Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Nội dung chính của luận văn là xác định được ảnh hưởng của bột lá chè đại (BLCĐ) đến khả năng sinh trưởng của gà Mía x Lương Phượng. Xác định được ảnh hưởng của BLCĐ đến khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà Mía x Lương Phượng. Xác định ảnh hưởng của BLCĐ đến chất lượng thịt gà Mía x Lương Phượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG TRƯỜNG GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN BỔ SUNG BỘT LÁ CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ MÍA LAI LƯƠNG PHƯỢNG TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG TRƯỜNG GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN BỔ SUNG BỘT LÁ CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ MÍA LAI LƯƠNG PHƯỢNG TẠI THÁI NGUYÊM Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số ngành: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Hoan THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Đặng Trường Giang
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn trực tiếp là TS. Trần Thị Hoan đã nhiệt tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy cô trong trại chăn nuôi gia cầm của khoa CNTY và sinh viên Nguyễn Phương Nam lớp 48TY NO7 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này./. Tác giả luận văn Đặng Trường Giang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii CÁC CỤM VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................. viii MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề.............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 3 1.1.1. Phân loại thực vật, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây chè đại (Trichanthera gigantea) ............................................................. 3 1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây chè đại (Trichanthera gigantea) ................................................................... 5 1.1.3. Năng suất chất xanh và giá trị sử dụng của cây chè đại ................. 5 1.1.4. Chất kháng dinh dưỡng ................................................................... 7 1.1.5. Chế biến bột lá Trichanthera gigantea ............................................ 8 1.2. Sắc tố trong bột lá thực vật ................................................................ 9 1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố ............................................................. 10 1.2.2. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi ...................................................... 11 1.2.3. Vai trò của sắc tố đối với vật nuôi ................................................ 12 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sắc tố trong thức ăn và tích tụ sắc tố trong cơ thể vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi ......................................... 14 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................... 16 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 16
- iv 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 20 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................. 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 20 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................... 20 2.3.2. Thức ăn thí nghiệm ...................................................................... 21 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 23 2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................ 23 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 27 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 29 3.1. Ảnh hưởng của bột lá chè đại trong thức ăn hỗn hợp đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ............................................................... 29 3.2. Ảnh hưởng của bột lá chè đại trong thức ăn hỗn hợp đến khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm ............................................................. 30 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............ 30 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .......... 33 3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ......... 35 3.3. Ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn hỗn hợp đến khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm ............ 37 3.3.1. Thu nhận thức ăn của gà qua các tuần tuổi ................................... 37 3.3.2. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng ............................................ 39 3.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ........................ 41 3.5. Ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm ............................................................. 44 3.6. Ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn đến thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm ............................................................. 46
- v 3.6.1. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm .................................. 46 3.6.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gà thí nghiệm ................ 47 3.7. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán ............................................. 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 51 1. Kết luận ............................................................................................... 51 2. Đề nghị ................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 52 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .......................................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC ................................................ Error! Bookmark not defined.
- vi CÁC CỤM VIẾT TẮT BLCĐ : Bột lá chè đại DCP : Dicanxi photphat ĐC : Đối chứng NLTĐ : Năng lượng trao đổi TN : Thí nghiệm VTM : Vitamin VCK : Vật chất khô BLS : Bột lá sắn
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................... 21 Bảng 2.2. Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho gà thí nghiệm giai đoạn 4 - 12 tuần tuổi ...................... 22 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi... 29 Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .. 31 Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm............................. 34 Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ........................... 36 Bảng 3.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (FI) ............................................................................... 38 Bảng 3.6. Hệ số chuyển hoá thức ăn trong tuần.................................... 40 Bảng 3.7. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm 42 Bảng 3.8. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm tại 12 tuần tuổi..... 44 Bảng 3.9. Thành phần hóa học của thịt của gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi ...................................................................................... 46 Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt ....................................................................................... 48 Bảng 3.11. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán............................ 49
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà TN ở các tuần tuổi.................... 33 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................ 35 Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ..........................36 Hình 3.4. Biểu đồ thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ..................................38 Hình 3.5. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm ....................40 Hình 3.6. Biểu đồ chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm .....................................41 Hình 3.7. Biểu đồ chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ………………………...42
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm, ngành chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng…, cho nhu cầu của người dân. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi lớn hơn, ngon hơn. Do đó, đã thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh. Xu hướng phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Việc nghiên cứu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương góp phần giảm chi phí thức ăn chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi, 2020). Khai thác nguồn thức ăn mới không cạnh tranh với con người là một trong những chiến lược góp phần tạo nên sự phát triển bền vững trong nông nghiệp mà trong đó cây thức ăn là một trong những đại diện tiềm năng. Tiềm năng của cây thức ăn gia súc gia cầm trong việc tạo ra một nguồn đạm rẻ và phong phú nhất do lá cây là nơi tổng hợp các acid amin từ các nguyên liệu ban đầu sẵn có trong tự nhiên như nước, CO2, nitơ trong không khí. Cây chè đại (Trichanthera gigantea) là một trong những cây thức ăn gia súc được nhập vào Việt Nam năm 1990 từ Colombia với năng suất chất xanh 53 tấn/ha/năm (CIPAV, 1996), hàm lượng protein thô trong VCK từ 22 -26% (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2018), gần tương đương hàm lượng CP trong khẩu phần nuôi gia cầm. Một số nghiên cứu cho thấy đã được trồng và phát triển tốt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam (Nguyễn Xuân Bả và Lê Đức Ngoan, 2003). Ở Việt Nam cây chè đại (Trichanthera gigantea) được trồng rải rác cùng với các ăn quả, lượng sinh khối từ lá cây thu về cũng đã góp phần giảm chi phí thức ăn chăn nuôi tại nông hộ, tuy nhiên năng suất lá cây phần lớn không đồng đều do
- 2 điều kiện trồng tận thu chủ yếu bị tác động bởi diện tích đất trồng mà chưa coi trọng nhân tố ánh sáng. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng lá cây (Trichanthera gigantea) ở dạng bột và tươi trong khẩu phần vật nuôi như chim Cút, vịt Xiêm, gà đẻ... (Văn Thị Ái Nguyên, 2017) đã cho kết quả và cho thấy đã góp phần giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà không gây ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, việc sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) nói riêng chỉ đạt được hiệu quả tốt tác động tích cực đến năng suất chăn nuôi của loài, giống khi ở một tỷ lệ sử dụng thích hợp. Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung Bột lá chè đại ( Trichanthera gigantea) đến năng suất chất lượng thịt của gà Mía lai Lương Phượng tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định được ảnh hưởng của bột lá chè đại (BLCĐ) đến khả năng sinh trưởng của gà Mía x Lương Phượng. Xác định được ảnh hưởng của BLCĐ đến khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà Mía x Lương Phượng. Xác định ảnh hưởng của BLCĐ đến chất lượng thịt gà Mía x Lương Phượng 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá chè đại trong chăn nuôi gà thịt. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, phát triển kinh tế xã hội bền vững tại địa phương. Kết quả của đề tài còn là những khuyến cáo hữu ích cho các trang trại chăn nuôi, từ đó giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Phân loại thực vật, nguồn gốc và đặc điểm thực vật học của cây chè đại (Trichanthera gigantea) 1.1.1.1. Nguồn gốc Cây chè đại (Trichanthera gigantea) thuộc họ Acanthaceae, họ phụ Acanthoideae, bộ Trichanthereae, loài Trichanthera gigantea, tên khoa học là Trichanthera gigantea có nguồn gốc ở chân đồi Andean của Colombia, nhưng cũng được tìm thấy ở dọc bờ sông và khu vực đầm lầy từ Costa Rica đến miền Bắc nước Mỹ và các rừng mưa từ Trung Mỹ đến Peru và lưu vực Amazon, vùng đồng cỏ trên các đảo ở vùng cửa sông Amazon. Mutis là người đầu tiên mô tả về cây (Trichanthera gigantea). Vào năm 1801, Humboldt và Bonpland cho rằng cây này là một loài trong giống Ruellia và được phân lớp Ruellia gigantea (tất cả các loài thuộc giống Ruellia đều là cây thân thảo) trích theo Văn Thị Ái Nguyên (2017). Hình 1.1. Chè đại (Trichanthera gigantea) được mô tả lần đầu với tên gọi Ruellia gigantean 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây (Trichanthera gigantea) Theo mô tả của Leonard (1951) cây (Trichanthera gigantea) là cây thân bụi hoặc có cây cao đến 5 m. Cây có tán tròn, nhánh bậc 2, lá hình cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 14 cm thuôn nhọn về chót lá, bản hẹp, cuống lá dài 1-5
- 4 cm, hoa nở theo chu kỳ. Mỗi quả của cây (Trichanthera gigantea) có 35-40 hạt, có 1.123 quả/kg và 4.050.000 hạt/kg (Acero, 1985). Tuy nhiên do hạt cây thường khó hoặc hiếm khi nảy mầm, tỷ lệ trồng bằng hạt chỉ đạt 0-2% (CIPAV, 1996) nên người ta thường chọn cách nhân giống bằng hom. Theo McDade (1983) nguyên nhân là do cây không tự thụ phấn khi nhụy hoa không có hạt phấn. Rễ là một trong những bộ phận giúp cây (Trichanthera gigantea) có thể nhân giống, phần thân trưởng thành tại vị trí gần đất sẽ hình thành rễ, các rễ này khi tiếp xúc với đất sẽ hình thành cây mới (Gomez và Murgueitio, 1991) (Từ Quang Hiển và cs (2002). Bên cạnh rễ, người ta còn dùng hom để nhân giống cây Trichanthera gigantea. Khi sử dụng các đoạn hom có đường kính 4 cm, dài 50 cm để nhân giống thì tỷ lệ nảy mầm có thể đạt 95% (Acero, 1985). Nhưng khi sử dụng các đoạn hom có đường kính lớn hơn (3,2-3,8 cm) và chiều dài ngắn hơn (20-30 cm) để nhân giống thì tỉ lệ mọc mầm có thể sẽ thấp hơn 50% (Jaramillo và River, 1991). Thích nghi sinh thái Cây Trichanthera gigantea có khoảng thích nghi sinh thái rộng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm và lượng mưa hàng năm từ 1.000 đến 2.800 mm (Acero, 1985; Jaramillo và Corredor, 1989), nhưng nơi có lượng mưa hàng năm khoảng từ 5.000 đến 8.000 mm/năm cây (Trichanthera gigantea) vẫn có thể phát triển (Murgueitio, 1989). Cây phát triển tốt trên đất khô kém màu mỡ và có tính acid (pH là 4,5) nhưng cần phải thoát nước tốt (Acero, 1985). Ở Việt Nam cây Trichanthera gigantea cho thấy khả năng phát triển tốt ở nơi có khí hậu nóng ẩm của miền Bắc hay ở Miền Trung với lượng mưa hàng năm 3.415 mm, nhiệt độ 21-290C, ẩm độ 79-91% (Nguyen Xuan Ba and Le Duc Ngoan, 2003) và thích hợp cả với Miền Nam với lượng mưa hàng năm 1.600-1.700 mm, nhiệt độ trung bình 26-280C và ẩm độ 78- 88% .
- 5 1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây chè đại (Trichanthera gigantea) Theo Preston (1992) cây Trichanthera gigantea là một trong số những cây đa mục tiêu (multi-purpose tree) được trồng vì nhiều mục tiêu hữu dụng cho con người như: cung cấp nguồn protein cho động vật, chống xói mòn, kho chứa nguồn carbon dioxide (mà đại diện là sinh khối) và methane (sinh ra do tiến trình phân hủy lá rụng trong đất). Trong khuôn khổ nghiên cứu chúng tôi chủ yếu đề cập và kỳ vọng ở mục tiêu cung cấp nguồn đạm cho vật nuôi. Cây T. gigantea có hàm lượng đạm 15-22% phần lớn là đạm thô hữu dụng (Rosales, 1997) và hàm lượng canxi đặc biệt cao hơn so với các loại cây thức ăn khác (Rosales và Galino, 1987). Điều này được cho là do có sự hiện diện của cystoliths trong lá, đặc trưng của họ Acanthaceae. Chất cystoliths là các khối khoáng nhỏ (small mineral concretions) xuất hiện bên trong những đường nhỏ nằm ở bề mặt trên của lá, phần bên trên của cọng, trên nhánh của phát hoa và trên đài hoa (trích dẫn của Nguyễn Thị Hồng Nhân và Huỳnh Thị Ngọc Trinh, 2012). Nguyen Xuan Ba và Le Duc Ngoan (2003) cho biết: tùy thuộc vị trí địa lý, đất đai và khí hậu mà thành phần hóa học cây Trichanthera gigantea có sự biến động. Tại miền Bắc Việt Nam lá cây chè đại có hàm lượng DM: 12,8 - 16,5%; CP: 11,8 - 15,4%, miền Trung hàm lượng DM: 14%; CP: 12,4% và miền Nam có hàm lượng DM và CP cao nhất 16,41% và 21,66%. Từ đó cho thấy điều kiện khí hậu đã có tác động tích cực đến hàm lượng DM và CP tích lũy lại trong lá cây T. gigantea. 1.1.3. Năng suất chất xanh và giá trị sử dụng của cây chè đại Cây Trichanthera gigantea rất phù hợp với đất và khí hậu, thời tiết vùng Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy Trichanthera gigantea trồng tại Đắc Lắc sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng chống chịu hạn trong điều kiện mùa khô không tưới
- 6 nước, năng suất sinh khối tương đối cao, từ 8 tấn - 13,5 tấn/ha/lứa cắt. Có thể trồng xen Trichanthera gigantea trong vườn cây ăn quả và vườn điều, tiêu, cao su,... cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời đây là loại cây thức ăn có thể chế biến phơi khô, ủ xanh làm thức ăn dự trữ cho gia súc. Theo phân tích tại Phòng Nông hóa thổ nhưỡng thì lá cây Trichanthera gigantea có tỷ lệ VCK: 21,29%, trong vật chất khô, tỷ lệ protein thô rất cao lên tới 21,66%, lipit thô: 6,92%, xơ thô: 25,42%. Lá tươi và bột lá Trichanthera gigantea bổ sung vào khẩu phần của gia cầm, gia súc (bò sữa) đã góp phần giảm chi phí thức ăn nhưng không giảm năng suất, chất lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa. Lá cây T. gigantea có thể thay thế từ 15 - 30% thức ăn hỗn hợp (khoảng 3-6 kg lá tươi/con/ngày) trong khẩu phần bò vắt sữa giúp tăng lợi nhuận từ 5-10% do giảm chi phí thức ăn hỗn hợp trong khi năng suất, chất lượng sữa và khối lượng cơ thể của bò không bị giảm. Năng suất chất xanh của Trichanthera gigantea trồng bằng hom thân với mật độ hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 60 cm, đạt từ 50 - 60 tấn/ha. Người ta thường thu hoạch 3 lần/năm, đợt đầu tiên thu hoạch sau trồng 6 tháng và năng suất đạt từ 18-20 tấn/ha, tái sinh đợt 1 thu hoạch sau đợt cắt đầu tiên là 3 tháng và năng suất đạt từ 17-18 tấn/ha, tái sinh đợt 2 thu hoạch sau đợt cắt 1 là 3 tháng và năng suất chỉ đạt từ 15-16 tấn/ha (Văn Thị Ái Nguyên, 2017) Trichanthera gigantea là loại cây trồng mới sử dụng làm thức ăn cho gia súc, được nhập vào Việt Nam năm 1990 từ nước Colombia, đây là loại cây thân bụi, lá to, năng suất khá cao, rất giàu protein, khoáng và vitamin. Hiện nay, cây Trichanthera gigantea được trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc nước ta để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thỏ và cá. Kết quả cho thấy sử dụng loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi.
