Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 7
download
Luận văn này nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi và khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) giai đoạn 21 - 24 tháng tuổi bằng biện pháp nuôi vỗ béo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––– BÙI NGỌC SƠN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ LAI F1 (♂ BLANC BLEU BELGE x ♀ LAI SIND) NUÔI TẠI TRẠI BÒ MINH ANH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– BÙI NGỌC SƠN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT THỊT CỦA BÒ LAI F1 (♂ BLANC BLEU BELGE x ♀ LAI SIND) NUÔI TẠI TRẠI BÒ MINH ANH, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Chăn nuôi Mã ngành: 8 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂ Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ” được triển khai tại trại bò Minh Anh trên địa bàn xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Các số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng. Tác giả xin chịu trách nhiệm về nội dung và các công bố trong luận văn. Tác giả Bùi Ngọc Sơn
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Bộ phận Sau Đại học -phòng Đào tạo, khoa Chăn nuôi Thú y và giảng viên hướng dẫn tôi đã hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, bộ phận Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các kỹ sư, công nhân của trại bò Minh Anh đã cộng tác, giúp đỡ trong quá trình tiến hành, theo dõi các thí nghiệm. Tôi rất cảm ơn chủ trại bác Nguyễn Quang Minh đã tạo điều kiện để bố trí thí nghiệm, tiến hành đề tài thuận lợi. Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả Bùi Ngọc Sơn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.1. Cơ sơ khoa học của đề tài ....................................................................................3 1.1.1. Tính trạng số lượng và sự di truyền tính trạng số lượng...................................3 1.1.2. Lai giống và ưu thế lai ......................................................................................4 1.1.3. Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò ...................................................6 1.1.4. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò ....................12 1.1.5. Đặc điểm của bò lai Sind và bò Blanc Bleu Belge (BBB)..............................14 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước ..........................................16 1.2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu ngoài nước .....................................................16 1.2.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở trong nước ..................................................19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......24 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................24 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................24 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24 2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................24 2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................................24 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................25 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................31
- iv Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................33 3.1. Sinh trưởng của bò lai F1(♂BBB x ♀ lai Sind) từ 12 - 24 tháng tuổi ................33 3.1.1. Khối lượng của bò lai F1(♂BBB x ♀ lai Sind) qua các tháng tuổi .................33 3.1.2. Kích thước và chỉ số các chiều đo của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) từ 12 - 24 tháng tuổi ...................................................................................................................42 3.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) qua các tháng tuổi...49 3.2. Kết quả nuôi vỗ béo bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) từ 21-24 tháng tuổi ............50 3.2.1. Tăng khối lượng của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21-24 tháng tuổi .............................................................................................................................50 3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21- 24 tháng tuổi ..............................................................................................................53 3.2.3. Sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) từ 21-24 tháng tuổi .............................................................................................................................54 3.3. Khả năng cho thịt của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21-24 tháng tuổi .............................................................................................................................56 3.3.1. Thành phần thân thịt của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) từ 21-24 tháng tuổi .56 3.3.2. Thành phần hóa học của thịt bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21-24 tháng tuổi ...................................................................................................................58 3.3.3. Chất lượng thịt của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21-24 tháng tuổi .............................................................................................................................60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................69 1. Kết luận .................................................................................................................69 2. Đề nghị ..................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A Sinh trưởng tuyệt đối a* Màu đỏ của thịt b* Màu vàng của thịt BBB Bò Blanc Bleu Belge cs Cộng sự Cv Hệ số biến động DFD (drank; firm; dry: thịt sẫm, chắc, khô và dính) HQSD ME Hiệu quả sử dụng năng lượng HQSD Pr Hiệu quả sử dụng protein L Màu sáng n Dung lượng mẫu P Ý nghĩa thống kê PSE (pale; soft; exudativ: mềm, nước và nhạt màu) R Sinh trưởng tương đối SE Sai số tiêu chuẩn t Thời gian (tháng) TTNT Thụ tinh nhân tạo TTTĐ Tăng trưởng tuyệt đối X Trung bình W Khối lượng
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Khối lượng và tỷ lệ thịt của bò lai khi thay đổi đực giống .........................8 Bảng 1.2. Khối lượng bê F1 ở các công thức lai khác nhau (kg) ................................8 Bảng 1.3. Sự biến đổi các thành phần thịt bò trong quá trình sinh trưởng (%) ........11 Bảng 1.4. Kết quả nuôi vỗ béo của một số giống bò ................................................19 Bảng 1.5. Khối lượng (kg) bê lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) trong quá trình nuôi .........20 Bảng 1.6. Khối lượng tích lũy của bò lai hướng thịt từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi ...21 Bảng 2.1. Số lượng mẫu nghiên cứu .........................................................................25 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm vỗ béo bò lai F1(♂BBB x ♀ lai Sind) lúc 21 - 24 tháng tuổi ................................................................................................27 Bảng 2.3. Thành phần thức ăn tinh tự phối trộn .......................................................27 Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng thức ăn viên của công ty CP Nam Việt .............28 Bảng 2.5. Đánh giá chất lượng của thịt bò ở các thời điểm khác nhau sau giết thịt.................................................................................................................31 Bảng 3.1. Khối lượng tích lũy của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) qua các tháng tuổi......................................................................................................33 Bảng 3.2. Tăng khối lượng tuyệt đối của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) qua các giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi (g/con/ngày) ...................................................................37 Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) qua các giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi (%) ..........................................................................................40 Bảng 3.4. Kích thước một số chiều đo cơ bản của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) qua các tháng tuổi ............................................................................................................42 Bảng 3.5. Chỉ số cấu tạo thể hình của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) qua các tháng tuổi (%) .............................................................................................................................46 Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind). ...................49 Bảng 3.7. Tăng khối lượng của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21- 24 tháng tuổi .............................................................................................................................51
- vii Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng thức ăn bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21 - 24 tháng tuổi ..............................................................................................................53 Bảng 3.9. Sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) từ 21-24 tháng tuổi ...................................................................................................................55 Bảng 3.10. Thành phần thân thịt của bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21 - 24 tháng tuổi....................................................................................................................56 Bảng 3.11. Thành phần hóa học của thịt bò lai F1(♂BBB x ♀lai Sind) nuôi vỗ béo từ 21 - 24 tháng ..............................................................................................................59 Bảng 3.12. Giá trị pH của thịt bò ở các thời điểm khác nhau sau giết thịt....................60 Bảng 3.13. Màu sắc của thịt bò ở các thời điểm khác nhau sau giết thịt ......................62 Bảng 3.14. Tỷ lệ mất nước của thịt bò tại các thời điểm khác nhau trong bảo quản và chế biến (%).................................................................................65 Bảng 3.15. Độ dai của thịt bò tại các thời điểm khác nhau (N) ................................67
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Chăn nuôi bò tại xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ...................22 Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) qua các giai đoạn từ 12-18 tháng tuổi ....................................................................................36 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) các giai đoạn ....................................................................................................................39 Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) các giai đoạn ....................................................................................................................41 Hình 3.4. Biểu đồ khối lượng của bò nuôi vỗ béo từ 21- 24 tháng...........................52 Hình 3.5. Biểu đồ tăng trọng/ngày của bò nuôi vỗ béo từ 21- 24 tháng tuổi............53 Hình 3.6. Đồ thị biến đổi giá trị pH của thịt bò lai F1(♂BBB × ♀lai Sind) .............61
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Chăn nuôi bò đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và cải thiện đời sống cho người nông dân. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tổng đàn bò thịt cả nước tại thời điểm tháng 12/2019 là 5.942.177 tăng khoảng 2,4% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm 2019 đạt 349,2 nghìn tấn, tăng 4,4%. Cơ cấu giống bò chủ yếu là các giống địa phương chiếm khoảng 70%, giống bò lai chiếm khoảng 30% (lai Sind, lai Sahiwal và lai Brahman). Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi nhỏ, phân tán trong nông hộ (chiếm trên 90%). Trong lĩnh vực chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò theo hướng cao sản sẽ tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết được vấn đề về diện tích đất đai đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa nông thôn, đảm bảo cung cấp cân đối nguồn thực phẩm cho xã hội. Đặc biệt xã hội càng phát triển, thì nhu cầu về thịt bò ngày càng cao. Do đó, để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thì việc đổi mới công nghệ về giống sẽ kéo theo thay đổi về hình thức và trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi, đây là vấn đề quan trọng trong việc đổi mới hình thức canh tác trong nông nghiệp ở nông thôn. Trong những năm gần đây, Việt Nam nhập tinh các giống bò có năng suất, chất lượng cao như: Giống bò Hereford là giống bò chuyên thịt của Anh, giống bò Charolais chuyên thịt của Pháp đây đều là giống bò tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Đặc biệt, giống bò Blanc Blue Belge (BBB) của Bỉ là giống bò siêu trội về năng suất, có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sơ sinh đã trên 45 kg; sau 12 tháng đạt khối lượng 460 kg và 18 tháng khối lượng gần 700 kg. Giống bò này có chất lượng thịt cao, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 68%. Chăn nuôi bò ở Việt Nam mặc dù có thời gian phát triển rất lâu đời nhưng trình độ chăn nuôi vẫn còn thấp do những nguyên nhân như, chăn nuôi bò phần lớn tại nông hộ nên còn manh mún, nhỏ lẻ; trình độ chăn nuôi và chế biến ở mức thấp; không chủ động được nguồn thức ăn còn dựa vào thức ăn tự nhiên nhiều. Đàn bò chủ yếu là giống địa phương cho năng suất thấp và sinh trưởng tốc độ chậm. Chính vì
- 2 vậy, để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng đàn bò cần lai tạo đàn bò cái nền địa phương với giống bò siêu thịt cao sản BBB (giống bò hiện nay đã được nuôi rộng rãi trên thế giới và thích nghi cao ở nhiều nơi) nhằm tạo ra con lai F 1 (♂BBB x ♀lai Sind) có khả năng tăng trưởng nhanh về khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ cao. Xuất phát từ những điều kiện mới trong thực tế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ” 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi và khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind) giai đoạn 21 - 24 tháng tuổi bằng biện pháp nuôi vỗ béo. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Số liệu của đề tài sẽ cung cấp tư liệu về các tính trạng năng suất chủ yếu của bò lai F1 (♂BBB x ♀lai Sind). Xác định chất lượng thịt theo các tiêu chí màu sắc, độ dai, độ pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến đối với thịt bò. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F 1 (♂BBB x ♀ lai Sind). Góp phần phát triển sản xuất vùng sản xuất bò thịt hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sơ khoa học của đề tài 1.1.1. Tính trạng số lượng và sự di truyền tính trạng số lượng 1.1.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại (Trần Huê Viên, 2001). Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường vì sự nghiên cứu giá trị của chúng phụ thuộc vào sự đo lường (như: Tốc độ tăng khối lượng và kích thước các chiều đo của lợn, của trâu; sản lượng sữa của bò...). Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số lượng và phần lớn sự thay đổi trong quá trình tiến hoá của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng có các đặc trưng sau: + Tính trạng số lượng biến thiên liên tục. + Phân bố tần suất giá trị của tính trạng số lượng là phân bố chuẩn. + Là tính trạng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen có một tác động nhỏ. + Chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh. 1.1.1.2. Sự di truyền của tính trạng số lượng Chúng ta đã biết biểu hiện bên ngoài hoặc các đặc tính bên ngoài của một cá thể được gọi là kiểu hình, kiểu hình này là do kiểu gen và môi trường gây ra. Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó. Các giá trị có liên quan với kiểu gen là giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường. Như vậy có nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có thể biểu thị như sau: P=G+E Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch môi trường Sai lệch của môi trường của một quần thể bằng không, do đó giá trị trung bình kiểu hình bằng giá trị trung bình kiểu gen. Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành, các gen có hiệu ứng riêng biệt rất nhỏ,
- 4 nhưng khi tập hợp nhiều gen sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Giá trị kiểu gen chịu ảnh hưởng bởi ba loại tác động của các gen, đó là tác động cộng gộp, tác động trội và tác động tương tác, tác động của giá trị di truyền được biểu thị như sau: G=A+D+I Trong đó: G là giá trị kiểu gen; A là giá trị di truyền cộng gộp; D là sai lệch trội; I là sai lệch tương tác. Phân tích giá trị của tính trạng số lượng cho thấy muốn cải tiến năng suất của vật nuôi cần phải tác động cải tiến di truyền (G) bằng cách tác động vào hiệu ứng cộng gộp thông qua các biện pháp chọn lọc. Tác động vào các hiệu ứng trội và át chế bằng các biện pháp tạp giao. Tác động về mặt môi trường bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi, nâng cao chất lượng thức ăn, cải tiến chuồng trại và các điều kiện môi trường, tăng cường các biện pháp thú y. 1.1.2. Lai giống và ưu thế lai 1.1.2.1. Lai tạo Lai giống là một phương pháp nhân giống trong chăn nuôi, nhằm kết hợp những đặc trưng, đặc tính của bố mẹ vào cơ thể mới. Lai giống là một phương pháp nhằm để tái tổ hợp các kiểu gen của bố mẹ nhằm tạo ra tổ hợp lai mới, từ đó chọn lựa, bồi dưỡng tạo ra giống mới. Theo nghĩa rộng lai giống là cho giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), lai giống sẽ tạo ra con lai có nhiều ưu điểm mới, nâng cao tầm vóc, khả năng cho thịt, cải thiện chất lượng thịt của các thế hệ lai khi vẫn giữ được những ưu thế về khả năng chịu đựng, thích nghi cao của các giống địa phương. Lai giống là phương pháp nhân giống được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống bò thịt nhằm tăng mức độ dị hợp và giảm mức độ đồng hợp. Phương pháp nhân giồng này làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi còn tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên. 1.1.2.2. Ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng sinh vật học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của những cơ thể do lai tạo các con gốc không cùng huyết thống. Có thể hiểu ưu thế lai
- 5 theo nghĩa toàn bộ, tức là sự phát triển toàn khối của cơ thể con vật, sự tăng thêm cường độ trong các quá trình trao đổi chất, tăng sản lượng các mặt. Mặt khác, theo nghĩa từng tính trạng, có khi chỉ một vài tính trạng phát triển mạnh còn những tính trạng khác có khi vẫn nguyên, có trường hợp còn giảm đi. Cũng có thể xem ưu thế lai là hiện tượng đời con hơn hẳn các chỉ tiêu của bố mẹ gốc (Trần Huê Viên, 2001). Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và năng suất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ chúng (Đặng Vũ Bình, 2000). Ưu thế lai thường được biểu hiện cao nhất ở đời sau rồi sau đó giảm dần do các thế hệ sau mức độ dị hợp giảm dần. Ưu thế lai làm tăng mức độ dị hợp tử, giảm mức độ đồng hợp tử của các kiểu gen. Hai quần thể vật nuôi càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Ưu thế lai cao nhất ở con F1, ưu thế lai ở con lai F2 (giao phối giữa F1 với F1, hoặc giữa F1với giống hoặc dòng bố, mẹ khởi đầu) chỉ bằng 1/2 ưu thế lai của F1. Trong chăn nuôi, ưu thế lai thường biểu hiện ở các dạng sau: - Con lai thế hệ thứ nhất hơn hẳn bố mẹ chúng về thể khối lượng và sức sống. - Con lai thế hệ thứ nhất chiếm vị trí trung gian về thể khối lượng, nhưng hơn hẳn bố mẹ về độ mắn đẻ và sức sống. - Con lai thế hệ thứ nhất ưu việt về thể chất, khỏe mạnh, tuổi thọ, sức kéo nhưng mất hoàn toàn hoặc một phần sức sinh sản. - Con lai về sản lượng không hơn mức cao nhất của bố hoặc mẹ, nhưng vẫn cao hơn chỉ số mức trung bình cộng của bố và mẹ. Loại này chưa được nhiều người thừa nhận (Nguyễn Minh Hoàn, 2005). 1.1.2.3. Ứng dụng lai giống trong chăn nuôi bò tại Việt Nam a. Các chương trình lai tạo trong chăn nuôi bò Hiện nay, những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế và lai cải tiến giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước, các chương trình lai tạo đàn bò ở Việt Nam: - Chương trình “Sind hoá” đàn bò vàng Việt Nam được thực hiện bằng cách sử dụng bò đực ngoại gốc nhiệt đới có tầm vóc lớn hơn như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman cho phối giống với bò cái địa phương để nâng cao tầm vóc và năng suất,
- 6 bò lai F1 có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá tốt, hơn hẳn giống bò địa phương làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo hướng sữa hoặc hướng thịt. Các giống bò Zebu được nhập vào nước ta trong chương trình cải tạo này bao gồm: + Bò Red Sindhi và bò Sahiwal nhập từ Pakistan trong thời gian 1985 - 1987. + Bò Brahman đỏ và trắng nhập từ Cuba năm 1987 và từ Australia trong những năm 2001-2005. - Xuất phát từ nhu cầu của thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu, đồng thời để từng bước tạo ra đàn bò thịt của Việt Nam, một số giống bò thịt (đực giống hay tinh đông lạnh của chúng) như bò Charolais, Limousine, Hereford, Simental, Droughtmaster, Santa Gertrudis, BBB...đã được nhập để phục vụ chương trình lai tạo, con lai giữa các giống bò thịt chuyên dụng này với bò cái nền đã được cải tiến và cho năng suất thịt tương đối tốt. b. Công tác lai tạo đàn bò trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Bò cái nền lai Sind, lai Zêbu chủ yếu được thụ tinh nhân tạo (TTNT) với tinh bò đực các giống cao sản như Droughtmaster; BBB; Brahman, Red Sindhi, Senepol… tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt tốt hơn hẳn. Cụ thể: - Bò hướng sinh sản: Bò sinh ra từ tinh bò Red Sindhi nhập ngoại có khối lượng bê sơ sinh 18 - 20 kg/con, bê lai Red Sindhi 03 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg, bê 06 tháng tuổi đạt 100 - 120 kg/con. Bê có ngoại hình đẹp, phù hợp làm cái nền. - Bê hướng thịt: Bê hướng thịt sinh ra từ TTNT bê sinh trưởng nhanh, dễ nuôi ngoại hình đẹp, một số giống: + Bê F1 BBB sinh ra khối lượng từ 28 - 32kg/con. Khối lượng thời điểm 18 tháng tuổi đạt 430-450 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 63%; tỷ lệ thịt tinh đạt 53%. + Bê lai F1 Senepol sinh ra khối lượng từ 22 - 24kg/con, đến 35 ngày tuổi đạt 60 - 66 kg/con. 1.1.3. Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò 1.1.3.1. Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng các kích thước như chiều cao, chiều dài, bề ngang, tăng khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên tính di truyền. Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể; đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn
- 7 thiện tính chất và chức năng của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. Sinh trưởng và phát dục cùng diễn ra trong cơ thể, trong sự phát triển chung của cơ thể không tách rời nhau và không mâu thuẫn với nhau, cùng tồn tại và hỗ trợ nhau phát triển tạo cho cơ thể gia súc hoàn thiện các chức năng. 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò Ảnh hưởng của dinh dưỡng Sức sản xuất của bò thịt trước tiên phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng. Có thể thấy ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau đến thành phần mô cơ trong thân thịt, mức độ dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ và cơ thân thịt cao, còn mô liên kết và xương giảm thấp. Mức dinh dưỡng thấp làm giảm giá trị năng lượng của thịt, tăng tỷ lệ xương và mô liên kết. Khi nuôi dưỡng kém thì tỷ lệ xương và dây chằng chiếm từ 25 - 30% thân thịt, năng lượng của thịt giảm 40 - 50%. Khi mức độ dinh dưỡng tăng thì tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao, mô liên kết và xương giảm, giá trị của thịt cao. Loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thịt xẻ. Nếu khẩu phần nhiều cỏ thì tỷ lệ lòng ruột cao, khẩu phần nhiều thức ăn tinh thì trái lại. Ví dụ, nếu khẩu phần ăn là 50% cỏ và 50% thức ăn tinh thì tỷ lệ lòng ruột là 14% trong khi ở bò nuôi 100% khẩu phần là thức ăn tinh thì tỷ lệ này chỉ 9-10%. Tỷ lệ thịt xẻ của bò thịt được nuôi nhiều thức ăn thô có thể đạt 58%, trong khi với khẩu phần nhiều thức ăn tinh cao hơn 60% (Văn Tiến Dũng và Lê Đức Ngoan, 2015). Trong vỗ béo bò thịt, khẩu phần ăn có ảnh hưởng lớn năng suất và chất lượng thịt. Theo Văn Tiến Dũng và Lê Đức Ngoan (2015), khẩu phần chứa nhiều bột ngô thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm. Nếu trong khẩu phần có tỷ lệ đạm động vật cao và nhiều sắt thì thịt có màu đỏ đậm. Nếu tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp cao trong khẩu phần thức ăn nhiều thô thì thịt bò sẽ có thớ lớn và nhiều mỡ giắt. Ảnh hưởng của giống Khối lượng và chất lượng thịt ở con lai phụ thuộc giống bố và con cái làm nền lai tạo, các giống bò thịt ôn đới có xu hướng di truyền tính trạng năng suất cao và phẩm chất tốt cho con lai. Năng suất của con lai ở các công thức lai khác nhau khi thay đổi giống bố.
- 8 Theo Văn Tiến Dũng và Lê Đức Ngoan (2015) các giống bò sữa và bò kiêm dụng thường tích lũy mỡ trong thân thịt thấp, phần lớn chúng tích lũy mỡ trong xoang bụng. Dựa vào phẩm chất thịt và sức sản xuất thịt người ta chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: Giống bò chuyên dụng hướng thịt như BBB, Hereford, Charolais,… thường có tốc độ sinh trưởng nhanh (1000-1200 g/ngày), tỷ lệ thịt xẻ (>60%), mỡ tích luỹ trong cơ thể sớm. Nhóm 2: Giống kiêm dụng sữa thịt như Red Sindhi, Brown Swiss.. cũng có khả năng tăng khối lượng nhanh (600-800g/ngày), phẩm chất thịt ngon, tỷ lệ thịt xẻ đạt 59-60%. Nhóm 3: Giống bò sữa sự phát triển cơ bắp kém, giống bò cày kéo phát triển cơ bắp cao hơn nhưng tích luỹ mỡ trong cơ ít, thịt cứng và thô. Các giống bò đực khác nhau cho kết quả tăng khối lượng khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của con lai. Khối lượng của thịt xẻ có liên quan tới giống, khối lượng giết mổ và độ tuổi giết thịt cũng như phương thức nuôi dưỡng, giống khác nhau thì có khối lượng khác nhau. Bảng 1.1. Khối lượng và tỷ lệ thịt của bò lai khi thay đổi đực giống Khối lượng lúc 22 Tỷ lệ thịt Đực giống Bò cái tháng tuổi (kg) tinh (%) Red Sindhi lai Sind 219 ± 9,1 30,4 Santa Gertrudis lai Sind 259 ± 14,5 37,7 Charolais lai Sind 244 ± 9,4 40,6 Red Sidhi F1 (HF x lai Sind) 255,5 ± 7,9 39,8 Santa Gertrudis F1 (HF x lai Sind) 236,3 ± 11,7 36,7 Charolais F1 (HF x lai Sind) 213,7 ± 8,9 35,8 Nguồn: Nguyễn Văn Thưởng và cs, (1995) Bảng 1.2. Khối lượng bê F1 ở các công thức lai khác nhau (kg)
- 9 Sơ 6 12 18 Con lai Nguồn tài liệu sinh tháng tháng tháng F1 Charolais 23,12 115,9 173,0 232,0 Lê Viết Ly và cs.,1995 F1 Limousine 20,5 119,0 139,0 170,0 (nguồn tổng hợp) F1 Hereford 22,6 118,2 145,8 178,9 F1 Simmantal 21,15 111,5 168,0 250,5 F1 Santa Gertrudis 18,7 106,0 163,0 183,3 F1 Red Sindhi 18,5 122,6 156,1 F1 Charolais 27,6 109,6 164,6 Đinh Văn Cải và cs., 2001 F1 Tarantaise 142,5 (tại hộ dân) F1 Charolais 21,3 96,9 159,1 308,8 Phạm Văn Quyến và cs., 2001 F1 Hereford 21,1 88,6 149,6 291,6 (tại trại Bến Cát) F1 Simmantal 20,2 88,3 145,7 220,2 lai Sind 19,3 84,8 120,1 205,5 F1 Charolais 148 Nguyễn Quốc Đạt và cs.,1992 F1 Santa Gertrudis 153 (tại trại An Phú) Nguồn: Đinh Văn Cải, 2006 Ảnh hưởng của tính biệt và thiến Nếu so sánh nuôi vỗ béo bò đực và bò cái tơ thì ta thấy rõ tuy cùng độ tuổi nhưng tỷ lệ thịt xẻ của bò đực luôn cao hơn bò cái tơ. Điều này có thể giải thích được vì ở bò cái cơ quan sinh sản phát triển hơn (Văn Tiến Dũng và Lê Đức Ngoan, 2015). Bò cái có thớ thịt nhỏ, ít bầy nhầy, vị thịt đậm, vỗ béo nhanh còn bò đực vỗ béo chậm hơn, mô giữa các cơ ít, thớ thịt thô. Bò đực thiến làm cải biến tuyến sinh dục giảm hoạt động hưng phấn, bò sẽ thuần tính và hiền lành dễ vỗ béo, thịt mềm có chứa nhiều mỡ, màu thịt nhạt và cũng ngon như thịt bò cái. Ở bò đực, hàm lượng mỡ trong cơ thấp hơn so với bò đực thiến, như vậy sự thiếu hụt hormone sinh dục đã tác động tới tới chuyển hóa, phần lớn năng lượng được chuyển hóa thành mỡ ở bò đực thiến. Sự tăng cường tích lũy mỡ cũng làm thay đổi hình dáng bên ngoài của bò thịt, từ đó ảnh hưởng tới thành phần thịt xẻ. Sự khác nhau về hình dạng thịt xẻ có liên
- 10 quan tới độ dài của xương và các liên kết giữa xương và cơ. Thường người ta thiến bò càng sớm thì bò sinh trưởng tốt và đến thời kì vỗ béo có hiệu quả hơn. Thường bò thiến ở giai đoạn 7-12 tháng tuổi và vào khoảng 9 tháng là tốt nhất (Văn Tiến Dũng và Lê Đức Ngoan, 2015). Ảnh hưởng của yếu tố môi trường Việc nghiên cứu tác động của môi trường đến phản ứng của con vật nói chung và đặc biệt là đối với bò đã được đề cập từ lâu, bởi các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của chúng. Trong đó, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió đến một số chỉ tiêu sinh lý bò (đặc biệt là bò sữa) đã được quan tâm rất sớm. Tuy nhiên, các yếu tố trên không bao giờ tác động riêng rẽ mà là ảnh hưởng một cách tổng hợp. NRC. (1989) cho rằng có sự tương quan đáng tin cậy giữa tiêu thụ nước và nhiệt độ môi trường. Anderson (1985) thấy rõ nhiệt độ nước cho uống cũng ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ hằng ngày. Nên che bóng mát cho máng uống, cung cấp nước đầy đủ, giữ nước sạch và mát, không nhiễm bẩn là rất cần thiết. Nguyễn Xuân Tịnh (1996) cho rằng mỗi loài gia súc có một giới hạn độ ẩm nhất định. Nếu ẩm ướt quá cao hoặc quá thấp (khô hanh) so với giới hạn đều gây stress cho chúng. Độ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển gia súc là 70 - 80%, trên 90 % gây stress cho trâu bò. Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió có thể kết hợp thành một hệ thống tác nhân gây stress cho bò. Nhiệt độ cao làm cho ảnh hưởng của độ ẩm càng thêm trầm trọng. Johson (1987) cho rằng độ ẩm tăng làm giảm hô hấp và bốc hơi bề mặt gây tăng thân nhiệt, giảm lượng ăn vào đáng kể trên gia súc. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của bò trong quá trình nuôi và vỗ béo được chia thành 3 loại: - Các yếu tố về thời tiết khí hậu: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng... - Các yếu tố về lý hoá: Ánh sáng, nước, chất lượng thức ăn, số lượng bò vỗ béo, cấu trúc chuồng trại. - Các yếu tố sinh học: Vi sinh vật gây bệnh, ký sinh trùng, côn trùng...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình
86 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình
71 p | 60 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn đầu sử dụng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hòa Bình
88 p | 41 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
79 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
80 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình
77 p | 38 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai [♂ (Rừng x Mường) x ♀ (Đen Hòa Bình)] và khả năng sinh trưởng của con lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
78 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hoàn chỉnh (Total Mix Ration - TMR) từ nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương có bổ sung men vi sinh vật trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại Điện Biên
73 p | 69 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Năng suất sinh sản của lợn nái ông bà, bố mẹ và sự sinh trưởng của lợn con đến 60 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
90 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội
92 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của các tỉ lệ sử dụng bánh dầu dừa lên năng suất sinh trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà nòi lai
79 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
83 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình
92 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Lang Đông Khê nuôi trong nông hộ tại huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
76 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên
66 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
65 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy nuôi bán thâm canh trong nông hộ tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
84 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn