Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được đặc điểm ngoại hình đặc trưng, khả năng sinh sản và sinh trưởng của lợn Mán tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình nhằm phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– TRẦN TIẾN TRƯỜNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG CỦA LỢN MÁN NUÔI TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC TỈNH HÒA BÌNH Ngành: Chăn nuôi Mã số: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Từ Quang Hiển THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Tiến Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS. TS. Từ Quang Hiển, người hướng dẫn khoa học đã quan tâm và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của tôi. Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào tạo - Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi và Thú y, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND huyện Đà Bắc, Phòng Nông nghiệp, Trạm Chăn nuôi và Thú y, UBND các xã Hiền Lương, Cao Sơn, Tân Pheo, Mường Chiềng huyện Đà Bắc đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Tiến Trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ................. 3 1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 3 1.1.2. Địa hình ............................................................................................................. 3 1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .............................................................................................. 3 1.1.4. Kinh tế (mức thu nhập) ..................................................................................... 4 1.1.5. Xã hội (Dân số của huyện) ................................................................................ 4 1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình .............................................................. 4 1.2.1. Khái niệm ngoại hình ........................................................................................ 4 1.2.2. Bộ phận cơ thể................................................................................................... 5 1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát dục, các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng ................ 8 1.3.1. Khái niệm sinh trưởng phát dục ........................................................................ 8 1.3.2. Các giai đoạn của chu kỳ động dục................................................................... 9 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng .................................................... 10 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn ............................... 10 1.4. Khả năng sinh sản của lợn nái ............................................................................ 13 1.4.1. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái ..................................................... 13 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái .............................. 13 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 18 1.5.1. Ngoài nước ...................................................................................................... 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 1.5.2. Trong nước ...................................................................................................... 19 1.5.3. Sơ lược về lợn Mán ......................................................................................... 24 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 26 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian ....................................................................... 26 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26 2.3.1. Cơ cấu, hình thức chăn nuôi và nguồn thức ăn chăn nuôi lợn mán ................ 26 2.3.2. Đặc điểm ngoại hình của lợn Mán .................................................................. 26 2.3.3. Khả năng sản xuất của lợn nái Mán ................................................................ 27 2.3.4. Khả năng sản xuất của lợn mán nuôi thịt ........................................................ 27 2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30 3.1. Cơ cấu đàn, hình thức chăn nuôi và nguồn thức ăn chăn nuôi của lợn mán............ 30 3.1.1. Cơ cấu đàn lợn Mán ........................................................................................ 30 3.1.2. Hình thức chăn nuôi lợn Mán ......................................................................... 31 3.1.3. Thức ăn chăn nuôi lợn Mán ............................................................................ 33 3.2. Đặc điểm ngoại hình của lợn Mán tại Đà Bắc - Hòa Bình ................................ 34 3.2.1. Màu sắc lông, da của lợn ................................................................................. 34 3.2.2. Kết cấu ngoại hình của lợn Mán ..................................................................... 36 3.3. Đặc điểm sinh sản của lợn Mán ......................................................................... 38 3.3.1. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của lợn nái Mán ................................................... 38 3.3.2. Khả năng sản xuất của lợn nái Mán ................................................................ 41 3.3.3. Năng suất sinh sản của lợn Mán Đà Bắc theo lứa đẻ ...................................... 45 3.4. Khả năng sản xuất lợn Mán Đà Bắc nuôi thịt .................................................... 49 3.4.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn Mán ................................................................... 49 3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Mán Đà Bắc .................................................... 51 3.4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn Mán Đà Bắc ................................................... 52 3.4.4. Khả năng sử dụng thức ăn của lợn Mán.......................................................... 53 3.4.5.Khả năng cho thịt ở lợn Mán ........................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khẩu phần ăn của lợn thí nghiêm ............................................................. 28 Bảng 3.1: Số lượng và phân bố đàn lợn Mán (50 hộ) ............................................... 30 Bảng 3.2: Hình thức thức chăn nuôi lợn Mán tại Đà Bắc ......................................... 32 Bảng 3.3: Thức ăn chăn nuôi (điều tra 30 hộ)........................................................... 33 Bảng 3.4: Đặc điểm màu sắc lông, da của lợn Mán Đà Bắc - Hòa Bình .................. 35 Bảng 3.5: Đặc điểm ngoại hình lợn Mán nuôi tại Đà Bắc - Hòa Bình ..................... 36 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn Mán - Đà Bắc ........................... 38 Bảng 3.7: Khả năng sinh sản của lợn Mán theo phương thức chăn nuôi................. 41 Bảng 3.8: Năng suất sinh sản của lợn Mán theo lứa đẻ ............................................ 46 Bảng 3.9: Khối lượng qua các tháng tuổi ở 2 phương thức nuôi ............................. 50 Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối qua các tháng tuổi ở 2 phương thức nuôi ........... 51 Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của lợn Mán ở 2 phương thức nuôi ................... 52 Bảng 3.12: Sử dụng thức ăn của lợn Mán ................................................................. 53 Bảng 3.13: Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm ................................ 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT cs : Cộng sự SVCK : So với cùng kỳ FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc LCCS : Lợn con cai sữa KL : Khối lượng KLSS : Khối lượng sơ sinh TĂ : Thức ăn TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TĂHH : Thức ăn hỗn hợp VCK : Vật chất khô UBND : Ủy ban nhân dân TT : Tháng tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1: Hình thức nuôi thả rông Hình 2: Hình thức nuôi bán chăn thả Hình 3: Hình thức nuôi nhốt Hình 4: Thức ăn thô xanh Hình 5: Thức ăn tinh Hình 6: Lợn đen tuyền Hình 7: Lợn có đốm trắng chân Hình 8: Một số hình ảnh về mổ khảo sát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong ẩm thực hiện nay món thịt lợn bản địa làm cỗ lá cổ truyền của đồng bào dân tộc miền núi không chỉ là một đặc sản, món ăn hấp dẫn du khách, vì sự tinh tế trong chế biến cũng như độ ngon của thịt lợn Mán mà còn góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Hoà Bình tới bè bạn gần, xa. Lợn Mán là giống lợn nội của người dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được nuôi dưỡng lâu đời, thường nuôi thả rông. Với những đặc điểm: có lông xù, dày, tai nhỏ, chân nhỏ, mõm dài, thon gọn, khả năng tăng trọng, sinh sản thấp, khối lượng cơ thể nhỏ, thời gian nuôi kéo dài. Hiện nay, nhiều xã vùng sâu, vùng cao của tỉnh Hoà Bình vẫn còn bảo tồn giống lợn thuần chủng này, nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Mới đây đã xuất hiện những hộ, mô hình nuôi quy mô nhỏ và vừa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không ít hộ đã chuyển từ nuôi lợn lai sang nuôi lợn Mán; từ phương thức tự cấp sang hướng hàng hoá. Nhiều xã đã đưa chăn nuôi lợn Mán vào Nghị quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã, coi đây là một mũi nhọn. Bởi, hướng đi này tận dụng những thế mạnh về giống, đất đai, vườn đồi rộng, cách nuôi phù hợp với người dân. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch cụ thể từ khâu chọn giống, nuôi, phòng bệnh mà phát triển ồ ạt thì rất dễ mất thương hiệu. Phát triển chăn nuôi lợn Mán của dân tộc Mường theo hướng hàng hoá là một hướng đi đúng, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của các xã vùng cao, vùng sâu. Lợn Mán được nhiều người ưa chuộng, nhưng vấn đề xây dựng và giữ vững thương hiệu bằng những hành động cụ thể là việc cần thiết. Bởi có được thương hiệu thì mới phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả. Điều này, ngoài sự tham gia của người dân, cần có sự nghiên cứu, vào cuộc của các nhà quản lý, chuyên môn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 Xuất phát từ thực tế trên nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và nâng cao năng suất, chất lượng của giống lợn Mán tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” 2. Mục đích của đề tài - Đánh giá được đặc điểm ngoại hình đặc trưng, khả năng sinh sản và sinh trưởng của lợn Mán tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình nhằm phục vụ nghiên cứu và sản xuất. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào cơ sở dữ liệu để đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của giống lợn Mán ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. * Ý nghĩa thực tiễn. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, làm cơ sở để các cấp, các ngành có trách nhiệm quản lý, bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng, lợi thế của giống lợn Mán ở Đà Bắc vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc miền núi. Đồng thời cung cấp thêm thông tin về giống lợn Mán của tỉnh Hòa Bình cho các công trình nghiên cứu sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 1.1.1. Vị trí địa lý Đà Bắc là huyện vùng sâu, vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình 15 km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp huyện Mai Châu và huyện Tân Lạc. Diện tích tự nhiên 77.796,07ha, trong đó Đất nông lâm nghiệp 54.300,53 ha bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp: 3.537,34 ha, Đất Lâm nghiệp: 50.662,96 ha (chia ra: Đất rừng sản xuất 17.690,12 ha, đất rừng phòng hộ 27.356,46 ha, đất rừng đặc dụng 5.616,38 ha); Đất nuôi trồng thủy sản: 80 ha; Đất nông nghiệp khác: 25,13 ha; Đất Phi nông nghiệp: 8.556,39 ha; địa hình chia cắt, phức tạp, độ dốc lớn, huyện có gần 6.700 ha là diện tích mặt hồ Thủy điện Hòa Bình. 1.1.2. Địa hình Đà Bắc có địa hình núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp và bị chia cắt mạnh nên có độ dốc lớn, độ dốc bình quân là 350. Tuy là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhưng diện tích đất nông nghiệp rất ít, chủ yếu là đất rừng, ít có những cánh đồng và bình nguyên rộng. Địa hình nơi đây mang nhiều đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, độ cao trung bình toàn huyện là 560m so với mực nước biển, có nhiều ngọn núi cao >1000m như: Phu Canh: 1.373m; Phu Xúc: 1.373 m; Đức Nhân: 1.320m; Núi Biều: 1.162m. 1.1.3. Khí hậu, thủy văn Đà Bắc nằm trong vùng có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa nhưng vẫn có độ ẩm cao, thường kéo dài từ tháng 11 năm truớc đến hết tháng 4 năm sau. Mùa này thường xuất hiện sương muối. Có những vùng nhiệt độ nhiều ngày xuống dưới 100C làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi, nhất là với các loại đại gia súc như: trâu, bò. Mùa nắng nóng, ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 thường mưa nhiều, độ ẩm cao, có lúc xuất hiện lốc xoáy, lũ ống, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 lũ quét, sạt lở đất đá. Mặt khác do liền kề với hồ Hoà Bình rộng lớn nên chịu tác động đến khí hậu của huyện, mát về mùa hè và bớt lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,80C, Nhiệt độ lúc cao nhất trong năm là 380C đến 390C, nhiệt độ cao tuyệt đối đến 41,80C, thấp nhất từ 2,70C đến 50C, thấp tuyệt đối có ngày một số nơi xuống đến 10C. Nói chung biên độ dao động tuyệt đối chênh lệch tương đối cao chỉ là hãn hữu trong vài ngày đến 1 tuần, không kéo dài lâu, phần lớn toàn huyện có khí hậu ôn hoà. Độ ẩm trung bình tương đối ổn định, hàng năm từ 81% - 84%, sự chệnh lệch giữa các tháng không cao, thấp vào tháng 12 và tháng 1; cao vào tháng 7, tháng 8 với biên độ giao động từ 70% - 90%. 1.1.4. Kinh tế (mức thu nhập) Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,9%, so với kế hoạch đạt 89%, so với cùng kỳ (SVCK) đạt 94%. Giá trị tổng sản phẩm theo giá so sánh năm 2010 đạt 1.320 tỷ đồng, bằng 105% SVCK. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch không đúng hướng do bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, mưa lũ năm 2017, tỷ trọng các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp 37,5% SVCK đạt 91%; công nghiệp, xây dựng 19,3%, SVCK đạt 98%; dịch vụ, thương mại, du lịch 43,2%, so cùng kỳ đạt 111%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng. 1.1.5. Xã hội (Dân số của huyện) Toàn huyện có 20 xã, thị trấn. Dân số 54.849 người gồm 05 dân tộc anh em là Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng sinh sống. Dân tộc Tày 41,5%, Dân tộc Mường 33,0%, Dân tộc Dao 14,2%, Dân tộc Thái 0,3%, Dõn tộc Kinh 11%. Tổng số hộ dân khu vực nông thôn là 11.687 hộ với 49.349 người. Trong đó: Tổng số người trong độ tuổi lao động là: 27.965 người (14.385 lao động nam; 13.580 lao động nữ) chiếm tỷ lệ gần 56,67% dân số nông thôn, song tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp (khoảng 18,5%), còn lại chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp và phổ thông. 1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình 1.2.1. Khái niệm ngoại hình Ngoại hình: Là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của vật nuôi và hình dạng đặc trưng của phẩm giống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 Ngoại hình của vật nuôi là hình dáng bên ngoài của con vật, bao gồm màu sắc lông, da, hình dáng từng bộ phận có sự liên quan đến thể chất, sức khỏe, cấu tạo, chức năng của từng bộ phận trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của vật nuôi. Ngoại hình còn là hình dáng đặc trưng của một phẩm giống. Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, người ta dùng mắt quan sát, dùng tay để sờ nắn, dùng thước để đo một số chiều nhất định. Ngoại hình con vật nuôi được đánh giá không chỉ trên các bộ phận mà được xem xét trên sự cân đối hài hòa của của các bộ phận. Đánh giá ngoại hình vật nuôi là bước đầu tìm hiểu trạng thái sức khỏe, sức sản xuất, hướng sản xuất của vật nuôi để từ đó giúp chọn lọc những vật nuôi tốt hơn. 1.2.2. Bộ phận cơ thể Bao gồm có các bộ phận sau: Đầu, trán, mõm, tai, mắt, hàm, cổ. * Đầu: Khi giám định ngoại hình lợn, cần quan sát hình dáng đầu, mức độ to nhỏ của nó. Đầu to hay nhỏ thường thống nhất với thân hình và tỷ lệ thuận với nhau: dài đầu thường chiếm 18-24% dài thân. * Trán: Nhìn chung khi lợn có trán rộng thì thân cũng rộng và phát dục nhanh. Những giống lợn đã được cải tiến thì trán rộng, các giống lợn nguyên thủy thì trán hẹp. Do đó khi chọn giống cần chọn những cá thể trán rộng * Mõm: Hình dáng và độ dài của mõm là đặc trưng của từng giống lợn. Mõm cong hay quá ngắn hoặc mõm quá dài đều không tốt. Khi chọn lợn nên chọn những con có mõm dài vừa phải, có sự kết hợp tốt giữa hàm trên và hàm dưới * Tai: Hình dáng và độ to nhỏ của tai là đặc trưng của giống: Lợn Ỉ tai nhỏ và đứng, lợn Landrace tai to và rũ xuống. Về độ dày và mỏng của tai thể hiện thể chất của lợn. Nếu lợn có tai dày chứng tỏ thể chất thô, tai mỏng thể chất thanh. Lợn tốt có tai mỏng và gốc tai hơi cứng. * Mắt: Mắt phải sáng, tròn nhanh nhẹn, không lồi và lõm quá sâu, mắt không có nhiều nếp nhăn ở mi mắt. Mắt nhanh nhẹn là mắt tốt và thể chất khoẻ mạnh. * Hàm: Hàm phải phát triển bình thường, cân đối. Hàm trên và hàm dưới phải khít nhau, không chọn lợn có hàm lệch để chọn làm giống. * Cổ: Cổ lợn ngắn hay dài, dày hay mỏng đều liên quan đến sinh trưởng, phát dục của lợn. Yêu cầu cổ dài vừa phải, cơ phát triển đều đặn. Kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 hợp giữa đầu và cổ với vai phải chặt chẽ, không có vết lõm. Cổ của lợn đực thường thô và ngắn hơn cổ lợn nái. Phần thân trước Gồm có vai, ngực với hai chân trước. Yêu cầu chung là cơ phát triển tốt ở vai, ngực rộng, hai chân trước chắc khỏe. * Vai: Yêu cầu phải rộng, phẳng, cơ phát triển tốt vì thịt vai có chất lượng tốt. Sự kết hợp giữa hai xương cánh tay với xương bả vai cần có tỷ lệ nhất định. Giữa bả vai với cổ lưng cần bằng phẳng. Khi quan sát ngoài không thấy rõ ranh giới, giữa các bộ phận là biểu hiện phát dục tương đối tốt. * Ngực: Ngực cần rộng và sâu, vòng ngực lớn. Các chiều sâu và rộng ngực có thể dùng thước đo. Ở lợn phát triển bình thường sâu ngực chiếm 60- 65% cao thân, rộng ngực chiếm 40-50% chiều cao thân, Không sử dụng những lợn ngực hẹp, xương sườn ngắn phát dục kém, sinh sản kém và dễ mắc bệnh. * Chân trước: Yêu cầu chân trước phải thẳng, chắc chắn. không được choãi ra trước hoặc ra sau. Khoảng cách 2 chân rộng, không khép lại hình chữ X. Ngón chân yêu cầu to hơi chếch so với mặt phẳng ngang, nếu ngón chân quá dài yếu hoặc có cục bướu đều không tốt. Phần thân giữa : Phần này kéo dài từ xương bả vai đến hông. Gồm: lưng, hông, sườn, bầu vú và núm vú. Phần này gồm những phần thịt có chất lượng tốt, do vậy khi chọn giống cần chú ý * Lưng: Lưng phải thẳng rộng, dài. Kết hợp giữa bả vai và thân sau tốt nghĩa là không lồi lõm. Lưng võng là biểu hiện của thể chất yếu hoặc xương sống phát triển kém. Lợn nội của nước ta nói chung còn một số nhược điểm lớn là lưng võng. Vì vậy, trong quá trình chọn lọc cần chú ý để có thể nâng cao được phẩm chất của phẩm giống. * Bụng: Đối với lợn nái bụng phải to, nhưng không sệ sát đất. Bụng quá to và sệ là biểu hiện của thể chất yếu. Bụng lợn đực thon, gọn, nhưng không quá nhỏ, không lõm. * Hông:Yêu cầu rộng, phẳng, đầy đặn, dài vừa phải. Chỗ tiếp giáp giữa lưng và hông ít nhăn chứng tỏ kết hợp tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 * Sườn: Rộng, tròn, nếu nhiều nếp nhăn là biểu hiện cơ phát triển không tốt. * Bầu vú và núm vú: Bầu vú lợn nái yêu cầu to. Số lượng vú của lợn đực, lợn cái phải có từ 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa các núm vú phải rộng, sắp xếp đều và thẳng hàng, những vú như thế đảm bảo có nhiều sữa. Nếu ít vú, vú lép sản lượng sữa sẽ thấp. Đầu núm vú có hình dạng bình thường, không quá to hoặc quá nhỏ. Phân thân sau (Mông, đùi, chân sau, đuôi) * Mông: Yêu cầu dài, rộng, phẳng, hơi chếch, thịt đầy đặn. Khi tiến hành giám định do bộ phận này rất quan trọng, phải giám định tỷ mỉ ở 3 mặt: phía trên, phía sau và 2 bên. Đứng 2 bên để quan sát có thể phân biệt rõ mông ngắn hay dài, dốc hay không dốc, rộng hay hẹp. Mông hẹp và dốc thì ngoại hình xấu. Mông của lợn nái cần rộng và nở, xương chậu phát triển thì lợn dễ đẻ. * Đùi : Phải dày, rộng và dài. Nếu đùi có nhiều nếp nhăn là thể chất yếu, tầm vóc không đầy đặn. * Chân sau: yêu cầu chân thẳng, đầu gối không cong hoặc choãi ra Lợn nái cần có khoảng cách 2 chân sau rộng - khoảng cách giữa 2 đầu vú rộng - tiết sữa cao * Đuôi: Gốc đuôi phải to và thon dần, cuối đuôi có chùm lông thể chất khỏe. Độ dài của đuôi phụ thuộc vào giống nếu quá dài là giống thành thục muộn. Các bộ phận khác * Cơ quan sinh dục ngoài: Yêu cầu phát triển bình thường, những đặc trưng về tính cần biểu hiện rõ ràng. Lợn đực dịch hoàn cân đối, nổi rõ, không làm giống những con có dịch hoàn ẩn, không đều. Cơ quan sinh dục ngoài của lợn cái phải phát triển bình thường, không quá to, quá nhỏ và yêu cầu phải nhẵn, trơn * Da: Da trên toàn bộ cơ thể mềm vừa phải, mỏng, bóng mượt giống nhau, không có nếp nhăn ở thân và tứ chi. Nếu có nếp nhăn là thể chất yếu * Lông gáy: phát triển tốt, đặc biệt là lợn miền núi, lông gáy bóng mượt thì lợn khỏe. Lông gáy thưa thì thể chất yếu, dễ mắc bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát dục, các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng 1.3.1. Khái niệm sinh trưởng phát dục + Sinh trưởng: là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, thể hiện là sự tăng lên về chiều cao, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn cơ thể của con vật trên cơ sở của tính di truyền đời trước. + Phát dục: là quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trên cơ thể gia súc. Cũng giống như những động vật khác, lợn cũng tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục nhất định. Đó là quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn và quy luật sinh trưởng không đồng đều của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. a. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn Theo Trần Văn Phùng và cs (2004), thì quá trình phát dục của lợn gồm hai giai đoạn: + Giai đoạn trong thai (114 - 116 ngày) từ khi bắt đầu chửa đến khi đẻ. Là phần quan trọng trong chu kỳ sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. + Giai đoạn ngoài thai (từ khi đẻ ra đến khi trưởng thành) được chia thành các thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Khả năng cho thịt của của lợn biểu hiện ở chỉ tiêu tăng trưởng trong các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trọng trung bình theo giai đoạn phát triển có khác nhau. Sau cai sữa lợn tăng trung bình 400 g/ngày, tiếp theo đạt 500 g/ngày, khi đạt 30 kg: tăng bình quân 600 g/ngày, 40kg: 700 g/ngày cho đến 70 kg và từ đó đến khi đạt 100 kg tốc độ tích luỹ cơ có giảm và bắt đầu tích luỹ mỡ. Khối lượng lúc mới sinh là 1 kg như vậy, sau 7-8 tháng tuổi lợn đã đạt được khối lượng 100 kg, tăng trưởng gấp khoảng 100 lần. b. Quy luật sinh trưởng phát dục không đều Quy luật này thể hiện thông qua sự khác nhau về tốc độ của các hệ như: hệ xương, hệ cơ, hệ mỡ. Hệ xương của lợn phát triển sớm nhất là ở giai đoạn ngoài thai. Tuy nhiên tính theo thành phần cơ thể thì tốc độ phát triển của hệ xương ít thay đổi theo thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 Quá trình phát triển của hệ cơ: ở cả giai đoạn trong thai và ngoài thai đều phát triển mạnh và sớm. Ở giai đoạn ngoài thai sự phát triển của hệ cơ cũng thay đổi: từ khi đẻ đến 6 tháng tuổi hệ cơ phát triển cả về số lượng và kích thước tế bào nhưng chủ yếu là số lượng. Từ 6-8 tháng tuổi số lượng tế bào tăng ít hoặc không tăng, mà chủ yếu tăng kích thước và tăng khối lượng. Quá trình tích lũy mỡ: ngay từ khi đẻ ra lợn con đã có quá trình tích lũy mỡ, sự tích lũy mỡ này cũng thay đổi theo thời gian. Lúc đầu là tích lũy mỡ ở cơ quan nội tạng, tiếp theo là tích lũy ở trong cơ, sau cùng là tích lũy ở dưới da. 1.3.2. Các giai đoạn của chu kỳ động dục * Các giai đoạn của chu kỳ động dục: được chia thành 4 giai đoạn - Giai đoạn trước động dục (pooestrus): Là thời kỳ đầu của chu kỳ sinh dục, buồng trứng phát triển to hơn bình thường, cơ quan sinh dục xung huyết, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, cổ tử cung hé mở, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, giai đoạn này con vật chưa có tính hưng phấn cao, bao noãn phát triển và chín, trứng được tách ra, sừng tử cung xung huyết, niêm dịch đường sinh dục chảy ra nhiều, con vật bắt đầu xuất hiện tính dục, thời kỳ kéo dài 1-2 ngày. - Giai đoạn động dục (Oestrus): Trong giai đoạn này những biến đổi về bên ngoài cơ thể trong giai đoạn trước động dục càng thể hiện rõ ràng hơn. Âm hộ sung huyết, niêm mạc trong suốt, niêm dịch chảy ra nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hưng phấn cao độ, lợn ở trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu, phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác. Thích gần con đực, xuất hiện các tư thế phản xạ giao phối, hai chân sau dạng ra, đuôi cong về một bên. Thường biểu hiện ở lợn nội rõ ràng hơn lợn ngoại, thời gian của giai đoạn động dục phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ chăm sóc, quản lý. - Giai đoạn sau động dục (Postoestrus): Đặc điểm của giai đoạn này là toàn bộ cơ thể và cơ quan sinh dục dần dần được khôi phục về trạng thái sinh lý bình thường. Tất cả các phản xạ động dục, tính hưng phấn cũng dần dần mất hẳn, lợn chuyển sang giai đoạn yên tĩnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 - Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus): Đây là giai đoạn dài nhất, lợn trở nên yên tĩnh hoàn toàn, các cơ quan sinh dục trở về trạng thái bình thường. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào lứa tuổi và giống. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt gồm: * Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi thường đánh giá qua các chỉ tiêu: khối lượng sơ sinh/ổ (kg); khối lượng cai sữa/ổ (kg); khối lượng 60 ngày tuổi/ổ (kg); tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa (g); tăng khối lượng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (g); tiêu tốn thức ăn/kg cai sữa (kg); tiêu tốn thức ăn/kg từ cai sữa đến 60 ngày tuổi (kg); * Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt thường dùng các chỉ tiêu: tuổi bắt đầu nuôi (ngày); khối lượng bắt đầu nuôi (kg); tuổi kết thúc nuôi (ngày); khối lượng kết thúc nuôi (kg); tăng khối lượng/ngày nuôi (g); Tiêu tốn thức ăn (TTT Ă/kg tăng khối lượng (kg); 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn * Các yếu tố di truyền Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng và cho thịt khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg). Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,51 đến -0,56; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs, 1996). Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,35) (Sellier, 1998). Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cs, 1999), nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay (1990), cho rằng việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ. Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8. Johnson (1985) đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên 8.234 lợn Landrace là 0,7 và trên 4.448 lợn Yorkshire là 0,81. Hovenier và cs (1992), khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63. Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998). * Các yếu tố ngoại cảnh • Ảnh hưởng của dinh dưỡng Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Trong chăn nuôi chi phí cho thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, do đó chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật. • Ảnh hưởng của tính biệt Lợn đực có tốc độ phát triển nhanh hơn lợn cái và lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 12 trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cs, 1985). Lợn đực thiến có mức tăng khối lượng cao hơn lợn cái và TTTĂ/kg tăng khối lượng cũng cao hơn. Cụ thể các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt Landrace đạt được như sau: đối với lợn cái tăng khối lượng đạt 868 g/ngày, TTTĂ/ kg tăng khối lượng là 2,60 kg/kg, tỷ lệ nạc đạt 53,8%, pH đạt 6,32. Các chỉ tiêu tương ứng ở lợn đực thiến là 936 g/ngày, 2,70 kg/kg, 50,9% và 6,26. • Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi. Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996), cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 - 1,0 m2. Nghiên cứu của Nielsen và cs (1995). cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. • Ảnh hưởng của năm và mùa vụ Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Pathiraja và cs (1990), cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984), cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8oC đến 22oC thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức và cs (2000). Trần Thị Minh Hoàng và cs (2003), cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình
86 p | 49 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình
71 p | 60 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn đầu sử dụng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hòa Bình
88 p | 41 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
79 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hoàn chỉnh (Total Mix Ration - TMR) từ nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương có bổ sung men vi sinh vật trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại Điện Biên
73 p | 74 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai [♂ (Rừng x Mường) x ♀ (Đen Hòa Bình)] và khả năng sinh trưởng của con lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
78 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
80 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Năng suất sinh sản của lợn nái ông bà, bố mẹ và sự sinh trưởng của lợn con đến 60 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
90 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ
87 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội
92 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của các tỉ lệ sử dụng bánh dầu dừa lên năng suất sinh trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà nòi lai
79 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
83 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình
92 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Lang Đông Khê nuôi trong nông hộ tại huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
76 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên
66 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
65 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy nuôi bán thâm canh trong nông hộ tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
84 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn