intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận dạng và tìm ra những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa; từ đó đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ĐÀO VIỆT DŨNG CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH THANH HÓA Ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. JONATHAN PINCUS TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2014 Tác giả luận văn Đào Việt Dũng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Xuân Thành, người đã luôn quan tâm hướng dẫn tận tình và đưa ra những đóng góp quý báu cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi tham gia học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, động viên quý báu và tình cảm nồng ấm của gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên lớp MPP3, MPP4, các anh, chị đang công tác tại Trường Fulbright đã dành cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn rất nhiều.
  4. iii TÓM TẮT Đề tài “Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện trong bối cảnh tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh nghèo với tỷ lệ hộ nghèo và mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Để phát triển kinh tế, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển theo hướng công nghiệp thông qua việc đầu tư xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, với mục tiêu sẽ trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế của tỉnh đi lên. Mục đích của nghiên cứu này để trả lời hai câu hỏi: “Đâu là những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh địa phương của tỉnh Thanh Hóa?” và “Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể thúc đẩy sự phát triển của cụm ngành Lọc hóa dầu của tỉnh Thanh Hóa hay không?”. Thông qua việc sử dụng khung phân tích lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter được điều chỉnh phù hợp với phạm vi vùng và địa phương bởi Vũ Thành Tự Anh và mô hình kim cương cụm ngành đã cho thấy, mục tiêu Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đi lên là không phù hợp, bởi vì xét các yếu tố về năng lực cạnh tranh cụm ngành lọc hóa dầu của Thanh Hóa gần như không có, khó có thể thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực hóa dầu hay các ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc đầu tư, xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể được xem là tiền đề để Thanh Hóa phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh và tiềm năng tạo nguồn thu ngân sách. Để phát triển kinh tế của tỉnh trên cơ sở những điều kiện thuận lợi sẵn có, tỉnh Thanh Hóa nên tập trung hỗ trợ cho những ngành đang phát triển tốt và tận dụng được lợi thế của tỉnh về nguồn lao động như các ngành dệt may, giầy da, sản xuất đồ nội thất, vật liệu xây dựng, du lịch... Đồng thời đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; cải thiện các dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện; khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng... để thu hút các doanh nghiệp trong những ngành thâm dụng lao động.
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH, BẢNG, PHỤ LỤC ..............................................................................vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4 Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA ........................ 3 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ............................................................ 3 2.1.1 GDP, đầu tư và xuất nhập khẩu .............................................................................. 3 2.1.2 Cơ cấu kinh tế ........................................................................................................ 6 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng suất .................................................................................... 8 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH THANH HÓA ............. 10 3.1 Khung phân tích năng lực cạnh tranh Vùng - Địa phương ........................................... 10 3.2 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương ................................................................. 11 3.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................................. 11 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 11 3.2.3 Quy mô địa phương ............................................................................................. 13 3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ................................................................... 14 3.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .......................................................................................... 14 3.3.2 Cơ sở hạ tầng xã hội............................................................................................. 15 3.3.3 Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu thu chi ngân sách .................................... 17 3.4 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp ................................................................ 19
  6. v 3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh ....................................................................... 19 3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành.............................................................................. 20 3.3.3 Hoạt động của doanh nghiệp ................................................................................ 23 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CỤM NGÀNH LỌC HÓA DẦU ............................................... 26 4.1 Khung phân tích cụm ngành theo mô hình kim cương................................................. 26 4.2 Giới thiệu về dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.................................................................. 26 4.3 Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành lọc hóa dầu theo mô hình kim cương .......... 28 4.3.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất ............................................................................... 28 4.3.2 Các điều kiện cầu ................................................................................................. 32 4.3.3 Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa ................................................ 33 4.3.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ .............................................................................. 34 4.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh theo sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu ................................ 37 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................................. 39 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 40 5.2 Kiến nghị chính sách .................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 42 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 44
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FDI Foreign Direction Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng giá trị sản phẩm nội địa GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê Khu vực 1 Khu vực nông, lâm và ngư nghiệp Khu vực 2 Khu vực công nghiệp và xây dựng Khu vực 3 Khu vực thương mại và dịch vụ NGTK Niên giám thống kê PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh UNESCO United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Scientific and Cultural Organization Văn hóa của Liên hiệp quốc
  8. vii DANH MỤC HÌNH, BẢNG DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2011 (giá 1994) ............................ 3 Hình 2.2 Vốn đầu tư giai đoạn 2001- 2011 (tỷ đồng) ................................................... 4 Hình 2.3 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (triệu USD) ............................................... 5 Hình 2.4 Cơ cấu GDP giai đoạn 2001- 2011 (giá 1994) ............................................... 6 Hình 2.5 Cơ cấu GDP khu vực 2 (tỷ đồng, giá 1994) ................................................... 7 Hình 2.6 Cơ cấu lao động theo ngành ........................................................................... 7 Hình 2.7 Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế (triệu đồng/lao động, giá 1994) ………………………………………………………………………………… 8 Hình 2.8 Nguồn gốc tăng trưởng năng suất .................................................................. 9 Hình 3.1 Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh Vùng và Địa phương .............. 11 Hình 3.2 Cơ cấu chi ngân sách ...................................................................................... 18 Hình 3.3 Cơ cấu thu ngân sách ..................................................................................... 19 Hình 3.4 Biểu đồ các chỉ số được lựa chọn tỉnh Thanh Hóa năm 2013 ...................... 20 Hình 3.5 Cơ cấu kinh tế ngành ...................................................................................... 21 Hình 3.6 Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ..................................... 22 Hình 4.1 Mô hình kim cương cụm ngành ..................................................................... 26 Hình 4.2 Mô hình kim cương cụm ngành Lọc hóa dầu ................................................ 36 Hình 4.3 Sơ đồ cụm ngành lọc hóa dầu Thanh Hóa..................................................... 39
  9. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thu nhập bình quân đầu người/tháng (1.000đ/người) .................................. 5 Bảng 3.1 Dân số, mật độ và diện tích tự nhiên ............................................................. 13 Bảng 3.2 Tỷ suất nhập cư phân theo địa phương (0/00) ................................................. 16 Bảng 3.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương (%) ................................................................................ 16 Bảng 3.4 Cơ cấu chi thường xuyên ............................................................................... 18 Bảng 3.5 Kết quả chỉ số PCI giai đoạn 2006 - 2013 ..................................................... 19
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Nam. Nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 217 (sang Lào)..., cảng biển nước sâu Nghi Sơn, hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, và sân bay Sao Vàng nối thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa có diện tích 11.133,4 km2, đứng thứ 5 cả nước và đứng sau Nghệ An trong vùng Bắc Trung bộ. Dân số Thanh Hóa năm 2011 là 3.414,2 nghìn người xếp thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh (7.517,9 nghìn người) và Hà Nội (6.725,7 nghìn người). GDP của Thanh Hóa năm 2011 đạt 64.614,7 tỷ đồng (theo giá hiện hành) trong đó nông, lâm, thủy sản đạt 15.689,3 tỷ đồng chiếm 24,3%; công nghiệp và xây dựng đạt 22.768,9 tỷ đồng chiếm 35,24% và dịch vụ đạt 25.688,3 tỷ đồng chiếm 39,76%. Thu nhập bình quân đầu người 1,3 triệu đồng/người/tháng (theo giá hiện hành), thấp hơn so với trung bình cả nước là 2 triệu đồng/người/tháng. Thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt 9.989 tỷ đồng nhưng chi ngân sách lên tới 27.857 tỷ đồng, chứng tỏ tỉnh Thanh Hóa còn phụ thuộc rất nhiều vào Trung ương. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã đề ra, cơ cấu ngành nghề sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng. Hiện nay về công nghiệp, tỉnh Thanh Hóa duy nhất có sản xuất xi măng là nổi bật (xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn), và đang tiến hành xây dựng khu Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đến nay Thanh Hóa chưa phát triển được cụm ngành này, các ngành hỗ trợ và liên quan cũng chưa xuất hiện. Nhưng việc Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đang được xây dựng và sẽ trở thành doanh nghiệp mang vai trò dẫn dắt khi chính thức hoạt động từ năm 2017. Đây là yếu tố tiền đề và quan trọng cho việc hình thành một cụm ngành, giúp Thanh Hóa đạt được mục tiêu đề ra cũng như góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dầu phát triển. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn đề tài “Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa” để tìm ra chính sách phù hợp giúp tỉnh Thanh Hóa nâng cao được năng lực cạnh tranh trong khu vực
  11. 2 cũng như trên cả nước, giúp tỉnh đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011- 2020. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm (i) Nhận dạng và tìm ra những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa; (ii) Từ đó đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa. Sau đây là hai câu hỏi nghiên cứu của luận văn: 1. Đâu là những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh địa phương của tỉnh Thanh Hóa? 2. Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể thúc đẩy sự phát triển của cụm ngành Lọc hóa dầu của tỉnh Thanh Hóa hay không? 1.3 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên nền tảng khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter, được điều chỉnh phù hợp với phạm vi vùng và địa phương bởi Vũ Thành Tự Anh và tiếp cận cụm ngành dưới góc độ như một công cụ chính sách. Nguồn số liệu phục vụ cho việc phân tích là số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, UBND và các Sở, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa. 1.4 Cấu trúc luận văn Luận văn mở đầu bằng việc trình bày bối cảnh chính sách và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, sau đó đề xuất câu hỏi nghiên cứu. Chương 2, tác giả trình bày hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2001-2011. Phương pháp nghiên cứu, khung phân tích năng lực cạnh tranh Vùng- Địa phương và thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa được tác giả trình bày trong Chương 3. Chương 4 tác giả phân tích cụm ngành lọc hóa dầu Thanh Hóa. Sau cùng, Chương 5 tác giả đưa ra các đánh giá và gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa.
  12. 3 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế 2.1.1 GDP, đầu tư và xuất nhập khẩu Hình 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa tăng nhẹ và đều trong các giai đoạn 2001- 2004; giai đoạn 2006- 2008; có hiện tượng giảm đột ngột trong các năm 2005 (8,5%), 2009 (10,8%) tuy nhiên lại tăng mạnh vào năm tiếp theo với tốc độ năm 2006 đạt 10,2% và năm 2010 đạt 13,66%. Trong giai đoạn 2001- 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước cũng tăng nhẹ và khá ổn định. Tuy nhiên đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam bắt đầu đi xuống và đỉnh điểm là năm 2009 với mức giảm sâu xuống 5,32%. Trong giai đoạn từ năm 2009- 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa có cùng xu hướng tăng trưởng đồng thời đạt gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước, cao nhất vào năm 2010 với mức tăng trưởng 13,66%. Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2011 (giá 1994) Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2000, 2005, 2010; NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh khá cân bằng. Từ năm 2008 đến năm 2010, nguồn vốn
  13. 4 Nhà nước có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao hơn, đóng vai trò dẫn dắt trong việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Hình 2.2 Vốn đầu tư giai đoạn 2001- 2011 (tỷ đồng) Nguồn: NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Kim ngạch xuất khẩu của Thanh Hóa tăng dần qua các năm, từ năm 2007 có xu hướng tăng nhanh và mạnh hơn. Năm 2011, kim ngạnh xuất khẩu đạt 394,34 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, chiếm đến 74,2% tổng giá trị xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh khá ổn định trong giai đoạn năm 2000- 2007. Đột biến vào năm 2008, giá trị nhập khẩu tăng cao hơn giá trị xuất khẩu, đạt 162,33 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp trong tỉnh.
  14. 5 Hình 2.3 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (triệu USD) Nguồn: NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Thanh Hóa là một tỉnh nghèo với thu nhập bình quân đầu người thấp hơn khá nhiều so với trung bình cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 839,7 nghìn đồng/người, chỉ bằng 60% so với cả nước và xếp thứ 13/14 tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, thứ 54/64 tỉnh trên cả nước. Bảng 2.1 Thu nhập bình quân đầu người/tháng (1.000đ/người) Tỉnh 2006 2008 2010 Thanh Hóa 395 604,7 839,7 Nghệ An 413 639,9 919,6 Hà Tĩnh 400 594,8 839,7 Quảng Bình 420 645 949,7 Quảng Trị 436 659,6 950,7 Huế 517 803,6 1058,3 Cả nước 636,5 995,2 1387,2 Nguồn: Số liệu thống kê vị thế kinh tế- xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Thanh Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ chỉ sau tỉnh Hà Tĩnh và thứ 16 cả nước, năm 2010 đạt 25,3%1 cao gần gấp đôi so với trung bình của cả nước. Đây là một gánh nặng về chính sách cho tỉnh. 1 Hội Thống kê Việt Nam (2011).
  15. 6 2.1.2 Cơ cấu kinh tế * Cơ cấu GDP phân theo ngành: gồm 3 khu vực: 1. Nông, lâm, thủy sản; 2. Công nghiệp, xây dựng; 3. Du lịch, dịch vụ. Hình 2.4 Cơ cấu GDP giai đoạn 2001- 2011 (giá 1994) Nguồn: NGTK Việt Nam năm 2000, 2005, 2010; NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Cơ cấu GDP tỉnh Thanh Hóa đang có xu hướng chuyển từ khu vực 1 sang khu vực 2, phù hợp với xu thế chung của cả nước và nhu cầu phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Năm 2001, cơ cấu GDP khu vực 1 của tỉnh chiếm 37% nhưng sang đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 19%; Cơ cấu GDP của khu vực 2 tăng từ 31% vào năm 2001 lên 49% vào năm 2011; Khu vực 3 có khá ít biến động, ngoại trừ năm 2008 giảm mạnh xuống 15%. Trong cơ cấu GDP khu vực 2 tỉnh Thanh Hóa, ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 2011 chiếm tới 63,7% cơ cấu GDP khu vực 2, được đóng góp bởi các doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan; may mặc; giày da; chế biến đồ hộp, thủy hải sản trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp xây dựng tăng nhanh và mạnh hơn trong những năm từ 2007 đến nay, cùng với chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ của Nhà nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như cả nước. Năm 2011, đóng góp của ngành công nghiệp xây dựng vào GDP tỉnh đạt giá trị 3498,4 tỷ đồng, chiếm 31,52% cơ cấu GDP khu vực 2 của tỉnh.
  16. 7 Hình 2.5 Cơ cấu GDP khu vực 2 (tỷ đồng, giá 1994) Nguồn: NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. * Cơ cấu lao động theo ngành Hình 2.6 Cơ cấu lao động theo ngành Nguồn: NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Theo Hình 2.6, cơ cấu lao động theo ngành trong suốt giai đoạn 2001- 2009 hầu như không có sự thay đổi. Sang năm 2010, 2011 có sự dịch chuyển lao động mạnh mẽ từ khu vực 1 sang khu vực 2 và khu vực 3. Cụ thể là năm 2011, lao động ở khu vực 1 chỉ còn
  17. 8 56%, khu vực 2 tăng lên 20% và khu vực 3 tăng lên 24%. Có được điều này là do sự phát triển ngày một nhiều của các ngành nghề thương mại, dịch vụ, chế biến, chế tạo. 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng suất * Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế Năng suất lao động của khu vực 2 cao hơn hẳn so với khu vực 1 và khu vực 3. Tốc độ tăng năng suất của khu vực 1 rất chậm, năm 2001 đạt 2,4 triệu đồng/lao động nhưng đến năm 2011 chỉ mới tăng lên đến 3,6 triệu đồng/lao động, kém hơn 5,5 lần vào năm 2001 và 7,3 lần vào năm 2011 so với khu vực 2. Hình 2.7 Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế (triệu đồng/lao động, giá 1994) Nguồn: NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. * Nguồn gốc tăng trưởng năng suất: Áp dụng phương pháp phân tích dịch chuyển cấu phần của Fagerberg (2000), nguồn gốc tăng trưởng năng suất của nền kinh tế được xác định qua 3 hiệu ứng: i. Hiệu ứng tĩnh: do sự dịch chuyển lao động giữa các ngành. ii. Hiệu ứng động: do sự chuyển dịch lao động giữa các ngành và thay đổi năng suất nội ngành. iii. Hiệu ứng nội ngành: do sự thay đổi năng suất trong nội ngành. Kết quả phân tích nguồn gốc tăng trưởng năng suất tỉnh Thanh Hóa được thể hiện trên Hình 2.8 cho thấy, trong suốt cả giai đoạn 2001-2011, hiệu ứng nội ngành đóng vai trò lớn
  18. 9 nhất trong tăng trưởng năng suất của tỉnh, sau đó đến hiệu ứng tĩnh và cuối cùng là hiệu ứng động. Điều này chứng tỏ, động lực tăng trưởng năng suất của Thanh Hóa đến từ việc cải thiện năng suất lao động của bản thân các ngành, chứ không phải do sự chuyển dịch lao động giữa các ngành. Hình 2.8 Nguồn gốc tăng trưởng năng suất Nguồn: NGTK tỉnh Thanh Hóa năm 2000- 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. Kết luận Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang còn là tỉnh nghèo và chậm phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc những hạng cuối trong Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cũng như trên cả nước; tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao gần gấp đôi so với trung bình cả nước và xếp thứ 2 trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; mức độ tập trung lao động ở khu vực 1 chiếm tới gần 60% (năm 2011), năng suất lao động thấp và chậm cải thiện. Đây là những trở ngại cần được cải thiện để tỉnh Thanh Hóa có thể phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp.
  19. 10 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH THANH HÓA 3.1 Khung phân tích năng lực cạnh tranh Vùng - Địa phương Theo Michael E.Porter (2008), năng lực cạnh tranh của một quốc gia được đo lường bằng năng suất sử dụng lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống bền vững của một quốc gia, là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Một địa phương muốn phát triển bền vững phải dựa vào tăng trưởng năng suất bền vững, để đạt được điều này, địa phương cần liên tục cải thiện, nâng cấp mình cho phù hợp với quá trình phát triển của xã hội. Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương chính là nâng cao năng suất. Theo lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael Porter, được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh phù hợp với điều kiện vùng, địa phương của Việt Nam, các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương được chia thành 3 nhóm: (i) các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, quy mô địa phương; (ii) năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương bao gồm hạ tầng văn hóa- xã hội- y tế- giáo dục và chính sách tài khóa, tín dụng, cơ cấu kinh tế của địa phương; (iii) năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.
  20. 11 Hình 3.1 Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh Vùng và Địa phương (Nguồn M.E.Porter, được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh) 3.2 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương 3.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Nam. Địa hình Thanh Hóa chủ yếu là đồi núi, chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Thanh Hóa có bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (Sầm Sơn, Nghi Sơn). Như vậy, vị trí địa lý của Thanh Hóa so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng không thuận lợi bằng, do cách xa Hà Nội, tuy nhiên so với các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ thì được xem là thuận lợi hơn hẳn. 3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0