intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Acid pak 4 way đến gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chính của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐỨC BINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG ACID PAK 4 WAY ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ COBB 500 NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐỨC BINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG ACID PAK 4 WAY ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ COBB 500 NUÔI CHUỒNG KÍN TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI Chuyên Ngành: Chăn nuôi Mã số ngành: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Binh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn trực tiếp là PGS. TS. Trần Thanh Vân đã nhiệt tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới trang trại của gia đình ông Nguyễn Đức Chiến tại Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này./. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Binh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ tiêu sản xuất của gà trống, gà mái và bình quân của gà Cobb 500 .................................................................................................. 27 Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 32 Bảng 3.1. Kết quả theo dõi về nhiệt độ trung bình và ẩm độ trung bình chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm ..................................................... 38 Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .................................................................................................. 42 Bảng 3.3. Tình hình mắc bệnh của đàn gà thí nghiệm (%)............................. 43 Bảng 3.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ....... 45 Bảng 3.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ................... 48 Bảng 3.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 51 Bảng 3.7. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm (FI) (g/con/ngày) .. 54 Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm ................................................ 57 Bảng 3.9. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng (kcal/kg) ......... 59 Bảng 3.10. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng (g/kg) ................................ 60 Bảng 3.11. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ......................................... 62 Bảng 3.12. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ......................................... 62 Bảng 3.13. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán (đ/kg ............................ 63 Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm tại 6 tuần tuổi (n = 3♂ + 3♀) .................................................................................................. 65 Bảng 3.15. Thành phần hóa học của cơ ngực và cơ đùi của gà thí nghiệm lúc 6 tuần tuổi (%) (n = 3).................................................................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Gà Cobb 500 ................................................................................... 26 Hình 3.1. Đồ thị diễn biến của nhiệt độ chuồng nuôi qua các tuần tuổi ......... 39 Hình 3.2. Đồ thị diễn biến về ẩm độ chuồng nuôi qua các tuần tuổi .............. 41 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .... 47 Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................ 50 Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .......................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự DC Đối chứng FCR Feed Conversion Ratio KL Khối lượng LTĂ Lượng thức ăn T Thời gian TĂ Thức ăn TL Tỷ lệ TN Thí nghiệm VNĐ Việt Nam đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu về Acid pak 4 way ................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm và ưu nhược điểm của phương thức nuôi chuồng kín ............ 9 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm ...................................................................................................... 11 1.1.4. Những hiểu biết về đặc điểm một số bệnh của gà ................................ 23 1.1.5. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Cobb 500 .............. 26 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 27 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 27 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 29 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 31 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 31 2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 32 2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 33 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38 3.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian thí nghiệm .............. 38 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm .................................................... 41 3.3. Tình hình mắc bệnh của đàn gà thí nghiệm ............................................. 43 3.4. Sinh trưởng của gà Cobb 500 thí nghiệm qua các tuần tuổi .................... 44 3.4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................... 44 3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................. 48 3.4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................. 51 3.5. Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn ............................................... 53 3.5.1. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm ....................................................... 53 3.5.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................................................................................................................... 56 3.5.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho tăng khối lượng .............. 58 3.6. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ................................ 61 3.7. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán ..................................................... 63 3.8. Đánh giá năng suất và chất lượng thịt gà ................................................. 65 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 69 1. Kết luận ....................................................................................................... 69 2. Đề nghị ........................................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là nghành chăn nuôi gia cầm, ngành chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng…, cho nhu cầu của người dân. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi lớn hơn, ngon hơn. Do đó đã thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh. Xu hướng phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp hiện nay ở nước ta phát triển mạnh mẽ, với năng suất cao, sản lượng lớn,đáp ứng nhu cầu thực phẩm cần thiết trong những bữa ăn hàng ngày với những giống gà có năng suất thịt cao đưa vào chăn nuôi như: Ross 208, Ross 308, Ross 508, AA, Cobb 500,… Đem lại hiệu quả kinh tế cao và là nguồn thu lớn cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp. Gà Cobb 500 là giống gà công nghiệp siêu thịt được nhập vào Việt Nam. Đặc điểm của gà Cobb 500 chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ khả năng chống chịu bệnh tốt, thích nghi với khí hậu Việt Nam. Sản phẩm thịt và con giống cũng được người dân chấp nhận, và có nhu cầu cao. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho gia cầm để tăng được năng suất cũng như là chất lượng sản phẩm thịt, trứng. Điển hình như sản phẩm Acid pak 4 way một sản phẩm bao gồm những thành phần hoàn toàn tự nhiên, cung cấp đủ nguồn acid dùng để sử dụng cho quá trình tiêu hóa protein và duy trì pH acid nhằm bảo đảm môi trường đường ruột tối ưu cho vật nuôi. Trên cơ sở đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả của Acid pak 4 way đến gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội. - Góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu - So sánh, đánh giá được ảnh hưởng khi sử dụng Acid pak 4 way đến khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đánh giá được hiệu quả của Acid pak 4 way đến gà Cobb 500 nuôi chuồng kín. - Từng bước hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để phát huy hết tiềm năng của con giống, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. - Có thêm luận cứ khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Cobb 500 tại huyện Ba Vì, Hà Nội. 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần phát triển chăn nuôi gà broiler công nghệ cao ở địa phương; - Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các tập thể, hộ gia đình, chăn nuôi gà Cobb 500 trong chuồng kín theo hướng công nghệ cao. - Góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Đưa sản phẩm Acid pak 4 way đến với người chăn nuôi. - Kết quả của đề tài là những khuyến cáo hữu ích cho các trang trại chăn nuôi tập trung, từ đó tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Giới thiệu về Acid pak 4 way 1.1.1.1. Đặc điểm của Acid pak 4 way Acid pak 4 way là chế phẩm bột để pha vào nước uống có chứa bốn thành phần thiết yếu: acid hữu cơ, enzyme, chất điện giải và các vi khuẩn acid lactic. Theo nghiên cứu của USAMV Cluj – Napoca (2006), việc bổ sung Acid pak 4 way vào nước uống nhằm làm pH của nước từ 6,44 giảm xuống dưới 4 và mức tốt nhất là từ 3 đến 3,5. Acid pak 4 way làm giảm pH nước bằng dung dịch đệm acid hữu cơ (acid citric và natri citrat). Thêm Acid pak 4 way vào nước uống cho gia cầm là phương pháp hiệu quả cho sự acid hóa, làm giảm pH nước đã làm gia cầm nhanh chóng giảm pH của chất chứa ở diều đến khoảng thích hợp nhất cho các hoạt động của vi sinh vật sản sinh acid lactic đồng thời hạn chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Acid Way Pak 4 Way còn cung cấp acid hóa, vi khuẩn sản xuất acid lactic, enzyme và chất điện giải để duy trì điều kiện tối ưu cho tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Hơn nữa, Acid pak 4 way còn làm gia tăng đáng kể magiê, clorua, photphat, sunfat, florua, natri, kali hữu cơ, sắt, mangan, kẽm, với các hiệu ứng thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của gia cầm. - Cơ chế tác động: Chất acid hóa trong Acid pak 4 way là một chất đệm acid citrat bao gồm acid citric và natri citrat. Thông qua hoạt động đệm của acid này Acid pak 4 way có thể làm giảm pH đến khoảng mong muốn, rồi giữ ở mức đó. - Hiệu quả của Acid pak 4 way: Tối ưu hóa mức độ pH; Hỗ trợ quần thể vi sinh vật đường ruột; Hỗ trợ hoạt động của enzyme và kích hoạt tiêu hóa; Duy trì cân bằng nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 - Đối tượng sử dụng: Lợn, gia cầm, bò thịt, nuôi trồng thủy càm, chăn nuôi ngựa, thú cưng. - Thành phần Acid pak 4 way: gồm 4 nhóm Nhóm 1: Các acid hữu cơ (acid citric, acid sorbic) Theo Van Immerseel và cs (2006) bổ sung các acid hữu cơ trong chế độ ăn uống có tác dụng giảm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như: Salmonella, Campylobacter và Escherichia coli. Nghiên cứu của Byrd và cs (2001) chỉ ra rằng việc bổ sung acid hữu cơ vào nước uống giúp giảm mức độ mầm bệnh trong nước, điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và cải thiện hiệu suất tăng trưởng. Các acid hữu cơ được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi gồm có formic, axetic, propionic, butyric, lactic, sorbic, fumaric, tartaric, citric, benzoic, malic và được chia làm 2 nhóm dựa theo đặc tính của chúng. Nhóm thứ nhất gồm có: Lactic, fumaric, citric có đặc tính gián tiếp giảm thiểu số lượng vi khuẩn bằng cách giảm trừ độ pH trong dạ dày; trong khi đó, nhóm thứ hai gồm có: Formic, axetic, propionic và sorbic có đặc tính tác động trực tiếp làm giảm độ pH trong đường tiêu hóa trên tế bào của vi khuẩn Gram. Theo nghiên cứu của Kum và cs (2010): Bổ sung acid hữu cơ (1,0% acid sorbic và 0,2% acid citric) giúp tăng đáng kể chiều rộng, chiều cao và diện tích của tá tràng, không tràng và hồi tràng của gà thịt lúc 14 ngày tuổi. Acid citric (C6H8O7) Acid citric là một acid hưu cơ, có nhiều trong các trái cây loại cam quýt. Ngoài, acid citric còn được sản xuất từ cây nấm Aspergillus niger. việc bổ sung acid citric vào khẩu phần ăn của gà broiler làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn, khối lượng thân thịt và chất lượng thịt. Ngoài ra, bổ sung acid citric còn làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ khoáng đa lượng, tăng độ cứng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 khung xương gà. Bổ sung acid citric vào khẩu phần ăn của gà broiler còn làm giảm pH của thức ăn, cải thiện tình trạng miễn dịch, nâng cao khả năng đề kháng bệnh của gà broiler. Sơ đồ hóa học của sự sản xuất acid citric bằng nấm Aspergillus niger (Adams Charlie, 1990) Acid sorbic (C6H8O2) Acid Sorbic hay acid 2,4–hexadienoic, là một hợp chất hữu cơ tự nhiên được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Acid Sorbic là một chất rắn dạng bột tinh thể, màu trắng, ít tan trong nước. Nó lần đầu tiên được phân lập từ các quả chưa chín của Sorbus aucuparia (cây thanh lương trà), và được lấy tên là acid Sorbic. Acid Sorbic và các muối của nó, chẳng hạn như natri sorbate, kali sorbate và canxi sorbate là những chất chống vi trùng thường được sử dụng làm chất bảo quản trong thực phẩm và đồ uống để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, nấm men, nấm và vi khuẩn Aerophile, cản trở việc tăng trưởng và sinh sản của các vi sinh vật độc hại như Pseudomonas. Acid sorbic kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm mà vẫn lưu giữ được hương vị ban đầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 Tác dụng của acid hữu cơ Acid citric và acid sorbic được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi gia cầm nhờ khả năng cải thiện tiêu hóa và khả năng kháng khuẩn. Acid citric thường được sử dụng trong khẩu phần ăn của gia cầm để thúc đẩy tăng trưởng bằng cách acid hóa các thành phần đường tiêu hóa, cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và giảm tải mầm bệnh. Acid sorbic là một hợp chất xuất hiện tự nhiên, mà trở thành chất bảo quản thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nó có hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của nấm mốc, có thể làm hỏng thức ăn và lây lan các bệnh gây tử vong. Khi nói đến thực phẩm của con người, acid sorbic được sử dụng phổ biến nhất trong: Rượu vang, pho mát, đồ nướng, sản phẩm tươi, thịt và động vật có vỏ. Acid Sorbic được sử dụng để bảo quản thịt vì khả năng kháng sinh tự nhiên của nó. Sự ứng dụng của acid sorbic lần đầu tiên là chống lại một trong những chất độc chết người nhất được biết đến với loài người, vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc. Việc sử dụng nó đã cứu sống vô số người bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn đồng thời cho phép thịt được vận chuyển và lưu trữ an toàn. + Trong đường tiêu hóa - Giảm pH trong dạ dày, đặc biệt ở ruột non, cải thiện việc giữ lại nitơ và làm tăng khả năng tiêu hóa. - Phân ly trong tế bào vi khuẩn và sự tích lũy các anion muối ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gram (–). Các vi khuẩn như Salmonella, E. Coli bị ức chế hoạt động khi pH < 5, các acid hữu cơ xâm nhập qua màng tế bào vi khuẩn, phân ly trong tế bào chất làm thay đổi hoạt động của các enzym và trao đổi chất của tế bào, do đó ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 + Trao đổi chất Các acid hữu cơ và muối của chúng được xem là nguồn cung cấp năng lượng thô trong thức ăn của vật nuôi: acid citric (2.460 kcal/kg), acid formic (1.385 kcal/kg)... Nhóm 2: Các chất khoáng (NaCl, ZnSO4, MgSO4, K) NaCl, Kali: Tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu protein, giúp ổn định độ toan kiềm của máu, tham gia vào hệ đệm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào, ổn định nhịp tim và hô hấp, giúp cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động đúng chức năng, giảm stress do nhiệt. ZnSO4: Đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất protein, carbohydrate, lipit. Có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống sừng hóa. Magie sulfate: Là thành phần của xương và răng. Đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ, nằm trong thành phần 1 số enzyme. Điều hòa phản ứng photphoryl – oxy hóa, tham gia vào điều hòa thân nhiệt. Nhóm 3: Các chiết suất men được sấy khô (chiết xuất men Aspergillus niger, chiết xuất men Bacillus subtilis, sản phẩm lên men Lactobacillus acidophilus và chiết xuất men Enterococcus faecium đều được sấy khô). Chiết xuất men Aspergillus niger được sấy khô + Phân bố nhiều trong tự nhiên (đất, xác bã thực vật, hoa quả và đặc biệt nhiều ở vùng khí hậu ấm áp). Là những cơ thể hiếu khí sống hoại sinh hoặc kí sinh, không có khả năng quang hợp, sống nhờ khả năng hấp thụ các loại chất hữu cơ có sẵn quan bề mặt khuẩn tỵ. + Có khả năng đồng hóa các loại đường khác nhau như: Glucose, fructose,... từ đó tham gia quá trình sản xuất acid citric. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 Chiết xuất men Bacillus subtilis được sấy khô + B.subtilis có khả năng sản sinh nhiều enzyme, nhưng quan trọng nhất là amylase và protease, 2 loại enzyme thuộc hệ thống men tiêu hóa. + B.subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn Gram (–), Gram (+) và nấm gây bệnh. + B.subtilis thường tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy khi uống vào dạ dày, nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Ở ruột, bào tử nẩy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài. Sản phẩm lên men Lactobacillus acidophilus được sấy khô Tác dụng lactobacillus trong chăn nuôi là dùng để sản xuất men và chất diệt khuẩn lactocidin, ức chế sinh trưởng số lượng vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho vật nuôi. Tăng cường kháng sinh tự nhiên và hệ miễn dịch đường ruột. Khả năng tạo acid của Lactobacillus acidophilus khoảng 2%. Chiết xuất men Enterococcus faecium sấy khô + Là tăng cường enzyme tiêu hóa chất hữu cơ như tinh bột, đường, kích thích tiêu hóa cho vật nuôi. + Trong quá trình kích thích tiêu hóa, vật nuôi hạn chế rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa do thức ăn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa dấu hiệu tiền bệnh của những loại bệnh đường tiêu hóa. Nhóm 4: Các chất khác (Maltodextrin, Silicon dioxide, natri citrat) Maltodextrin + Tạo vị ngọt trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thú y, kích thích vị giác, có tính hòa tan, chống vón cục. Silicon dioxide + Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng trọng lượng của vật nuôi và hiệu quả hấp thụ thức ăn một cách lành mạnh và bền vững. Silicon Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 dioxide còn giúp giảm mùi hôi thối. Natri citrat: + Là một base liên hợp của một acid yếu, citrat có thể đóng vai trò làm chất đệm hay chất điều chỉnh độ chua, chống lại sự thay đổi pH. Natri citrat dùng để kiểm soát độ acid trong vài chất, như thạch. Hợp chất này là thuốc kháng acid (antacid), như Alka – Seltzer, khi được hòa tan trong nước. + Có tính kiềm nhẹ và có thể được dùng chung với acid citric để tạo các dung dịch đệm tương thích sinh học. 1.1.1.2. Tác dụng của Acid pak 4 way đến hiệu quả chăn nuôi - Giảm nhanh tiêu chảy và gia tăng hiệu quả tổng thể của việc sử dụng thức ăn. - Giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tiêu chảy là dấu hiệu đặc trưng trong 1 đến 2 tuần đầu: Đó là do các chất acid hóa, các vi khuẩn sản sinh acid lactic đã gia tăng khả năng bảo vệ, giúp hạn chế tác hại của các vi khuẩn đường ruột. - Gia tăng khả năng miễn dịch: Giảm các phản ứng do tiêm chủng vaccine và gia tăng chuẩn độ kháng thể. - Giúp duy trì môi trường của hệ tiêu hóa, hiệu quả cao khi sử dụng cho việc úm gà, rút ngắn thời gian chuyển tiếp trước và sau khi chuyển đàn. - Phân khô, giảm mùi nhanh chóng sau khi sử dụng. 1.1.2. Đặc điểm và ưu nhược điểm của phương thức nuôi chuồng kín 1.1.2.1. Đặc điểm của phương thức nuôi chuồng kín - Chuồng kín là loại chuồng một hoặc nhiều tầng, có vách, cửa ngăn vách với bên ngoài, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và điều tiết ánh sáng nhân tạo theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn của gà, bất kể thời tiết, khí hậu ngày hay đêm. - Việc điều tiết khí hậu, nhất là việc chống nóng lâu nay thường dùng máy điều hòa nhiệt độ (thổi không khí lạnh) hoặc (máng nước) kết hợp với quạt hút. Gần đây đơn giản hơn chỉ dùng quạt hút theo phương pháp “hang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 gió” (tunnel ventilation) với điều kiện chuồng như sau: + Chuồng kiểu thông thoáng nhưng dài, có trần thấp khoảng 2,5m. Nếu chuồng có mái loe lạnh, mặt dưới có lớp cách nhiệt thì không cần trần, chiều cao 3 - 4m. + Hai bên vách lưới chuồng có rèm cơ động bằng nylon dày. Khi che kín rèm hai bên vách tạo thành cái hang đúng nghĩa đen chạy dài từ đầu đến cuối chuồng. Đầu chuồng chứa “cửa” để không khí vào, cuối chuồng lắp hệ thống quạt hút có công suất lớn. Khi vận hành quạt hút đẩy không khí ra khỏi chuồng, tạo thành dòng không khí (gió) chuyển động liên tục dọc theo chuồng với vận tốc 2 – 2,5 m/s kéo theo hơi nước từ hệ thống những tấm làm mát. Khi tấm làm mát và hệ thống quạt hút hoạt động sẽ làm giảm nhiệt độ chuồng xuống từ 3,40c. + Nếu gà đang trong giai đoạn cần nhiều giờ chiếu sáng thì dùng rèm che vách bằng nylon trong suốt để tận dụng ánh sáng ban ngày. “Cửa” gió vào là vách lưới để trống. Trường hợp phải cắt giảm giờ chiếu sáng, vách chuồng được thay thế bằng loại nilon đen ngăn ánh sáng. “Cửa” gió vào, gió ra cũng được che tối hoàn toàn. 1.1.2.2. Ưu nhược điểm của phương thức nuôi chuồng kín Ưu điểm: - Điều hòa tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phù hợp với các giao đoạn phát triển của gà. - Tăng năng suất chăn nuôi - Tăng năng suất lao động - Khấu hao xây dựng thấp - Không gây ô nhiễm môi trường Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn, không thích hợp cho phương pháp chăn nuôi nhỏ lẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm 1.1.3.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng * Khái niệm sinh trưởng Ở sinh vật từ khi hình thành phôi tới khi trưởng thành, khối lượng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là số lượng tế bào tăng lên, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là là do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [23], thì tác giả Mozan (1997) đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên và cs (1992) [12], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”. Ngô Giản Luyện (1994) [10]: Trong các tổ chức cấu tạo cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45 % khối lượng cơ thể. Khối lượng con trống luôn lớn hơn con mái (không phụ thuộc vào giống, lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ quan của gà trống đạt 530 g, của gà mái đạt 467 g. Theo Lê Huy Liễu (2004) định nghĩa sinh trưởng là kết quả của sự phân chia tế bào và sự tăng lên về thể tích nhằm duy trì sự sống trong cơ thể sinh vật. Tác giả cũng cho biết sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá trình: Tế bào phân chia, thể tích tăng lên và hình thành các chất giữa các tế bào mà hai quá trình đầu là quan trọng nhất. Quá trình này xảy ra từ lúc phôi thai đến khi cơ thể hết lớn (kỳ trưởng thành). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2