intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của Cán bộ công chức tại Ủy ban Nhân dân các phường thuộc Quận Thủ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Đánh giá thực trạng thang đo động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức và khuyến nghị các giải pháp tạo động lực cho các bộ tại đơn vị. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của Cán bộ công chức tại Ủy ban Nhân dân các phường thuộc Quận Thủ Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG THUỘC QUẬN THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG THUỘC QUẬN THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. NGUYỄN PHÚ TỤ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS,TS. Nguyễn Phú Tụ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày tháng 03 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS,TS. Nguyễn Đình Luận Chủ tịch 2 TS. Phan Quang Việt Phản biện 1 3 TS. Trần Văn Thông Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Văn Trãi Ủy viên 5 TS. Lê Tấn Phước Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng 04 năm 2018. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Hoàng Nguyên Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 18/06/1979 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1641820052 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của Cán bộ công chức tại Ủy ban Nhân dân các phường thuộc Quận Thủ Đức II- Nhiệm vụ và nội dung: Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau:  Nhiệm vụ của luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của án bộ công chức tại Ủy ban Nhân dân các phường thuộc quận Thủ Đức.  Nội dung chính của luận văn thể hiện trong 5 chương cơ bản: Chương 1: Tổng quan. Trong chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về động lực làm việc. Trong chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan; mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong phần này trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo thông qua nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá, điều chỉnh thang đo từ đó thiết kế bảng câu hỏi điều tra chính thức. Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng công
  5. cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, đánh giá thang đo với dữ liệu nghiên cứu định lượng thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA. Sau khi đánh giá thang đo, bước tiếp theo trong chương này sẽ xác định mô hình hồi quy và tiến hành kiểm định: kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai của phần dư thay đổi. Chương 5: Kết luận và ý nghĩa của nghiên cứu. Trong nội dung chương sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính, hàm ý của nghiên cứu, những đóng góp chỉnh của nghiên cứu, hạn chế và những gợi ý nghiên cứu tiếp theo. III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Phú Tụ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS,TS. Nguyễn Phú Tụ
  6. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Hoàng Nguyên
  7. ii LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Nguyễn Phú Tụ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị trong Ủy ban Nhân dân các Phường thuộc Quận Thủ Đức, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Tp.HCM, tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên
  8. iii TÓM TẮT CBCC là lực lượng nòng cốt để vận hành Nhà nước, nếu họ không có động lực làm việc thì sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước và có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC có vai trò quan trọng. Dựa trên lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow và các nghiên cứu trước đây trên Thế giới và Việt Nam, tác giả đã kiến nghị mô hình lý thuyết gồm 5 yếu tố tác động đến động lực làm việc của CBCC bao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng, nhu cầu thể hiện. Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình lý thuyết bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 05 CBCC đang làm việc tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thước là n = 197. Nghiên cứu này dùng để khẳng định độ tin cậy và giá trị của các thang đo và để kiểm định mô hình lý thuyết thông qua phương pháp hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu nhận diện được bốn yếu tố tác động đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức là nhu cầu xã hội, nhu cầu an toàn, nhu cầu thể hiện và nhu cầu tự trọng. Các biến này giải thích được 30,2% sự thay đổi trong động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Trong các biến độc lập trong mô hình sau khi kiểm định thì biến độc lập "nhu cầu tự trọng" có mức ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực làm việc của CBCC với tỷ trọng là 33,1%, kế đến là nhu cầu an toàn 24,6%, nhu cầu thể hiện đứng thứ 3 với 22,6%, và cuối cùng là nhu cầu xã hội 19,7%.
  9. iv ABSTRACT Civil servants are the key to the operation of the state. If they do not have the motivation to work, they will affect the operation of state agencies and have a negative impact on the society. Therefore, the study on factors influencing the motivation of civil servants plays an important role. Based on the theory of Maslow's demand hierarchy and previous studies in the world and Vietnam, the author suggests a theoretical model of five factors that influence the motivation of the Civil servants, including the physiological needs , safety needs, social needs, self-esteem needs, needs expressed. Research methods used to test measurement and theoretical models include qualitative research and quantitative research. Qualitative research was conducted through group discussion with 05 civil servants working at People's Committee of Thu Duc District. Quantitative research was conducted by direct interview technique with a sample size n = 197. This study used to confirm the reliability and validity of the scales and to test the theoretical model through multivariate regression. The research's result identify four factors affecting the motivation of civil servants at People's Committees of wards in Thu Duc district: social needs, safety needs, self-actualization needs, self-esteem needs. These variables account for 30.2% of the change in motivation of civil servants at People's Committees of wards and wards in Thu Duc district. In the independent variables in the model after the test, the independent variable "self-esteem" has the greatest impact on working motivation of civil servants with a weight of 33.1%, followed by the safety needs 24.6%, self-actualization needs represents 3rd with 22.6%, and finally social needs 19.7%
  10. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...............................................................................4 1.6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ..........................6 2.1. Các khái niệm .....................................................................................................6 2.1.1. Khái niệm về động lực làm việc ....................................................................6 2.1.2. Khái niệm lĩnh vực công và cán bộ công chức ..............................................7 2.1.3. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ........................................................8 2.2. Lý thuyết về động lực .........................................................................................9 2.2.1. Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow ...........................................................9 2.2.2. Thuyết X và thuyết Y của McGregor ..........................................................10 2.2.3. Thuyết hai nhân tố của Herzberg .................................................................11 2.2.4. Thuyết ba nhu cầu ........................................................................................11 2.2.5. Thuyết thiết lập mục tiêu .............................................................................12 2.2.6. Thuyết củng cố .............................................................................................13 2.2.7. Thuyết thiết kế công việc .............................................................................13
  11. vi 2.2.8. Thuyết công bằng .........................................................................................14 2.2.9. Thuyết kỳ vọng ............................................................................................15 2.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ...........................................................15 2.3.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước...............................................................15 2.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ...............................................................22 2.4. Áp dụng thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow ................................................25 2.5. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết ..............................................26 2.5.1. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................26 2.5.1.1. Nhu cầu sinh lý ............................................................................................................ 26 2.5.1.2. Nhu cầu an toàn ........................................................................................................... 27 2.5.1.3. Nhu cầu xã hội.............................................................................................................. 27 2.5.1.4. Nhu cầu tự trọng .......................................................................................................... 28 2.5.1.5. Nhu cầu tự thể hiện .................................................................................................... 28 2.5.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ......................................................................29 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................31 3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................31 3.1.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................31 3.1.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................32 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................32 3.1.4. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................33 3.1.5. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................34 3.2. Xây dựng thang đo ...........................................................................................36 3.2.1. Phương pháp xây dựng thang đo .................................................................36 3.2.2. Nghiên cứu định tính khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo ..................38 3.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng..............................................42 3.2.4. Kích thước mẫu nghiên cứu .........................................................................44 3.2.5. Mô hình nghiên cứu chính thức ...................................................................46 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................48
  12. vii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................50 4.1. Mô tả mẫu .........................................................................................................50 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ........................53 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .....................................................................55 4.4. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................60 4.4.1. Phân tích tương quan giữa các nhân tố ........................................................60 4.4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................61 4.4.3. Kiểm định hiện tượng phương sai của các phần dư thay đổi .......................61 4.4.4. Kiểm định hệ số hồi qui và giả thuyết .........................................................63 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ............................66 5.1. Kết luận ............................................................................................................66 5.2. Kết quả nghiên cứu chính .................................................................................67 5.3. Hàm ý quản trị ..................................................................................................67 5.4. Những đóng góp chính của nghiên cứu............................................................68 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70 PHỤ LỤC ......................................................................................................................
  13. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Nghĩa viết tắt CBCC Cán bộ Công chức UBND Ủy ban Nhân dân
  14. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo nháp đầu của các khái niệm nghiên cứu ...................................37 Bảng 3.2: Thang đo nhu cầu sinh lý được điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm ........39 Bảng 3.3: Thang đo nhu cầu an toàn được điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm .......40 Bảng 3.4: Thang đo nhu cầu xã hội được điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm .........40 Bảng 3.5: Thang đo nhu cầu tự trọng được điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm ......41 Bảng 3.6: Thang đo nhu cầu tự thể hiện được điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm ..41 Bảng 3.7: Thang đo động lực làm việc được điều chỉnh sau khi thảo luận nhóm ....42 Bảng 3.8: Thang đo chính thức động lực làm việc của CBCC UBND các phường thuộc quận Thủ Đức ..................................................................................................43 Bảng 3.9: Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình chính thức ..............................48 Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo nhóm tuổi và giới tính ....................................................50 Bảng 4.2: Đối tượng khảo sát trong mẫu phân chia theo đơn vị công tác ................53 Bảng 4.3: Kết quả hệ số Cronbach Alpha .................................................................53 Bảng 4.4: Trọng số các nhân tố biến phụ thuộc động lực làm việc ..........................58 Bảng 4.5: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích EFA 58 Bảng 4.6: Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình chính thức ..............................59 Bảng 4.7: Tóm tắt mô hình .......................................................................................62 Bảng 4.8: Phân tích phương sai ................................................................................63 Bảng 4.9: Vị trí quan trọng của các yếu tố................................................................64
  15. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ......................................................29 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ...........................................................33 Hình 3.2: Quy trình xây dựng thang đo ....................................................................36 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................47 Hình 4.1: Thu nhập của CBCC trong mẫu khảo sát..................................................51 Hình 4.2: Vị trí công tác của CBCC trong mẫu khảo sát ..........................................51 Hình 4.3: Thâm niên công tác của CBCC trong mẫu khảo sát .................................52 Hình 4.4: Thu nhập của CBCC trong mẫu khảo sát..................................................52 Hình 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett .....................................................................56 Hình 4.6: Tổng phương sai trích được giải thích ......................................................56 Hình 4.7: Ma trận nhân tố xoay ................................................................................57 Hình 4.8: Mô hình điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA .................59 Hình 4.9: Phân tích tương quan giữa các nhân tố .....................................................60 Hình 4.10: Hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................................61 Hình 4.11: Kết quả kiểm định phương sai của phần dư ............................................62 Hình 4.12: Hệ số hồi quy ..........................................................................................63
  16. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi tổ chức trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mọi tổ chức mong muốn thành công khi môi trường hiện tại cạnh tranh diễn ra khốc liệt (Tooksoon, 2011). Để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trong môi trường kinh doanh hiện nay, các tổ chức, bất kể quy mô, loại hình tổ chức và thị trường, cố gắng giữ chân nhân viên tốt nhất của mình, thừa nhận vai trò quan trọng của họ và sự ảnh hưởng lên hiệu quả của tổ chức (Njambi, 2014). Bất kỳ nỗ lực nào của tổ chức để tăng hiệu quả hoạt động đều không thể thành công nếu thiếu đi sự ý thức và nổ lực làm việc của con người trong tổ chức đó. Nhưng để thúc đẩy con người làm việc nhiệt tình và tự nguyện vì kết quả chung của tổ chức đòi hỏi người quản lý phải khám phá ra những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Động lực là một trong những thành tố quan trọng nhất của lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, các tổ chức thiết kế ra hệ thống động lực làm việc không chỉ để khuyến khích nhân viên thực hiện tốt nhất công việc của họ mà còn thu hút các ứng viên tương lai cho các vị trí cụ thể (Gupta and Subramanian, 2014). Trong những năm gần đây, vấn đề cải cách khu vực hành chính công đã trở thành vấn đề được quan tâm rộng rãi trên toàn Thế giới. Tất cả các quốc gia đang cố gắng cải thiện chất lượng hoạt động của khu vực công và nguồn lực con người được xem như thành tố quan trọng nhất để tăng hiệu quả hoạt động của khu vực này (Tăng Minh Trí, 2016). Việt Nam đã đạt được những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội sau giai đoạn mở cửa nền kinh tế, tuy nhiên trong lĩnh vực hành chính công vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt năng suất lao động của nhân viên trong khối công chức còn quá thấp, tình trạng dư thừa nhân sự, lãng công, tính không tuân thủ giờ giấc và tuân thủ quy định còn diễn ra phổ biến, điều này ảnh hưởng không tốt đến
  17. 2 công tác phục vụ dân và không đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Quận Thủ Đức, đơn vị hành chính thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 1/4/1997, trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức cũ. Thủ Đức là quận ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2, 12 phường và dân số tính đến nay là khoảng 539.413 người (UBND quận Thủ Đức, 2016). Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch đúng định hướng, phát triển nhanh theo hướng tăng đầu tư, phát triển ngành thương mại, dịch vụ, phù hợp với thế mạnh của một quận ở cửa ngõ Đông Bắc của TPHCM. Tăng trưởng kinh tế của Thủ Đức bình quân đạt 11,5%/năm; thu ngân sách liên tục tăng, hiện nay Thủ Đức là một trong 11 quận huyện của TP có mức thu ngân sách cao trên 2.000 tỷ đồng /năm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ. Cùng với đó, các chính sách về an sinh xã hội được quận tập trung thực hiện tốt (Phạm Minh Triết, 2017). Giống như tình hình chung của cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh, động lực làm việc của CBCC tại quận Thủ Đức vẫn còn thấp, một bộ phận cán bộ hầu như làm việc cho có mà chưa ý thức được trách nhiệm công việc của mình, điều này ảnh hưởng chung đến mục tiêu phát triển Quận trong việc thực hiện mục tiêu phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh. Tạo động lực làm việc cho CBCC là sự quan tâm chung của lãnh đạo Thành phố nói chung và quận Thủ Đức nói riêng. Để tạo động lực cho CBCC thì điều tiên quyết cần phải xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ để từ đó đưa ra các giải pháp tạo động lực đúng đắn hơn. Xuất phát từ thực tế đó và thực tế là một CBCC đang công tác tại quận Thủ Đức nên tác giả chọn đề tài luân văn thạc sĩ "Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức" để nghiên cứu.
  18. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là "Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức". Trên cơ sở mục tiêu tổng quát sẽ có các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu cụ thể  Hệ thống cơ sở lý luận về động lực làm việc của nhân viên trong lĩnh vực công  Xác định nhân tố và điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức.  Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức.  Đánh giá thực trạng thang đo động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức và khuyến nghị các giải pháp tạo động lực cho các bộ tại đơn vị. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu và đồng thời là đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là CBCC đang làm việc tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức.  Không gian nghiên cứu: UBND các phường thuộc quận Thủ Đức.  Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu do tác giả thiết kế nghiên cứu thu thập trong năm 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp suy diễn. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về động lực làm việc, xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu quan sát đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu đưa ra.
  19. 4 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để thu thập dữ liệu. Phương pháp hỗn hợp gồm định tính và định lượng và hai phương pháp này đều có vai trò ngang nhau Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu này được thực hiện để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với CBCC đang làm việc tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Mục đích của nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Công cụ sử dụng cho phân tích dữ liệu nghiên cứu là phần mềm SPSS 22. 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài khám phá, xây dựng và điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBCC đang làm việc tại UBND các Phường thuộc quận Thủ Đức. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về động lực làm việc trong lĩnh vực công tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong đề tài góp phần hỗ trợ cho UBND các Phường thuộc Quận Thủ Đức nhận diện được các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. 1.6. Kết cấu của luận văn Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan. Chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về động lực làm việc. Trong chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan; mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình.
  20. 5 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo thông qua nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá, điều chỉnh thang đo từ đó thiết kế bảng câu hỏi điều tra chính thức. Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, đánh giá thang đo với dữ liệu nghiên cứu định lượng thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và nhân tố khám phá EFA. Sau khi đánh giá thang đo, bước tiếp theo trong chương này sẽ xác định mô hình hồi quy và tiến hành kiểm định: kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai của phần dư thay đổi. Chương 5: Kết luận và ý nghĩa của nghiên cứu. Trong nội dung chương sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính, hàm ý của nghiên cứu, những đóng góp chỉnh của nghiên cứu, hạn chế và những gợi ý nghiên cứu tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2