Luận văn tái bảo hiểm và thực trạng thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam
lượt xem 69
download
Sự tồn tại của các rủi ro có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của hoạt động bảo hiểm trên thế giới từ nhiều thế kỷ trước đây. Khi mức độ của một rủi ro riêng biệt mà người được Bảo hiểm yêu cầu lớn hơn so với mức độ bình thường mà công ty bảo hiểm có thể chấp nhận được thì công ty có quyền từ chối. Tuy nhiên nhằm giữ lại một phần rủi ro đó và không để mất khách hàng, những người có nhu cầu bảo hiểm hiện tại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tái bảo hiểm và thực trạng thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam
- Luận văn TÁI BẢO HIỂM VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM 1
- MỤC LỤC trang LỜI NÓI ĐẦU --------------------------------------------------- 1 CHƯƠNG I- TỪ BẢO HIỂM TỚI TÁI BẢO HIỂM I. TỪ BẢO HIỂM ĐẾN TÁI BẢO HIỂM 3 1. Lịch sử phát triển của tài bảo hiểm 3 1.1 Khái niệm về tái bảo hiểm 3 1.2 Sự cần thiết khách quan của tái bảo hiểm 3 1.3 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của tái bảo hiểm 4 2. Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm 6 3. Tác dụng của Tái bảo hiểm 7 3.1. Đối với Công ty nhượng Tái bảo hiểm 7 3.2. Đối với người được bảo hiểm 8 3.3. Đối với nền kinh tế quốc dân 8 4. Các hình thức Tái bảo hiểm 9 4.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn 9 4.2. Tái bảo hiểm bắt buộc 11 4.3. Tái bảo hiểm lực chọn – bắt buộc 12 II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM 12 1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 12 1.1. Định nghĩa 12 1.2. Tính chất 13 2
- 1.3. Các dạng Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 13 1.4. Hoa hồng Tái bảo hiểm 17 1.5. Phí tạm tính và bồi thường 19 2. Tái bảo hiểm phí tỷ lệ 20 2.1. Định nghĩa 20 2.2. Đặc điểm và tính chất cơ bản 20 2.3. Ưu nhược điểm của hình thức Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 22 2.4. Các dạng Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 23 2.5. Phi Tái bảo hiểm theo hợp đồng Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 25 2.6. Tái lập trách nhiệm theo hợp đồng 28 CHƯƠNG II - THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM THẾ GIỚI I. Các bên tham gia vào thị trường tái bảo hiểm 30 1. Khái niệm về thị trường Tái bảo hiểm 30 1.1. Định nghĩa 30 1.2. Đặc điểm 30 2. Các thành viên tham gia vào thị trường Tái bảo hiểm 31 2.1. Những công ty mua Tái bảo hiểm 32 2.2. Các trung gian Tái bảo hiểm 33 2.3. Những công ty bán Tái bảo hiểm 36 II. NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY VỀ THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO 38 HIỂM QUỐC TẾ 3
- 1. Nhìn chung tình hình thị trường trong những năm vừa qua 38 1.1. Sơ lược 38 1.2. Tình hình kinh doanh Tái bảo hiểm trên thế giới (1996 – 39 2001) (Nguồn VINARE) 2. Một số nhận định về thị trường Tái bảo hiểm thế giới trong 44 tương lai 2.1. Xu hướng cạnh tranh và phí 44 2.2. Sự hợp nhất các nhà Tái bảo hiểm chuyên nghiệp 45 2.3. Thay đổi cung cầu trên thị trường Tái bảo hiểm thế giới 46 2.4. Tái bảo hiểm tỷ lệ hay phi tỷ lệ 46 CHƯƠNG III - THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM Ở VIỆT Nam Ơ I. Quá trình phát triển của Tái bảo hiểm ở Việt Nam 48 1. Thị trường Tái bảo hiểm trước khi có Nghị định 100/CP 48 2. Thị trường Tái bảo hiểm từ khi có Nghị định 100/CP 49 3. Các bên tham gia thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam 50 3.1. Các công ty Bảo hiểm gốc 50 3.2. Công ty Tái bảo hiểm 55 3.3. Môi giới Tái bảo hiểm 55 3.4. Các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm quốc tế 55 II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE 56 1. Sù ra đời và chức năng nhiệm vụ của công ty Tái bảo hiểm 56 4
- quốc gia Việt Nam (VINARE) 1.1. Sù ra đời của VINARE 56 1.2. Chức năng và quyền hạn của VINARE 57 2. Hoạt động kinh doanh của VINARE 59 2.1. Tình hình kinh doanh nói chung 59 2.2. Mức Tái bảo hiểm bắt buộc của VINARE 63 2.3. Kinh doanh nhận Tái bảo hiểm 64 2.4. Kinh doanh nhượng Tái bảo hiểm 65 2.5. Hoà nhập với các công ty Bảo hiểm 67 III. TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT 67 TRIỂNTHỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM Ở VIỆT Nam 1. Triển vọng của thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam 67 1.1. Tiềm năng của thị trường Bảo hiểm 67 1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến thị trường 68 Tái bảo hiểm 1.3. Thuận lợi và khó khăn của thị trường Tái bảo hiểm 70 2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường Tái bảo hiểm ở 72 Việt Nam 2.1. Giải pháp từ phía các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm 72 2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 76 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 81 5
- Lời nói đầu Sự tồn tại của các rủi ro có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của hoạt động bảo hiểm trên thế giới từ nhiều thế kỷ trước đây. Khi mức độ của một rủi ro riêng biệt mà người được Bảo hiểm yêu cầu lớn hơn so với mức độ bình thường mà công ty bảo hiểm có thể chấp nhận được thì công ty có quyền từ chối. Tuy nhiên nhằm giữ lại một phần rủi ro đó và không để mất khách hàng, những người có nhu cầu bảo hiểm hiện tại và trong tương lai, thỡ cỏc công ty bảo hiểm sẽ thu xếp bảo hiểm chia sẻ rủi ro (Đồng Bảo hiểm) hoặc thu xếp bảo hiểm nhằm tự bảo vệ họ. Khả năng thứ hai được gọi là Tái bảo hiểm. Xuất hiện từ giữa thế kỷ XIV, nhưng mãi đến thế kỷ XIX Tái bảo hiểm mới thực sự trở thành hệ thống. Cho đến nay Tái bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh sôi động trên thế giới. Tuy nhiờn, ở Việt Nam Tái bảo hiểm hiện vẫn đang là một lĩnh vực mới mẻ. Thực chất Tái bảo hiểm cũng chính là Bảo hiểm khi các công ty Bảo hiểm gốc Bảo hiểm rủi ro một lần nữa. Thông qua các hoạt động Tái bảo hiểm, một luồng tiền tệ đã xuất hiện và chu chuyển trong thị trường tiền tệ Việt Nam cũng như giữa thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế. Xuất hiện từ giữa thế kỷ XIV, nhưng mãi đến thế kỷ XIX Tái bảo hiểm mới thực sự trở thành hệ thống. Cho đến nay Tái bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh sôi động trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam Tái bảo hiểm hiện vẫn đang là một lĩnh vực mới mẻ. Thực chất Tái bảo hiểm cũng chính là Bảo hiểm khi các công ty Bảo hiểm gốc Bảo hiểm rủi ro một lần nữa. Thông qua các hoạt động Tái bảo hiểm, một luồng tiền tệ đã xuất hiện và chu chuyển trong thị trường tiền tệ Việt Nam cũng như giữa thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế. Nh vậy, có thể coi Tái bảo hiểm nh là một 6
- hoạt động tài chính đối ngoại và đóng góp của nó vào việc điều hoà dòng chảy ngoại tệ khỏi Việt Nam là vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam rất cần những động lực mới để phát triển. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm - Tái bảo hiểm sẽ là một nhân tố tích cực góp phần vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Tuy nghiệp vụ Tái bảo hiểm chưa được giảng dạy chính thức ở trường Đại học Ngoại thương, song xuất phát từ thực tiễn trên đây đề tài “Tỏi bảo hiểm và thực tế thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. Khoá luận trình bày những nét cơ bản nhất về Tái bảo hiểm cùng một số thông tin về thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đú, khoỏ luận cũng trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường Tái bảo hiểm ở nước ta phát triển. Khoá luận bao gồm ba chương: Chương I: Khái niệm chung về Tái bảo hiểm. Chương II: Thị trường Tái bảo hiểm. Chương III: Thực tế thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nờn Khoỏ luận này không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy cô giáo và các bạn. Nhân đây, em còng xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo tổ bộ môn Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương, đặc biệt là thầy Phan Anh Tuấn đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp. Em còng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) đó giỳp em trong việc tìm tài liệu cho Khoá luận. TÁI BẢO HIỂM VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM 7
- chương i NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM I - Từ bảo hiểm đến tái bảo hiểm 1. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 1.1. Khái niệm về Tái bảo hiểm Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người Bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được Bảo hiểm cho người Bảo hiểm khỏc, trờn cơ sở nhượng lại cho người Bảo hiểm đó một phần phí Bảo hiểm thông qua hợp đồng Tái bảo hiểm. Thực tế Tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở Bảo hiểm gốc nờn nú luụn gắn liền với nghiệp vụ Bảo hiểm gốc. 1.2. Sù cần thiết khách quan của Tái bảo hiểm Bảo hiểm và Tái bảo hiểm có mối liên kết rất chặt chẽ. Bảo hiểm là tiền đề của Tái bảo hiểm, ngược lại Tái bảo hiểm giúp Bảo hiểm mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Trong qua trình kinh doanh, các công ty Bảo hiểm thường xuyên bị đe doạ phá sản bởi nhiều nguyên nhân: - Do đối tượng tham gia Bảo hiểm có giá trị quá lớn mà khả năng tài chính của công ty lại có hạn. Điều này đặc biệt phổ biến ở những nước có nền kinh tế đang phát triển, hệ thống tài chính còn yếu kém. - Do nhiều tổn thất lớn xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn. - Do phương pháp và kỹ thuật xác định phí Bảo hiểm khụng chớnh xác, thu không đủ bù chi sẽ dẫn đến phá sản. - Do đối tượng tham gia Bảo hiểm hoạt động ở địa bàn quá xa, công ty không đủ khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro. Để tránh phá sản, các công ty bảo hiểm thường áp dụng hai biện pháp cơ bản là Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm. Đồng bảo hiểm có nghĩa là nhiều công ty Bảo hiểm cùng Bảo hiểm cho một đối tượng tham gia. Nó có tác dụng phân tán rủi ro để tránh phá sản. Tuy vậy, nú cú hai nhược điểm lớn là: - Việc ký kết hợp đồng thường bị kéo dài. 8
- - Nếu có tổn thất xảy ra, việc bồi thường rất khó tập trung dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia Bảo hiểm dễ nghi ngờ khả năng tài chính của công ty Bảo hiểm. Để khắc phục những tồn tại trên, người ta thường sử dụng biện pháp Tái bảo hiểm. Trong Tái bảo hiểm, công ty Bảo hiểm ban đầu là công ty gốc (hay công ty nhượng Tái bảo hiểm) đóng vai trò người tham gia Bảo hiểm trong hợp đồng Tái bảo hiểm. 1.3. Khái quát lịch sử ra đời và quá trình phát triển cuả tái bảo hiểm Như chóng ta đều biết, ngành Bảo hiểm không phải là một khái niệm trùng lặp mà nó mang tính giai cấp sõu sắc,vỡ một mặt bản chất và nhiệm vụ của nó được xác định qua những trật tự xã hội khác nhau và các qui luật kinh tế cơ bản của xã hội đó, măt khác hoạt động của nó có tác dụng trở lại đối với sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của xã hội đó. Vì vậy, sự phát triển của ngành Bảo hiểm nói chung và của Tái bảo hiểm nói riêng đều gắn chặt với sự phát triển của xã hội và của nền sản xuất hàng hoá. 1.3.1- Giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của Tái bảo hiểm Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành Bảo hiểm bắt đầu phát triển ở châu Âu thì nhu cầu Tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước tiên, nghiệp vụ Tái bảo hiểm được tiến hành cho loại hình bảo hiểm hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảo hiểm cháy, bảo hiểm nhân thọ… Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ Tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp lý như một hợp đồng Tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Gờnộs vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách như nhà Tái bảo hiểm và một bên là đại diện cho một nhà Bảo hiểm. Hợp đồng Tái bảo hiểm này được ký kết nhằm đảm bảo dịch vụ Bảo hiểm cho hàng hoá gửi đi bằng đường biển từ Gờnộs đến Bruges. Sau này với sự phát triển rộng rãi của những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa 9
- các thành phố của Italia với các nước Bắc Âu đặc biệt là nước Anh nên dịch vụ Tái bảo hiểm đã được phát triển lên một bước. Nhưng sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm dụng Tái bảo hiểm gây ra nhiều phản ứng chống lại Tái bảo hiểm. Trong những vụ này, các nhà Bảo hiểm đã lợi dụng hình thức Tái bảo hiểm để phân tán rủi ro nhưng theo tỉ lệ phí thấp hơn nhiều so với phí Bảo hiểm gốc để kiếm lời. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật cấm các hoạt động Tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh trong một thời gian dài từ 1746 đến 1864. Đạo luật này đã vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm và sau 1864 đã mặc nhiên trở thành thị trường Tái bảo hiểm quan trọng nhất trên thế giới. Trong thời gian này các hình thức Tái bảo hiểm khác cũng đã xuất hiện, điển hình như Tái bảo hiểm cháy. Lúc đầu nghiệp vụ Tái bảo hiểm được các công ty Bảo hiểm tiến hành, điều đó có nghĩa là họ vừa tiến hành Bảo hiểm gốc vừa tiến hành cả Tái bảo hiểm. Hình thức Tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng đó là hình thức Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ. 1.3.2- Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Giai đoạn này được đặc trưng thông qua các biến động lớn sau đây: - Sù phục hồi nhanh chóng của các công ty Tái bảo hiểm của CHLB Đức: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai các công ty Tái bảo hiểm Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được bãi bỏ, năm 1950, thỡ cỏc công ty Tái bảo hiểm ở CHLB Đức đã nhanh chóng khôi phục lại địa vị truyền thống của mình. Đến những năm 70, tổng doanh thu phí của thị trường CHLB Đức đã chiếm vị trí thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. - Sù thành lập các công ty Bảo hiểm nhà nước ở các nước XHCN ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Tái bảo hiểm quốc tế. Các nước này đã tiến hành biện pháp độc quyền về Tái bảo hiểm, hạn chế quan hệ với thị trường Tái bảo hiểm TBCN đồng thời không tiến hành Tái bảo hiểm cho các loại hình Bảo hiểm đối nội. 10
- - Tại các nước chậm phát triển hay mới giành được độc lập, những tổ chức độc quyền về Tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi Ých riêng của họ. Sự kiện này thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty Tái bảo hiểm quốc tế ở những nước đó. - Trong thời gian này, hình thức Tái bảo hiểm không theo tỷ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu đảm bảo của các công ty Bảo hiểm gốc và ngày càng được phổ biến. Điều này làm cho các nhà Tái bảo hiểm có khó khăn hơn trong việc tớnh phớ phù hợp với phần rủi ro mà họ phải chịu. Hơn nữa đó khả năng xảy ra tổn thất ngày càng tăng vì vậy đặc điểm của giai đoạn này là chiều hướng gia tăng của kết quả kinh doanh quỹ đầu tư tiền tệ Bảo hiểm thông qua lãi suất cao đồng thời với chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh Tái bảo hiểm đơn thuần 2. Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm Hợp đồng tái bảo hiểm chỉ có thể được thực hiện và tồn tại khi có một hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực hay nói cách khác là không thể có hợp đồng tái bảo hiểm nếu không có hợp đồng bảo hiểm gốc. Có một định nghĩa rất cổ điển về tái bảo hiểm do luật gia nổi tiếng Lord Man - Field’s đưa ra vào năm 1807 “Tỏi bảo hiểm là một sự đảm bảo mới, bị chi phối bởi một đơn bảo hiểm mới, cho cùng một rủi ro đã được bảo hiểm trước, nhằm bồi thường cho người bảo hiểm theo mức thoả thuận và cả hai đơn bảo hiểm phải tồn tại đồng thời”. Định nghĩa này chỉ rõ rằng: - Hợp đồng tái bảo hiểm cũng mang đầy đủ tính chất như một hợp đồng bảo hiểm. - Người được bảo hiểm gốc là bên thứ ba trong hợp đồng tái bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng tái bảo hiểm phải tồn tại song song. Như vậy có nghĩa là nếu công ty nhận tái bảo hiểm bị phá sản thì công ty nhượng tái bảo hiểm vẫn có trách nhiệm đối với toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên 11
- đơn bảo hiểm. Nhưng nếu công ty nhượng tái bị phá sản thì người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm gốc không có quyền khiếu nại đối với công ty nhận tái bảo hiểm. Tuy nhiên, hệ thống luật Anh-Mỹ vẫn cho phép người được bảo hiểm gốc có quyền được hưởng bồi thường trực tiếp từ người nhận tái bảo hiểm trong một số trường hợp đặc biệt nhưng phải có điều khoản “Cut-through clause” trong hợp đồng tái bảo hiểm. Điều khoản này cho phép người được bảo hiểm gốc có thể yêu cầu một cách trực tiếp với công ty nhận tái bảo hiểm thanh toán một phần tổn thất trong trường hợp công ty bảo hiểm gốc không có khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Mọi nguyên tắc pháp lý áp dụng cho hợp đồng Bảo hiểm cũng đều được áp dụng tương tự cho hợp đồng Tái bảo hiểm giữa công ty nhượng và công ty nhận Tái bảo hiểm. Nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối (The atmost of good faith) là nét cơ bản đặc trưng trong Tái bảo hiểm. Trong hợp đồng Tái bảo hiểm, nguyên tắc này phải đặc biệt được tôn trọng. Cụ thể là công ty nhượng tái phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan tới đối tượng Bảo hiểm cho công ty nhận tái biết, nếu có rủi ro xảy ra thì phải thông báo và tính toán tổn thất một cách trung thực. Ngược lại công ty nhận tái cũng phải trung thực trong việc đưa ra những thống kê tổn thất trên thị trường thế giới để tớnh đỳng phớ Tái bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường (Principle of indemnity) cho phép công ty nhượng tái được toàn quyền hành động trong việc giải quyết khiếu nại, trừ khi có quy định khác trong hợp đồng Tái bảo hiểm. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại đó sẽ được các công ty nhận tái chấp thuận. Tuy nhiên theo nguyên tắc này khi công ty nhượng tái muốn đòi bồi thường từ công ty nhận tỏi thỡ phải chứng minh được tổn thất rơi vào phạm vi hợp đồng Tái bảo hiểm. Cách thức tính toán và thanh toán bồi thường tuỳ thuộc vào từng phương thức Tái bảo hiểm và điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng. 12
- 3.Tác dụng của Tái bảo hiểm 3.1. Đối với công ty nhượng Tái bảo hiểm Tác dụng đầu tiên là Tái bảo hiểm giúp cho công ty nhượng tái có thể tăng khả năng nhận Bảo hiểm và có thể nhận Bảo hiểm cho những rủi ro lớn mà không cần phải tăng thêm vốn, tức là tăng khả năng ký kết của người Bảo hiểm, đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập, vốn kinh doanh còn hạn chế: Mức ký kết = Mức giữ lại + Khả năng cung cấp bởi người nhận Tái bảo hiểm Thứ hai, Tái bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán tiền bồi thường trong trường hợp xảy ra những thiệt hại lớn hay những rủi ro mang tính thảm hoạ, chẳng hạn như một trận bão đánh vào hàng nghìn hợp đồng trong cùng một sự cố. Nhờ đó tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty nhượng Tái bảo hiểm ổn định hơn. Thứ ba, Tái bảo hiểm có thể giúp người bảo hiểm sửa chữa tính bất thường, đột biến của rủi ro-khả năng sai lệch giữa thực tế và dự đoán mà người Bảo hiểm có được qua số liệu thống kê rủi ro từ quá khứ. Người Bảo hiểm cũng có thể nhận được sự tư vấn nghiệp vụ từ những nhà nhận Tái bảo hiểm. Cuối cùng, sau khi chuyển phần phớ tỏi cho công ty nhận Tái bảo hiểm, công ty Bảo hiểm gốc còn nhận được một khoản tiền hoa hồng cho các dịch vụ mà mình khai thác được. Nhiều khi đõy là yếu tố quan trọng để các công ty Bảo hiểm gốc quyết định sẽ ký hợp đồng Tái bảo hiểm với công ty Tái bảo hiểm nào. 3.2. Đối với người được Bảo hiểm Người được Bảo hiểm đảm bảo rằng số tiền tổn thất sẽ được thanh toán khi số tiền Bảo hiểm và số tiền tổn thất là quá lớn. 13
- Nghiệp vụ Tái bảo hiểm sẽ hạn chế xu hướng ra tăng phí Bảo hiểm, vì nếu không có Tái bảo hiểm thì công ty Bảo hiểm gốc sẽ phải thu một khoản phí Bảo hiểm rất lớn để đề phòng bị phá sản khi có thảm hoạ xảy ra. 3.3. Đối với nền kinh tế quốc dân Nghiệp vụ Tái bảo hiểm làm tăng thêm khả năng nhận Bảo hiểm của thị trường Bảo hiểm trong nước. Như vậy, người được Bảo hiểm sẽ không phải lo lắng về việc tìm công ty Bảo hiểm nước ngoài để mua Bảo hiểm. Điều này giúp cho hoạt động kinh tế trong nước phát triển và hạn chế việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, hơn nữa còn tăng thu ngoại tệ thông qua việc bán Bảo hiểm cho các cá nhân và công ty nước ngoài. Hoạt động Tái bảo hiểm diễn ra giữa nhiều tổ chức Tái bảo hiểm của nhiều nước. Như vậy, một thiệt hại có tính thảm hoạ ở một nước, qua Tái bảo hiểm sẽ được bù đắp từ những khoản tiền bồi thường mang tính quốc tế. Tổn thất được phân tán trên một phạm vi rộng, việc gánh chịu trở nên dễ dàng hơn. 4. Các hình thức Tái bảo hiểm Trong suốt nhiều thế kỷ qua, các nhà Tái bảo hiểm chỉ áp dụng một hình thức Tái bảo hiểm duy nhất. Đó là “Tỏi bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn cho từng rủi ro riêng biệt”. Đầu thế kỷ XIX, để đáp ứng nhu cầu của ngành Bảo hiểm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngành Tái bảo hiểm đã bắt đầu phát triển nhanh chóng và nhiều hình thức Tái bảo hiểm mới được thiết lập. Trong lý thuyết cũng như trên thực tế, Tái bảo hiểm được phân loại theo ba hình thức: Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn, Tái bảo hiểm bắt buộc và Tái bảo hiểm lùa chọn-bắt buộc. 4.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn (Facultative Reinsurance) Thủ tục để tiến hành thực hiện một hợp đồng Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn bao gồm: 14
- - Trước hết công ty nhượng thông báo cho nhà Tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà họ cần Tái bảo hiểm dưới hình thức một phiếu đề nghị (Slip), trong đó có ghi các đặc điểm chính của rủi ro cần Tái bảo hiểm. - Sau khi nhận được phiếu đề nghị này, nhà Tái bảo hiểm có toàn quyền tự do lùa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay bằng một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà Tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của mình thông thường bằng cách ghi trực tiếp vào bản thứ hai của phiếu đề nghị và gửi trả lại công ty nhượng. Dĩ nhiên nhà Tái bảo hiểm có quyền khước từ tham gia vào hợp đồng nếu họ không muốn. - Dịch vụ Tái bảo hiểm này cũng sẽ tự động chấm dứt hiệu lực nếu như đến ngày mãn hạn hợp đồng Bảo hiểm gốc mà không có sự tái lập hợp đồng, tuy nhiên dù hợp đồng Bảo hiểm gốc có tái lập thì cũng không có nghĩa là nhà Tái bảo hiểm buộc phải tiếp tục nhận hợp đồng Tái bảo hiểm cho thời kỳ kế tiếp, mà họ có quyền tự do lùa chọn tiếp tục nhận hay từ chối không tham gia tiếp nữa, trừ khi có sự giao kết nào khác. * Ưu điểm: - Giúp công ty nhượng có điều kiện để lùa chọn duy trì kim ngạch Bảo hiểm của mình được cân đối, tức là giúp công ty nhượng có thể loại bỏ những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà một khi tổn thất thuộc đơn vị này xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình trong năm kế hoạch ở một nghiệp vụ Bảo hiểm riêng biệt. - Giúp công ty nhượng có quyền chủ động trong việc chấp nhận Bảo hiểm phục vụ nhu cầu người được Bảo hiểm về những loại rủi ro mà có thể không được chấp nhận trong các hợp đồng Tái bảo hiểm bắt buộc truyền thống của mình, chẳng hạn như: rủi ro động đất, bão lụt, đình công, bạo loạn, chiến tranh, nội chiến… 15
- * Nhược điểm: - Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ chi tiết về nghiệp vụ Bảo hiểm gốc, có nghĩa là các nhà Tái bảo hiểm có thể biết ý đồ bên trong của các hợp đồng gốc lẫn kim ngạch Bảo hiểm của công ty nhượng dẫn đến có thể bị tiết lé thông tin có lợi cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm gốc. - Không đảm bảo thời gian trong việc phân tán rủi ro Tái bảo hiểm: công ty nhượng không có sự đảm bảo chắc chắn của thị trường Tái bảo hiểm khi họ nhận Bảo hiểm cho một rủi ro nào đó, có thể giảm khả năng cạnh tranh, tính năng động cũng như uy tín của họ. - Cỏc bên thường xuyên phải đàm phán tái lập hợp đồng Tái bảo hiểm trước khi ký hợp đồng Bảo hiểm gốc với khách hàng, do đó làm tăng chi phí hành chính, giảm lợi nhuận. 4.2. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory Reinsurance) Hình thức Tái bảo hiểm bắt buộc là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà Tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà Tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro Bảo hiểm gốc mà hai bờn đã quy định trước trong hợp đồng cho tới một hạn mức trách nhiệm ngang với số tiền hạn mức tối đa đã được thoả thuận từ trước. Ngược lại công ty nhận Tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó. Với hình thức này công ty nhượng có toàn quyền tự do chấp nhận và định giá phí Bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro mà người được Bảo hiểm yêu cầu Bảo hiểm và không cần tham khảo trước ý kiến của công ty nhận Tái bảo hiểm. * Thủ tục thu xếp hợp đồng Tái bảo hiểm bắt buộc: - Công ty nhượng gửi cho nhà Tái bảo hiểm những số liệu thống kê về những rủi ro (Số lượng, số tiền Bảo hiểm, tổn thất…) thuộc loại hình dịch vụ dự định Tái bảo hiểm bằng hợp đồng Tái bảo hiểm bắt buộc. 16
- - Cỏc bên sẽ trao đổi đàm phán các chi tiết của hợp đồng: phạm vi bảo vệ, các điều khoản hợp đồng…Nếu chấp nhận, nhà Tái bảo hiểm sẽ xác nhận bằng văn bản việc nhận Tái bảo hiểm cho mọi đơn vị rủi ro mà công ty nhượng tái theo nghĩa vụ đã thoả thuận. * Ưu điểm: - Hợp đồng Tái bảo hiểm bắt buộc phải giảm đáng kể các chi phí hành chính, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nghiệp vụ. - Công ty nhượng chủ động trong cung cấp dịch vụ mà không phụ thuộc vào công ty nhận Tái bảo hiểm. * Nhược điểm: - Hình thức này mang tính cố định trong khoảng thời gian ghi trong hợp đồng, do đó thiếu tính linh hoạt khi công ty nhượng muốn điều chỉnh hợp đồng. - Do công ty nhượng phải tái đi tất cả những đơn vị rủi ro mà hai bên đã thoả thuận nên công ty nhượng sẽ phải tái đi cả những rủi ro mà họ có đủ khả năng giữ lại. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của họ. 4.3. Tái bảo hiểm lùa chọn-bắt buộc (Fac-obli Reinsurance) Tái bảo hiểm lùa chọn-bắt buộc là một hình thức Tái bảo hiểm mà công ty nhượng thường cố gắng thu xếp mỗi khi những rủi ro cần Tái bảo hiểm trong một ngành kinh tế lên đến một mức độ nào đó. Trong hình thức Tái bảo hiểm này, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình khai thác được, nhưng ngược lại nhà Tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của hợp đồngTỏi bảo hiểm đã ký kết. Như vậy so với hình thức Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn nhà Tái bảo hiểm bất lợi hơn vì không có quyền từ chối nhận những rủi ro mà họ không muốn. 17
- - Ưu điểm: Sử dụng hình thức này cho phép công ty nhượng có điều kiện chào tái từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho mét hay một số nhà Tái bảo hiểm. Như vậy, công ty nhượng có thể tăng mức phí giữ lại mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động Bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao đáng kể. - Nhược điểm: Công ty nhận Tái bảo hiểm bất lợi vì không có quyền từ chối những rủi ro mà họ không muốn. Hơn nữa, hình thức này còn tạo kẽ hở cho các công ty nhượng đưa vào những rủi ro xấu, phí thấp dưới mức trung bỡnh… gây thiệt hại cho công ty nhận Tái bảo hiểm. II - Các phương pháp Tái bảo hiểm 1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (Proportional Reinsurance) 1.1. Định nghĩa Tái bảo hiểm theo tỷ lệ, hay còn gọi là Tái bảo hiểm theo số tiền Bảo hiểm là một phương pháp Tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng và công ty nhận Tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được Bảo hiểm được phân bố theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được Bảo hiểm. 1.2. Tính chất - Trách nhiệm của công ty nhượng và công ty nhận Tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng của mỗi bên tham gia. - Phí và tiền bồi thường được chia sẻ giữa công ty nhượng và công ty nhận Tái bảo hiểm theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên về số tiền Bảo hiểm. Chẳng hạn, nếu phần tham gia của nhà Tái bảo hiểm trên một rủi ro là 40% của giá trị rủi ro đú thỡ họ cũng sẽ nhận được 40% của số phí Bảo hiểm và sẽ đóng góp tiền bồi thường vào mỗi vụ tổn thất thuộc rủi ro đó là 40%. 1.3. Các dạng Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 1.3.1- Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus) 18
- a. Khái niệm: Tái bảo hiểm mức dôi là phương pháp Tái bảo hiểm mà ở đó công ty nhượng Tái bảo hiểm giữ lại cho mỡnh một số tiền Bảo hiểm nhất định, phù hợp với khả năng , phần vượt quá sẽ đem tái đi cho các công ty nhận Tái bảo hiểm. Vì vậy, phí Bảo hiểm và phần bồi thường nếu có cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận. b. Ưu điểm và nhược điểm của Tái bảo hiểm mức dôi: * Ưu điểm: - Với dạng Tái bảo hiểm này công ty nhượng đảm bảo được sự cân bằng trong kinh doanh và có thể nhận Bảo hiểm những rủi ro có giá trị lớn hơn khả năng tài chính của mình. - Tái bảo hiểm mức dụi cũn cú ưu điểm là công ty nhượng có điều kiện giữ lại một khối lượng kim ngạch Bảo hiểm lớn và do đó có mức phí thu nhập lớn không cần phải Tái bảo hiểm. Mức Tái bảo hiểm được khống chế bằng một số tiền tối đa do hai bên thoả thuận khi tham gia vào hợp đồng Tái bảo hiểm. * Nhược điểm: - Chi phí hành chính tốn kém do phải tính toán phân bổ trách nhiệm cho cỏc bờn mỗi khi tổn thất xảy ra. Đồng thời, việc xác định mức giữ lại cho hợp lý là rất khó khăn, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và nhân lực. - Nếu tổn thất chủ yếu rơi vào những rủi ro có số tiền Bảo hiểm thấp thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho công ty Bảo hiểm gốc vỡ khụng đòi được bồi thường từ công ty Tái bảo hiểm. Do đó, phương pháp Tái bảo hiểm mức dụi khụng khống chế được chi phí bồi thường tổn thất. c. Định mức giữ lại và mức dôi: Khi công ty nhượng áp dụng phương pháp Tái bảo hiểm mức dụi thỡ việc Ên định mức giữ lại cho mỗi đơn vị rủi ro Bảo hiểm là hết sức quan trọng, bởi 19
- mục đích của việc Ên định mức giữ lại và mức Tái bảo hiểm là cần thiết để dàn mỏng rủi ro, ổn định kinh doanh của công ty nhượng. Các yếu tố để xác định mức giữ lại bao gồm: - Thống kê và xác suất tổn thất trong một thời kỳ nhất định. - Khả năng tài chính của công ty. - Lãi từ nghiệp vụ này trong một số năm trước đó. - Phạm vi hoạt động của đối tượng tham gia Bảo hiểm. d. Phần dư và việc xử lý phần dư này: Trong thực tế có nhiều rủi ro có giá trị Bảo hiểm lớn, vượt quá khả năng tiếp nhận của hợp đồng Tái bảo hiểm sẵn có nên công ty nhượng phải tự gánh chịu thêm ngoài mức giữ lại. Để khắc phục tình huống này, công ty nhượng có thể thu xếp các hợp đồng Tái bảo hiểm mức dôi thứ hai, thứ ba hoặc sử dụng hình thức Tái bảo hiểm tuỳ ý lùa chọn cho riêng rủi ro đó. Nguyên tắc chung để ứng dụng cỏc hợp đồng Tái bảo hiểm mức dôi thứ hai, thứ ba… là trước tiên khối lượng rủi ro vượt quá mức giữ lại của công ty nhượng sẽ được đưa vào hợp đồng mức dôi thứ nhất. Hợp đồng mức dôi thứ hai chỉ tiếp nhận một phần của phần dư này sau khi hợp đồng Tái bảo hiểm mức dôi thứ nhất đã tận dụng hết khả năng của nó cho tới hạn mức tối đa quy định trong trường hợp mức dôi thứ hai và sau đó là tuần tự các mức dôi tiếp theo. 1.3.2- Tái bảo hiểm số thành ( Quota share) a. Khái niệm: Theo phương pháp này công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ phần trăm số tiền Bảo hiểm nhất định, phần còn lại đem tái cho các công ty khác. Như vậy, phí Bảo hiểm hay trách nhiệm bồi thường nếu có cũng được phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên đảm nhận. * Ưu điểm : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động PR cho công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential
40 p | 1618 | 625
-
Tiểu luận: Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam và các chính sách phát triển thị trường bảo hiểm
21 p | 1390 | 361
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm Hàng không ở Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare
101 p | 316 | 92
-
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam
107 p | 327 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
110 p | 224 | 66
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động tái bảo hiểm và thực trạng hoạt động tái bảo hiểm tại Việt Nam
105 p | 196 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tái bảo hiểm và áp dụng tại Việt Nam
92 p | 249 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
119 p | 169 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển ở Việt Nam hiện nay
92 p | 150 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tái bảo hiểm tài sản ở Bảo Việt thực trạng và giải pháp
96 p | 156 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đánh giá vai trò hoạt động nhượng tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimexx giai đoạn 2004-2008 và định hướng trong thời gian tới
95 p | 123 | 25
-
Luận văn: Tái bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu và thực tiễn ở Việt Nam
83 p | 168 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội
110 p | 103 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
14 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc sở hữu lên tỷ lệ tái bảo hiểm và lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
74 p | 40 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý thu Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Ninh Bình
22 p | 41 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội
26 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn