệu một cách độc lập và đáng tin cậy. Công trình nghiên cứu này chưa được công bố tại bất cứ tổ chức nào. Tác giả Lê Trần Nhật Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và hoàn thiện luận văn thì tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến GVHD là PGS. TS. Phan Diên Vỹ trong việc hướng dẫn, chỉnh sửa bài luận và góp ý hoàn thiện. Tiếp đó, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến tập thể Thầy/Cô tại cơ sở đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý Thầy/Cô tại Khoa Sau Đại học đã hỗ trợ tôi tận tình để hoàn thành khóa học này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, người thân và quý Anh/Chị lãnh đạo cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tôi khắc phục những khó khăn để hoàn thành chương trình học và luận văn Thạc sỹ. Trân trọng!
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung luận văn: Thứ nhất, sau quá trình tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến tài chính hành vi và lược khảo các nghiên cứu liên quan, đồng thời xác định các khoảng trống nghiên cứu tác giả đã đề xuất các các yếu tố thuộc tài chính hành vi để xây dựng mô hình và gải thuyết nghiên cứu gắn với bối cảnh TTCK TP. Hồ Chí Minh, bao gốm các nhân tố đó là neo quyết định; sự quá tự tin; hiệu ứng đám đông; tình huống điển hình; lạc quan quá mức; khuynh hướng sẵn có. Thứ hai, thống qua nghiên cứu định tính tác giả đã có cơ sở để thiết lập bảng khảo sát chỉnh thức bao gồm các thang đo đo lường cho các yếu tố và tiến hành khảo sát chính thức 359 nhà đầu tư cá nhân đang hoạt động trên TTCK TP. Hồ Chí Minh. Số liệu khảo sát được tập hợp và thông qua phần mềm SPSS 22.0 xử lý và cho ra kết quả. Thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA và các phân tích liên quan đến mô hình hồi quy thì kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố neo quyết định; sự quá tự tin; hiệu ứng đám đông; tình huống điển hình; lạc quan quá mức; khuynh hướng sẵn có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân tại HOSE. Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đó tác giả đã đưa ra các kết luận cuối cùng cho đề tài này và dựa vào đó để đề xuất các hàm ý chính sách cho các nhà đầu tư cá nhân cần giữ vững tâm lý và có cái nhìn thật chính chắn hơn với kế hoạch đầu tư vào TTCK của mình, hạn chế những tác động xấu của tài chính hành vi đến kết quả đầu tư của mình trong tương lại. Từ khoá: Tài chính hành vi, quyết định đầu tư, khuynh hướng sẵn có, neo quyết định, tâm lý bầy đàn.
- iv ABSTRACT Thesis title: The impact of behavioral factors on the investment decisions of individual investors on the Ho Chi Minh City stock market Thesis summary: Firstly, after synthesizing the theoretical framework related to behavioral finance and reviewing related studies, and identifying research gaps, the author has proposed the elements of behavioral finance to build research models and hypotheses associated with the context of the city's stock market Ho Chi Minh City, including factors that are decisive anchors; overconfidence; crowd effect; typical situation; excessive optimism; availability situation. Secondly, through qualitative research, the author has a basis to establish a formal survey including measurement scales for factors and conduct a formal survey of 359 active individual investors on the stock market Ho Chi Minh. Survey data was collected and processed through SPSS 22.0 software and produced results. Through the Cronbach's Alpha reliability test, EFA discovery factor and the analysis related to the regression model, the research results show that the decisive anchors; overconfidence; crowd effect; typical situation; excessive optimism; availability situation has a positive impact on investment decisions of private investors in HOSE. Thirdly, from the results of that research, the author has come to the final conclusions for this topic and based on that to propose policy implications for individual investors who need to maintain their psychological well-being and have a look more accurately with their investment plan in the stock market, limiting the bad effects of behavioral finance on their investment results in the future. Keywords: Behavioral finance, investment decision, availability bias, decision anchor, herd psychology.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ ................................................................................ xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................... 4 1.7. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 6 2.1. Lý thuyết liên quan đến đầu tư tài chính ................................................ 6 2.1.1. Lý thuyết về thị trường hiệu quả ......................................................... 6 2.1.2. Lý thuyết tài chính hành vi ................................................................. 6 2.2. Sự tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định của nhà đầu tư ....... 9 2.2.1. Các yếu tố thuộc khuynh hướng nhận thức ........................................ 9
- vi 2.2.1.1. Tình huống điển hình ................................................................. 10 2.2.1.2. Sự sẵn có .................................................................................... 10 2.2.1.3. Neo quyết định ............................................................................11 2.2.1.4. Sự quá tự tin ................................................................................11 2.2.1.5. Ảo tưởng con bạc ....................................................................... 12 2.2.1.6. Phản ứng quá mức ..................................................................... 12 2.2.2. Các yếu tố thuộc khuynh hướng cảm xúc ......................................... 13 2.2.2.1. Sợ thua lỗ ................................................................................... 13 2.2.2.2. Tính toán bất hợp lý ................................................................... 14 2.2.2.3. Tránh hối tiếc ............................................................................. 14 2.2.3. Hành vi bầy đàn ................................................................................ 14 2.3. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 16 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................... 16 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 17 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................. 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 24 3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................... 24 3.1.1. Mục đích thực hiện nghiên cứu định tính ......................................... 24 3.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính ......................................... 25 3.1.3. Kết quả đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................... 25 3.1.3.1. Đối với neo quyết định ............................................................... 29 3.1.3.2. Đối với sự quá tự tin .................................................................. 29 3.1.3.3. Đối với hiệu ứng đám đông ........................................................ 29
- vii 3.1.3.4. Đối với tình huống điển hình ..................................................... 30 3.1.3.5. Đối với sự quá lạc quan ............................................................. 30 3.1.3.6. Đối với khuynh hướng sẵn có .................................................... 31 3.1.4. Kết quả về thang đo định tính của các nhân tố ................................. 31 3.1.4.1. Thang đo định tính của neo quyết định ...................................... 32 3.1.4.2. Thang đo định tính của sự quá tự tin ......................................... 32 3.1.4.3. Thang đo định tính của hiệu ứng đám đông .............................. 33 3.1.4.4. Đối với tình huống điển hình ..................................................... 33 3.1.4.5. Đối với sự quá lạc quan ............................................................. 34 3.1.4.6. Đối với khuynh hướng sẵn có .................................................... 35 3.1.4.7. Đối với quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân .................... 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................... 36 3.2.1. Mục đích của nghiên cứu định lượng ............................................... 36 3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng ...................................... 36 3.2.3. Phương pháp lựa chọn mẫu và khảo sát............................................ 37 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và ý nghĩa các hệ số ............................... 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 41 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................... 41 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 43 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ...................... 43 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 44 4.2.2.1. Phân tích EFA đối với các biến số độc lập ................................ 45 4.2.2.2. Phân tích EFA với biến phụ thuộc .............................................. 46
- viii 4.2.3. Phân tích tương quan giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu ... 47 4.2.4. Phân tích hồi quy .............................................................................. 48 4.2.4.1. Kết quả mô hình hồi quy đa biến ............................................... 48 4.2.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................... 49 4.2.4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình hồi quy ........ 50 4.2.4.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình hồi quy ....... 50 4.2.4.5. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình hồi quy .................................................................................................... 50 4.2.4.6. Kiểm định và kết luận giả thuyết thống kê ................................. 51 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................... 57 5.1. Kết luận ................................................................................................. 57 5.2. Hàm ý quản trị ...................................................................................... 57 5.2.1. Đối với các nhà đầu tư cá nhân ......................................................... 57 5.2.2. Đối với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam ............. 59 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 59 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu........................................................................... 59 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ................................................................................. vi PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS 27.0 ............................................................................................................................... xi
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa NĐT Nhà đầu tư HOSE Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ............................................................... 20 Bảng 3.1: Mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu .............................................. 26 Bảng 3.2: Thang đo định tính của neo quyết định ....................................................... 32 Bảng 3.3: Thang đo định tính của sự quá tự tin........................................................... 32 Bảng 3.4: Thang đo định tính của hiệu ứng đám đông ................................................ 33 Bảng 3.5: Thang đo định tính của tình huống điển hình ............................................. 34 Bảng 3.6: Thang đo định tính của sự quá lạc quan ...................................................... 34 Bảng 3.7: Thang đo định tính của khuynh hướng sẵn có ............................................ 35 Bảng 3.8: Thang đo định tính của tình huống điển hình ............................................. 36 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................. 41 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.......................... 43 Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố của các quan sát và kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập .................................................................................................................. 45 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Barllet cho biến số SHL ................................ 46 Bảng 4.5: Kết quả phân tích ma trận tương quan của các biến số trong mô hình nghiên cứu ................................................................................................................... 47 Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy ................................................................ 48 Bảng 4.7: Tóm tắt hệ số xác định của mô hình hồi quy .............................................. 49 Bảng 4.8: Kiểm định phương sai mô hình hồi quy...................................................... 49 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................... 52
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 28 Hình 4.1: Đồ thị Scatter Plot ............................................................................. 51
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang từng bước phát triển và hoàn thiện về cấu trúc, quy mô. TTCK trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tổng vốn hóa TTCK Việt Nam hết năm 2023 đạt hơn 240 tỉ USD, tương đương 56,4% GDP. Chỉ số VN-Index chốt phiên cuối năm ngày 29/12/2023 ở mức 1.129,93 điểm, tăng hơn 12% so với đầu năm. Trong năm 2023, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 736,7 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị giao dịch bình quân phiên 15.120 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2023, số lượng tài khoản của nhà đầu tư (NĐT) trong nước đã tăng thêm 385.700 tài khoản và Việt Nam đã có hơn 7,2 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân tính đến cuối năm 2023. Điều này cho thấy, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tiềm năng đối với các NĐT (NĐT), đặc biệt là đối với các NĐT cá nhân. Mặc dù thị trường chứng khoán đang được phát triển cả về khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch và số lượng cổ phiếu niêm yết, tuy nhiên sự biến động giá vẫn biến động khó lường qua các giai đoạn và sự hiểu biết về hành vi của các NĐT cá nhân và các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ là rất hạn chế. Cũng có nhiều nghiên cứu về hoạt động đầu tư trên TTCK Việt Nam và phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định hành vi đầu tư của các NĐT cá nhân. Theo Waweru và cộng sự (2008), các yếu tố hành vi là các yếu tố tâm lý bao gồm cảm xúc và nhận thức. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của các NĐT. Khi các NĐT đang trong tâm trạng tốt, họ sẽ lạc quan hơn trong các phán đoán và đưa ra quyết định đầu tư nhưng khi các NĐT không ở trong tâm trạng tốt thì họ sẽ trở nên bi quan hơn trong các hoạt động đầu tư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lý thuyết tài chính thông thường không giải thích đầy đủ được mối liên hệ giữa quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư, trong khi đó lý thuyết về hành vi tài chính là một cách tiếp cận mới để giải thích hành vi của các NĐT cá nhân. Theo Thaler (2003), lý thuyết tài chính hành vi cho rằng
- 2 quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư có thể bị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn bởi các yếu tố tâm lý của các NĐT cá nhân. Theo Dima và cộng sự (2018), các quyết định đầu tư phù hợp sẽ giúp các NĐT cá nhân đạt được hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, Greenberg và Hershfield (2019) cho rằng cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư trong một thị trường kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam để giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn trong tình hình biến động cao của giá cổ phiếu. Trong thời điểm hiện nay, TTCK với nhiều biến động đặc biệt các NĐT Việt Nam đa phần là các NĐT cá nhân do đó về việc nghiên cứu về TTCK mang tính cảm tính rất nhiều, đặc biệt là họ luôn bị xu hướng tăng giảm trong lịch sử thị trường dẫn lối. Do đó, việc tìm hiểu về các yếu tố tâm lý đến hành vi của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán đang được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Tuy nhiên tại TTCK Việt Nam thì vấn đề này vẫn còn khá mới. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn được thực hiện xác định các yếu tố hành vi và đo lường mức độ tác động của chúng đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến hành vi của các NĐT cá nhân khi đầu tư chứng khoán. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định các yếu tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân trên HOSE. Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các yếu tố hành vi đối với quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân trên HOSE. Thứ ba, đề xuất các hàm ý chính sách cho các NĐT cá nhân nhằm kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình khi đầu tư trên HOSE. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- 3 Thứ nhất, các yếu tố hành vi nào tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân trên HOSE? Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố hành vi đối với quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân trên HOSE như thế nào? Thứ ba, các hàm ý chính sách nào được đề xuất cho các NĐT cá nhân nhằm kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình khi đầu tư trên HOSE? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân trên HOSE. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: HOSE Phạm vi về thời gian: Khảo sát được tiến hành từ tháng 02/2024 đến tháng 03/2024 Đối tượng khảo sát: Các NĐT cá nhân trên 18 tuổi không phân biệt giới tính, công việc, thu nhập, trình độ học vấn đang có tài khoản hoạt động đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán HOSE. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể: Phương pháp định tính: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp lý thuyết nền tảng về yếu tố hành vi và sự tác động của nó đến quyết định của NĐT và thông qua lược khảo nghiên cứu để xác định các khoảng trống để đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, thông qua thảo luận nhóm với chuyên gia để thống nhất các biến số liên quan đến yếu tố hành vi có tác động đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp định lượng: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc khảo sát chính thức các NĐT cá nhân có tài khoản đầu tư trên HOSE, dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS 27.0. Sau đó sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của biến
- 4 số và thang đo, kiểm định nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình hồi quy đa biến và các hiện tượng khuyết tật của mô hình. Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận và kết luận giả thuyết nghiên cứu. 1.6. Đóng góp của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc tìm ra việc tìm ra sự tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân. Bằng cách hiểu hành vi của con người và cơ chế tâm lý khi đưa ra các quyết định tài chính thông qua phân tích số liệu từ khảo sát các NĐT cá nhân. Từ đó, tác giả có thể đưa ra kiến nghị cho các NĐT nhằm hiểu được cơ chế tâm lí của bản thân khi đầu tư, đồng thời cải thiện hiệu quả đầu tư trong tương lai cũng như giúp TTCK phản ánh đúng tình hình doanh nghiệp và phát huy hết vai trò trong nền kinh tế. Mặt khác, nghiên cứu này tạo ra cơ sở tiếp nối cho các nghiên cứu liên quan, có thể mở rộng tại các sàn giao dịch chứng khoán khác hay toàn bộ TTCK Việt Nam. 1.7. Kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài Nội dung chương này sẽ nêu ra vấn đề và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Từ đó tác giả định hình nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các lý thuyết liên quan đến các yếu tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư của các NĐT. Đồng thời, tác giả sẽ khảo lược các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài để đề xuất ra mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu cho mô hình. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, tác giả sẽ thiết kế quy trình nghiên cứu, tiến hành lập các quan sát để làm thang đo cho các biến trong mô hình. Nêu ra các chỉ tiêu nhằm để kiểm định các ý nghĩa và hệ số của mô hình. Làm cơ sở cho kết quả của chương 4. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- 5 Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu bao gồm các mục liên quan đó là thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định yếu tố khám phá EFA và kết quả tương quan, mô hình hồi quy. Đồng thời dựa trên các kết quả đó tác giả sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận các giả thuyết nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Trong chương này, tác giả sẽ có kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu. Đồng thời đưa ra những đề xuất hàm ý chính sách cho các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Hồ Chí Minh liên quan đến các yếu tố hành vi.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết liên quan đến đầu tư tài chính 2.1.1. Lý thuyết về thị trường hiệu quả Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cả trên thị trường tài chính điển hình là tại TTCK, phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết và giá cả được xem là sự đánh giá tối ưu về danh mục đầu tư tại bất kì thời điểm nào. Shiller (1998) cho rằng lý thuyết thị trường hiệu quả đặt cơ sở quan trọng cho quan điểm con người luôn hành động hợp lý, hướng tới việc tối đa lợi ích một cách chính xác và có thể dựa trên các thông tin có sẵn để xử lý tối ưu. Hay nói cách khác, các tài sản tài chính luôn được định giá một các hợp lý và căn cứ trên những thông tin công khai. Do đó, giá cổ phiếu được mô tả như một bước đi ngẫu nhiên theo thời gian, hay giá cả thay đổi không dự đoán được vì chúng chỉ xảy ra dựa trên những thông tin có thật hoặc mới và không dự đoán được. Mặc dù không thể đoán được, nhưng với những thông tin hay sự kiện đó xuất hiện công khi thì các NĐT luôn thu nhận và xử lý nó triệt để và đưa ra quyết định cho riêng mình (Shiller, 2000). Vì vậy, những thông tin phản ánh giá của cổ phiếu chưa thể tạo ra được lợi nhuận trên mức bình quân hay đánh bại thị trường theo thời gian mà không chịu những rủi ro quá giới hạn. 2.1.2. Lý thuyết tài chính hành vi Tài chính hành vi được xem là một khía cạnh mới của tài chính, nếu như trước đây các nhà đầu tư dựa trên cách tiếp cận truyền thống là dựa trên các chỉ số tài chính để ra quyết định, thì các khía cạnh hành vi sẽ được xem xét trong lý thuyết này vì nó có sự ảnh hưởng và chi phối đến nhận định lẫn quyết định của NĐT. Markowitz (1990) tiếp cận theo xu hướng các NĐT cá nhân sẽ sử dụng các dữ liệu, thông tin tài chính để quyết định, thì tài chính hành vi cũng sẽ thu thập và sử dụng thông tin dựa trên thuộc tính của tâm lý nhiều hơn là các tính toán. Do đó, tài chính hành vi sẽ tập trung vào việc dự báo các hệ quả của quá trình ra quyết định dựa trên các nguyên lý của tâm lý học với lĩnh vực kinh tế nhằm nâng cao quyết định thuộc lĩnh vực tài chính (Olsen, 1998). Theo Ritter (2003) thì hai vấn đề cấu thành nên tài chính hành vi đó là tâm lý học nhận thức (người ta suy nghĩ thế nào ?) và giới hạn kinh doanh chênh lệch giá cả (khi thị trường không hiệu quả).
- 7 Lý thuyết này cho rằng các NĐT phản ứng một cách không hợp lý khi tiếp nhận các thông tin mới mà quá tự tin và thay đổi lựa chọn dựa trên những căn cứ hay thay đổi nông cạn trong bản thuyết minh thông tin đầu tư (Olsen, 1998). Dưới góc độ tâm lý thì các NĐT thường phạm những sai lầm có tính hệ thống vì họ tập trung vào các suy nghĩ đó là họ luôn ra quyết định dễ dàng hơn (sự tự nghiệm), quá tự tin và tập trung vào những kinh nghiệm gần đây (tình huống điển hình), phân tách các quyết định đáng ra phải phối hợp (tính toán bất hợp lí), các vấn đề cá nhân sai lầm (sự đóng khung), chậm chạp và không muốn thay đổi (sự bảo thủ) và những sở thích làm sai lệch đi những hiện thực hóa về khoản lỗ danh nghĩa hay nghĩ rằng có thể thu được lợi nhuận nếu kiên trì (hiệu ứng tâm lý). Tài chính hành vi sử dụng những mô hình có các nhân tố không hoàn toàn là lý trí hoặc vì những sở thích, sự tin tưởng sai lầm mà tập trung với giả định người ta sợ thua lỗ. Mặt khác, tài chính hành vi tập trung với một quan điểm mới là tình hợp lý bị chặn (Simon, 1972), đây được xem là giới hạn về mặt nhận thức khi ra quyết định. Hay hành vi của con người dựa trên phương pháp đơn giản hóa hay sự tự nghiệm (Tversky and Kahneman, 1974). Mặt khác, Slovic (1972) cũng cho rằng hành vi chịu rủi ro đầu tư, do đó con người luôn thiết lập những giới hạn với một hệ thống xử lý thông tin và có khuynh hướng phán đoán dẫn đến đặt nặng tâm lý vào thông tin, hay phản ứng quá mức với những thông tin không như kỳ vọng và ấn tượng mạnh (De Bondt và Thaler, 1985). Tóm lại, hai lý thuyết trên đã đúc kết được ngoài việc các thông tin được thể hiện thông qua các con số tài chính, thì bản thân NĐT vẫn dựa trên các thuộc tính tâm lý khi tiếp nhận các thông tin và so sánh với kỳ vọng của mình để ra quyết định. Hay nói cách khác, các thuộc tính tâm lý, nhận thức hoặc sự kỳ vọng nhiều sẽ có thể làm cho những sai lệch trong thực tế khiến NĐT không tin tưởng hoặc cho rằng nó sẽ có khuynh hướng khác trong tương lai. 2.1.3. Lý thuyết kỳ vọng của nhà đầu tư cá nhân Lý thuyết kỳ vọng là lý thuyết được thay thế cho công thức toán học của lý thuyết tối đa hóa lợi ích. Trong đó lý thuyết kỳ vọng trình bày hành vi lý trí thật sự dưới sự chắc chắn. Kahneman và Tversky (1979) trong lý thuyết kỳ vọng của mình đã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn