intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ thảo luận hàm ý chính sách đối với lãnh đạo nữ trong HĐQT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG TÁC ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO NỮ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LU N V N THẠC S BÌNH DƢƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG TÁC ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO NỮ ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LU N V N THẠC S NGƢỜI HƢỚNG D N KHOA HỌC: TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH BÌNH DƢƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đào Lê Kiều Oanh. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Mọi tham khảo đƣợc dùng trong luận văn đều đƣợc trích nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Bình Dƣơng ngày tháng năm 2022 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Kiều Trang i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu và các giảng viên trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn trong thời gian cho phép. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến TS. Đào Lê Kiều Oanh đã tận tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Dƣơng đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Và tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể ngƣời thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn tốt nhất nhƣng cũng không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến của quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dƣơng, ngày tháng năm 2022 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Kiều Trang ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix PHỤ LỤC ...................................................................................................................x TÓM TẮT ................................................................................................................ xi Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 1.4. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................4 1.4.1. Đóng góp về mặt khoa học ..........................................................................4 1.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...........................................................................4 1.5. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................5 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................5 2.1.1. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và đa dạng giới trong HĐQT .....................5 2.1.2. Lý thuyết đại diện, quản trị công ty và đa dạng giới tính trong HĐQT ......5 2.1.3. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của ngân hàng ..............................................6 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc............................................7 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................7 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................10 2.3. Sơ lƣợc tổng quát các nghiên cứu thực nghiệm ...........................................15 KẾT LU N CHƢƠNG 2 ........................................................................................19 Chƣơng 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................20 3.1 Quy trình nghiên cứu .....................................................................................20 3.2 Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................21 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................21 iii
  6. 3.3.1 Mô hình hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất cổ điển gộp .................................21 3.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định .............................................................22 3.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên .......................................................24 3.3.4 Mô hình bình phƣơng tối thiểu tổng quát ..................................................25 3.3.5 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng tổng quát .............................................................25 3.3.6 Kiểm định lựa chọn mô hình .....................................................................26 3.3.7 Kiểm định các yếu tố đảm bảo chất lƣợng của mô hình ............................27 3.3.8 Kiểm định đối với phƣơng pháp ƣớc lƣợng tổng quát ..............................28 3.4 Mô hình nghiên cứu........................................................................................29 3.5 Đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu ..............................................32 3.5.1 Biến phụ thuộc ...........................................................................................32 3.5.2 Biến độc lập ...............................................................................................33 KẾT LU N CHƢƠNG 3 ........................................................................................36 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU N ..................................37 4.1 Thực trạng lãnh đạo nữ trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ....................................................37 4.1.1 Lãnh đạo nữ trong Hội đồng quản trị ........................................................37 4.1.2 Hiệu quả hoạt động Ngân hàng..................................................................42 4.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................48 4.2.1 Thống kê mô tả ..........................................................................................48 4.2.2 Ma trận tƣơng quan ....................................................................................49 4.2.3 Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến .........................................................52 4.2.4 Kiểm định lựa chọn mô hình .....................................................................52 4.2.5 Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi ...................53 4.2.6 Kết quả hồi quy ..........................................................................................55 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................61 KẾT LU N CHƢƠNG 4 ........................................................................................63 Chƣơng 5: KẾT LU N VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................64 5.1 Kết luận ...........................................................................................................64 5.2 Hàm ý chính sách ...........................................................................................64 5.3 Hạn chế của đề tài và phƣơng hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................65 KẾT LU N CHƢƠNG 5 ........................................................................................66 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LU N V N ...............................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh 2 SLS Bình phƣơng nhỏ nhất hai giai đoạn Two-Staged Least Square CEO Giám đốc điều hành Chief Executive Officer DGMM Phƣơng pháp ƣớc lƣợng tổng quát Difference Generalized sai phân Method of Moments EBIDTA Lợi nhuận trƣớc thuế, khấu hao và Earning before interest, lãi vay taxes, depreciation and amortization FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effects Model FGLS Bình phƣơng tổng quát tối thiểu Feasible Generalized Least khả thi Squares GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GLS Bình phƣơng tổng quát tối thiểu Generalized Least Squares GMM Phƣơng pháp ƣớc lƣợng tổng quát Generalized Method of Moments HĐQT Hội đồng quản trị HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Ho Chi Minh Stock phố Hồ Chí Minh Exchange INF Tỷ lệ lạm phát Inflation LSDV Biến giả bình phƣơng tối thiểu Least Squares Dummy Variable NIM Biên độ lãi ròng Net Interest Margin NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại Pooled OLS Bình phƣơng nhỏ nhất cổ điển gộp Pooled Ordinary Least Squares REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects Model v
  8. Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Return On Asset ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở Return On Equity hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Return On Sale SFA Phân tích biên ngẫu nhiên Stochastic Frontier Analysis SGMM Phƣơng pháp hệ thống ƣớc lƣợng System Generalized Method tổng quát of Moments TMCP Thƣơng mại cổ phần vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................. 15 Bảng 2.2 : Tổng hợp các nghiên cứu trong nƣớc ................................................. 17 Bảng 3.1: So sánh 3 mô hình Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình REM ..... 24 Bảng 3.2: Giải thích các biến ............................................................................... 31 Bảng 4.1: Trung bình tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT theo từng Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2020 ................................................................................................. 38 Bảng 4.2: Số lƣợng lãnh đạo nữ trong HĐQT của 31 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 .......................................................................................................... 40 Bảng 4.3: 10 ngân hàng có chỉ số ROE trung bình giai đoạn 2006 – 2020 cao nhất ....................................................................................................................... 44 Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả ........................................................................ 48 Bảng 4.5: Ma trận hệ số tƣơng quan ROE ........................................................... 49 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tƣơng quan ROA ........................................................... 50 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tƣơng quan NIM ........................................................... 51 Bảng 4.8: Kết quả đa cộng tuyến của các biến độc lập ........................................ 52 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình với biến phụ thuộc là chỉ số ROE .................................................................................................................. 52 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình với biến phụ thuộc là chỉ số ROA ..................................................................................................................... 53 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình với biến phụ thuộc là chỉ số NIM ...................................................................................................................... 53 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình với biến phụ thuộc ROE ...... 54 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình với biến phụ thuộc ROA ...... 54 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình với biến phụ thuộc NIM ...... 55 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE ......................................... 55 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định hồi quy phƣơng pháp GMM ............................... 56 Bảng 4.17: Kết quả mô hình với biến phụ thuộc ROA ........................................ 57 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định hồi quy phƣơng pháp GMM ............................... 57 vii
  10. Bảng 4.19: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NIM .......................................... 58 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định hồi quy phƣơng pháp GMM ............................... 60 Bảng 4.21: Kết quả tác động của mô hình đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........................................................................ 61 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 20 Hình 3.2: Mô hình tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ................................................................................................. 32 Hình 4.1: Trung bình tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT từ năm 2006 – 2020 ......... 37 Hình 4.2: ROE, ROA và NIM trung bình từng Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2020 .................................................................................................................. 42 Hình 4.3: ROE trung bình từng Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2020 .................... 43 Hình 4.4: ROE bình quân các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 ............ 44 Hình 4.5: ROA trung bình từng Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2020 .................... 45 Hình 4.6: ROA bình quân các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020............ 46 Hình 4.7: NIM trung bình từng Ngân hàng giai đoạn 2006 – 2020..................... 47 Hình 4.8: NIM bình quân các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 ............ 47 ix
  12. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 3 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 15 x
  13. TÓM TẮT Luận văn nhằm xem xét ảnh hƣởng của tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT nhƣ thế nào đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bài luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của 31 Ngân hàng thƣơng mại đại diện cho Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy với mô hình bao gồm: mô hình Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình REM. Sau đó tiến hành kiểm định mô hình với kiểm định Wald cho mô hình Pooled OLS và mô hình FEM, tiếp theo là kiểm định Hausman với mô hình FEM và mô hình REM, tiếp đến là kiểm định Lagrangian Multiplier cho mô hình Pooled OLS và mô hình REM để lựa chọn mô hình tối ƣu, tiếp đến là khắc phục lỗi cho mô hình với phƣơng pháp GLS và sau cùng là phƣơng pháp GMM khắc phục nội sinh xảy ra trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT có ý nghĩa và chƣa có tác động cải thiện hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. The purpose of this study is to investigate the impact of the percentage of female leaders on the performance of of Vietnamese commercial banks. The research uses secondary data from the financial statements of 31 commercial banks representing Vietnam Commercial Bank in the period 2006-2020. The author employs regression models including Pooled OLS, FEM and REM. Then, the model is tested with Wald test for Pooled OLS and FEM, followed by Hausman test for FEM and REM, Lagrangian Multiplier test for Pooled OLS and REM to select the optimal model; the next step is correcting the error for the model with GLStechnique and finally the GMM method to overcome the endogenous occurrence in the research model. The findings of the study demonstrate that there is a substantial number of female leads in the Board of Directors, but that this has had little impact on enhancing the performance of Vietnamese commercial banks. xi
  14. Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay lãnh đạo nữ ngày càng đƣợc sử dụng nhiều trong lãnh đạo điều hành tại các doanh nghiệp và đã có nhiều lãnh đạo nữ giữ vị trí quan trọng trong xã hội cũng nhƣ trong lãnh đạo điều hành nhƣ: Trên thế giới, theo Worldbank bà Victoria Kwakwa - đƣợc bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dƣơng của Ngân hàng Thế giới từ ngày 15/04/2016, bà Alison Rose làm Giám đốc điều hành Ngân hàng Royal Bank of Scotland của Vƣơng quốc Anh từ ngày 01/11/2019. Tại Việt Nam năm 2020, các NHTM Việt Nam bà Thái Hƣơng – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chủ tịch HĐQT là bà Trần Thị Thoảng; Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM là bà Lê Thị Băng Tâm vị trí Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Phƣơng Thảo vị trí Phó Chủ tịch Thƣờng trực HĐQT; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ở vị trí Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm. Trên thế giới, vấn đề đa dạng giới tính trong HĐQT đã đƣợc quan tâm và tập trung nghiên cứu nhƣ: Emma García-Meca và cộng sự 2015), nghiên cứu “Sự đa dạng của hội đồng quản trị và ảnh hƣởng của nó đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Một phân tích quốc tế”; Liu và cộng sự 2014), nghiên cứu “Các Giám đốc nữ có cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty ở Trung Quốc không?”; Pasaribu 2017), nghiên cứu “Nữ Giám đốc và hiệu suất công ty: Bằng chứng từ các công ty niêm yết tại Vƣơng Quốc Anh”; Mohammad và cộng sự 2018), nghiên cứu “Ảnh hƣởng của sự đa dạng giới tính lên hiệu quả tài chính của các ngân hàng Jordanian”; Lu và Bao 2018), nghiên cứu “Đa dạng giới Hội đồng quản trị và hiệu suất công ty: Bằng chứng từ các công ty Trung Quốc”. Ở Việt Nam một số nghiên cứu về đa dạng giới tính trong HĐQT đối với hiệu quả hoạt động Ngân hàng nhƣ: Đinh Vũ Thụy Vy 2016), hầu hết các bài nghiên cứu đều nghiên cứu về tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các công ty phi tài chính nhƣ: Hoàng Thị Phƣơng Thảo và cộng sự 2015), Hoàng Thị Phƣơng Anh và Nguyễn Ngọc Hồng Trang 2018), Lê Thị Phƣơng Vy 2020), Nguyễn Thành Đông và Trần Thanh Khƣơng 2020), vẫn còn 1
  15. hạn chế các nghiên cứu về tác động của lãnh đạo nữ ở lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Hơn nữa, khác với nghiên cứu trƣớc của Đinh Vũ Thụy Vy 2016) sử dụng phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên để đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng, bài nghiên cứu này sử dụng chỉ số tài chính ROA, ROE và NIM để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Trong đó chỉ số tài chính ROA đƣợc nghiên cứu trong nƣớc nhƣ nghiên cứu của Hoàng Thị Phƣơng Thảo và cộng sự 2015), Hoàng Thị Phƣơng Anh và Nguyễn Ngọc Hồng Trang 2018), Lê Thị Phƣơng Vy 2020), Nguyễn Thành Đông và Trần Thanh Khƣơng 2020), chỉ số tài chính ROE đƣợc nghiên cứu bởi nghiên cứu trong nƣớc của Lê Thị Phƣơng Vy 2020), chỉ số NIM đƣợc tác giả trên thế giới sử dụng Ameur và Mhiri (2013). Đối với các doanh nghiệp tài chính, phần lớn tài sản bằng tiền và các bên liên quan trong đó có ngƣời gửi tiền, do đó doanh nghiệp tài chính có cấu trúc tài chính khác biệt so với các doanh nghiệp phi tài chính nên sẽ cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, với khung thời gian nghiên cứu 2006 – 2020, hiện tại ở Việt Nam vẫn chƣa có nghiên cứu nào sử dụng dữ liệu nghiên cứu 15 năm và dữ liệu nghiên cứu mới nhất tới năm 2020. Đồng thời thông qua giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2020 cho ta thấy đƣợc rõ nét tình hình tài chính của các NHTM Việt Nam qua thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tái cấu trúc ngân hàng theo đề án của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Từ những lý do trên, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, đang trong thời kỳ dân số vàng với tỷ lệ nữ chiếm hơn 50% dân số, đây là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu là cấp thiết và phù hợp với xu thế thời đại. Đề tài nhằm nghiên cứu cơ cấu lãnh đạo nữ trong HĐQT của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2020 từ đó đƣa ra kết quả ảnh hƣởng của yếu tố tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. 2
  16. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ thảo luận hàm ý chính sách đối với lãnh đạo nữ trong HĐQT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đánh giá tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đề xuất các hàm ý chính sách đối với lãnh đạo nữ nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Lãnh đạo nữ có tác động nhƣ thế nào đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam? Hàm ý chính sách nào đối với lãnh đạo nữ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: đề tài lấy dữ liệu từ các báo cáo thƣờng niêm, các báo cáo quản trị và các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của 31 Ngân hàng đại diện cho các NHTM Việt Nam đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2020 , nghiên cứu sử dụng dữ liệu kinh doanh của 31 NHTM Việt Nam đƣợc công bố trong khoảng thời gian từ 2006-2020. 3
  17. 1.4. Đóng góp của nghiên cứu 1.4.1. Đóng góp về mặt khoa học Luận văn hệ thống hóa lý thuyết về đa dạng giới tính trong HĐQT của các NHTM Việt Nam. Thông qua việc hệ thống hóa lý thuyết về đa dạng giới tính trong HĐQT, luận văn còn là một tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp nền tảng lý luận cần thiết cho các nghiên cứu trong tƣơng lai về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nói riêng. Luận văn là công trình nghiên cứu thực nghiệm kiểm định tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lƣợng phản ánh về tác động của lãnh đạo nữ thông qua tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và có thể đƣợc dùng nhƣ một căn cứ tham khảo trong việc đánh giá tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. 1.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu cho ta thấy đƣợc ảnh hƣởng của tỷ lệ lãnh đạo nữ trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Từ đó đề xuất hàm ý chính sách đối với lãnh đạo nữ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam. 1.5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc trình bày thành 5 chƣơng. Trong đó: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách 4
  18. Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và đa dạng giới trong HĐQT "Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực" theo Pfeffer và Salancik (1978) cho rằng các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài họ để tồn tại. Những phụ thuộc gây rủi ro cho các doanh nghiệp. Để giảm sự phụ thuộc và sự không chắc chắn xung quanh họ, doanh nghiệp có thể liên kết với các thực thể bên ngoài đang kiểm soát các nguồn lực đó. Tác giả gán ba lợi ích cho các mối liên kết của HĐQT: lời khuyên và tƣ vấn, pháp lý và các kênh truyền thông. Về lời khuyên và tƣ vấn, các tài liệu hiện có cho thấy các ban quản trị đa dạng về giới có liên quan đến các cuộc thảo luận chất lƣợng cao hơn để xử lý các vấn đề phức tạp, một số trong đó có thể đƣợc coi là không hấp dẫn trong các hội đồng nam Kravitz 2003), Huse và Solberg 2006). Về pháp lý, thông lệ của các công ty đƣợc hợp pháp hóa bằng các chuẩn mực và giá trị xã hội. Cox và cộng sự 1991) đƣa ra giả thuyết về giá trị đa dạng chỉ ra rằng, khi quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng trở thành xu thế trong xã hội, các công ty hợp pháp khi bổ nhiệm các giám đốc nữ vào HĐQT của họ. Đối với các kênh truyền thông, các nhà lãnh đạo nữ với kinh nghiệm và quan điểm khác nhau, đƣợc trang bị tốt hơn để kết nối công ty của họ với khách hàng nữ và nguồn lực lao động nữ trong xã hội. Theo Hillman và cộng sự 2007), tác giả áp dụng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực để kiểm tra sự đa dạng giới tính của HĐQT và thấy rằng các công ty Hoa Kỳ có hội đồng đa dạng giới có thể đạt đƣợc những lợi này. Tóm lại, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực chỉ ra những tác động có lợi của các hội đồng đa dạng giới. 2.1.2. Lý thuyết đại diện, quản trị công ty và đa dạng giới tính trong HĐQT Trong doanh nghiệp, vấn đề ngƣời đại diện phát sinh khi ngƣời quản lý không có quyền lợi tốt của cổ đông để đƣa ra các quyết định. Giải pháp đƣa ra là tăng cƣờng sự giám sát từ HĐQT. Fama và Jensen 1983) cho rằng, hƣớng dẫn 5
  19. và giám sát của HĐQT là rất cần thiết trong việc giảm thiểu những xung đột lợi ích này. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các nữ giám đốc có xu hƣớng tích cực hơn trong các hoạt động giám sát. Gul và cộng sự (2008), Adam và Ferreira 2009) cho thấy các hội đồng đa dạng giới hơn đòi hỏi kiểm toán và trách nhiệm quản lý hơn. Ảnh hƣởng của sự đa dạng giới tính HĐQT đối với các quyết định của công ty cũng phụ thuộc vào chất lƣợng quản trị của các công ty. Các công ty đƣợc quản lý tốt, sự đa dạng giới tính của HĐQT có thể gây bất lợi cho giá trị công ty do giám sát quá nhiều không cần thiết Adams và Ferreira 2009). Mặt khác, Gul và cộng sự 2011) gợi ý rằng các công ty có thể khắc phục một phần quản trị yếu kém của họ bằng cách có HĐQT đa dạng giới tính. 2.1.3. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của ngân hàng Hiệu quả nói chung đƣợc xác định thông qua tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của NHTM. Nhƣng các tiêu chí phổ biến nhất có thể đƣợc chia thành hai loại chính là tiêu chí từ báo cáo tài chính và tiêu chí theo thị trƣờng. Với cách tiếp cận hiệu quả hoạt động Ngân hàng theo tiêu chí theo thị trƣờng ở Việt Nam gặp một số hạn chế về dữ liệu nghiên cứu khi các Ngân hàng Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán khá ít. Bên cạnh đó về mặt lý thuyết, tình hình hoạt động của công ty đƣợc phản ánh tốt qua giá trị thị trƣờng hay thị giá) của cổ phiếu bởi nó thể hiện giá thị trƣờng đối với công ty đó. Tuy nhiên, hầu hết cổ phiếu ngân hàng mà đặc biệt là những ngân hàng nhỏ không đƣợc giao dịch tích cực trên thị trƣờng nên chỉ số này thƣờng không đáng tin cậy trong lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy luận văn đo lƣờng hiệu quả hoạt động Ngân hàng thông qua chỉ tiêu từ báo cáo tài chính với ba chỉ tiêu là ROA, ROE và NIM. Đầu tiên là chỉ số ROA: tỷ số thu nhập ròng trên tài sản. ROA đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc sử dụng chỉ số tài chính ROA làm thƣớc đo hiệu quả hoạt 6
  20. động ngân hàng nhƣ: Ameur và Mhiri (2013), García-Meca và cộng sự (2015), Hoàng Thị Phƣơng Thảo và cộng sự 2015), Hoàng Thị Phƣơng Anh và Nguyễn Ngọc Hồng Trang 2018), Mohammad và cộng sự 2018), Lê Thị Phƣơng Vy 2020), Nguyễn Thành Đông và Trần Thanh Khƣơng 2020). Công thức tính ROA: Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản Chỉ số ROE: tỷ số thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thƣờng. Công thức tính ROE: Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu Bên cạnh ROA, ROE, hiệu quả hoạt động ngân hàng còn đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM). Tỷ lệ này đo lƣờng hiệu quả tạo lợi nhuận của các tài sản sinh ra lãi của ngân hàng. Tỷ lệ NIM là mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Chỉ số NIM đƣợc Ameur và Mhiri (2013) sử dụng làm thƣớc đo hiệu quả hoạt động ngân hàng. Công thức tính NIM: Thu nhập từ lãi – Chi phí trả lãi NIM = Tổng tài sản 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nƣớc ngoài Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tác động của lãnh đạo nữ và hiệu quả hoạt động nhƣ: 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2