- 7 Cây Trichanthera gigantea có hàm lượng nước trong lá cao, từ 80-85% khi lá ở độ tuổi 30-45 ngày, vì vậy lá mềm mại nhưng lại khó phơi khô; tỷ lệ protein thô trong VCK của lá dao động từ 18-26% tùy thuộc vào tuổi của lá; trong protein hầu hết là protit, nitơ phi protit rất ít; tỷ lệ lipit thấp, khoảng 2-3% VCK; tỷ lệ xơ thô thấp, khoảng 10-18% VCK tùy theo tuổi của lá; tỷ lệ khoáng rất cao (20-25% VCK), hàm lượng canxi cao hơn rất nhiều so với các loại cây thức ăn khác, do đó có thể sử dụng bột lá T. gigantea như một nguồn cung cấp can xi cho vật nuôi. Tỷ lệ protein và khoáng trong VCK của lá cao đã làm cho tỷ lệ dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN) thấp hơn so với một số loại lá khác, nó dao động từ 30-40% VCK. Tỷ lệ lipit và DXKN trong VCK đều thấp dẫn đến năng lượng của bột lá thấp. Đây là điều cần lưu ý khi phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn của vật nuôi; bổ sung thêm dầu, mỡ để bù đắp năng lượng thiếu hụt là yêu cầu bắt buộc khi bổ sung bột lá vào khẩu phần ăn của gia cầm. Bằng phương pháp tiêu hóa dạ cỏ để xác định tỷ lệ tiêu hoá đối với lá cây Trichanthera gigantea thấy rằng tỷ lệ phân giải chất khô là 77%. Cây Trichanthera gigantea có thể thu hoạch lứa đầu vào lúc 4-6 tháng sau khi trồng, năng suất đạt 15,64 đến 16,74 tấn/ha (thân lá tươi) với mật độ trồng 40.000 cây/ha (với khoảng cách 0,5m x 0,5m). Sản lượng sinh khối (lá tươi và thân) đạt trên 50 tấn/ha/năm; khi trồng với mật độ 17.690 cây/ha (khoảng cách 0,75m x 0,75m) và khoảng cách cắt (KCC) 1,5 - 3 tháng một lần, năng suất bình quân đạt 17 tấn/ha/lứa ở năm thứ 2 trở đi. Sản lượng sinh khối (lá tươi và thân) đạt trên dưới 100 tấn/ha/năm. Cây T. gigantea có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho thấy quá trình tổng hợp nitơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của mycorrhiza hay những vi sinh vật khác. 1.1.4. Chất kháng dinh dưỡng Nhân tố kháng dưỡng được định nghĩa là các cơ chất có trong thực liệu thức ăn sinh ra từ quá trình chuyển hóa tự nhiên của loài và một số cơ chế khác
- 8 (như: sự bất hoạt của một số dưỡng chất, làm giảm các tiến trình tiêu hóa hoặc hiệu quả chuyển hóa thức ăn) đưa đến những ảnh hưởng trái ngược với tiến trình hấp thu dinh dưỡng. Nhân tố kháng dinh dưỡng không phải là đặc tính nội tại của hợp chất mà tùy thuộc vào quá trình tiêu hóa của vật nuôi ăn chúng vào. Các nhân tố kháng trypsin (trypsin inhibitors) bị phân hủy trong dạ cỏ loài nhai lại nên những ảnh hưởng mà chúng gây ra chủ yếu được nhận thấy trên gia súc dạ dày đơn (Cheeke và Shull, 1985). Các chất kháng dưỡng được tìm thấy trong các nguồn protein thực vật là: các acid amin độc, acid oxalic, glycosides, phytohemagglutinins, polyphenolics và triterpenes (Kumar, 1991). Theo Văn Thị Ái Nguyên (2017), trong thử nghiệm sơ bộ định tính các hợp chất kháng dưỡng (bằng các thử nghiệm sinh hóa sơ bộ) cho thấy không có các alkaloids và các tanins trong cây Trichanthera gigantea và hàm lượng saponin và steroid thì rất thấp. Trong thử nghiệm khác chính xác hơn cho thấy hàm lượng phenol tổng số là 450 ppm và steroids là 0,062%. Khoảng biến động về hàm lượng phenol tổng số (từ 450 đến 50,288 ppm) kéo theo sự biến động về giá trị dinh dưỡng trong cây chè đại 1.1.5. Chế biến bột lá Trichanthera gigantea Căn cứ vào những đặc tính của lá cây chè đại, người ta có nhiều phương pháp chế biến khác nhau, nhưng dù chế biến bằng phương pháp nào cũng phải làm nguyên liệu càng nhanh khô càng tốt. Để sản xuất được bột cỏ có chất lượng tốt nguyên liệu chế biến phải có tỷ lệ lá cao, lá nhanh khô và khi khô vẫn giữ được màu xanh; giàu protein, vitamin, caroten và xanthopyll, ít chất độc. Có rất nhiều phương pháp làm khô lá cây chè đại nói riêng và bột lá cây thức ăn nói chug, trong đó sấy khô cỏ sẽ là phương pháp ngắn nhất, tiếp sau đó là phơi dưới ánh nắng mặt trời. Phơi dưới mái tôn cỏ sẽ lâu khô hơn so với hai phương pháp trên. Tuy nhiên, băm nhỏ phơi dưới các hình thức đều làm cho cỏ nhanh khô hơn so với phơi cả thân lá Đỗ Viết Minh và cs (2009) đã chứng minh. Băm nhỏ phơi dưới mái che, thời gian rút ngắn hơn so với phơi cả thân lá.
- 9 Băm nhỏ rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời là một phương pháp phổ biến, rẻ tiền và nhanh. Nhưng khi phơi cỏ dưới ánh nắng mặt trời thì hàm lượng caroten bị mất đi nhiều hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện của các nước nhiệt đới thì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Vào mùa mưa hoặc tránh sự tổn hao caroten chúng ta có thể phơi dưới mái tôn, nhưng chi phí sẽ cao. Ngoài phơi dưới mái tôn, có thể phơi dưới mái bạt bằng cách tạo khung nhà di động theo khuyến cáo của (Đỗ Viết Minh và cs, 2009). Theo Trần Thị Hoan (2012), các phương pháp chế biến khác nhau thì tỷ lệ hao hụt các chất dinh dưỡng cũng khác nhau, đặc biệt là caroten giảm từ 37,49 - 45,39 %. Phơi cỏ dưới nắng hàm lượng caroten đạt 228,46 và dưới mái tôn là 259,0 mg/kg. Bảo quản bột cỏ trong túi nilon buộc kín tránh được tổn hao chất dinh dưỡng. Theo thời gian bảo quản thì hàm lượng một số chất, đặc biệt hàm lượng caroten bị giảm sút lớn từ 228,46 mg/kg (bắt đầu bảo quản) xuống 89,22 mg/kg (sau 9 tháng bảo quản). Chính vì thế, mà sử dụng bột cỏ trong vòng khoảng 3 tháng. Chế biến bột lá bằng phương pháp sấy: Lá Trichanthera gigantea được sấy ở nhiệt độ 600C là 1-2 giờ sau khi phơi lá đã héo. Cứ khoảng 15-20 phút/lần mở tủ sấy cho thoát nhiệt 1 lần để tránh mẫu bị hấp hơi làm đen lá. Sau khi phơi hoặc sấy xong thì mang nghiền ở lưới 2mm. Các mẫu bột cỏ chế biến bằng 2 phương pháp trên có mùi thơm và màu xanh lục. Trung bình 4,2 - 4,6 kg lá tươi cho 1 kg bột lá (Nguyễn Thị Hồng Nhân và Huỳnh Thị Ngọc Trinh, 2012). Chế biến bột lá bằng phương pháp phơi: Lá cây Trichanthera gigantea sau khi thu hoạch được phơi trong cùng mốc thời gian cho đến khi lá khô giòn, bóp vụn được (khoảng 10% ẩm độ), nghiền thành bột. Bột lá sau khi nghiền được trải đều trên mặt nilon để tỏa hết nóng, sau đó mới được cho vào túi buộc lại để bảo quản. 1.2. Sắc tố trong bột lá thực vật
- 10 1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố * Nguồn gốc của sắc tố Thực vật tươi là nguồn rất tốt để cung cấp chất chống oxy hóa như vitamin, carotenoid, flavonoid và các phenolic phức tạp khác (Murcia và cs, 2010). Rất khó đánh giá vai trò sinh học của sắc chất ở trong thực vật, nhưng người ta đã biết chlorophyll là sắc chất quan trọng nhất đối với thực vật. Chlorophyll và carotenoid là những chất quan trọng cho chức năng quang hợp. Một vài sắc chất quan trọng khác là flavonoid có vai trò chủ yếu trong tương tác giữa thực vật và động vật như tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt. Sắc chất tồn tại ở các bộ phận khác nhau của thực vật, flavonoid và carotenoid tồn tại ở hầu hết các mô thực vật như lá, củ, hoa, quả và hạt nhưng anthocyanin hay chlorophyll chỉ tồn tại ở một số bộ phận nhất định. Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyl a màu xanh nhạt và chlorophyl b màu vàng xanh. Số lượng loại này phụ thuộc vào loài thực vật, điều kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng magie. Hàm lượng chlorophyl a thường gấp từ 2-4 lần so với chlorophyll b (Dzugan, 2006). Carotenoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật. Chỉ có một vài loại carotenoit là tiền vitamin A, còn những chất khác không có hoạt tính như vitamin A. Sắc chất trong carotenoid được chia thành 2 nhóm: Caroten màu đỏ da cam và xanthophyll vàng da cam. Caroten (C40H56) là một loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δ và γ caroten. Trong đó β caroten chiếm trên 90 % trong tổng số các carotenoit ở thực vật. Các carotenoit không chỉ cung cấp tiền vitamin A mà còn có tiềm năng chống oxy hóa, chống ung thư. Carotenoid là sắc tố tự nhiên tạo ra màu vàng, da cam, đỏ của rất nhiều các loại quả (gấc, chanh, đào, mơ, cam, nho...), rau (cà rốt, cà chua,...), nấm và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái Bản sinh sản tại Đà Bắc - Hòa Bình
86 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình
71 p | 66 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sinh sản của lợn Bản nuôi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
79 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn đầu sử dụng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hòa Bình
88 p | 44 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Ảnh hưởng của các tỉ lệ sử dụng bánh dầu dừa lên năng suất sinh trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của gà nòi lai
79 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hoàn chỉnh (Total Mix Ration - TMR) từ nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương có bổ sung men vi sinh vật trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại Điện Biên
73 p | 80 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt tại trại lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
80 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai [♂ (Rừng x Mường) x ♀ (Đen Hòa Bình)] và khả năng sinh trưởng của con lai giai đoạn sau cai sữa nuôi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
78 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Mán nuôi tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình
77 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Năng suất sinh sản của lợn nái ông bà, bố mẹ và sự sinh trưởng của lợn con đến 60 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
90 p | 42 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang và ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng tinh dịch
83 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung Acid pak 4 way đến sức sản xuất của gà Cobb 500 nuôi chuồng kín tại huyện Ba Vì, Hà Nội
92 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1 (♂Blanc Bleu Belge x ♀ lai Sind) nuôi tại trại bò Minh Anh, tỉnh Phú Thọ
87 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Lang Đông Khê nuôi trong nông hộ tại huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
76 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và bổ sung probiotic đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn lai (Landrace x Yorshire) nuôi tại Hoà Bình
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà Lạc Thủy nuôi trong nông hộ tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
65 p | 47 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chăn nuôi: Đánh giá khả năng sản xuất của gà Lạc Thủy nuôi bán thâm canh trong nông hộ tại xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
84 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn