intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Âu học: Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh mới

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

76
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sâu, rộng về Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009 đến 2018. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Âu học: Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh mới

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> VŨ BÌNH MINH<br /> <br /> CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU<br /> ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG<br /> TRONG BỐI CẢNH MỚI<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC<br /> <br /> Hà Nội, 2018<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> VŨ BÌNH MINH<br /> <br /> CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU<br /> ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG<br /> TRONG BỐI CẢNH MỚI<br /> <br /> Ngành: Châu Âu học<br /> Mã số:<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. ĐỖ TÁ KHÁNH<br /> <br /> Hà Nội, 2018<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Liên minh châu Âu(EU) là một chủ thể quốc tế có vai trò rất quan trọng<br /> trên bàn cờ chính trị thế giới. EU cũng là một trụ cột lớn mạnh của nền kinh tế<br /> thế giới. Trong tiến trình phát triển, hội nhập và liên kết sâu, rộng của EU,<br /> nhiều thành tựu, chính sách chung có hiệu lực thực thi, góp phần quan trọng<br /> vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như các lĩnh vực cự thể như:<br /> hòa bình, ổn định, chính trị đối ngoại, hợp tác phát triển, kinh tế thương mại,<br /> đầu tư, tài chính, phát triển xã hội, quyền con người, giáo dục đào tạo…nói<br /> riêng. Một điểm nổi bật của EU là đóng góp vào sự phát triển của hoạt động<br /> chính trị ngoại giao, hợp tác phát triển cùng các chủ thể quốc tế khác. Chính<br /> sách đối ngoại chung của EU ra đời, phát triển góp phần quan trọng cho tiến<br /> trình thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển với các đối tác trên thế<br /> giới. Quan hệ hợp tác phát triển của EU và khu vực châu Á- Thái Bình Dương<br /> có bề dày truyền thống với từng đối tác riêng cũng như với cả khu vực, đạt<br /> nhiều thành tựu lớn giúp cho các chủ thể cùng có lợi, cùng phát triển hài hòa<br /> với lợi ích của chính mình.<br /> Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động với nhiều quốc<br /> gia, chủ thể lớn có tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. Khu vực<br /> này gồm có các nước lớn: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Hàn<br /> Quốc,Austraylia, Liên bang Nga,…, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của<br /> thế giới. Nền kinh tế khu vực cũng có vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới.<br /> Hợp tác phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với thế giới góp<br /> phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới và khu vực. Quan hệ hợp tác<br /> của châu Á-Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu có vai trò rất quan trọng<br /> <br /> 1<br /> <br /> với sự phát triển của chính các chủ thể cũng như góp phần thúc đẩy sự ổn<br /> định, phát triển chung của thế giới.<br /> Xu hướng chủ đạo của nền chính trị thế giới là hòa bình, hợp tác phát triển<br /> mạnh giữa các chủ thể quốc tế. Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, chủ thể<br /> góp phần quan trọng vào thành tựu chung của thế giới duy trì, phát triển hòa<br /> bình, phát triển kinh tế, xã hội, các lĩnh vực khác của nhân loại. Tuy nhiên,<br /> bối cảnh quốc tế và các khu vực có nhiều thay đổi. Các cuộc bầu cử ở các<br /> quốc gia lớn trên thế giới có ảnh hưởng nhất định đến dường lối đối ngoại và<br /> hợp tác của quốc tế cả trên bình diện song phương và đa phương. Mỗi chủ<br /> thể, quốc gia có những đổi thay về chính trị nội bộ dẫn đến sự hợp tác phát<br /> triển giữa các quốc gia có những điều chỉnh khác nhau cho phù hợp điều kiện<br /> thức tế mới.<br /> Liên minh Châu Âu có những điều chỉnh ở mỗi cấp độ, lĩnh vực khác<br /> nhau các chính sách chung của liên minh cũng như của các nước thành viên.<br /> Chính sách đối ngoại chung của EU hình thành và phát triển cùng sự lớn<br /> mạnh, liên kết sâu rộng của Liên minh EU. Thông qua các Hiệp ước khác<br /> nhau của EU, chính sách đối ngoại của EU đã có những thành công và triển<br /> khai mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác quốc tế của EU. Năm 2009, Hiệp ước<br /> Lisbon có hiệu lực, việc liên kết, hội nhập của Liên minh châu Âu mạnh mẽ<br /> hơn, sâu sắc hơn. Hiệp ước này đồng thời là cơ sở rất quan trọng cho việc<br /> thực thi chính sách đối ngoại của EU với các đối tác quốc tế của liên minh.<br /> Trong sự điều chỉnh chung của chính sách đối ngoại của EU trong bối cảnh<br /> quốc tế mới như thế nào và cụ thể với khu vực châu Á-Thái Bình Dương như<br /> thế nào có tầm quan trọng lớn đối với việc hợp tác phát triển giữa hai chủ thể<br /> cũng như góp phần vào sự phát triển chung của hòa bình, ổn định của thế giới.<br /> Việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của EU nói chung và chính sách đối<br /> ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng trong giai<br /> <br /> 2<br /> <br /> đoạn hiện nay có ý nghĩa thực tiễn và lí luận lớn đối với Việt Nam. Việc hội<br /> nhập ngày càng chủ động, sâu, mạnh của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực<br /> và thế giới cũng cần có những điều chỉnh hợp lý, hài hòa lợi ích quốc gia<br /> cũng như các đối tác cụ thể trong bối cảnh quốc tế mới. Do vậy, đề tài tìm<br /> hiểu sâu về chính sách đối ngoại chung của EU giai đoạn sau năm 2009 đến<br /> nay đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm có cái nhìn toàn diện về<br /> Liên minh châu Âu, quan hệ hợp tác giữa EU và châu Á – Thái Bình Dương<br /> trong một giai đoạn có nhiều thay đổi lớn hiện nay. Đề tài cũng cố gắng tìm<br /> hiểu, đưa ra khuyến nghị có thể đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập<br /> quốc tế mạnh mẽ, quan hệ hợp tác phát triển sậu rộng với các chủ thể quốc tế<br /> cũng như với liên minh châu Âu, góp phần vào sự phát triển chung của đất<br /> nước hài hòa cùng sự phát triển của khu vực và thế giới.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> a) Tình hình nghiên cứu trong nước:<br /> Có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu phong phú về lý luận quan hệ<br /> quốc tế như: Học Viện Quan hệ Quốc tế (2007), “Lý luận quan hệ quốc tế”,<br /> Sách tham khảo nội bộ, Quyển 1, Hà Nội 2007. Tác phẩm đề cập đến nhiều<br /> luận điểm, học thuyết nổi tiếng của các học giả có tiếng trên thế giới về quan<br /> hệ quốc tế. Sách là tập hợp các tri thức sâu, rộng để nghiên cứu về quan hệ<br /> quốc tế. Đây cũng là một cuốn sách rất hữu ích cho những ai quan tâm,<br /> nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Paul R. Viotti, Mark V. Kauppi<br /> (2003), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo, NXB Lao động, Hà Nội<br /> 2003. Cuốn sách đề cập sâu rộng các vấn đề lý luận hữu ích cho độc giả quan<br /> tâm lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Nhiều lý thuyết, lý luận sâu sắc của<br /> các học giả nổi tiếng thế giới được đề cập đến trong tác phẩm. Đây là một<br /> cuốn sách rất có ý nghĩa trong việc tiềm hiểu, nghiên cứu, nâng cao kiến thức<br /> về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Nguyễn Thu Mỹ(2006), “Bài giảng: Vấn đề An<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2