intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

53
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này thông qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất sinh sản của lợn mẹ thông qua nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ. Góp phần đề xuất quy trình chăn nuôi lợn Bản sinh sản đạt năng suất và hiệu quả cao để các hộ chăn nuôi áp dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG MẠNH HÙNG ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN NÁI BẢN SINH SẢN TẠI ĐÀ BẮC - HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG MẠNH HÙNG ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN NÁI BẢN SINH SẢN TẠI ĐÀ BẮC - HÒA BÌNH Ngành: Chăn nuôi Mã số: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Duy Hoan THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học Viên Dương Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Duy Hoan, người hướng dẫn khoa học đã quan tâm và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của tôi. Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào tạo - Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng anh chị em cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hòa Bình, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc, Ủy ban nhân dân xã Hiền Lương, Giáp Đắt, Mường Chiềng, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Đà Bắc đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Lời cảm ơn chân thành tôi xin được gửi tới Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Hòa Bình, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong quá trình học tập, cũng như trong giai đoạn thực hiện đề tài Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đà Bắc, Uỷ ban nhân dân các xã Hiền Lương, Giáp Đắt và Mường Chiềng là các cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn tôi triển khai, thực hiện đề tài đã tạo điều kiện và giúp đỡ về nhân lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện bản luận văn này. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận Văn Dương Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về lợn bản địa .................................................................................. 3 1.1.2. Giống lợn và phương thức ăn chăn nuôi ........................................................... 3 1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng .................................... 6 1.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái .......................................................................... 6 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái .............................. 10 1.3. Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của lợn con theo mẹ và các yếu tố ảnh........ ...... 15 1.3.1. Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của lợn con theo mẹ ........................................ 15 1.3.2. Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa lợn con ................................ 15 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn con.......................... 17 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 22 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 22 1.5.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 30 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 30 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 30 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 30 2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã ................ 30 2.3.2. Nội dung 2: Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản của lợn Bản tại một số xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 30 2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã ................. 30 2.4.2. Nội dung 2: Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản của lợn Bản tại một số xã của huyện Đà bắc, tỉnh Hòa Bình...................... 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 36 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 37 3.1. Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi lợn Bản tại một số xã của huyện .................. 37 3.1.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Bản ở các xã của huyện Đà Bắc ......................... 37 3.1.2. Phương thức và tập quán chăn nuôi lợn Bản tại huyện Đà Bắc...................... 40 3.1.3. Vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi lợn Bản Đà Bắc - Hòa Bình ................ 47 3.1.4. Kết quả điều tra về một số đặc điểm sinh lý và năng suất sinh sản của lợn Bản Đà Bắc................................................................................................................ 49 3.2. Kết quả ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản của lợn Bản tại một số xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình .............................................. 52 3.2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn Bản Đà Bắc .................. 52 3.2.2. Một số chỉ tiêu kỹ thuật trên đàn lợn mẹ ........................................................ 56 3.2.3. Tỷ lệ nuôi sống của lợn con ............................................................................ 57 3.2.4. Khả năng sinh trưởng của lợn con .................................................................. 58 3.2.5. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 62 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐC : Đối chứng GĐ : Giai đoạn KL : Khối lượng SS : Sơ sinh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN : Thí nghiệm VAC : Vườn, ao, chuồng VACR : Vườn, ao, chuồng, rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu giống lợn được nuôi tại Đà Bắc ............................37 Bảng 3.2. Số lượng và quy mô lợn Bản nuôi tại nông hộ tại huyện Đà Bắc .........38 Bảng 3.3. Cơ cấu đàn lợn Bản tại 03 xã nghiên cứu ..............................................39 Bảng 3.4. Tập quán và phương thức chăn nuôi ......................................................41 Bảng 3.5. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn Bản.............................................48 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn Bản Đà Bắc ...........................49 Bảng 3.7. Tổng hợp năng suất sinh sản của lợn Bản Đà Bắc.................................52 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu kỹ thuật trên đàn lợn mẹ ...............................................57 Bảng 3.9. Tỷ lệ nuôi sống của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ...............................57 Bảng 3.10. Khối lượng lợn con theo mẹ tại các thời điểm.......................................58 Bảng 3.11. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Bản Đà Bắc giai đoạn từ sơ sinh đến khi cai sữa ..............................................................................................60 Bảng 3.12. Sinh trưởng tương đối của lợn Bản Đà Bắc giai đoạn từ sơ sinh đến khi cai sữa ..............................................................................................61 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp tổng hợp (tính trên 1 ổ) ....63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Loại hình chăn nuôi lợn Bản tại 03 xã khảo sát.....................................42 Hình 3.2. Kiểu chuồng chăn nuôi lợn Bản tại 03 xã khảo sát................................43 Hình 3.3. Phương thức chăn nuôi lợn Bản tại 3 xã khảo sát..................................44 Hình 3.4. Biểu đồ số con sơ sinh, số con sơ sinh sống và số con cai sữa của lợn Bản Đà Bắc ở lô thí nghiệm và lô đối chứng ..................................54 Hình 3.5. Đồ thị khối lương lợn con theo mẹ tại các thời điểm từ sơ sinh khi cai sữa ....................................................................................................59 Hình 3.6. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Bản Đà Bắc, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa ......................................................................................60 Hình 3.7. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn Bản Đà Bắc, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa ......................................................................................62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, đồng thời tạo việc làm, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Cùng với sự phát triển của xã hội theo hướng giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế, nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển như: giao đất, giao rừng, khuyến khích nông dân làm kinh tế VAC, VACR... nhờ vậy mà nông nghiệp đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi an toàn và bền vững là hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều trong những năm qua. Khuyến khích các hộ chăn nuôi nên sử dụng con giống bản địa và khai thác nguồn thức ăn phong phú, có sẵn, rẻ tiền ở địa phương thay vì phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Khuyến cáo chăn nuôi theo cả hai hướng, đó là chăn nuôi thâm canh trong các trang trại tập trung quy mô lớn và chăn nuôi theo hướng truyền thống. Hiện nay, Nhà nước khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng truyền thống do các giống nội địa rất phong phú, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện và tập quán chăn nuôi theo các vùng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng các giống bản địa vào thực tiễn sản xuất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát triển chăn nuôi hiện nay. Tại huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, trong các xóm, bản của người dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Tày lợn Bản được nuôi từ rất lâu đời cho tới nay vẫn được nuôi rộng rãi. Trước năm 1990, lợn nuôi được thả rông ra bên ngoài hoặc thả trong rừng. Từ năm 1993, người Kinh đến các bản này và gọi chúng là lợn “Bản”, từ đó đến nay tên này được gọi thông dụng. Lợn bản đang được nuôi phổ biến, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh thuộc các xã như: Mường Chiềng, Giáp Đắt, Hiền Lương... Một số tác giả nghiên cứu cho biết: Giống lợn địa phương tại đây đẻ ít con, tỉ lệ nuôi sống thấp, chậm lớn, khoảng cách lứa đẻ thưa,… Nhiều năm qua, số lượng lợn Bản trên địa bàn huyện có xu hướng giảm do công tác quản lý thú y, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được quan tâm sát sao, nên số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 lợn con giai đoạn theo mẹ bị hao hụt và còi cọc chậm lớn. Cùng với kỹ thuật chăn nuôi chưa được cải tiến nên hiệu quả kinh tế thấp. Giống lợn này cần được bảo tồn và phát triển nhằm mục đích khai thác những ưu điểm quý của chúng như chịu đựng kham khổ, thích nghi tốt ở điều kiện chăn nuôi quảng canh, chất lượng thịt thơm ngon. Chính vì vậy, việc áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp, đặc biệt là công tác quản lý và công tác thú y là hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc – Hòa Bình” 2. Mục tiêu của đề tài  Mục tiêu tổng quát: Thông qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản và hiệu quả trong chăn nuôi lợn nái, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn Bản tại Đà Bắc - Hòa Bình.  Mục tiêu cụ thể: + Thông qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất sinh sản của lợn mẹ thông qua nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ. + Góp phần đề xuất quy trình chăn nuôi lợn Bản sinh sản đạt năng suất và hiệu quả cao để các hộ chăn nuôi áp dụng. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn  Ý nghĩa khoa học Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu quan trọng đóng góp vào cơ sở dữ liệu về các giống lợn bản địa ở Việt Nam.  Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan có thẩm quyền triển khai bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn bản địa nói chung và lợn Bản Đà Bắc - Hòa Bình nói riêng. Góp phần xây dựng quy trình chăn nuôi lợn bản sinh sản đạt hiệu quả cao qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm về lợn bản địa Khái niệm lợn bản địa: Việt Nam là nước có nhiều giống lợn rất đặc trưng cho từng vùng sinh thái như vùng đồng bằng châu thổ có lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Lang Hồng. Các vùng núi và trung du có các giống lợn Mường Khương, lợn Mẹo (lợn Bản H’Mông), lợn Táp Ná, lợn Hạ Lang, Lợn Vân Pa… Qua đây có thể cho thấy lợn bản địa là lợn có nguồn gốc, xuất sứ tại các địa phương, có đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất tương đối đồng nhất, được người dân chăn nuôi trong một thời gian dài tại địa phương. Lợn bản địa ở Hoà Bình là giống lợn đã có tại đây từ hàng trăm năm, do có nhiều ưu điểm nên được các dân tộc Mường, Dao trong tỉnh Hoà Bình chăn nuôi đã từ lâu đời. 1.1.2. Giống lợn và phương thức ăn chăn nuôi 1.1.2.1. Giống lợn Theo Tổng cục thống kê (2018) thì Việt Nam là một trong những nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Số đầu lợn trong cả nước có sự biến động lớn giữa các năm. Từ năm 2011, tổng đàn lợn là 27,06 triệu con, tăng lên cao nhất năm 2016 với 29,08 triệu con và có xu hướng giảm dần ở 2 năm tiếp theo. Tính đến năm 2018, tổng số đầu lợn trong cả nước đạt 27,33 triệu con, trong đó 23,27 triệu lợn thịt, 3,99 triệu lợn nái và còn lại là lợn đực giống. Tuy nhiên, mật độ lại không đồng đều giữa các vùng. Đồng bằng Sông Hồng chiếm 25%, Miền núi và trung du phía Bắc chiếm 26%, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 18%, Tây Nguyên 7&, Đông Nam Bộ 12% và đồng bằng Sông Cửu Long 12% (2018). Giống lợn nái địa phương, tại các tỉnh phía Bắc các giống như Móng Cái, Mường Khương, nhóm lợn Lang vẫn được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Tuy nhiên, trong nhiều năm do chưa được chú ý chọn lọc và cải tiến năng suất nên năng suất, chất lượng chưa cao. Tăng khối lượng dưới 300 g/con/ngày, tỷ lệ nạc từ 37- 38%, ước tính nước ta hiện nay có khoảng 540 ngàn lợn nái nội. Hiện nay, đàn lợn đực giống chủ yếu là lợn ngoại và lợn lai, còn lợn nội hầu như rất ít. Trong đó, về cơ cấu đàn đực giống giữa các miền cũng khác nhau: miền Nam lợn Pietrain và lai Pietrain x Duroc chiếm tỷ lệ cao (trên 68%), còn lại là các giống thuần Yorkshire, Landrace, Duroc, lai Yorkshire x Landrace, Pietrain x Landrace và Master; miền Bắc chủ yếu là con lai Landrace x Yorkshire; sau đó là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 các giống thuần Landrace, Yorkshire, Duroc và một số giống của PIC. 1.1.2.2. Phương thức chăn nuôi Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi lợn nước ta là bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại tập trung hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển, nhất là từ khi có nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại. Đây là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thịt lợn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Việc sử dụng các phương thức chăn nuôi khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế và trình độ chăn nuôi của từng hộ gia đình, từng đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại cả ba phương thức chăn nuôi lợn, gồm:  Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến trong cả nước, chiếm khoảng 75 – 80 % về đầu con, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 65 – 70 % tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con/hộ; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì) do đó giảm chi phí đầu tư thức ăn; con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao (F1: nội x ngoại). Phương thức này có năng suất chăn nuôi thấp, khả năng tham gia thị trường của sản phẩm thấp do lợi nhuận chia cho thương lái (chi phí thu gom, vận chuyển, kiểm dịch và chất lượng). Đặc biệt với phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, các cơ quan chức năng cũng như người chăn nuôi không thể kiểm soát được đầu vào (giống, thức ăn) và đầu ra (lợn giống, lợn thịt) trong chăn nuôi lợn, do đó gây nên những rủi ro tiềm tàng về con giống, về dịch bệnh, về vệ sinh an toàn thực phẩm… nên có thể nói rằng chăn nuôi lợn Việt Nam chưa có tính bền vững cao. Phương thức chăn nuôi lợn nông hộ nhỏ lẻ đang có xu hướng giảm dần và trong tương lai sẽ không tồn tại hoặc được cải tiến dần thành chăn nuôi gia trại.  Chăn nuôi gia trại Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hóa. Đặc trưng của phương thức này là: quy mô đàn lợn từ 10 - 30 nái, hoặc từ 10 - 50 lợn thịt/gia trại có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 có khoảng 40 % thức ăn công nghiệp được sử dụng nuôi lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ 50-75 % máu lợn ngoại trở lên; công tác thú y và chuồng trại đã được chú trọng. Phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam) và phát triển mạnh hầu khắp trong những năm gần đây. Năng suất chăn nuôi theo phương thức gia trại tiến bộ hơn nhiều so với phương thức chăn nuôi nông hộ, tuy nhiên năng suất vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nhất là nhu cầu về chất lượng thịt.  Chăn nuôi trang trại Phương thức chăn nuôi này được phát triển mạnh trong những năm gần đây, tính đến năm 2017, cả nước có 17.475 trang trại chăn nuôi lợn (trong đó 4.990 trang trại lợn nái và 12.485 trang trại lợn thịt chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi. Trong đó, miền Bắc có 7182 trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 10.293 trang trại, chiếm 58,9%. Vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn là Đông Nam Bộ: 6081 trang trại, chiếm 34,8%; tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng: 4508 trang trại, chiếm 25,8%; Đồng bằng sông Cửu Long: 2412 trang trại, chiếm 13,8%; Đông Bắc: 1240 trang trại, chiếm 7,1%; Bắc Trung Bộ: 1153 trang trại, chiếm 6,6%; Tây Nguyên 996 trang trại, chiếm 5,7%. Các vùng ít phát triển là Tây Bắc, chỉ có 262 trang trại, chiếm 1,5% tổng số trang trại chăn nuôi lợn trên toàn quốc. Phương thức chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 15-20% về đầu con, 25-30% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 50 nái hoặc trên 300 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường hợp 11 ngàn lợn nái bố mẹ/1 trại). Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn công nghiệp rất khắt khe, chỉ có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu, áp dụng công nghệ chuồng trại tiên tiến như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động…. Nhờ đó mà năng suất chăn nuôi được nâng cao, khối lượng xuất chuồng bình quân trên 90 kg/con. Chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản nhập ngoại là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các thành phố lớn hiện nay và người tiêu dùng cả nước cũng như xuất khẩu trong tương lai. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi, khả năng cạnh tranh sản phẩm thịt lợn còn thấp do việc thiếu quản lý hàm lượng các hoạt chất sinh học trong thức ăn công nghiệp, kỹ thuật giết mổ và chế biến thịt lợn còn nhiều hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dành nhiều công sức cho việc nghiên cứu các giống lợn địa phương của Việt Nam (Lê Viết Ly, 1999; Trần Thanh Hải và Lê Đình Phùng, 2009). Đặc điểm nổi bật của các giống lợn địa phương là thích nghi với các điều kiện môi trường sinh thái từng vùng, với các điều kiện chăn nuôi nông hộ, có khả năng kháng bệnh cao, sử dụng được thức ăn giàu chất xơ nhưng nghèo dinh dưỡng, thịt thơm ngon (Lê Viết Ly, 1999; Nguyễn Ngọc Phục và cs, 2010). Các tỉnh miền núi đang sở hữu nguồn gen lợn bản quý báu, đó là giống lợn Bản: Mường Lay (lợn 14 vú), lợn Hạ Lang, lợn Táp Ná, Lợn Mẹo....Theo điều tra sơ bộ các giống lợn địa phương được người dân các tỉnh miền núi nuôi tại nông hộ theo phương thức thả rông, tự kiếm ăn và không có chuồng trại. Do nuôi chăn thả tự do nên năng xuất không cao, tình hình dịch bệnh không kiểm soát được và thực tế đã có dịch bệnh xảy ra vì vậy việc phát triển đàn cũng gặp khó khăn. 1.1.2.3. Một số hiểu biết về lợn Bản Lợn Bản là nguồn gen quý được nuôi khắp hầu hết tại các tỉnh miền núi phía bắc, trong đó khá phổ biến ở Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La. Ở Hòa Bình, lợn Bản thể hiện rõ nét thông qua đàn lợn nái có đặc điểm là lông đen, dài, cứng, da có màu đen tuyền, có trường hợp đen cả mõm và vú, bốn chân. Tai lợn nhỏ, dựng đứng, chân nhỏ, đi bằng móng, mắt tinh nhanh, mặt nhỏ, mõm dài, nhọn. Đuôi dài nhỏ, lưng hơi võng hoặc thẳng, mình ngắn, lợn trưởng thành bụng gọn, không sệ, vú to và nổi rõ. Dáng lợn đi nhanh nhẹn, khả năng leo đồi rừng khoẻ và nhanh, đặc biệt có khả năng luồn lách trong các bụi rậm và trốn chạy nhanh, khả năng rũi đất rất khoẻ để tìm kiếm thức ăn. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn Bản Điện Biên là 451 ngày (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010), lợn Bản Hoà Bình có tuổi đẻ lứa đầu là 388,96 ngày (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009). Đối với lợn thịt được nuôi bán chăn thả, thời gian nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ, thường là 4 - 6 tháng (lợn đạt 7 - 15 kg) hoặc 12 tháng tuổi (khối lượng đạt 40 - 50 kg) khi đó đạt yêu cầu giết thịt làm thực phẩm hoặc bán. 1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng 1.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản lợn nái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm rất nhiều chỉ tiêu: Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa,... Do đó, để đánh giá một cách đúng đắn năng suất sinh sản của lợn cái cần phải xác định được các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng. Các chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 tiêu này cần phải được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn cái từ lứa đẻ đầu tiên đến lứa đẻ cuối cùng. Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: Số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Một số tác giả cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản cho phép đánh giá lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ, thời gian động dục trở lại. Các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: Số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa. Theo Gordon (2004) trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lượng con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất khả năng sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng lợn con cai sữa của 1 nái/năm là: Tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh), tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau. Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên các mặt: Chu kỳ động dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con sơ sinh/lứa. Ở Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống (TCVN 1980-1981, TCVN 1982-1981) đề ra 4 chỉ tiêu giám định lợn nái tại các cơ sở giống nhà nước là: Số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày, khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày, tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách lứa đẻ đối với nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi. Theo Nguyễn Khắc Tích (2002), khả năng sinh sản của lợn nái chủ yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con sơ sinh và số lứa đẻ/nái/năm. Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm. Tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con sơ sinh, số lứa đẻ/năm, số con sơ sinh sống/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khả năng tiết sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng ảnh hưởng đến số lợn con cai sữa/nái/năm. Do đó, việc cải tiến để nâng cao số lợn con và khối lượng lợn con lúc cai sữa là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Như vậy, năng suất sinh sản lợn nái được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chính sau: - Tuổi phối giống lần đầu: Là số ngày được tính từ khi lợn nái được sinh ra đến ngày được phối giống lần đầu. Tuổi phối lần đầu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự thành thục về tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 cũng như thành thục về thể chất của lợn nái. Một số nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng đáng kể của tuổi phối giống lần đầu lên năng suất sinh sản của con nái bao gồm các chỉ tiêu: Số thai, tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra/lứa và tuổi sử dụng của lợn nái. Lợn nái có tuổi phối giống lần đầu thấp thì số con đẻ ra/lứa thấp hơn ở lứa đầu và lứa thứ 2, nhưng tuổi sử dụng con nái dài hơn so với những con cái hậu bị có tuổi phối giống cao hơn. - Tuổi đẻ lứa đầu: Là số ngày được tính từ khi lợn nái được sinh ra đến ngày lợn đẻ lần đầu. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối giống lần đầu, nó cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài. Tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa và thời gian mang thai (Holm và cs, 2004). Tuổi đẻ lứa đầu có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố ngoại cảnh. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Bởi nếu lợn nái bị đưa vào khai thác quá sớm khi thể vóc phát triển chưa hoàn thiện thì số trứng rụng ít, dẫn đến số con đẻ ít, khối lượng sơ sinh thấp, tỷ lệ chết cao, hao hụt lợn nái lớn làm ảnh hưởng đến lứa đẻ tiếp theo. Ngược lại, nếu đưa nái vào khai thác quá muộn thì sẽ làm giảm năng suất sinh sản của lợn nái, thời gian sử dụng nái giảm và giảm hiệu quả chăn nuôi. - Số con đẻ ra/ổ: Số con đẻ ra/ổ là tổng tất cả số con đẻ ra còn sống, số con chết khi sinh và số thai chết lưu. Chỉ tiêu này đánh giá số trứng được thụ tinh và kỹ thuật phối giống cũng như kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai. Số con đẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành và khả năng nuôi thai của lợn mẹ. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp h2 = 0,10 - 0,15; có tương quan kiểu hình thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh sống, r = 0,92 (Rothschild và Bidanel, 1998). Do vậy, nó quyết định nhiều đến số con đẻ ra còn sống/ổ hay nói cách khác nâng cao được số con đẻ ra/ổ cũng có ý nghĩa góp phần nâng cao được số con còn sống/ổ. Số con đẻ ra/ổ khác nhau qua các lứa đẻ và tuân theo một quy luật, lứa đầu không cao sau đó tăng lên ở lứa thứ 2, tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo đến lứa 6-7 sau đó giảm dần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 - Số con sơ sinh sống/ổ: Đối với lợn nái, số con sơ sinh sống là tính trạng quan trọng nhất, là chìa khóa quyết định năng suất, chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái trong thời kỳ mang thai. Chỉ tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với số con cai sữa, r =0,81 (Rothschild và Bidanel, 1998). Do vậy, việc chọn lọc nâng cao số con sinh ra còn sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc tăng số con cai sữa/ổ và số con cai sữa/nái/năm. - Số con để nuôi/ổ: Là số con sơ sinh sống/ổ được để lại nuôi. Trên thực tế, một số trường hợp trong đàn có con sơ sinh bị yếu, dị tật… hay số con sơ sinh sống/ổ nhiều hơn số vú của nái (thường người ta chỉ để lại số con nuôi tới cai sữa
  19. 10 đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi và từ 3 đến 8 tuần tuổi tăng theo khối lượng sơ sinh/con (Phan Xuân Hảo, 2007). Theo Gondron (2004) khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của lợn con ở giai đoạn theo mẹ cũng như giai đoạn sau cai sữa. - Số con cai sữa/ổ: Số con cai sữa/ổ là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ, tính nuôi con khéo của lợn mẹ và điều kiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của các cơ sở chăn nuôi đối với lợn mẹ và lợn con. Chỉ tiêu số con cai sữa/ổ có tương quan kiểu hình thuận với số con sơ sinh sống/ổ. - Khối lượng cai sữa/con: Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng khối lượng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con, phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh, tỉ lệ nuôi sống, độ đồng đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số con cai sữa/ổ. - Khối lượng cai sữa/ổ: Khối lượng cai sữa/ổ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, đánh giá năng suất và chất lượng sữa mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ, số ngày cai sữa, giống, lứa đẻ và khối lượng sơ sinh. - Khoảng cách lứa đẻ: Là số ngày từ ngày đẻ của lứa đẻ này đến ngày đẻ của lứa đẻ tiếp theo. Bao gồm: Thời gian nuôi con, thời gian chờ phối, thời gian mang thai. Trong đó, thời gian mang thai thường cố định hoặc biến đổi rất nhỏ nên khoảng cách hai lứa đẻ phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian chờ phối. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái a) Các yếu tố di truyền Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố. Một số tác giả nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorkshire, nhận thấy yếu tố giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/ổ (số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Trần Thị Minh Hoàng và cs, 2008). Theo Đặng Vũ Bình (1999), khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại (Landrace và Yorkshire) nuôi tại Xí nghiệp lợn giống Mỹ Văn cho thấy giống chỉ ảnh hưởng tới số con để nuôi (P
  20. 11 Lợn thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau. Sự thành thục về tính ở các giống lợn có tầm vóc và khối lượng nhỏ thường sớm hơn so với các giống lợn có tầm vóc và khối lượng lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xuất hiện lúc 3-4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998). Giống lợn Meishan (MS) có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt. So với giống lợn Large White, lợn MS đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng 100 ngày và có số con sơ sinh nhiều hơn 2,4-5,2 con/ổ. Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, tuổi đẻ lứa đầu với h2=0,27 (Rydhmer và cs, 1995), hệ số di truyền đối với tính trạng số con sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ của một số công bố đều dao động 0,03-0,12. Trong đó, số con sơ sinh/ổ có h2=0,03 (Imboonta và cs, 2007), h2 = 0,12 (Schneider và cs, 2011), số con cai sữa/ổ có h2=0,11 (Schneider và cs, 2011). Khối lượng sơ sinh/ổ có h2=0,07 (Grandinson và cs, 2005) và h2=0,18 (Schneider và cs, 2011), khối lượng sơ sinh/con có h2=0,44 (Schneider và cs, 2011), khối lượng cai sữa/ổ có h2=0,21 (Lundgren và cs, 2010) và h2=0,22 (Schneider và cs, 2011). Khoảng cách giữ hai lứa đẻ có h2=0,08 (Rydhmer và cs, 1995). Các chỉ tiêu sinh sản có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng lớn bởi tác động của các yếu tố môi trường. Trong chọn lọc nhân thuần, đối với các tính trạng năng suất sinh sản thường đạt tiến bộ di truyền chậm hơn so với nhóm các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thịt. Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hưởng của cận huyết. Khi hệ số cận huyết ở lợn nái tăng thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ. Tại các trang trại nuôi lợn nái, tỉ lệ lợn con chết khi sơ sinh khoảng 6 - 8%, đây là các trường hợp thai chết ngay trước lúc sinh hoặc trong khi đẻ. Tuy nhiên, lợn nái nhạy cảm stress nhiệt có tỉ lệ chết sơ sinh cao hơn. Tỉ lệ lợn con sơ sinh bị dị dạng hay khuyết tật di truyền chiếm 1%. Những dị tật này có thể do các yếu tố môi trường hay di truyền gây ra và hội chứng stress được xem như là một biến dị di truyền ảnh hưởng đến tỉ lệ này. b) Các yếu tố ngoại cảnh - Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản, thời gian sử dụng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Để đạt năng suất sinh sản tốt nhất thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2