Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
lượt xem 5
download
Luân văn này nghiên cứu nhằm xác định được một số đặc điểm ngoại hình của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ. Đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ. Xây dựng cơ sở khoa học cho nghiên cứu bảo tồn và phát triển gà Lạc Thủy trong nông hộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LẠC THỦY NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số ngành: 8 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÚY MỴ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hòa Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng đào tại – bộ phân sau đại học, khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hòa Bình, cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Lạc Thủy, các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên tôi hoàn thành luận án./. Hòa Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................. viii MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 2 4. Những đóng góp mới của luận văn ....................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 3 1.1.1. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gia cầm ........................................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh ................... 5 1.1.3. Tính trạng sản xuất của gia cầm..................................................... 7 1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh sản ở gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ....................................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn quỹ gen vật nuôi trên thế giới .. 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà địa phương ở Việt Nam ........................................................................... 11 1.2.3. Tình hình nghiên cứu về gà địa phương Lạc Thủy ....................... 14 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 17 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 17 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 17 2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 17 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 17 2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình của gà địa phương Lạc Thủy......................................................................................................... 17 2.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu trên đàn gà Lạc Thủy giai đoạn hậu bị (1 – 19 tuần tuổi) ..................................................................................... 17 2.3.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu trên đàn gà Lạc Thủy giai đoạn sinh sản (20 – 40 tuần tuổi) ................................................................................... 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 18 2.4.1. Bố trí thí nghiệm giai đoạn từ 1 đến 19 tuần tuổi ......................... 18 2.4.2. Bố trí thí nghiệm giai đoạn từ 20 ngày tuổi đến 40 tuần tuổi ....... 19 2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ............................................... 20 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 24 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 25 3.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của đàn gà Lạc Thủy ..... 25 3.1.1. Đặc điểm ngoại hình ..................................................................... 25 3.1.2. Các chiều đo cơ thể gà ở 28 tuần tuổi ........................................... 29 3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................. 31 3.2.2. Khối lượng cơ thể......................................................................... 32 3.2.3. Tiêu thụ thức ăn............................................................................. 33 3.3. Kết quả các chỉ tiêu nghiên cứu trên đàn gà Lạc Thuỷ giai đoạn sinh sản 20 - 40 tuần tuổi ................................................................................ 34 3.3.1. Tỷ lệ chết và loại thải của gà giai đoạn sinh sản 20 - 40 tuần tuổi 34 3.3.2. Khối lượng cơ thể của gà Lạc Thủy giai đoạn sinh sản ................ 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.3.3. Tuổi thành thục về tính ................................................................. 37 3.3.5. Khối lượng trứng và chất lượng trứng ......................................... 44 3.3.6. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của gà Lạc Thuỷ................ 47 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 51 4.1. Kết luận ............................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CD Cộng dồn cs Cộng sự CSHTT Chỉ số hình thái trứng FSH Folliculo stimulin hormone KL Khối lượng LH Luteino stimulin hormone Nxb Nhà xuất bản STT Số thứ tự TB Trung bình Tr Trang TT Trong tuần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà Lạc Thủy lúc 01 ngày tuổi 25 Bảng 3.2. Đặc điểm ngoại hình của đàn gà Lạc Thủy lúc 28 tuần tuổi 26 Bảng 3.3. Một số chiều đo của cơ thể gà Lạc Thuỷ ở 28 tuần tuổi ...... 30 Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1 - 19 tuần tuổi................. 31 Bảng 3.5. Khối lượng cơ thể gà giai đoạn 1 - 19 tuần tuổi (gam/con) . 32 Bảng 3.6. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn gà hậu bị 1 – 19 tuần tuổi .......... 33 Bảng 3.7. Tỷ lệ chết và loại thải của gà giai đoạn sinh sản (20 - 40 tuần tuổi)........................................................................................ 36 Bảng 3.8. Khối lượng gà giai đoạn sinh sản (20 - 40 tuần tuổi) ........... 37 Bảng 3.9. Tuổi đẻ của gà mái ................................................................ 37 Bảng 3.10. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng................................................... 39 Bảng 3.11. Tỷ lệ trứng giống .................................................................. 42 Bảng 3.12. Khối lượng trứng (g/quả) ...................................................... 44 Bảng 3.13. Chất lượng trứng của gà Lạc Thuỷ lúc 28 tuần tuổi ............ 44 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu ấp nở của đàn gà .......................................... 47 Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giống và 1 gà mới nở..... 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Gà Lạc Thủy lúc 01 ngày tuổi .......................................... 25 Hình 3.2: Gà mái và gà trống Lạc Thủy ........................................... 28 Hình 3.3: Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà Lạc Thủy nuôi tại nông hộ qua các tuần.. 41 Hình 3.4: Đồ thị tỷ lệ trứng giống của gà Lạc Thủy nuôi tại nông hộ qua các tuần ...................................................................... 43 Hình 3.5. Trứng gà Lạc Thủy ........................................................... 47 Hình 3.6. Biểu đồ một số chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Lạc Thủy ........ 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, đã và đang góp phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi vào năm 2018, số lượng đàn gia cầm cả nước đạt 409 triệu con, trong đó có 317 triệu gà và 92 triệu thủy cầm. Hàng năm, ngành chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20 % tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75 - 76 %), bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn chỉnh đó là trứng gia cầm. Năm 2018, sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn trong đó thịt gà gần 840 ngàn tấn. Sản lượng trứng đạt trên 11,6 tỷ quả trong đó trứng gà chiếm đến 60%. Hòa Bình là tỉnh miền núi cửa ngũ phía Tây Bắc, người dân vùng nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, diện tích đất đồi nhiều, vả lại có nhiều truyền thống trong chăn nuôi và sử dụng các sản phẩm, phụ phẩm của trồng trọt để chăn nuôi, song hành với tiến độ hội nhập của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp, dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà nhập ngoại thường có sức chống chịu bệnh tật kém và một số chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Gà địa phương Lạc Thủy là một loại gà mới được phát hiện ở Huyện Lạc Thủy - Tỉnh Hòa Bình, đây là một loại gà có chất lượng thịt khá tốt, khả năng kháng bệnh cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về giống gà này. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình” để bước đầu có cơ sở khoa học đánh giá về đặc điểm loại gà địa phương này. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được một số đặc điểm ngoại hình của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ. - Đánh giá được khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ. - Xây dựng cơ sở khoa học cho nghiên cứu bảo tồn và phát triển gà Lạc Thủy trong nông hộ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đây là công trình khoa học về con gà Lạc Thủy được nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất, sức đề kháng của cơ thể và phẩm chất trứng. Những kết quả của đề tài này sẽ giúp các nhà khoa học và quản lý có cái nhìn khoa học về gà Lạc Thủy, giúp các nhà quản lý có các cơ sở khoa học để định hướng phát triển trong tương lai lâu dài về loại gà này. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Kết quả nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan đánh giá khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy để có định hướng cho những nghiên cứu khoa học và tiếp cận rộng ra sản xuất của nhóm gà Lạc Thủy tại huyện Lạc Thủy và các vùng lân cận thuộc tỉnh Hòa Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gia cầm * Ngoại hình Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những biểu hiện đặc trưng cho phẩm giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Ngoại hình là một tính trạng chất lượng của gia cầm. Đó là những đặc điểm bên ngoài của gia cầm có thể quan sát được như: màu lông, da, hình dáng, mào tích… Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Tính trạng ngoại hình - Sự phát triển của bộ lông: Lông là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Gà con mới nở có bộ lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần dần được thay thế bằng bộ lông cố định. - Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Theo Brandsch và Bilchel (1978), những gia cầm lớn nhanh thì có tốc độ mọc lông nhanh. Theo Siegel và Dunington (1978), những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với khả năng tăng trọng cao. Hayer và cs (1970), cho biết gà mái mọc lông đều hơn gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hormone có tác dụng ngược với gen liên kết giới tính quy định tốc độ mọc lông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 - Màu lông là do một số gen quy định phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Đặng Hữu Lanh và cs (1999) cho biết, màu sắc lông, da là mã hiệu của giống, đó là những tín hiệu để nhận dạng con giống. Màu sắc lông da là những chỉ tiêu trong chọn lọc gia cầm. Thông thường, màu sắc đồng nhất là giống thuần, trên cơ sở đồng nhất đó mà loang là không thuần, đã bị pha tạp. Màu sắc do một số ít gen kiểm soát nên có thể sử dụng để phân tích di truyền, dự đoán màu lông của đời sau trong chọn lọc. Các giống gia cầm khác nhau có bộ lông khác nhau, sự khác nhau về màu sắc lông là do mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin (Melanogene) trong các tế bào lông, nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (Carotinoit) thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ. Nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng. - Đầu: Cấu tạo của xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô liên kết và mô đỡ. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng thường không có phôi. - Mỏ và chân: + Mỏ là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng (Stratumcorneum). Mỏ phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng sản xuất không cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại: Vàng, đỏ, đen, hồng. Màu của mỏ thường phù hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, tuy nhiên ở gà mái thì màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng. + Chân: Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng không được thô. Chân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón (Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 1998). Chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Gà có chân hình chữ bát, các ngón chân cong, xương khuyết tật không nên sử dụng làm giống. Chân gà thường có vuốt và cựa, cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài. Gà có chân cao thường cho thịt thấp và phát dục chậm. - Mào và tích là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nên có thể phân biệt trống mái. Mào rất đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng cho từng giống gà. Mào là dẫn xuất của da. Theo Phan Cự Nhân (1971), khi có mặt gen Ab gà sẽ có dạng mào hoa hồng, khi có mặt gen aB gà sẽ có dạng mào nụ và khi có mặt gen ab thì gà sẽ có dạng mào cờ. Dựa vào hình dạng, người ta phân ra các loại mào: mào đơn (mào cờ), mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ (mào sít)… . Ở gà trống sự phát triển mào và tích phản ánh sự thành thục sinh dục sớm hay muộn, còn ở gà mái nếu mào, tích phát triển không rõ ràng là dấu hiệu có ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản. * Hình dáng và kích thước các chiều đo của cơ thể: Tùy mục đích sử dụng, các giống gia cầm được chia làm 3 loại thể hình: Hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng. Gà hướng thịt thường có hình dáng cân đối, ngực sâu, chân chắc, tiết diện hình vuông hay chữ nhật. Gà hướng trứng lại có kết cấu thanh gọn, tiết diện hình tam giác. Theo tài liệu của Champer (1990) thì kích thước các chiều đo có tương quan với sức sản xuất của gà Broiler. Tác giả cũng cho biết độ lớn góc ngực, dài chân, dài đùi và đường kính ống chân có tương quan với khối lượng cơ thể. Siegel và Dunington (1978) cho biết tương quan giữa độ lớn góc ngực và khối lượng cơ thể từ 0,4 - 0,68 trung bình là 0,42. 1.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền đặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường, nó là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong cùng một giống, sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì khác nhau nhưng vẫn nằm trong giới hạn của phẩm giống. Theo Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Khavecman (1972) cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của môi trường Brandsch, Biilchel (1978). Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Trong chăn nuôi ng ười ta thường lấy tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm, nh ư giai đoạn nuôi từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải. Gavora (1990) khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết: sức sống được thể hện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Trong chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng, giảm tổn thất do bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại vật nuôi thì một vấn đề hết sức quan trọng là cần chọn nuôi giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao. Vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 đề này chỉ có thể xác định được thông qua các thử nghiệm trong thực tế. 1.1.3. Tính trạng sản xuất của gia cầm Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, năng suất trứng, khối lượng trứng… Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng, sinh sản,… đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Phần lớn các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền học của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng số lượng (Quantitative character) là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại và sự khác nhau này chính là nguồn vật liệu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. 1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu về khả năng sinh sản ở gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng 1.1.4.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái Gia cầm là loài đẻ trứng, trứng khi được thụ tinh và được ấp sẽ nở cho ra con gia cầm non. Con mái thoái hóa buồng trứng bên phải chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm đạo gắn liền với tử cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: thải phân, thải n ước tiểu và là cơ quan sinh dục. Kích thước và hình dạng của buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loài gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 cầm. Gà 1 ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2 mm, khối lượng 0,03g. Thời kỳ gà đẻ trứng, buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chưa rất nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc và chức năng của buồng trứng. Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào có một noãn hoàng. Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày lòng đỏ chiếm 90 - 95 % khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm: protein, photpholipit, mỡ trung tính, các chất khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng đỏ được tích lũy mạnh vào giai đoạn từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào là do foliculin được chế tiết ở buồng trứng khi gà mái thành thục sinh dục. Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng ngày hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ. Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. 1.1.4.2. Cơ chế điều hòa quá trình phát triển và rụng trứng Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 sinh trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết Oestrogen trước khi trứng rụng vừa có tác dụng kích thích tác động của ống dẫn trứng vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH và LH. Như vậy tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngưng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tủ cung (khi gà chưa đẻ). 1.1.4.3. Cơ chế điều hòa quá trình đẻ trứng Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển của hệ sinh dục ở gà là các hormone hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp theo FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển. LH kích thích trứng chín và rụng. Cuối cùng nang trứng tiết Oestrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng. 1.1.4.4. Cơ sở khoa học của năng suất ttrứng Khác với loài vật khác, các nhà phôi thai học cho rằng: trứng của gia cầm nói chung và trứng của gà nói riêng là một tế bào sinh sản khổng lồ, được bao bọc bởi lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng đỏ. Các bộ phận khác như lòng trắng, màng vỏ và vỏ là do ống dẫn trứng tạo thành. Nhiều tài liệu nghiên cứu Vương Đống ( 1968); Card, Nesheim (1977) đều xác nhận ở gà mái, trong quá trình phát triển phôi thai hai bên trái, phải đều có buồng trứng phát triển, nhưng sau khi nở ra thì buồng trứng bên phải bị mất đi, chỉ còn lại buồng trứng bên trái. Một số tác giả cho rằng trường hợp cá biệt thấy ở gà mái đẻ cao sản có buồng trứng ở cả hai bên đều phát triển bình thường. 1.1.4.5. Năng suất sinh sản của gà mái và các yếu tố ảnh hưởng Năng suất sinh sản là tiền đề cho mọi năng suất ở vật nuôi, là tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà mái, các tính trạng năng suất sinh sản được quan tâm là: Tuổi đẻ trứng đầu, tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 chất lượng trứng, tỷ lệ trứng có phôi... Ở các loài gia cầm khác nhau thì những đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt. Đối với gia cầm, sự di truyền về sinh sản cũng phức tạp. Theo các công trình nghiên cứu của nhiểu tác giả, việc sản xuất trứng gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh hưởng mang tính chất di truyền đó là: tuổi thành thục về sinh dục, cường độ đẻ, bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn quỹ gen vật nuôi trên thế giới Theo tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), nguồn gen động vật bao gồm cả động vật được thuần hóa và động vật hoang dã đóng vai trò rất quan trọng đối với loài người. Năm 1980, một chiến lược bảo tồn vật nuôi áp dụng trên phạm vi toàn cầu, cho khu vực và từng quốc gia đã được FAO và cơ quan Bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng. Chương trình đề ra có 4 nội dung cơ bản gồm: (1) Bảo tồn bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý, (2) Ngân hàng dữ liệu nguồn gen động vật, (3) Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương trình bảo tồn, (4) Lưu giữ vật liệu di truyền. Về phương pháp bảo tồn, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 2 phương thức: (1) Bảo tồn tại chỗ (in - situ conservation): Là bảo tồn một loài nào đó ngay tại môi trường sống tự nhiên của nó. Để đạt được mục đích tái lập quần thể muốn bảo tồn, người ta bảo vệ khu vực sinh sống khỏi các tác động có hại từ con ng ười hay các loài khác. (2) Bảo tồn ngoại vi (Ex - situ conservation): Là quá trình bảo tồn nguồn gen ở bên ngoài môi trường sống tự nhiên của một loài nào đó. Phương pháp này chuyển một phần quần thể từ nơi cư trú bị đe dọa đến một chỗ mới (khu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 sinh thái hay vườn thú, các trang trại bảo tồn…). Hình thức này cũng bao gồm cả việc duy trì, nuôi cấy, lưu trữ gen trong phòng thí nghiệm (giữ tinh trùng, trứng hoặc phôi). Việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi đã được dư luận, các nhà khoa học nhiều quốc gia quan tâm, chú ý từ nhiều thập kỷ qua. Đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Với sự ra đời của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (WCU) nay gọi là Quỹ quốc tế về thiên nhiên (WFF), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã chứng tỏ điều đó Lê Viết Ly (1995). Ngoài ra, nhiều khu bảo tồn quy mô lớn đã được thiết lập ở nhiều khu vực sinh thái khác nhau, tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục; hiệp định về cấm buôn bán các loài thú quý hiếm đã được ký và thi hành có hiệu quả. Trong những năm 1970, Châu Âu đang đứng trước nguy cơ một số giống vật nuôi truyền thống như: bò, cừu, ngựa, lợn… bị biến mất. Một số nhóm người có tâm huyết ở Anh đã thành lập tổ chức các giống vật nuôi hiếm (Rare Breerss Suvial Trust), sau đó là Hiệp hội chăn nuôi Châu Âu (EAAP). Kết quả điều tra thống kê cho thấy có 240 giống gia súc có nguy cơ biến mất. Từ đó, hầu hết các nước châu Âu đều có chương trình bảo tồn vật nuôi. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà địa phương ở Việt Nam Đến nay, Việt Nam đã tìm kiếm và thống kê được 93 giống vật nuôi bản địa, trong đó có đến 48 giống gia cầm (gồm có 32 giống gà, 9 giống vịt, 4 giống ngan và 3 giống ngỗng). Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Từ năm 1996, cùng với sự đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình
86 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình
71 p | 68 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
79 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn đầu sử dụng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hòa Bình
88 p | 44 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của các tỉ lệ sử dụng bánh dầu dừa lên năng suất sinh trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà nòi lai
79 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hoàn chỉnh (Total Mix Ration - TMR) từ nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương có bổ sung men vi sinh vật trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại Điện Biên
73 p | 80 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
80 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai [♂ (Rừng x Mường) x ♀ (Đen Hòa Bình)] và khả năng sinh trưởng của con lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
78 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình
77 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Năng suất sinh sản của lợn nái ông bà, bố mẹ và sự sinh trưởng của lợn con đến 60 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
90 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
83 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội
92 p | 40 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ
87 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Lang Đông Khê nuôi trong nông hộ tại huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
76 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên
66 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy nuôi bán thâm canh trong nông hộ tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
84 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn