intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá năng lực cạnh tranh của Long An nhằm xác định những nguyên nhân cốt lõi trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh, đồng thời nhận diện những rào cản khiến tỉnh không thể tận dụng lợi thế của mình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Long An

  1. i    LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013 Tác giả luận văn Trần Nhân Nghĩa
  2. ii    LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến: Quý thầy cô và tập thể nhân viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Bố mẹ, anh chị, người thân và các bạn; Tập thể học viên khóa MPP4; Chú Nguyễn Chuẩn trưởng Phòng Công nghiệp và cô Tuyết trưởng Phòng Dân xã Cục thống kê tỉnh Long An; Chú Phong phó Phòng Quản lý Công nghiệp Sở Công thương tỉnh Long An; Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, Công ty Điện lực tỉnh Long An Mọi người đã luôn hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn này.
  3. iii    TÓM TẮT Long An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, song các kết quả tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2012 cho thấy nền kinh tế Long An đang thiếu năng lực cạnh tranh so với các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh khác. Từ đó, tác giả tiến hành phân tích nền kinh tế tỉnh Long An dựa trên khung phân tích năng lực cạnh tranh của M. Porter đã được điều chỉnh từ tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhằm xác định những nhân tố cốt lõi trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh, đồng thời nhận diện các rào cản khiến Tỉnh không thể tận dụng lợi thế của mình. Kết quả phân tích cho thấy Long An có định hướng chuyển dịch kinh tế hợp lý, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn đất đai dồi dào và trình độ phát triển cụm ngành gạo khá tốt, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế và tăng trưởng năng suất. Tuy nhiên, những rào cản như hệ thống điện chưa đủ đáp ứng nhu cầu công nghiệp đã cản trở quá trình công nghiệp hóa theo định hướng của Tỉnh, hệ thống giao thông yếu kém và không đồng bộ khiến Tỉnh không thể tận dụng tốt vị trí chiến lược của mình. Ngoài ra, chất lượng nguồn lao động kém cũng có tác động xấu đến hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong Tỉnh, đồng thời tạo rào cản khiến lao động từ khu vực có năng suất thấp không thể chuyển dịch sang khu vực có năng suất cao hơn được. Chính quyền Long An cũng có những quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông, điện và các chính sách chuyển dịch kinh tế. Tuy nhiên, theo phân tích của các tác giả, những quy hoạch và chính sách này khá dàn trải và chưa đúng trọng tâm nên chưa phát huy được hiệu quả. Tác giả khuyến nghị Long An nên tập trung sửa chữa, nâng cấp và xây mới các tuyến đường phục vụ trực tiếp cho hai khu vực Nông nghiệp và Công nghiệp của Tỉnh. Long An cũng cần tăng cường đầu tư vào hệ thống điện tại vùng Đồng Tháp Mười, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp qua đó thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực Nông nghiệp sang Công nghiệp. Về giáo dục và đào tạo, Tỉnh cần chú trọng đầu tư và kêu gọi đầu tư tư nhân vào hoạt động đào tào nghề nhằm tăng chất lượng lao động của Tỉnh và hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Long An cũng cần nâng cấp hoặc liên kết với các tỉnh khác để hoàn thiện các lĩnh vực còn yếu trong cụm ngành lúa gạo của mình.
  4. iv    MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... vii U DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................................... viii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................ ix CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh chính sách .......................................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.5 Khung phân tích ................................................................................................................ 2 1.5.1 Các yếu tố sẵn có của địa phương .............................................................................. 3 1.5.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương .................................................................. 3 1.5.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp .............................................................. 4 1.6 Cấu trúc đề tài ................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH KINH TẾ LONG AN GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 ............................ 6 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ............................................................... 6 2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người ....................................... 6 2.1.2 Cơ cấu kinh tế ............................................................................................................. 8 2.1.3 Năng suất lao động ..................................................................................................... 9 2.2 Một số kết quả kinh tế trung gian.................................................................................... 11 2.2.1 Xuất nhập khẩu ......................................................................................................... 11 2.2.2 Thu hút đầu tư nước ngoài........................................................................................ 12 2.2.3 Khu công nghiệp và cụm công nghiệp ..................................................................... 14
  5. v    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH LONG AN .................... 15 3.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương........................................................................ 15 3.1.1 Tài nguyên tự nhiên .................................................................................................. 15 3.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................................. 16 3.1.3 Quy mô địa phương .................................................................................................. 17 3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ...................................................................... 17 3.2.1 Hạ tầng xã hội ........................................................................................................... 17 3.2.2 Hạ tầng kỹ thuật........................................................................................................ 19 3.2.3 Chính sách kinh tế địa phương ................................................................................. 23 3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp ................................................................... 26 3.3.1 Môi trường kinh doanh ............................................................................................. 26 3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành ................................................................................. 27 3.3.3 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ............................................................. 33 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................................... 36 4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Long An ................................................................... 36 4.1.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................... 36 4.1.2 Hạ tầng kỹ thuật........................................................................................................ 36 4.1.3 Hệ thống giáo dục và đào tạo ................................................................................... 36 4.1.4 Cụm ngành gạo ......................................................................................................... 37 4.2 Gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Long An .................................. 37 4.2.1 Cải thiện hệ thống giao thông ................................................................................... 37 4.2.2 Đầu tư vào hệ thống điện và nước ............................................................................ 38 4.2.3 Cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ........................................... 39 4.2.4 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................................... 39 4.2.5 Phát triển cụm ngành ................................................................................................ 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 42 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 44
  6. vi    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CTK Cục thống kê ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp GTVT Giao thông vận tải KCN Khu công nghiệp KV1 Khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp KV2 Khu vực Công nghiệp - Xây dựng KV3 Khu vực Thương mại - Dịch vụ NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh NXB Nhà xuất bản PCI Provincial competitiveness index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TCTK Tổng cục thống kê TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  7. vii    DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế tỉnh Long An ....................................................... 9  Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế tỉnh Long An ............................................... 9  Bảng 2.3: Xuất khẩu theo thành phần kinh tế tỉnh Long An .................................................... 11  Bảng 2.4: FDI theo địa phương (Lũy kế dự án còn hiệu lực đến 31/12/2011, triệu USD) ...... 13  Bảng 3.1: Tài nguyên rừng tỉnh Long An giai đoạn 2005 – 2011 ............................................ 15  Bảng 3.2: Các sông chính ở Long An ....................................................................................... 16  Bảng 3.3: Chất lượng đường phục vụ công nghiệp và nông nghiệp trong tỉnh Long An......... 20  Bảng 3.4: Nhà máy cấp nước ở Long An ................................................................................. 22  Bảng 3.5: Tỷ trọng lao động KV1 và KV2 so với lao động toàn tỉnh Long An chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ............................................................................................................ 24  Bảng 3.6: Thu chi ngân sách Long An giai đoạn 2005 – 2010 (tỷ đồng) ................................. 24  Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI tỉnh Long An giai đoạn 2007 – 2012 ......................... 27  Bảng 3.8: Doanh nghiệp trong ngành chế biến gạo .................................................................. 29  Bảng 3.9: Ngành hỗ trợ và có liên quan đến ngành chế biến gạo, năm 2011 (triệu đồng) ....... 30  Bảng 3.10: Doanh nghiệp trong ngành may gia công............................................................... 32  Bảng 3.11: Thông tin doanh nghiệp tỉnh Long An ................................................................... 34  Bảng 4.1: Danh mục các dự án ưu tiên cấp 1 do tác giả khuyến nghị ...................................... 37 
  8. viii    DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khung lý thuyết về NLCT .......................................................................................... 3  Hình 1.2: Các nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh ......................................................................... 5  Hình 2.1: GDP Long An giai đoạn 2000 – 2012 ........................................................................ 6  Hình 2.2: GDP bình quân đầu người tỉnh Long An giai đoạn 2000 – 2012 ............................... 7  Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế Long An (%) ........................................................ 8  Hình 2.4: Nguồn gốc tăng năng suất KV1, KV2, KV3 giai đoạn 2007 – 2012 (triệu đồng) ... 10  Hình 2.5: Năm mặt hàng xuất khẩu chính của Long An năm 2011 (1.000 USD) .................... 12  Hình 2.6: Vốn FDI tại tỉnh Long An giai đoạn 2000 – 2010 (Triệu USD) .............................. 13  Hình 3.1: Cơ cấu chi đầu tư tỉnh Long An giai đoạn 2005 – 2010 ........................................... 25  Hình 3.2: Sơ đồ cụm ngành lúa gạo tỉnh Long An ................................................................... 27  Hình 3.3: Hiện trạng NLCT tỉnh Long An ............................................................................... 35 
  9. ix    DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tăng trưởng GDP các tỉnh lân cận TP.HCM, cả nước năm 2006 – 2010 (%) ........ 44  Phụ lục 2: GDP các tỉnh lân cận TP.HCM (giá so sánh, tỷ VND) ........................................... 44  Phụ lục 3: GDP/người các tỉnh lân cận TP.HCM, cả nước năm 2006 – 2010 ......................... 44  Phụ lục 4: Cơ cấu theo ngành kinh tế Long An giai đoạn 2000 – 2012 ................................... 45  Phụ lục 5: Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế tỉnh Long An ................................. 45  Phụ lục 6: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Long An giai đoạn 2006 – 2012 (1.000 USD) ... 46  Phụ lục 7: Đóng góp vào GTSXCN từ FDI các tỉnh lân cận TP.HCM (%, giá so sánh) ......... 46  Phụ lục 8: Lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật .................................................. 46  Phụ lục 9: Hạ tầng giáo dục tỉnh Long An ............................................................................... 47  Phụ lục 10: Hạ tầng y tế tỉnh Long An ..................................................................................... 48  Phụ lục 11: Chiều dài các cấp loại đường bộ tỉnh Long An ..................................................... 49  Phụ lục 12: Danh mục các dự án đường bộ ưu tiên đầu tư cấp 1 giai đoạn 2011 - 2020 ......... 49  Phụ lục 13: Cơ cấu tiêu thụ điện năm 2010, dự báo tới 2015, 2020 ......................................... 50  Phụ lục 14: Quy hoạch điện Long An giai đoạn 2011 – 2020 .................................................. 51  Phụ lục 15: So sánh tỷ số tài chính năm 2011 của các doanh nghiệp ....................................... 52  Phụ lục 16: Bản đồ công nghiệp tỉnh Long An......................................................................... 53  Phụ lục 17: Bản đồ lưới điện Long An ..................................................................................... 54 
  10. 1    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Bối cảnh chính sách Long An có vị trí địa lý rất thuận lợi, vừa thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất thích hợp để phát triển nông nghiệp, vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, phía Đông Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), thành phố năng động nhất miền Nam, là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của ĐBSCL. Với vị trí chiến lược như trên, Long An có thể hòa nhập với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của các địa phương trong vùng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế Tỉnh phát triển. Thế nhưng, so với các tỉnh lân cận TP.HCM khác (Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu), giai đoạn 2000 – 2010, tổng sản phẩm nội địa (GDP) và GDP bình quân đầu người của Long An luôn ở những vị trí thấp nhất, tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn hẳn các tỉnh này (trừ Bà Rịa – Vũng Tàu) (Xem Phụ lục 1, 2 và 3) và thiếu ổn định (theo Hình 2.1, năm 2008 tăng trưởng GDP Long An đạt 14.0%/năm giảm xuống 7.6%/năm vào năm 2009, sau đó tăng lên 12.6% vào năm 2010). Có thực trạng như trên là do năng lực cạnh tranh (NLCT) hay nói cách khác là năng suất lao động của Long An chưa cạnh tranh được với các tỉnh lân cận TP.HCM. Năm 2010, năng suất lao động của Long An đạt 15.35 triệu đồng/lao động/năm, chỉ cao hơn Tiền Giang và thấp hơn cả 4 tỉnh còn lại. Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Chính sách nâng cao NLCT tỉnh Long An” để giúp Tỉnh khắc phục tình trạng khó khăn hiện tại đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. 1.2 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Luận văn đánh giá NLCT của Long An nhằm xác định những nhân tố cốt lõi trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh, đồng thời nhận diện những rào cản khiến Tỉnh không thể tận dụng lợi thế của mình, qua đó trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Đâu là nhân tố cối lõi quyết định NLCT của tỉnh Long An? Câu hỏi 2: Tỉnh Long An cần có những chính sách nào để nâng cao NLCT?
  11. 2    1.3 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích dựa trên khung lý thuyết được miêu tả ở Mục 1.5. Thông tin và số liệu sơ bộ được thu thập thông qua các cơ sở dữ liệu có sẵn, các ấn phẩm đã được phát hành: Niên giám thống kê (NGTK) Long An, Quyết toán ngân sách tỉnh Long An, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Quy hoạch tổng thể tỉnh Long An, Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An và website các ban ngành có liên quan… Số liệu và thông tin chi tiết, chuyên sâu được tác giả thu thập tại nguồn và thông qua phỏng vấn sâu: Báo cáo lao động, việc làm tỉnh Long An, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp của Tỉnh, Quy hoạch chi tiết hệ thống điện và giao thông, Quy hoạch công nghiệp… 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố cấu thành NLCT của tỉnh Long An, được trình bày chi tiết ở Mục 1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn tỉnh Long An trong mối tương quan với các tỉnh lân cận TP.HCM khác bao gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2000 – 2012. 1.5 Khung phân tích1 Nghiên cứu sử dụng khung phân tích NLCT quốc gia của Giáo sư Michael E.Porter đã điều chỉnh từ Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (FETP) cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là NLCT cấp tỉnh. Trong đó, năng suất lao động được đưa vào vị trí trung tâm phân tích, là thước đo NLCT của Tỉnh và được quyết định bởi mô hình 3 nhóm nhân tố (Hình 1.1).                                                              1 Vũ Thành Tự Anh (2012)
  12. 3    Hình 1.1: Khung lý thuyết về NLCT Nguồn: Lấy từ Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương (2011), Hình 1, trang 2. 1.5.1 Các yếu tố sẵn có của địa phương Nhóm nhân tố thứ nhất gồm tài nguyên tự nhiên, vị trí địa lý, quy mô địa phương. Việc phân tích không chỉ đánh giá số lượng mà còn xem xét chất lượng, mức độ phong phú, khả năng sử dụng của nguồn đất đai, nước, tài nguyên rừng, điều kiện khí hậu, quy mô và địa thế vùng… Tuy nhiên, sự nghèo nàn của các yếu tố này không phải luôn đồng nghĩa với sự bất lợi trong cạnh tranh vì khi phải đối mặt với các bất lợi như chi phí đất đai cao, thiếu hụt nguyên vật liệu tại địa phương thì các doanh nghiệp mới có động lực đổi mới và nâng cấp để cạnh tranh. 1.5.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương NLCT ở cấp độ địa phương là những nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng lên cách suy nghĩ, quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp, bao gồm: hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các thể chế và chính sách kinh tế của địa phương.
  13. 4    Yếu tố hạ tầng xã hội lấy sự phát triển của con người làm trung tâm, chú trọng vai trò của giáo dục cơ bản, y tế và văn hóa tác động lên quá trình hoàn thiện nhân cách và thể chất của con người. Hạ tầng kỹ thuật tập trung vào giao thông vận tải (GTVT), điện, nước và viễn thông. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, hai nhân tố này cần phải được chuyên môn hóa cao độ cho các nhu cầu cụ thể của ngành. Các vấn đề về tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế được dùng làm thang đo để đánh giá yếu tố thể chế và chính sách kinh tế địa phương. Trong đó, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên nguồn lực cho các ngành và lĩnh vực ở địa phương, chính sách và trạng thái tài khóa, đầu tư cũng như hoạt động tín dụng – ngân hàng sẽ được dùng để phân tích. 1.5.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp Nhóm nhân tố thứ 3 tác động trực tiếp đến năng suất của doanh nghiệp, gồm môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Chất lượng môi trường kinh doanh được đánh giá qua các tiêu chí: Chi phí gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, Chi phí không chính thức, Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động và Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố. Trình độ phát triển cụm ngành được đánh giá bằng mô hình kim cương của M. Poter (Hình 1.2), sử dụng cơ sở dữ liệu Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp do Cục thống kê (CTK) tỉnh Long An thực hiện năm 2012.
  14. 5    Hình 1.2: Các nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh • Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng Những điều kiện cấp bền vững thích hợp Những điều kiện cầu Nhân tố (Đầu vào) • Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ tại địa phương Số lượng và chi phí của nhân tố (đầu vào) • Những khách hàng nội địa sành sỏi và đòi hỏi • Tài nguyên thiên nhiên Các ngành công nghiệp khắt khe. • Tài nguyên con người hỗ trợ và có liên quan • Nhu cầu của khách • Tài nguyên vốn hàng (nội địa) dự báo • Cơ sở hạ tầng vật chất nhu cầu ở những nơi • Cơ sở hạ tầng quản lý - Sự hiện hữu của các nhà khác. • Cơ sở hạ tầng thông tin - Sự hiện cung cấp hữu củacó nội địa cácnăng nhà • Nhu cầu nội địa bất • Cơ sở hạ tầng khoa học cung cấp nội địa có năng lực thường ở những phân và công nghệ -lực Sự hiện hữu của ngành khúc chuyên biệt hóa • Nhân tố số lượng Sự hiện công hữucạnh nghiệp của ngành tranh có có thể được đáp ứng trên • Nhân tố chuyên môn liên quan toàn cầu   Nguồn: Porter, Về cạnh tranh (2008) Hoạt động và chiến lược doanh nghiệp được đánh giá từ nền tảng học vấn và trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, khả năng quản trị tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. 1.6 Cấu trúc đề tài Luận văn gồm 4 chương, Chương 1 giới thiệu vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2 trình bày khái quát tình hình kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2000 – 2012. Chương 3 phân tích NLCT tỉnh Long An theo khung phân tích của M. Porter. Chương 4 đưa ra kết luận và khuyến nghị chính sách dựa trên những phân tích ở Chương 3.
  15. 6    CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH KINH TẾ LONG AN GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người 2.1.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội Theo Hình 2.1, năm 2012, GDP theo giá so sánh của Long An ước đạt 15,809 tỷ đồng, giá thực tế là 53,272 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2012 đạt 10.62%/năm, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đều và kém ổn định. Hình 2.1: GDP Long An giai đoạn 2000 – 2012 18,000 16 15,809 16,000 14 14,322 14,000 12,774 12 12,000 11,343 10,543 10 10,000 9,246 8,149 8 8,000 7,334 6,623 5,525 6,045 6 6,000 4,709 5,020 4,000 4 2,000 2 0 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP giá so sánh (tỷ đồng) Tốc độ tăng GDP (%) (ước)   Nguồn: CTK Long An, Niên giám thống kê (NGTK) tỉnh Long An năm 2011, 2012 So với các tỉnh lân cận TP.HCM (trừ Bà Rịa – Vũng Tàu), Long An có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 thấp nhất, chỉ đạt 11.9%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh còn lại là 13.3%/năm trở lên. Không những thế, GDP của Long An cũng thua xa các tỉnh này (Xem Phụ lục 1 và 2).
  16. 7    2.1.1.2 GDP bình quân đầu người Theo Hình 2.2, giai đoạn 2000 – 2012, GDP bình quân đầu người Long An đã tăng hơn 8 lần. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP/người trong giai đoạn này luôn thấp hơn tăng trưởng GDP cùng kỳ. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP/người trung bình chỉ đạt 9.8%/năm nhưng tốc độ tăng trưởng GDP đạt tới 10.62%/năm. Hình 2.2: GDP bình quân đầu người tỉnh Long An giai đoạn 2000 – 2012 40.0 36.5 16 35.0 14 31.1 30.0 12 23.8 25.0 10 19.3 20.0 16.7 8 15.0 12.5 6 9.8 10.0 8.3 4 5.9 6.9 4.5 4.9 5.3 5.0 2 0.0 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (ước) GDP/người theo giá thực tế (triệu đồng) Tốc độ tăng GDP/người (%) Tốc độ tăng GDP (%) Nguồn: CTK Long An, NGTK tỉnh Long An năm 2011, 2012 Với xuất phát điểm thấp, năm 2009 GDP/người của Long An mới đuổi kịp bình quân cả nước và bắt đầu vươn lên từ năm 2010. GDP/người của Tỉnh luôn ở vị trí thấp nhất so với các tỉnh lân cận TP.HCM (trừ Tiền Giang), với xu hướng nới rộng khoảng chênh lệch về giá trị tuyệt đối, đặc biệt là với Bình Dương (chênh lệch tăng từ 5.5 lên 7.0 triệu đồng/người/năm giai đoạn 2006 – 2010). Tuy nhiên, về giá trị tương đối thì khoảng cách này đang được thu hẹp (Xem Phụ lục 3). Nhìn chung giai đoạn 2000 – 2012, GDP và GDP/người của Long An dần vượt qua số liệu bình quân cả nước. Tuy nhiên, so với các tỉnh lân cận TP.HCM có điều kiện tương tự thì Long An vẫn còn nhiều thua kém và chưa phát huy hết những lợi thế sẵn có của mình.
  17. 8    2.1.2 Cơ cấu kiinh tế 2.1.2.1 Cơ cấu kinh tế theoo ngành kinh tế Cơ cấu theo ng gành kinh tế của Long An A đã và đanng chuyển dịịch theo hướ ớng công nghhiệp hóa tuyy nhiên quá trrình này diễn ra khá chậậm. Cơ cấu GDP G khu vự ực Nông nghiệp – Công nghiệp n – Dịcch vụ năm 2000 2 lần lượt là 48.5% - 21.7% - 299.8%, đến năăm 2012 thàành 33.5% - 34.4% - 32.1% (Hình 2..3). Hình 2.3: Cơ cấu kin nh tế theo nggành kinh tếế Long An (%) K 1 KV KV 2 KV 3 29.88 30.3 32.1 21.77 33.0 34.4 48.55 36.7 33.5 2000 2007 20122 (ước) N Nguồn: CTK Long L An, NGTK K Long An năm m 2010 Theeo Bảng 2.1 1, đến năm 2012 2 tỷ trọnng 3 khu vự ực trong nềnn kinh tế tỉnh Long An khá cân bằnng, tuy nhiên n khu vực Nôông – lâm – ngư nghiệp (KV1) có tốốc độ tăng trrưởng rất thấấp so với khuu vực Công nghiệp – Xây dựng (KV V2) và khu vực Thươngg mại – Dịcch vụ (KV3)). Ngành hiếm 84.4% KV1 trong khi ngành công nônng nghiệp ch c nghiệp chế biến là ngành có đóng đ góp lớnn nhất trong việc v tăng tỷ trọng và đẩyy nhanh tốc độ đ tăng trưở ởng của KV22.
  18. 9    Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế tỉnh Long An Tốc độ tăng (giá so sánh, %) Tỷ trọng (giá thực tế, %) Ngành kinh tế 2007 - 2012 2000 - 2012 2012 ước KV1 4.8 5.0 33.5 Ngành nông nghiệp 9.8 6.1 84.4 KV2 14.8 17.6 34.4 Ngành công nghiệp chế biến 15.3 18.3 86.9 KV3 14.2 11.3 32.1 Nguồn: CTK Long An, tính toán từ NGTK tỉnh Long An năm 2011 và số ước năm 2012 2.1.2.2 Cơ cấu theo thành phần kinh tế Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế tỉnh Long An trong giai đoạn 2000 – 2011 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước và dân doanh đang giảm dần, để lại thị phần cho khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Bảng 2.2). Tuy tỷ trọng giảm nhưng sản phẩm của khu vực kinh tế Nhà nước và dân doanh luôn tăng trong giai đoạn 2000 – 2011 với tốc độ lần lượt là 8.8% và 8.7%/năm. Khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 khu vực còn lại rất nhiều (20.9%/năm), tuy nhiên tỷ trọng chưa đủ lớn nên vẫn chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP Tỉnh. Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế tỉnh Long An Tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng (giá thực tế) Thành phần kinh tế (giá so sánh) 2000 - 2011 2000 2011 ước Kinh tế nhà nước 8.8% 16.5% 13.0% Kinh tế dân doanh 8.7% 73.6% 68.0% Khu vực FDI 20.9% 9.8% 18.9% Nguồn: CTK Long An, tính toán từ NGTK tỉnh Long An năm 2011 2.1.3 Năng suất lao động Năng suất lao động trong luận văn được tính bằng cách lấy giá trị GDP của năm khảo sát chia cho số lao động có việc làm của năm đó. Theo đó, năng suất lao động toàn tỉnh Long An đã tăng từ 10.6 lên 18.0 triệu đồng/lao động/năm trong giai đoạn 2007 – 2012. Năm 2012, năng
  19. 10    suất lao động trong KV Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ đã khử lạm phát đạt 10.5 – 31.2 – 19.0 triệu đồng/người/năm. Như vậy, KV2 là nơi có năng suất cao nhất Long An, gấp gần 3 lần so với KV1, khu vực thấp nhất. Về tốc độ tăng trưởng năng suất, KV1 có mức tăng trưởng thấp nhất, trung bình 4.15%/năm trong giai đoạn 2007 – 2012. KV2 tăng trưởng mạnh nhất, trung bình 17.69%/năm, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm. KV3 tăng trưởng trung bình 12.52%/năm (Xem Phụ lục 5). Theo Hình 2.4, tăng trưởng năng suất của cả 3 khu vực chủ yếu đều đến từ sự nâng cấp chính mình của các khu vực (hiệu ứng nội ngành), ít có sự đóng góp từ việc chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất cao (hiệu ứng động và hiệu ứng tĩnh). Hình 2.4: Nguồn gốc tăng năng suất KV1, KV2, KV3 giai đoạn 2007 – 2012 (triệu đồng) 5.00 4.73 4.00 3.00 2.32 2.00 Hiệu ứng nội ngành Hiệu ứng động 1.00 Hiệu ứng tĩnh 0.88 0.17 0.00 0.110.03 0.21 -0.46 KV1 KV2 KV3 -0.57 -1.00 -2.00 Nguồn: CTK Long An, Báo cáo điều tra lao động, việc làm tỉnh Long An năm 2007, 2012, Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2011, 2012
  20. 11    2.2 Một số kết quả kinh tế trung gian 2.2.1 Xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu của Tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2011 tăng trưởng rất nhanh. Tỷ trọng hàng xuất đi từ khu vực FDI tăng nhanh (từ 36.6% giá trị hàng xuất khẩu năm 2000 lên 64.5% năm 2011) và từ khu vực trong nước giảm (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Xuất khẩu theo thành phần kinh tế tỉnh Long An Tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng Xuất khẩu 2000 - 2011 2000 2011 ước 26.4% 150 triệu USD 1,978 triệu USD Trung ương 12.2% 24.0% 6.5% Địa phương 22.9% 39.5% 29.0% Đầu tư nước ngoài 33.1% 36.6% 64.5% Nguồn: CTK Long An, tính toán từ NGTK tỉnh Long An năm 2011 Năm 2011, tỷ trọng 5 mặt hàng xuất khẩu chính gồm dệt may; giày, dép; gạo; thủy sản; và hạt điều chiếm 63.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Trong đó, gạo là mặt hàng có thế mạnh lớn nhất, chiếm 7.3% thị phần xuất khẩu gạo cả nước, tăng trưởng trung bình 39.4%/năm giai đoạn 2006 – 2011. Hạt điều có thị phần xuất khẩu chiếm 7.2% cả nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm. Mặt hàng giày, dép và dệt may chiếm lần lượt 5.7% và 2.8% cả nước với tốc độ tăng trưởng mạnh (Hình 2.5). (Xem thêm Phụ lục 6)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2