Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm “Tiếng người” và “Một mình ở Châu Âu”
lượt xem 4
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Phan Việt trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại; cái cô đơn và thế giới nhân vật trong hai tác phẩm “Tiếng Người” và “Một mình ở châu Âu”; phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người trong “Tiếng người” và “Một mình ở châu Âu” của nhà văn Phan Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm “Tiếng người” và “Một mình ở Châu Âu”
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI ĐƢƠNG ĐẠI TRONG VĂN CHƢƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM “TIẾNG NGƢỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI ĐƢƠNG ĐẠI TRONG VĂN CHƢƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM “TIẾNG NGƢỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Hà Nội - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa hề được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các tư liệu tham khảo nhằm tăng cường tính thuyết phục cho lập luận của đề tài. Những tư liệu này đều được trích dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên đây là sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra. Học viên Nguyễn Thị Hồng Vân
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của các thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô trong khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – những người đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học tập ở đây. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi từ ngày đầu học tập cho đến khi tôi hoàn thành luận văn này, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn với một tinh thần khoa học, nghiêm túc, một thái độ thân tình và tôn trọng. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn thân thương nhất đến những người thân yêu trong gia đình, những người bạn luôn bên cạnh ủng hộ động viên kịp thời, những người đồng nghiệp nhiệt tình, giúp sức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Nguyễn Thị Hồng Vân
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5 3. Đối tƣợng,phạm vi và mục đích nghiên cứu ....................................... 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 11 5. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 11 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12 CHƢƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƢƠNG ĐƢƠNG ĐẠI ................................................................................................. 12 1.1 Nỗi cô đơn với tƣ cách một chủ đề trong văn học Việt Nam .......... 12 1.1.1 Khái niệm cô đơn .......................................................................... 12 1.1.2 Chủ để cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại ..................... 15 1.2 Sự thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (giai đoạn đƣơng đại) .... 22 1.3 Phan Việt với đời sống văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại ............... 31 1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp .................................................. 31 1.3.2 Quan niệm văn chương ................................................................ 33 Tiểu kết: ..................................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: CÁI CÔ ĐƠN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” ........................ 39 2.1 Những biểu hiện của cái cô đơn ......................................................... 39 2.2 Cội rễ cái cô đơn của con ngƣời ......................................................... 47 2.2.1 Cô đơn căn nguyên từ những điều phi lý .................................... 47 2.2.2 Cô đơn bởi sự đối chọi của hai miền văn hóa ............................. 57 2.2.3 Cô đơn bởi sự thiếu vắng của tình yêu ........................................ 63 2.3 Cô đơn và sự phát triển nhân cách của nhân vật ............................ 68 2.3.1 Cô đơn - một phương thức tìm lại niềm tin bị đổ vỡ ................... 68 2.3.2 Cô đơn - cuộc hành trình tìm kiếm bản thể ................................. 71
- Tiểu kết: ..................................................................................................... 79 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN TRONG “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” .................. 81 3.1 Phƣơng thức xây dựng nhân vật ....................................................... 81 3.1.1 Miêu tả ngoại hình nhằm biểu đạt tính cách nhân vật ............... 81 3.1.2 Miêu tả sự vận động phức tạp của tâm lý nhân vật .................... 83 3.1.3 Thủ pháp tẩy trắng nhân vật ........................................................ 88 3.2 Cốt truyện và cấu trúc văn bản ......................................................... 91 3.2.1 Cốt truyện ...................................................................................... 91 3.2.2 Cấu trúc văn bản nghệ thuật ........................................................ 95 3.3 Tổ chức không gian - thời gian .......................................................... 97 3.3.1 Thời gian hiện thực....................................................................... 98 3.3.2 Không gian thực - ảo đan quện .................................................. 101 3.3.3 Không gian đa chiều và thời gian đa tuyến ............................... 104 3.4 Giọng điệu .......................................................................................... 107 Tiểu kết: ................................................................................................... 111 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Văn học Việt Nam đương đại ngày nay luôn được đặt dưới góc nhìn tổng thể, đa diện và mang tính hệ thống. Ở giai đoạn trước, văn học Việt Nam còn phân chia rõ ràng thành các dòng văn học, mà cụ thể là văn học Việt Nam trong nước và văn học Việt Nam ở hải ngoại thì giờ đây, ranh giới và đường biên phân định các bộ phận văn học đó đã gần như không còn mà nó có sự thống nhất cao. Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thể, văn học hải ngoại là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có cái tổng thể và ngược lại trong cái tổng thể lại có cái bộ phận. Có được điều này chính là nhờ vào quá trình hiện đại hóa nền văn học, cùng xu hướng nhận chân lại các giá trị truyền thống đích thực của văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Văn học Việt Nam được nhìn nhận lại trong tính toàn vẹn, liên tục và bao quát hơn. Trong đó, văn học Việt Nam đương đại đã làm một công việc hết sức có ý nghĩa, đó là việc ghi nhận những đóng góp lớn, nhỏ của các nhà văn thuộc dòng văn học di dân hải ngoại hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Đây là một bộ phận văn học có quan hệ khăng khít với bộ phận văn học Việt Nam trong nước nhưng do những yếu tố về mặt chính trị, xã hội nào đó và ở những giai đoạn khác nhau đã khiến cho văn học trong nước và dòng văn học ngoài nước không thể thông thương được với nhau. Việc ghi nhận sự hiện diện những tác phẩm của các nhà văn hải ngoại đồng nghĩa với việc ghi nhận một lực lượng sáng tác mới mà dòng văn học này đã sản sinh ra. Đó là một lực lượng sáng tác văn chương kiểu mới, dồi dào và giàu cảm hứng sáng tạo. Khác với thế hệ của những lớp nhà văn di dân hải ngoại cũ. Bộ phận văn học di dân thế hệ mới có một điều hết sức khác biệt. Trước hết đó là sự khác biệt về lực lượng sáng tác: Trong đội ngũ sáng tác của họ bắt đầu xuất hiện một kiểu nhà văn mới - kiểu nhà văn mang hình thái và thân phận công 1
- dân toàn cầu. Chẳng hạn, những nhà văn hải ngoại cũ, họ rời quê hương đến đinh cư ở một quốc gia khác, họ có thể sáng tác bằng Tiếng Việt hoặc bằng chính thứ tiếng tại nơi họ sống và không quay trở lại Việt Nam. Nhưng ở bộ phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn như Linda Lê - cô được biết đến với tư cách là một nhà văn Pháp nhiều hơn là một nhà văn hải ngoại ở Việt Nam, bởi đa phần các sáng tác của Linda đều viết bằng tiếng Pháp và những sáng tác đó chủ yếu xuất bản tại Pháp. Đối tượng mà Linda Lê hướng đến là công chúng và độc giả Pháp, và vì thế, không có mối quan hệ giữa những nhà văn này với các nhà văn trong nước nói riêng, văn học trong nước nói chung. Ở trường hợp khác, lại có các nhà văn sáng tác bằng cả hai thứ tiếng, vừa có tiếng mẹ đẻ, vừa có tiếng bản địa nơi họ sống. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến những nhà văn có sáng tác bằng tiếng Việt và điểm đặc biệt của họ với các nhà văn khác là ở chỗ, mặc dù là nhà văn di dân hải ngoại, cũng có sáng tác văn chương bằng những thứ tiếng khác nhau nhưng họ không hoàn toàn rời khỏi Việt Nam như một số trường hợp của: Phan Việt, Ngô Thị Giáng Uyên, Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Đoàn Minh Phượng... Họ là lớp nhà văn có một môi trường sống vô cùng rộng mở, không gian để sáng tác không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu, tính chất của văn chương không biên giới. Họ đi và về liên tục giữa hai miền đất nước mà không bị những quy định ngặt nghèo về khoảng cách địa lý, không thời gian hay quy định của luật pháp cản trở như những thế hệ nhà văn hải ngoại cũ. Do đó, mối quan hệ của họ với quê hương nói chung, văn học Việt Nam nói riêng không hề bị cắt đứt, họ luôn giữ một mạch ngầm với quê hương, đó chính là những sáng tác văn học ở mọi thể loại mà thông qua đó họ sẽ theo dõi được muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Từ đó, chúng ta thấy được cái nhìn, sự quan sát và phản ánh hiện thực xã hội, con người Việt Nam của họ luôn 2
- được đặt trong thế đa chiều, đa thanh, khách quan toàn diện với một tư duy hiện đại. Đặc biệt, chính những nhà văn thuộc bộ phận văn học này là một “mắt xích” quan trọng để đưa văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt, con người Việt nói chung giao thoa với những nền văn hóa mới nơi họ sống và làm việc. Như thế, sự kết nối của họ với quê hương và nơi sống mới không hề bị mất đi, mà hơn thế, chính họ đã thực hiện nhiệm vụ hội nhập văn hóa, văn học, đưa văn học Việt Nam gần hơn với quỹ đạo của văn học thế giới. 1.2.Có thể nói, trong dòng văn học của người Việt Nam ở nước ngoài, cùng với nhà văn Thuận, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - là những nhà văn có sáng tác đều đặn, được công chúng đánh giá cao thì nhà văn Phan Việt cũng là nhà văn có sáng tác hiện diện ở Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và nhận được đánh giá cao của công chúng Việt. Nói sáng tác của nhà văn Phan Việt hiện diện một cách đầy đủ là vì toàn bộ những sáng tác của cô đều chỉ xuất bản và giới thiệu với công chúng tại Việt Nam, giống như nhà văn Thuận. Văn học hải ngoại, bản thân cũng chia thành nhiều hướng khác nhau; tuy nhiên với tư cách là độc giả Việt, vì thế chúng tôi chỉ xem xét trên cơ sở những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm tại Việt Nam, có sự gắn bó chặt chẽ với dòng chảy của văn học trong nước, có tác động không những với cộng đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn có tác động đến với đông đảo bạn đọc trong nước. Việc lựa chọn những sáng tác của các nhà văn hải ngoại có các tác phẩm xuất bản ở Việt Nam, trong đó chúng tôi chú ý đến sáng tác của nhà văn Phan Việt là bởi hai lý do: Lý do thứ nhất là bởi nhà văn Phan Việt cũng có sáng tác tương đối đều và liên tục, và hầu hết sách của cô đều được xuất bản ở Việt Nam. Lý do thứ hai đó là việc được xuất bản sách tại Việt Nam đã chứng tỏ được sự hội nhập về tư tưởng của nhà văn Phan Việt, sự liền mạch và hòa nhập của cô với các nhà văn trong nước. Đặc biệt, thông qua việc xuất bản nhiều và liên tục với năm cuốn sách: Phù phiếm truyện, Tiếng người, Nước Mỹ Nước Mỹ, Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ, đã khẳng định sự lành 3
- mạnh về tư tưởng của các tác phẩm, về những quan niệm thẩm mĩ trong sáng tác của nhà văn Phan Việt. Hơn thế, Phan Việt còn tham gia nhiều hoạt động văn chương như cùng giáo sư toán học Ngô Bảo Châu xây dựng tủ sách Cánh cửa mở rộng với động thái giới thiệu những tác phẩm văn học nước ngoài đến với bạn đọc trong nước, và tham gia các hoạt động xã hội ở Việt Nam tương đối sôi nổi. 1.3 Khi tiếp cận với những sáng tác không chỉ truyện ngắn, tiểu thuyết… của nhà văn Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, mặc dù sống, làm việc và viết văn ở hải ngoại nhưng nhà văn Phan Việt dường như luôn đau đáu một nỗi niềm người Việt từ cách hành văn cho đến hệ thống các hình tượng, chủ đề, đề tài…đều không hề xa lạ. Chính nhà văn đã có lần tâm sự rằng:“Tôi muốn quay trở về Việt Nam vì thật sự là với người viết như tôi, khi nói về một Mary hay David nào đấy, tôi không cảm thấy có cái rứt ruột như khi tôi nói về một người Việt Nam”[46]. Thứ hai, khảo sát một số tác phẩm của nhà văn này, đặc biệt là hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu chúng tôi nhận thấy, mặc dù trong sáng tác của nhà văn có nhiều hướng quan tâm đến vấn đề con người như thân phận xa quê hương, sự hội nhập về văn hóa, chuyện du lịch, ăn uống…nhưng ám ảnh hơn cả đó là chủ đề về nỗi cô đơn của con người đương đại trong xã hội. Nhân vật cô đơn trong tác phẩm của Phan Việt chứa đựng trong đó những chiều sâu ý nghĩa tư tưởng, và quan niệm của nhà văn về con người về cuộc đời. Tìm hiều về cái cô đơn trong một số sáng tác của nhà văn cũng Phan Việt chính là cách để người đọc thấu hiểu hơn một phần đời sống, thân phận của những tha nhân trên đất khách quê người. Nỗi cô đơn của con người - vấn đề được văn học quan tâm từ lâu với tư cách là một chủ đề lớn, cùng với đó là thân phận của con người đất Việt xa xứ - một vấn đề mang tính “thời sự” đã được nhà văn Phan Việt thể hiện một cách gần gũi, chân thật chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc. Thứ ba, đọc và khảo sát hai tiểu thuyết mới Tiếng người và Một mình ở châu 4
- Âu của nhà văn Phan Việt chúng tôi nhận thấy sự cách tân mới mẻ trong đó với lối viết lạ trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, lựa chọn khai thác mẫu nhân vật mới (nhân vật trí thức, trẻ, du học, tài năng, có học thức thành đạt với địa vị cao trong xã hội - là những mẫu nhân vật còn ít được khai thác); đến cốt truyện, cấu trúc văn bản kiểu lỏng lẻo, phân mảnh, lắp ghép cho đến không thời gian nghệ thuật với kỹ thuật của dòng ý thức mới, ngôn ngữ chắc gọn, mà vẫn giàu sức gợi, tả…Như thế, tiếp cận tác phẩm của nhà văn Phan Việt chính là cách tiếp cận gần hơn với sự vận động, phát triển và đổi mới của thể loại tiểu thuyết. Đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam đương đại và chỉ ra những đóng góp mới vào công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam đương đại của những nhà văn di dân hải ngoại. Từ tất cả những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện đề tài luận văn Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu là một đề tài hay, hấp dẫn và cần thiết, là bước khởi đầu cho quá trình chiếm lĩnh những kinh nghiệm nghệ thuật mới của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại. Qua đó, khẳng định Phan Việt là một nhà văn trẻ, tài năng, một “đài khí tượng” có “khả năng tiên báo về một chiều kích mới của văn học” (theo cách nói của nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương), đồng thời ghi nhận những đóng góp, những nỗ lực cách tân trong sáng tác của Phan Việt trên con đường hợp lưu với văn học trong nước và hội nhập với văn học thế giới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Phan Việt là cái tên không còn xa lạ với bạn đọc trong nước, mới chỉ xuất hiện trên diễn đàn văn học từ năm 2005 đến nay nhưng những tác phẩm của cô đã thu hút được một lượng lớn độc giả ở các lứa tuổi khác nhau. Minh chứng cho điều này chúng ta có thể thấy, hầu hết các buổi tọa đàm ra mắt hay giới thiệu sách của cô tại trung tâm văn hóa Pháp - Việt đều chật cứng độc giả gần xa đến tham dự. 5
- Song, theo khảo sát của chúng tôi những tư liệu, những bài viết, bài nghiên cứu về nhà văn Phan Việt cùng văn chương của cô chưa thật dày dặn, mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên các trang web, những cuộc phỏng vấn, trao đổi giữa các nhà báo với nhà văn Phan Việt. Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, trao đổi trên email, Phan Việt đã trực tiếp phát biểu những vấn đề liên quan tới tác phẩm, quan niệm về nghệ thuật, quan niệm về nghề viết. Trước hết, phải kể tới những lời giới thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phan Việt của các tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình. Trong lời bạt cuối cuốn Phù phiếm truyện nhà lí luận phê bình Huỳnh Như Phương đã đưa ra dự báo về Phan Việt như sau:"Nếu tác giả quyết tâm lựa chọn và theo đuổi con đường văn chương thì đây sẽ là một trong những nhà văn trẻ tiên báo cho một chiều kích mới của văn học Việt Nam hiện đại [2;tr4]. Ở một ý kiến đánh giá khác, tác giả Dương Bình Nguyên trong bài viết "Nhà văn Phan Việt - kẻ đi tìm tiếng người" trên báo An ninh thế giới, số ra ngày 07/04/2008 đã có những đánh giá trong kỹ thuật viết của nhà văn Phan Việt, về giọng điệu, về cách tư duy, về thái độ của nhà văn khi nhìn nhận và phản ánh hiện thực, ông nói :"Phan Việt, từ buổi đầu của Phù phiếm truyện....đã là một giọng văn lạ. Ở chị không có cái làm dáng cố tình, cũng không có những đoạn văn trữ tình óng mượt. Chính xác, mạch lac, như khoa học nhưng không khô khan. Cuốn hút trong những câu chuyện của Phan Việt là một lối tư duy tường minh, nhìn nhận cuộc sống bằng thái độ nghiêm túc nhưng ko lên gân, không nghiệt ngã. Không có sự bi lụy trong văn chương phan Việt". Tác giả Thủy Lê trong bài viết "nhà văn phan Việt, bất hạnh không nghiễm nhiên là tài sản" đã có những đánh giá mang tính khái quát về khả năng và tần xuất sáng tác văn chương của Phan Việt, đồng thời khẳng định về ý thức trách nhiệm cầm bút của nhà văn, tác giả khẳng định:"Dù công việc chuyên môn hoàn toàn nằm ngoài văn chương nhưng chị đã cầm bút không ngừng nghỉ và có thể nói là một trong những tác giả nữ 6
- đáng đọc nhất hiện nay của văn học Việt nam đương đại về kỹ năng viết, sự trải nghiệm, tìm tòi, ý thức làm nghề chuyên nghiệp". Có thể nói, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập của văn học Việt Nam đương đại, Phan Việt nổi lên như một "đài khí tượng", một cây bút có cá tính, trong cả tác phẩm và trong cả những lập ngôn táo bạo gây ra nhiều dư luận xung quanh tựa đề - bất hạnh là một tài sản được nhà văn đặt làm tiêu để cho bộ 3 cuốn sách: "Một mình ở châu Âu, Xuyên Mỹ và Về nhà" trong đó 2 cuốn đã cho ra mắt bạn đọc trong nước. 2.2. Nhận định về các sáng tác của Phan Việt qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy. Có một số lượng các bài viết về nhà văn Phan Việt trên các trang web mà đa phần là những ý kiến, đánh giá bình phẩm đó đều dưới góc độ cá nhân và tập trung vào một vài khía cạnh nghệ thuật trong tiểu thuyết của cô. Trong đó, Nguyễn Đông Thức là nhà văn tiếp cận gần nhất với Phan Việt, từng nhiều lầm đọc bản thảo tác phẩm Tiếng Người của nhà văn Phan Việt. Từ góc độ của một nhà văn đi trước giàu kinh nghiệm ông đã có những phát hiện sâu sắc trong kỹ thuật viết tiểu thuyết của Phan Việt, cách kết cấu, cách tiếp cận và lựa chọn đề tài. Ông cho rằng, Phan Việt có phần mạo hiểm khi tiếp cận những đề tài còn khá mới mẻ, kén độc giả và có phần gai góc với một cây bút còn quá trẻ:“Truyện viết về một gia đình trẻ thành đạt, hai vợ chồng cùng đi học nước ngoài về. Một tầng lớp thượng lưu, trí thức, với lối sống, lối nghĩ hiện đại, cùng cá tính rất riêng của từng nhân vật. Họ sống với nhau như thế nào; nghĩ và đối xử với công việc, và gia đình, xã hội ra sao; xử lý những bí mật riêng của mỗi người theo kiểu gì …là chuyện riêng của mỗi người (trong truyện này là rất riêng, vì mẫu người như Duy, như M, như Hoàng…hình như chưa được các cây bút trẻ khác đụng tới” [3;tr282]. Bên cạnh đó phải kể đến bài viết "Sa xuống và treo lưng chừng"[45] của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã ông đã có những phân tích chuyên sâu đối với tác phẩm Tiếng người của nhà văn Phan Việt. Đánh giá khái quát về 7
- mặt nội dung của tác phẩm ông khẳng định, tác giả Phan Việt đã chạm đến biên độ "mặc cảm tôi" [45] (mặc cảm bản ngã) thời tráng niên trong tâm lý học hiện đại...dẫn dắt con ngươi đến những tương quan mẫu tượng, chiêm mộng về thế giới tha nhân chung quanh, những va chạm, bùng nổ đưa đến các cơn chấn động, khủng hoảng nội tâm”. Cũng trong bài viết này, tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên còn làm nổi lên những điểm khác lạ những nỗ lực tìm tòi, đổi mới về kỹ thuật viết trong tác phẩm Tiếng Người của nhà văn Phan Việt và chỉ ra một cách cô đọng nhưng sâu sắc rằng:"Cuốn sách hiện đại về cấu trúc, ngôn ngữ, nhiều lớp lang không gian, đan xen, và nhiều tính nhạc, phác họa tâm cảnh sâu sắc, chiều rộng, khung cảnh, thế giới mới đi song song với chiều sâu cắn rứt, bất an" [45]. Ngoài ra còn nhiều bài viết, mỗi bài viết lại đem đến một cái nhìn riêng về sáng tác của Phan Việt. Tác giả với bút danh T.N trên báo Văn nghệ quân đội số ra ngày, 13/03/2013 với bài viết Châu Âu dưới con mắt Phan Việt, tác giả đã chỉ ra nét mới, sự trưởng thành trong ngòi bút của nhà văn Phan Việt so với những tác phẩm trước, bài viết có đoạn: "So với những tác phẩm trước đó của Phan Việt, ngòi bút chị trong Một mình ở châu Âu dù vẫn tỉnh và lạnh, vẫn nhiều triết lý, nhưng có phần đằm thắm hơn, da diết hơn" [34] điều này chứng tỏ Phan Việt không chỉ là một nhà văn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, cùng ý thức hoàn thiện bản thân mà cô còn luôn ý thức làm nghề chuyên nghiệp. Có thể nói, hầu hết những bài viết trên đây mới dừng lại ở mức độ đánh giá chung chung, đơn thuần về kỹ thuật viết của nhà văn Phan Việt. Mỗi bài viết đều ghi nhận một cái nhìn có tính chất khám phá, với những kiến giải khơi gợi, sắc sảo, tinh tế, do đó đây chính là nguồn tư liệu quý báu cho người viết tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt. Là một nhà văn còn tương đối mới, chưa được biết đến một cách rộng rãi, các sáng tác của cô đều là sách mới xuất bản một vài năm trở lại đây, do vậy, không phải ai cũng biết đến và tiếp cận được với văn chương của Phan 8
- Việt. Vì thế, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học, cho đến những đề tài khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt, các bài báo cáo khoa học, luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiêp...của sinh viên, học viên các trường như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện văn học, Trường viết văn Nguyễn Du, Trường Đai học Sư phạm Hà Nội ... là hầu như chưa có nhiều. Có thể nói, luận văn của chúng tôi là đề tài nghiên cứu đầu tiên, đặt nền móng cho những ai quan tâm, yêu thích và muốn khám phá sâu hơn văn chương của Phan Việt. 2.3 Riêng về đề tài nỗi cô đơn của con người trong văn chương Phan Việt, chúng tôi nhận thấy cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt và mang tính hệ thống. Đa phần các ý kiến mới xoay xung quanh vấn đề kỹ thuật viết của tác giả chứ chưa đề cập đến vấn đề cô đơn của con người với tư cách một sáng tác đặc trưng, nổi bật trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt. Mặc dù, cũng có một vài ý kiến với những nhận định sơ bộ về sự cô đơn của con người trong tác phẩm của Phan Việt. Trong đó có thể nêu ra ý kiến đánh giá duy nhất và cũng là hiếm hoi của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên về vấn đề cô đơn trong văn chương Phan Việt. Trong khi nghiên cứu về tiểu thuyết Tiếng người của nhà văn Phan Việt Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nhận xét như sau: Phan Việt "Viết về sự cô đơn và bất an trong đời sống của tri thức trẻ trung lưu ở Việt Nam đương đại ... đầy cuốn hút" [45]. Trong đó, tác giả còn nêu ra một dự cảm tương đối chính xác đó là: "con người cô đơn, bất an, khủng hoảng là một trong những kiểu nhân vật chủ đạo trong cuốn tiểu thuyết này" [45]. Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, bài viết, các công trình nghiên cứu về Phan Việt, chúng tôi thấy rằng văn chương Phan Việt còn quá nhiều điều hấp dẫn cần được khám phá, đặc biệt là chủ đề về nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương của cô. Đây thực sự là một đề tài mới, vẫn là một mảnh đất màu mỡ để người viết thỏa sức khám phá và tìm hiểu. Trên cơ sở 9
- tiếp thu, kế thừa một số những nghiên cứu mang tính chất sơ khai của những người đi trước, luận văn hi vọng hướng tới một cái nhìn toàn vẹn, hệ thống, khách quan về một phương diện đóng góp của nhà văn Phan Việt vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết của dòng văn hoc hải ngoại Việt Nam nói riêng. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cô đơn của con người, chỉ ra nỗi cô đơn của con người trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt. Từ quan niệm về con người, các dạng thức, biểu hiện cô đơn của con người đến những phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người đương đại. Đặc biệt nhấn mạnh vào cảm thức cô đơn của con người và nghệ thuật biểu đạt nỗi cô đơn trong văn chương Phan Việt. * Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn tập trung nghiên cứu hai tác phẩm chính là Tiếng người và Một mình ở châu Âu của nhà văn Pham Việt. Được xuất bản bằng Tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. - Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số những tác phẩm có cùng chủ đề, và các nhà văn cùng bộ phận văn học di dân hải ngoại để làm sáng tỏ đóng góp của nhà văn Phan Việt. *Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu về nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: chủ đề về nỗi cô đơn trong dòng văn học Việt Nam không mới và không phải đến Phan Việt mới được đề cập, đây là một vấn đề cũ, nhưng chúng tôi đã chọn phương pháp “bình cũ mà rượu mới”. Người viết đã chọn cho bài viết một đối tượng hoàn toàn mới đó là chủ đề về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết của nhà văn thuộc dòng văn học di 10
- dân hải ngoại, bước đầu tiếp cận dòng văn học di dân hải ngoại như một mạch nguồn chung của văn học Việt Nam đương đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài:“Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu” luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính để soi chiếu toàn diện hai tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu đó là phương pháp Thi pháp học, kết hợp với nguyên tắc cấu trúc - hệ thống và một số thao tác nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Trong đó: Phương pháp Thi pháp học giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện khi khảo sát, phân tích các yếu tố nghệ thuật để biểu đạt mặt nội dung của tác phẩm như: Giọng điệu, ngôn ngữ, điểm nhìn, miêu tả tâm lý nhân vật…. Nguyên tắc Cấu trúc - hệ thống giúp chúng tôi giải mã các yếu tố nội dung của tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, cấu trúc văn bản…từ đó, có cái nhìn tổng quan về tác phẩm làm căn cứ cho những khái quát trong luận văn. Bên cạnh đó, chúng tôi có thể hệ thống hóa những biểu hiện, những căn nguyên và dạng thức của nỗi cô đơn trong cả hai tác phẩm, hệ thống hóa những đối thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật …để tăng tính thuyết phục cho những đánh giá của chúng tôi. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn tập trung vào phần nội dung chính được chia làm ba chương: Chương 1: Phan Việt trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại Chương 2: Cái cô đơn và thế giới nhân vật trong hai tác phẩm “Tiếng Người” và “Một mình ở châu Âu” Chương 3: Phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người trong “Tiếng người” và “Một mình ở châu Âu” của nhà văn Phan Việt 11
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƢƠNG ĐƢƠNG ĐẠI 1.1Nỗi cô đơn với tƣ cách một chủ đề trong văn học 1.1.1 Khái niệm cô đơn Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê làm chủ biên, thuật ngữ cô đơn được định nghĩa là “chỉ có một mình, không có người thân, không nơi nương tựa (cảnh cô đơn, con người cô đơn)” [13; tr202]. Như thế, cô đơn là một mình, sống đơn độc không có ai bên cạnh, tách biệt hoàn toàn với thế giới tồn tại xung quanh mình, không chịu những tác động của xã hội hay những yếu tố ngoại cảnh nào. Trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương của Henri BeNac, thuật ngữ cô đơn dùng để chỉ “hoặc là một nơi hiu quạnh, hoặc những tác động của nơi ấy. Nghĩa là trạng thái của con người sống một mình hay của người cảm thấy duy chỉ có một mình với chính mình trong khung cảnh nào đó người ấy thấy mình ở đấy (Khung cảnh thiên nhiên, căn buồng, xã hội của những con người)”[11,tr796]. Diễn giải nội hàm khái niệm cô đơn trên có thể thấy, khái niệm cô đơn mang trong nó biên độ tương đối rộng. Nó mang tính bao quát nhiều chiều trong những khoảng không - thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Con người có thể gặp phải hoàn cảnh cô đơn khi sống một mình, khi ở nơi hiu quanh, dưới những tác động từ ngoại cảnh vào thế giới nội cảm của con người, gần với cách nói của đại thi hào Nguyễn Du “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” khi ấy con người dễ gặp phải những nỗi cô đơn, buồn chán. Cái cô đơn tồn tại trong con người là bởi vì họ cảm thấy quá nhỏ bé trước thiên nhiên, quá ư chật chội, bế tắc, tù túng quẩn quanh trong căn buồng nhỏ, hoặc trước sự hỗn độn, biến động với những xoay vần chóng vánh của xã hội mà con người không thể hài hòa, tương thích và bắt kịp…Tất cả những điều 12
- kiện hoàn cảnh này đều khiến con người cảm thấy cô đơn, hoang mang, và càng hoang mang thì mức độ biểu hiện cái cô đơn của con người càng lớn. Cô đơn được xem là một trạng thái tồn tại sẵn có trong mỗi con người - đó là một nỗi cô đơn bản thể. Cũng như những trạng thái cảm xúc khác của con người như: hỉ, nộ, ái, ố… Cô đơn cũng như một trạng thái tâm lý mang trong mình những đặc trưng, giá trị riêng có, để khu biệt giữa cô đơn với những trạng thái khác. Trong mục từ cô đơn, thứ nhất Henri Banac đã chỉ ra hai đặc trưng cơ bản của sự cô đơn, đó là “sự cô đơn về thể xác gây nên” [11.tr797] và “sự cô đơn về tinh thần”[11;tr797]. Thứ hai, ông cũng chỉ ra hai giá trị về sự cô đơn: giá trị thứ nhất đó là““sự êm dịu bí ẩn”, bởi vì cô đơn tạo ra”: Sự nghỉ ngơi cách xa sự náo động của con người; sự an toàn và cách xa những tác hại của xã hội; sự thanh thản - để suy ngẫm về bản thân mình, để hiểu rõ hơn về mình, để tự vấn, để thoát khỏi những hiểm nguy của thế giới loài người, thực hiện đời sống tinh thần, tu luyện khổ hạnh, để lao động sáng tạo, thoát khỏi sự mất thời gian vô ích trong xã hội; để nghĩ đến những người mình yêu quý; để sống một cách tự do, hưởng thụ mình, để ngủ, để hưởng thụ những giây phút mơ màng, dạo chơi, ngắm cảnh thiên nhiên; để trốn tránh xa những dục vọng, hay để yêu mà không bị gây phiền phức, cũng chẳng ngại sự ghen tuông” [11;tr797]. Như thế, cô đơn là một cách thức để con người thoát ra khỏi “những tác hại của xã hội” để tìm đến với cuộc sống an nhiên, tự tại, hưởng thụ sự thư thái, bình yên, hạnh phúc; hơn thế nhờ cô đơn con người mới có thể tĩnh tâm để nhìn thấu và hiểu rõ nhất “cái bản ngã” bên trong con người mình. Đó chính là mặt tích cực của nỗi cô đơn. Đặc biệt, giá trị của sự cô đơn còn là “sự nảy nở mạnh mẽ: của tinh thần được giải thoát khỏi mọi lo lắng, mọi ràng buộc”[11;tr799]. Giải thoát mọi thứ là một cách để tách mình ra, dùng sự cách biệt để có được một độ lùi nhất định, con người mới “có thể đoán xét một cách dửng dưng hoặc với một 13
- khoảng lùi thời gian để nhìn đúng sự việc, suy ngẫm và sáng tạo”[11;tr799]. Nghĩa là nhờ cô đơn, con người không chỉ nhìn lại được chính mình, nhìn nhận một cách khách quan sự vật, hiện tượng, mà nó còn là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự sáng tạo được duy trì và phát triển liên tục. Ở một giá trị khác nữa của “sự êm dịu bí ẩn” còn là “sự nảy nở mạnh mẽ: của cảm xúc: sự phấn khích, sự khoái cảm của trạng thái đơn chiếc, biệt lập, hay nỗi kinh hoàng vì chỉ có một mình; ý chí muốn sống theo chỉ bảo của trái tim; sự mông lung của những đam mê; mơ màng yêu đương; sự kết tinh tình cảm về tự nhiên, tình cảm thần bí, tôn giáo”[11;tr799]. Cuối cùng là “sự nảy nở mạnh mẽ của cái tôi: sự giải phóng khỏi những khuôn sáo truyền thống, khỏi địa ngục của những người khác, sự ích kỉ, khám phá mình”[11;tr799]. Rõ ràng ta thấy, cô đơn đem đến những giá trị quan trọng và cần thiết cho đời sống của con người, mà bất cứ ai, đều muốn tìm cho mình một sự cô đơn nhất định để hưởng thụ những giá trị nội tại mà cô đơn đem đến. Song, đi kèm với sự êm dịu bí ẩn - bởi cô đơn tạo ra, giống như một thứ thuốc có khả năng “gây tê” giúp cho con người nhanh chóng quên đi trạng thái về sự đau khổ thì ở mặt bên kia là “những nguy cơ của sự cô đơn xuất hiện khi con người ta phải chịu sự cô đơn và khi sự cô đơn không được người ta tìm kiếm hay khi một tâm hồn còn chưa “đủ lớn, đủ mạnh” mà lại muốn nếm trải sự cô đơn” [11;tr800]. Có nghĩa là, nếu cô đơn được coi là một đức hạnh, mang đến cho con người con người những cảm giác như sự êm dịu, sự giải thoát, sự thanh thản, sự nghỉ ngơi…thì ngược trở lại, để được cô đơn và nếu muốn được nếm trải, tận hưởng bầu không khí cô đơn ấy thì đòi hỏi con người phải có một bản lĩnh nhất định, phải “đủ lớn” và “đủ mạnh”, đạt đến một trình độ nhất định mà ở đó hội tụ đầy đủ những yếu tố cần và đủ để tạo ra sự cô đơn cho mình. Nói như thế có nghĩa chính cái cô đơn đã giúp nuôi dưỡng năng lực về mặt đức hạnh, về mặt tinh thần, năng lực sống cá nhân và sự trưởng thành về mọi phương diện của con người. Cô đơn rõ ràng mang giá 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 146 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn