Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình
lượt xem 6
download
Nội dung chính của luận văn là xác định được ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (Landrace x Yorshire) tại Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN QUANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG SƠ SINH VÀ BỔ SUNG PROBIOTIC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN LAI (LANDRACE x YORSHIRE) NUÔI TẠI HÒA BÌNH Ngành: Chăn nuôi Mã số ngành: 8 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Duy Hoan Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và động viên của thầy cô, bạn bè và gia đinh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Duy Hoan người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các kỹ thuật viên, công nhân của trại lợn Thành Thúy xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, đã tạo điều kiện để giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hòa Bình, ngày…..tháng…..năm 2019 Học viên Nguyễn Văn Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BS: Bổ sung cs: Cộng sự D: Duroc DLW: Duroc Large White KPCS: Khẩu phần cơ sở KL: Khối lượng L: Landrace LW: Large White PSST: Khối lượng sơ sinh thấp PSSTB: Khối lượng sơ sinh trung bình PSSC: Khối lượng sơ sinh cao SS: Sơ sinh TN: Thí nghiệm TA: Thức ăn TB: Trung bình TC: Tiêu chảy TTTA: Tiêu tốn thức ăn Y: Yorkshire Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ....................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng của lợn con .......................................................4 1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con .......................................................................4 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn ...........................................................6 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ................................................6 1.2. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn .........................................10 1.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa dạ dày .........................................................10 1.2.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa ruột .............................................................12 1.2.3. Sinh lý tiêu hóa của lợn .....................................................................................14 1.3. Tổng quan về probiotic .........................................................................................15 1.3.1. Khái niệm về probiotic ......................................................................................15 1.3.2. Cơ chế tác dụng của probiotic ...........................................................................16 1.3.3. Các nhóm vi sinh của probiotic .........................................................................17 1.4. Một số nét chính về hội chứng tiêu chảy ở lợn con ..............................................18 1.4.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con và nguyên nhân gây tiêu chảy ..........................18 1.4.2. Một số loại vi khuẩn thường gặp trong bệnh tiêu chảy .....................................20 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...........................................................22 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....30 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................30 2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................30 2.3.1. Thiết kế thí nghiệm ............................................................................................30 2.3.2. Phương pháp trộn chế phẩm vào thức ăn...........................................................34 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................................................34 2.3.4. Phương pháp tlợn dõi các chỉ tiêu .....................................................................34 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................38 3.1. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa của lợn (Landrace x Yorshire) giai đoạn sơ sinh đến 30 ngày tuổi ..............................................................................38 3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi. ........................38 3.1.2. Sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi. ..........................................................................................................39 3.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi. ..........................................................................................................44 3.1.4. Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi. ..........................................................................................................48 3.1.5. Tỷ lệ tiêu chảy lợn con giai đoạn sơ sinh đến 30 ngày tuổi ..............................50 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung chế phẩm probiotic đến khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn thịt F1 (Landrace x Yorshire) giai đoạn 30-150 ngày tuổi ..........................................................................................53 3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống lợn thí nghiệm giai đoạn từ 30 đến 150 ngày tuổi. ..................53 3.2.2. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm ......................................................54 3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm ....................................................58 3.2.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm. .................................................62 3.2.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ..................................64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi 3.2.6. Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho tăng khối lượng ...........................66 3.2.7. Hiệu quả kinh tế của lợn thí nghiệm giai đoạn từ 30 – 150 ngày tuổi...............68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................73 1. Kết luận ....................................................................................................................73 2. Đề nghị .....................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm từ giai đoạn SS – 30 ngày tuổi ..............................31 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn con từ SS - 30 ngày tuổi ....................................................................................................32 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm từ giai đoạn 30 - 150 ngày tuổi .............................33 Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho lợn con từ 30 đến 150 ngày tuổi ...............................................................................................33 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm. ............................................................38 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung chế phẩm probiotic đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn tlợn mẹ. ...........................................40 Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn tlợn mẹ ..................................44 Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ SS – 30 ngày tuổi ...........48 Bảng 3.5. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con giai đoạn từ sơ sinh – 30 ngày tuổi ..............................................................................................51 Bảng 3.6. Tỷ lệ nuôi sống lợn thí nghiệm giai đoạn từ 30 đến 150 ngày tuổi ...........53 Bảng 3.7. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ 30 đến 150 ngày tuổi . ............54 Bảng 3.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ 30 đến 150 ngày tuổi. ...........58 Bảng 3.9. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ 30 đến 150 ngày tuổi ..........62 Bảng 3.10. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt thí nghiệm ..........................64 Bảng 3.11. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng (kcal/kg) ……………64 Bảng 3.12. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng (g/kg) ……………………………65 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của lợn thí nghiệm .........................................................70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con giai đoạn từ SS - 30 ngày tuổi ......43 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................................47 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm giai đoạn 30-150 ngày tuổi ......................................................................................................................................58 Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm giai đoạn 30-150 ngày tuổi ...............................................................................................................................62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp. Ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 70 % dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Lợn là loài vật nuôi có khả năng sử dụng tốt các phụ phẩm công - nông nghiệp, khả năng sinh sản cao và dễ nuôi. Vì vậy, chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nông dân và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng đàn lợn của Việt Nam năm 2017 có khoảng 27,4 triệu con, được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đóng góp tới 70% lượng thịt tiêu thụ so với tổng số lượng thực phẩm là thịt tiêu dùng ở nước ta hiện nay. Do đó, thực tiễn đang đặt ra cho công tác khoa học kỹ thuật nhiều yêu cầu và mục tiêu mới trong nghề chăn nuôi lợn. Để nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi lợn, chúng ta đã nhập các giống lợn cao sản từ nước ngoài để lai kinh tế và phục vụ cho các chương trình nhân giống. Trong hơn 30 năm qua, lai kinh tế giữa lợn đực ngoại với lợn nái nội, giữa đực ngoại và nái ngoại,… đã trở thành tiến bộ kỹ thuật quan trọng và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Song song với công tác giống, việc chăm sóc nuôi dưỡng trong đó có việc sử dụng một số chế phẩm sinh học như kháng sinh, hocmon đã và đang được sử dụng ở những quy mô, mức độ khác nhau và mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nhà khoa học đã phát hiện ra mặt trái của các chất bổ sung này như gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, để lại tồn dư trong sản phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Để khắc phục những hạn chế này, khoa học đã hướng tới nghiên cứu và sản xuất những chất thay thế nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 chất kích thích, nhiều chế phẩm bổ sung cho thức ăn hoặc tiêm trực tiếp cho gia súc. Trên thế giới, việc bổ sung các chế phẩm cho gia súc trong khẩu phần ăn nhằm thay thế việc sử dụng kháng sinh đã và đang được sử dụng rộng rãi. Probiotic một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi", những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Đây là những vi sinh vật còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ, hiện đang được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi lợn. Nhằm đánh giá một cách toàn diện vai trò và tác dụng của chế phẩm probiotic đến sức khỏe và tăng khối lượng của lợn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình”. 2. Mục đích của đề tài - Xác định được ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (Landrace x Yorshire) tại Hòa Bình. - Từ các kết quả xác định được, đề xuất các giải pháp trong quá trình sử dụng chế phẩm probiotic thay thế kháng sinh bổ sung nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và tác dụng của việc bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng và hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hòa Bình. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) sử dụng probiotic không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 dùng hoặc hạn chế thấp nhất việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng của lợn con 1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi thai được hình thành đến khi thành thục về tính. Theo tác giả Chambers (1990) định nghĩa thì: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là tăng các tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ thể. Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là quá trình tích lũy dần dần các chất (trong đó chủ yếu là protein). Ở đây tốc độ tích lũy của các chất cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Mà sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hưởng của hệ thống tuyến nội tiết (Đặc biệt là hormon Somato Tropin Hormon của thùy trước tuyến yên) có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của sinh vật. Dương Mạnh Hùng (2007) đã khái quát: Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia của các tế bào trong cơ thể”. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, vì thế người ta thường lấy chỉ tiêu tăng khối lượng để đánh giá quá trình sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 trưởng của sinh vật. Trong quá trình sinh trưởng thì lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục nhanh. Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh nên khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 - 14g protein/kg khối lượng cơ thể, lợn lớn chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4g protein/kg khối lượng cơ thể. Để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng hơn, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn vì tăng trọng của lợn con chủ yếu là tăng thịt nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ (Võ Trọng Hốt và cs, 2000). Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) cho biết: Sinh trưởng của lợn không đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm. So với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con thấp. Do lợn sinh trưởng phát triển nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất mạnh. Lợn con ở 21 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14 g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành tích luỹ được 0,3 - 0,4 kg protein. Hơn nữa để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng nghĩa là tiêu tốn thức ăn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, lợn là loài có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng sản xuất của chúng thì người chăn nuôi phải nắm vững đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hoá của lợn để có các biện pháp tác động kịp thời và có hiệu quả kinh tế cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của lợn Để đánh giá năng suất thịt lợn người ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu tăng khối lượng ngày đêm và khối luợng đạt được lúc giết thịt, ngoài ra còn xem xét sinh trưởng tương đối, cụ thể: Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của gia súc tích lũy được trong một thời gian. Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính tlợn công thức sau đây: W2 - W1 A= t2 - t1 Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W1 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t1 W2 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t2. Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời điểm sinh trưởng sau và trước. Độ sinh trưởng tương đối thường được biểu thị bằng số phần trăm, công thức tính như sau: W2 - W1 R (%) = x 100 (W2 + W1) / 2 Trong đó: R (%): độ sinh trưởng tương đối (%) W2: khối lượng tích luỹ đo được tại thời điểm sau W1: khối lượng tích luỹ đo được tại thời điểm trước 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng Như đã đề cập ở trên, tất cả các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số lượng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. * Các yếu tố di truyền: Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh truởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg). Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: 0,51 đến 0,56 và 0,715 và công bố con lai (DLW) D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng khối lượng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg tăng khối lượng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm. * Các yếu tố ngoại cảnh: Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lợn. Theo Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985), nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi khi lợn nái mới đẻ là 30 - 320C, lợn có khối lượng 30 kg nhiệt độ tối ưu là 26 0C, lợn có khối lượng 50 kg nhiệt độ tối ưu là 190C, lợn có khối lượng > 50 kg thì nhiệt độ < 190C. Chuồng trại, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng, phát triển của lợn ở bất kỳ giai đoạn nào. * Ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh/ổ Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái. Khối lượng sơ sinh/ổ, là khối lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn, khối lượng sơ sinh/ổ cao thì tốt, lợn sẽ tăng khối lượng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Thiện và cs, 1998). Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau. Các giống lợn nội như Móng Cái: 0,5-0,7 kg/con, lợn Ỉ 0,45 kg/con. Lợn ngoại Yorshise nuôi tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2-1,5 kg/con (Trần Văn Phùng và cs, 2004). Ngoài ra, khối lượng sơ sinh có liên quan và tỷ lệ thuận với khối lượng của lợn nái. Vì thế trong giai đoạn lợn nái chửa và nhất là thời gian 20 ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 trước khi đẻ cần chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái tốt, thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin, khoáng để cho thai phát triển tốt. Khi khối lượng con sơ sinh cao thì lợn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, khối lượng con cai sữa sẽ cao và khối lượng xuất chuồng lớn. * Ảnh hưởng của khối lượng cai sữa/ổ Trong chăn nuôi lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa có một ý nghĩa rất quan trọng vì đó chính là cơ sở vật chất để phát triển đàn lợn nái sinh sản và nâng cao năng suất chăn nuôi. Khối lượng toàn ổ khi cai sữa ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất chuồng. Khối lượng cai sữa/ổ của các giống lợn khác nhau cho khối lượng không giống nhau. Lợn móng cái có khối lượng cai sữa/ổ lúc 2 tháng tuổi là 58,20 - 60,88 kg; lợn F1 (Đại bạch x Móng cái) có khối lượng 60 ngày/ổ là 63,80 kg (Nguyễn Thiện và cs, 1998). Khối lượng cai sữa của lợn con cao hay thấp, sức khoẻ tốt hay xấu, sinh trưởng phát dục nhanh hay chậm, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đàn giống và khả năng nuôi thịt của lợn sau này. Nuôi dưỡng tốt lợn con còn là cơ sở thuận lợi cho công tác chọn giống, chọn phối, là cơ sở tốt để con vật có thể di truyền khả năng sinh sản cho đời sau. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ tới khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng. Vì vậy, để có khối lượng cai sữa/ổ cao ta phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn có chửa và lợn con bú sữa, đặc biệt là bổ sung thức ăn sớm cho lợn con, giúp cho lợn con sinh trưởng phát triển mạnh, giảm sự hao mòn của lợn mẹ, đồng thời làm giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết xuống mức thấp nhất. * Ảnh hưởng của tính biệt: Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell cs, 1983). Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt đối với tăng khối lượng. * Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại riêng rẽ. Lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần... * Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Mối quan hệ năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khóa ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Nghi và cs, 1996). Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật. Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế (Nguyễn Nghi và cs, 1996). Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do. * Ảnh hưởng của năm và mùa vụ: Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn; sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Các tác giả cho biết, nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8oC đến 22oC thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Trần Thị Minh Hoàng và cs (2006) cũng cho biết, tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm. * Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ: Khả năng sản xuất cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần. 1.2. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn Quá trình sinh trưởng phát triển của vật nuôi bao gồm sự tăng lên của khối lượng cơ thể đồng thời phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, trong đó cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh và hoàn thiện dần về chức năng. Hệ cơ quan của lợn có sự phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Khi còn trong bào thai cơ quan tiêu hoá của lợn đã hình thành đầy đủ nhưng mang dung tích bé. Trong thời gian bú sữa cơ quan tiêu hoá phát triển và phát dục nhanh. 1.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa dạ dày Đặc điểm cơ quan tiêu hoá lợn con giai đoạn theo mẹ, phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Dung tích dạ dày lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Đối với lợn con, sự tiết dịch có những đặc điểm khác biệt so với lợn lớn. Theo Trương Lăng (2004), lợn con 20 ngày tuổi có phản xạ tiết dịch còn chưa rõ, ban đêm lợn mẹ tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con. Khi cai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình
86 p | 49 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình
71 p | 60 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn đầu sử dụng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hòa Bình
88 p | 41 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
79 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai [♂ (Rừng x Mường) x ♀ (Đen Hòa Bình)] và khả năng sinh trưởng của con lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
78 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hoàn chỉnh (Total Mix Ration - TMR) từ nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương có bổ sung men vi sinh vật trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại Điện Biên
73 p | 74 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình
77 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
80 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Năng suất sinh sản của lợn nái ông bà, bố mẹ và sự sinh trưởng của lợn con đến 60 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
90 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội
92 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ
87 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của các tỉ lệ sử dụng bánh dầu dừa lên năng suất sinh trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà nòi lai
79 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
83 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Lang Đông Khê nuôi trong nông hộ tại huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
76 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên
66 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
65 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy nuôi bán thâm canh trong nông hộ tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
84 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn