intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – Tình huống ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào xác định tình trạng tài sản sinh kế và các tổn thương hộ gia đình tại ấp Mũi gặp phải, từ đó đánh giá lại vai trò và tác động của chính sách hiện hành tới đời sống sinh kế hộ. Kết hợp với các bài học của các nghiên cứu trước, ý kiến chuyên gia và các chính sách liên quan, tác giả đề xuất những chiến lược sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với thực trạng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – Tình huống ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NBH NBVVVVVVVVS TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH SINH KẾ KẾT HỢP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – TÌNH HUỐNG ẤP MŨI, XÃ ĐẤT MŨI, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Rainer Assé Th.S Lê Thị Quỳnh Trâm Học viên: Nguyễn Xuân Vinh Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học Kinh tế Tp. HCM hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Vinh
  3. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã có những hỗ trợ to lớn trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và thực hiện luận văn “Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – tình huống ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau”. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ths. Lê Thị Quỳnh Trâm và TS. Rainer Assé đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp tôi phát hiện ra những hƣớng đi đúng đắn, cũng nhƣ hỗ trợ nhiều thông tin và tài liệu giúp đề tài trở nên hoàn thiện hơn. Sự hỗ trợ và động viên của thầy và cô là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn giúp tôi quyết tâm hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của chị Trần Thị Hoàng Anh, GS.TS Võ Tòng Xuân, GS.TS Nguyễn Thanh Phƣơng đã giúp tôi tìm ra những giải pháp sinh kế gắn liền với thực tế và có tính khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng Ủy, UBND Xã Đất Mũi, ông Sáu Mốt - Bí thƣ Ấp Mũi và anh Phạm Vân Ngoan - ngƣời hƣớng dẫn bản địa đã giúp đỡ tôi trong việc tiếp cận các thông tin và hộ gia đình để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, đề tài này không thể thành công nếu không có sự giúp đỡ từ bạn Hoàng Vy và vợ, chồng chị Huỳnh Đào trong việc giới thiệu chuyên gia và những tƣ vấn khác. Cảm ơn bố, mẹ đã hỗ trợ con trong suốt quá trình theo học tại chƣơng trình! TP. HCM, tháng 5 năm 2014 Nguyễn Xuân Vinh
  4. iii TÓM TẮT Ấp Mũi là một trong những điển hình về địa bàn sinh kế biển trong bối cảnh bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên thế giới Mũi Cà Mau theo công ƣớc RAMSAR. Đặc điểm sinh kế hộ gia đình tại khu vực phụ thuộc vào nguồn tài sản tự nhiên, đa số là nguồn lâm, thủy sản từ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn hộ gia đình không có tài sản sinh kế nào đáng kể ngoài nguồn lực lao động giản đơn, thiếu khoa học kỹ thuật, phƣơng tiện công suất thấp, kém đa dạng và không có khả năng tiếp cận vốn. Họ dễ bị tổn thƣơng bởi bệnh tật, tỷ lệ lao động phụ thuộc cao, thời tiết khắc nghiệt, sự cạnh tranh trong khai thác thủy sản, suy giảm tài nguyên, biến đổi khí hậu nhƣ nƣớc biển dâng, sạt lở đất, dịch bệnh và lệ thuộc hệ thống thƣơng lái. Trong bối cảnh đó, công ƣớc RAMSAR và chính sách thắt chặt bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã trở thành cú sốc cuối cùng khiến ngƣời dân mất đi nguồn sinh kế chính yếu mà họ hiện có. Trƣớc thực trạng đó, chính quyền địa phƣơng đã thực thi nhiều chính sách nhằm cải thiện sinh kế hộ gia đình. Tuy nhiên, đa phần chính sách là thất bại và có tác động ngƣợc làm suy giảm các nguồn tài sản sinh kế của các cƣ dân tại địa bàn. Hệ quả là tình trạng trẻ em phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình tăng nhanh, ngƣời dân tiếp tục tàn phá môi trƣờng với diễn biến phức tạp với các hành vi chống đối chính quyền và bất hợp tác trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Để khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu đã khuyến nghị sáu nhóm chính sách cơ bản nhằm cải thiện môi trƣờng sinh kế cộng đồng – nguồn tài sản xã hội đƣợc coi là bộ đệm cuối cùng giúp các hộ gia đình gia tăng cơ hội tiếp cận các nguồn lực về vốn tài chính, vốn vật chất, cải thiện vốn con ngƣời, giảm thiểu rủi ro và có tiếng nói trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách của chính quyền địa phƣơng. Từ đó, các hộ gia đình tự phát triển đƣợc các sinh kế của mình một cách bền vững.
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................................... ii TÓM TẮT .......................................................................................................................................... iii MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iv DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................................................. vii DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................................. viii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu........................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........ 4 2.1. Khung phân tích ................................................................................................................. 4 2.2. Các nghiên cứu trƣớc ......................................................................................................... 6 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 8 3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 8 3.2. Đặc điểm dân số & Sinh kế hộ gia đình ............................................................................. 8 3.3. Hạ tầng chính sách ............................................................................................................. 9 3.4. Cấu trúc quản lý nhà nƣớc ............................................................................................... 11 CHƢƠNG 4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 12 4.1. Chiến lƣợc nghiên cứu ..................................................................................................... 12 4.2. Thiết kế bảng hỏi.............................................................................................................. 12 4.3. Chiến lƣợc lấy mẫu .......................................................................................................... 13 CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 15 5.1. Tài sản sinh kế hộ gia đình............................................................................................... 15 5.2. Ứng phó tổn thƣơng hộ gia đình ...................................................................................... 23
  6. v 5.3. Vai trò của chính sách ...................................................................................................... 27 5.4. Mong muốn về hỗ trợ chính sách của hộ gia đình ........................................................... 32 5.5. Ý kiến chuyên gia ............................................................................................................ 33 CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... 35 6.1. Kết luận ............................................................................................................................ 35 6.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................... 35 6.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 39 PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 41
  7. vi DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BHYT Bảo hiểm Y tế Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển NN&PTNT Nông thôn BQL Ban quản lý BQLVQG Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Department for International Cục Phát triển Quốc tế - Vƣơng DFID Development Quốc Anh The Food and Agriculture Tổ chức Lƣơng thực và Nông FAO Organization of the United Nations nghiệp Liên hiệp quốc IMM Integrated Marine Management Ltd UBND Ủy ban Nhân dân UN United Nations Tổ chức liên hợp quốc VQG Vƣờn quốc gia WWF World Wide Fund For Nature Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh HTX Hợp tác xã Từ khóa: Sinh kế, sinh kế bền vững, bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn, sinh thái rừng ngập mặn, Ấp Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau, Vƣờn Quốc gia Mũi Cà Mau, nghèo, xóa đói giảm nghèo.
  8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Ma trận lấy mẫu .................................................................................................. 13 Bảng 5.1: Tỷ lệ thành viên hộ bình quân theo mẫu ............................................................. 15 Bảng 5.2: Kết quả các chƣơng trình huấn luyện, đào tạo nghề ........................................... 16 Bảng 5.3. Tác động của chính sách tới tài sản sinh kế hộ gia đình ..................................... 30 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững DFID, 1999 .................................................................... 4 Hình 4.1: Chiến lƣợc nghiên cứu ......................................................................................... 12 Hình 5.1: Mạng lƣới và chuỗi cung ứng .............................................................................. 22 Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ hộ phân theo nhóm ngành khai thác tự nhiên ........................................ 16 Biểu đồ 5.2: Tình trạng nhà ở phân theo mức sống ............................................................. 17 Biểu đồ 5.3: Tỷ lệ hộ phân theo lý do duy trì hiện trạng nhà ở ........................................... 18 Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ hộ phân theo mức sống và phƣơng tiện sản xuất hiện có ...................... 18 Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ hộ phân theo mức sống và đa dạng hóa phƣơng tiện sản xuất............... 19 Biểu đồ 5.6: Thu nhập và chi tiêu và bình quân đầu ngƣời ................................................. 20 Biểu đồ 5.7: Tỷ lệ hộ gia đình phân theo nguồn vốn có thể tiếp cận ................................... 20 Biểu đồ 5.8: Tỷ lệ hộ gia đình phân theo nguồn vốn đã tiếp cận ........................................ 21 Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ phân theo các khó khăn trong tiếp cận vốn ....................................... 21 Biểu đồ 5.10. Tỷ lệ hộ gia đình và các tổn thƣơng phân theo ngành nghề .......................... 23 Biểu đồ 5.11. Tỷ lệ hộ đánh bắt thủy sản phân theo nhu cầu nâng cấp ngƣ cụ ................... 26 Biểu đồ 5.12. Tỷ lệ hộ phân theo chiến lƣợc đối phó bệnh tật ............................................ 27 Biểu đồ 5.13: Tỷ lệ hộ phân theo nhu cầu hỗ trợ sinh kế .................................................... 33
  9. viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phƣơng pháp thống kê hộ nghèo ........................................................................ 41 Phụ lục 2. Khung thông tin khảo sát hộ gia đình ................................................................. 41 Phụ lục 3. Ngƣời dân mắc nợ nhà nƣớc kinh niên ............................................................... 42 Phụ lục 4. Cấu trúc quản lý tại khu vực VQG Mũi Cà Mau ................................................ 42 Phụ lục 5. Tỷ lệ hộ gia đình phân theo lý do trẻ em nghỉ học sớm ..................................... 42 Phụ lục 6. Thu, chi ngân sách xã Đất Mũi, 2013 ................................................................. 43 Phụ lục 7. Mục đích vay vốn hộ đánh bắt thủy sản ............................................................. 44 Phụ lục 8. Mục đích sử dụng các nguồn vốn đã vay............................................................ 44 Phụ lục 9. Đầu ra theo ngành nghề ...................................................................................... 44 Phụ lục 10. Phƣơng pháp tiếp cận thông tin về giá ............................................................. 45 Phụ lục 11. Phƣơng pháp tiếp cận thông tin về vốn hộ gia đình ......................................... 45 Phụ lục 12. Tỷ lệ hộ gia đình phân theo các loại tổn thƣơng theo nghề nghiệp .................. 45 Phụ lục 13. Tỷ lệ hộ phân theo sinh kế mà họ mong muốn hƣớng tới ................................ 45 Phụ lục 14. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu nhóm hộ theo ngành nghề ............................. 46 Phụ lục 15. Mô hình Hợp tác xã Thủy sản .......................................................................... 46 Phụ lục 16. Mô hình chăn nuôi heo theo nhóm ................................................................... 47 Phụ lục 17. Mô hình tổ đánh bắt gần bờ tự quản ................................................................. 47 Phụ lục 18. Mô hình quan hệ bối cảnh dễ bị tổn thƣơng, chính sách và tài sản sinh kế ..... 48 Phụ lục 19. Nghề đánh bắt cá khơi (8-12 hải lý) ................................................................. 48 Phụ lục 20. Nghề đánh bắt bằng xuồng (dƣới 8 hải lý) ....................................................... 49 Phụ lục 21. Khai thác ven bờ, làm thuê ............................................................................... 49 Phụ lục 22. Nghề nuôi trồng thủy sản .................................................................................. 49 Phụ lục 23. Nghề chăn nuôi ................................................................................................. 50 Phụ lục 24. Bản đồ hành chính xã Đất Mũi ......................................................................... 50 Phụ lục 25. Bản đồ vệ tinh khu vực ấp Mũi ........................................................................ 51 Phụ lục 26. Bản đồ Vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau ................................................................. 51 Phụ lục 27. Dự án Công viên du lịch sinh thái Mũi Cà Mau .............................................. 52 Phụ lục 28. Tỷ lệ nghèo & cận nghèo toàn xã Đất Mũi năm 2013 ...................................... 53 Phụ lục 29. Biên bản khảo sát .............................................................................................. 54 Phụ lục 30: Bảng hỏi ............................................................................................................ 56
  10. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Ấp Mũi thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 100 km về phía nam, là cực nam của Việt Nam và nằm hoàn toàn trong khu bảo tồn thiên nhiên thế giới Mũi Cà Mau. Toàn ấp có diện tích 13 km2, 341 hộ gia đình với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo1 lên đến 21,7%. Tỷ lệ nghèo cao và hoạt động sinh kế hoàn toàn lệ thuộc tự nhiên, cƣ dân ấp Mũi trở thành mối đe dọa cho việc bảo tồn thiên nhiên. Trong khi hoạt động đánh bắt ven bờ ngày càng khó khăn do cạn kiệt tài nguyên thì ngƣời dân lại không có vốn và kinh nghiệm để đầu tƣ phƣơng tiện đánh bắt xa bờ. Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng hạn chế do đặc điểm cƣ dân sống rải rác thành các cụm nhỏ ven các kênh nƣớc với diện tích hẹp không có đất canh tác, thiếu vốn, khoa học, kỹ thuật và dễ ảnh hƣởng tiêu cực đến sinh thái. Đa số lao động thiếu đào tạo, trình độ học vấn thấp, không có nhiều cơ hội việc làm để cải thiện thu nhập. Tình trạng biến đổi khí hậu nhƣ sạt lở đất và nƣớc biển dâng ngày càng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh kế của ngƣời dân. Đặc biệt, kể từ khi Vƣờn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau đƣợc công nhận là khu sinh quyển thế giới năm 2009 và nằm trong công ƣớc RAMSAR tháng 4/2013 thì ngƣời dân bị hạn chế nghiêm ngặt trong việc tìm sinh nhai từ rừng tự nhiên trong khi đây là nguồn sinh kế chủ yếu. Hệ quả là tỷ lệ trẻ em nghỉ học để phụ giúp gia đình tăng nhanh, tình trạng phá rừng và khai thác tận diệt ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Đã có những trƣờng hợp bạo động (Gia Bách, 2012), chống ngƣời thi hành công vụ và kiểm lâm bắt buộc nổ súng gây chết ngƣời (Nguyễn Tiến Hƣng, 2013). Sinh kế ngƣời dân và bảo tồn thiên nhiên trở thành hai vấn đề chính sách lớn đối với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học trên địa bàn. Ban Quản lý VQG (BQLVQG) Mũi Cà Mau và Chính quyền xã Đất Mũi đã xác định mục tiêu chính yếu là giải quyết vấn đề sinh kế của ngƣời dân từ đó làm tiền đề cho công tác bảo vệ rừng và tài nguyên. Chính vì vậy, trong những năm qua, chính quyền địa phƣơng đã thực hiện nhiều chính sách thay đổi đời sống ngƣời 1 Phụ lục 1 - phƣơng pháp thống kê hộ nghèo
  11. 2 dân nhƣ nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, tiêm chủng trẻ em, giao thông nông thôn, điện lƣới và khoán rừng… Tuy nhiên, tình trạng nghèo và sinh kế hủy diệt môi trƣờng vẫn chậm thay đổi cho thấy sự cần thiết phải có một đánh giá toàn diện về sinh kế hộ gia đình của cƣ dân tại địa bàn, các tổn thƣơng mà họ phải gánh chịu và vai trò của chính sách trong việc thay đổi hoạt động sinh kế hộ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tập trung vào xác định tình trạng tài sản sinh kế và các tổn thƣơng hộ gia đình tại ấp Mũi gặp phải, từ đó đánh giá lại vai trò và tác động của chính sách hiện hành tới đời sống sinh kế hộ. Kết hợp với các bài học của các nghiên cứu trƣớc, ý kiến chuyên gia và các chính sách liên quan, tác giả đề xuất những chiến lƣợc sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với thực trạng nghiên cứu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ trả lời ba câu hỏi chính sau đây: (1) Hiện trạng tài sản sinh kế và các tổn thƣơng mà các hộ gia đình tại khu bảo tồn rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau đang gặp phải là gì? (2) Các chính sách bảo tồn thiên nhiên và chính sách phát triển sinh kế hộ gia đình hiện hành đóng vai trò nhƣ thế nào đối với việc thay đổi tài sản sinh kế và các tổn thƣơng mà hộ gia đình ấp Mũi đang gặp phải? (3) Chiến lƣợc sinh kế nào cho ngƣời dân ấp Mũi nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân đồng thời phát triển và bảo vệ tài nguyên bền vững? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm tài sản sinh kế các hộ gia đình tại ấp Mũi và mối quan hệ giữa tài sản sinh kế hộ với bối cảnh dễ bị tổn thƣơng và với các chính sách của nhà nƣớc. Đối tƣợng quan sát mục tiêu bao gồm các nhóm hộ đƣợc cho là dễ bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi các vấn đề môi trƣờng và sinh thái, trong đó chủ yếu là nhóm hộ nghèo và cận nghèo (sau đây gọi chung là nhóm hộ nghèo).
  12. 3 Địa bàn ấp Mũi tuy nằm trong phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên, nhƣng thuộc khu vực vùng đệm và ngƣời dân đƣợc hƣởng các chính sách về định canh, định cƣ, giao rừng sản xuất nhằm bảo vệ rừng và chuyển đổi sản xuất. Do đó, nghiên cứu tập trung vào chính sách phát triển sinh kế của hộ gia đình tại địa bàn là phù hợp. Ngoài ra, tình trạng Ấp Mũi cho thấy nhiều vấn đề chính sách cần phải giải quyết của cộng đồng cƣ dân sinh sống trong khu vực VQG Mũi Cà Mau. Chính vì vậy, về mặt địa lý, tác giả lựa chọn ấp Mũi là địa bàn nghiên cứu nhằm tạo ra chiến lƣợc sinh kế bền vững, có tính điển hình và có thể áp dụng cho các địa bàn khác có cùng đặc trƣng. Về mặt khuyến nghị chính sách, đề tài giới hạn trong việc tìm ra chiến lƣợc gia tăng tài sản sinh kế cho các đối tƣợng mục tiêu phù hợp với các chính sách bảo vệ rừng và tài nguyên. Đối tƣợng thụ hƣởng là UBND Xã Đất Mũi và BQLVQG Mũi Cà Mau. 1.5. Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc trình bày bao gồm sáu chƣơng. Trong đó, chƣơng một giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, các vấn đề chính sách cần giải quyết. Chƣơng hai giới thiệu về tổng quan cơ sở lý thuyết bao gồm khung phân tích và một số nghiên cứu trƣớc. Chƣơng ba giới thiệu thực trạng và chi tiết hóa các vấn đề đƣợc nêu ra ở bối cảnh chính sách. Chƣơng bốn trình bày về phƣơng pháp tiếp cận, chiến lƣợc nghiên cứu và phƣơng pháp lấy mẫu. Chƣơng năm là phần trọng tâm của đề tài với những phân tích và nhận định. Cuối cùng, chƣơng sáu là phần kết luận và kiến nghị chính sách.
  13. 4 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Khung phân tích Tác giả sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Cục phát triển quốc tế, Vƣơng quốc Anh (DFID). Theo DFID “Sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết nhằm phục vụ sinh sống. Sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi từ những căng thẳng và những cú sốc, có thể duy trì hoặc tăng cường các khả năng, tài sản trong hiện tại và tương lai, trong khi không phá hoại tài nguyên thiên nhiên”. Khung sinh kế xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa ba nhóm nhân tố là bối cảnh dễ bị tổn thƣơng, tài sản sinh kế và sự chuyển đổi về cấu trúc xã hội, chính sách, thể chế và văn hóa. Tài sản sinh kế bao gồm vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn vật chất. Tài sản sinh kế đóng vai trò quyết định sinh kế đƣợc hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đối phó với bối cảnh dễ bị tổn thƣơng do các cú sốc, mùa vụ hoặc xu hƣớng. Khung cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tài sản sinh kế với với cấu trúc xã hội, các tiến trình chuyển đổi về thể chế, chính sách, văn hóa và kinh tế, nhằm kiến tạo những công cụ chính sách gia tăng các tài sản sinh kế cá nhân, hộ gia đình. Từ đó, khung hƣớng dẫn đƣa ra các chiến lƣợc sinh kế phù hợp để đảm bảo kết quả đầu ra là sự gia tăng thu nhập và phúc lợi, giảm các khả năng bị tổn thƣơng, an ninh lƣơng thực và phát triển bền vững. Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững DFID, 1999 KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG DFID KẾT QUẢ SINH KẾ (NHẰM ĐẠT ĐƯỢC) CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU & TIẾN TRÌNH Vốn con - Thu nhập tăng lên BỐI CẢNH DỄ BỊ người CƠ CẤU - Gia tăng phúc lợi TỔN THƯƠNG - Các cấp - Giảm khả năng bị Vốn xã Vốn tự chính hội TÀI SẢN nhiên Ảnh hưởng/ Chiến lược tổn thƣơng - Các cú sốc quyền SINH KẾ Tiếp cận - Khu vực - Pháp luật sinh kế - Đảm bảo an ninh - Các khuynh tƣ nhân - Chính sách lƣơng thực hƣớng - Văn hóa Vốn vật Vốn tài - Sử dụng bền - Tính thời vụ - Thể chế chất chính CÁC TIẾN vững các nguồn lợi TRÌNH tự nhiên Nguồn: DFID, 1999, tác giả dịch Vốn con người bao gồm các nhân tố nhƣ kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe tốt cho phép mọi ngƣời theo đuổi các chiến lƣợc sinh kế khác nhau và đạt đƣợc
  14. 5 mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn thay đổi theo quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo và tình trạng sức khỏe của các thành viên thuộc hộ ngƣời nghèo coi lao động của họ là tài sản sinh kế chính (DFID, 1999). Theo báo cáo của liên hợp quốc, phát triển con ngƣời cần tập trung vào giáo dục và huấn luyện kỹ năng ngƣời lớn, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng trẻ em và gia tăng bảo hiểm, dịch vụ y tế. Khi nguồn nhân lực của ngƣời nghèo nông thôn bắt đầu cải thiện, sự chú ý cần hƣớng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động (UN, 2007). Vốn tự nhiên là tổng tài sản tài nguyên thiên nhiên cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm (DFID, 1999). Vốn tự nhiên đƣợc biết đến nhƣ đất, rừng, biển, động, thực vật, nƣớc sạch, không khí... Trong khuôn khổ sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa vốn tự nhiên và hoàn cảnh dễ bị tổn thƣơng đặc biệt gần gũi. Những ngƣời nghèo thƣờng có hoạt động sinh kế lệ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào tài nguyên. Họ hoàn toàn yếu ớt trƣớc các cú sốc có thể xẩy ra nhƣ thời tiết, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt của tài nguyên hoặc bị hạn chế tiếp cận. Vốn tài chính thể hiện các nguồn lực tài chính mà con ngƣời sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của họ. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu bao gồm các nguồn tiết kiệm và các dòng tiền. Hộ gia đình quản lý tiết kiệm dƣới nhiều hình thức nhƣ: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản lƣu động nhƣ gia súc, đồ trang sức và các nguồn vay từ các tổ chức tín dụng. Các dòng thu nhập ngoài từ nguồn sinh kế còn bao gồm các khoản trợ cấp từ chính phủ, ngƣời thân, tổ chức xã hội. Điều quan trọng là dòng tiền cần phải đảm bảo tính ổn định và tin cậy, trên cơ sở đó hộ gia đình có kế hoạch đầu tƣ hợp lý. Vốn tài chính là loại tài sản linh hoạt nhất và dễ dàng chuyển đổi thành các loại vốn khác. Tuy nhiên, đây lại là loại tài sản mà ngƣời nghèo khó tiếp cận nhất, nó trở thành loại tài sản rất quan trọng đối với họ. Ngƣời nghèo có thể sử dụng nguồn vốn tài chính kém hiệu quả vì thiếu kiến thức, thiếu thông tin thị trƣờng, môi trƣờng chính sách không thuận lợi… Chính vì vậy họ cần đƣợc hỗ trợ thông qua cấu trúc xã hội và các mối quan hệ hiện có nhƣ cho vay theo nhóm, tài trợ kỹ thuật để giúp họ gia tăng hiệu quả của việc quản lý các nguồn tiết kiệm nhƣ chăn nuôi hay các loại tài sản lƣu động khác (DFID, 1999).
  15. 6 Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa cơ bản đƣợc sử dụng để phục vụ sinh kế. Hàng hóa cơ bản bao gồm các công cụ và thiết bị giúp hộ gia đình hoạt động sản xuất hiệu quả hơn nhƣ đất, mặt nƣớc, thuyền, xe máy, ngƣ cụ… Cơ sở hạ tầng bao gồm: nhà ở và nơi trú ẩn an toàn, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, giá cả vận chuyển, năng lƣợng và khả năng tiếp cận thông tin nhƣ thị trƣờng, vốn, y tế, và giáo dục. Vốn vật chất đóng vai trò quyết định sinh kế nào sẽ đƣợc hộ gia đình sử dụng. Trong khi các hộ nghèo có nguồn vốn vật chất không đáng kể thì mục tiêu của họ là hình thành đƣợc loại tài sản đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh kế mà họ có tiềm năng nhất. Vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà ngƣời dân sử dụng trong việc theo đuổi các mục tiêu sinh kế của họ. Bao gồm các mạng lƣới, các kết nối theo chiều dọc (ngƣời bảo trợ/khách hàng) hoặc chiều ngang (các cá nhân có cùng lợi ích), và các nguồn lực rộng lớn hơn nhƣ chính trị, xã hội. Các nhóm xã hội dân sự đủ mạnh có vai trò giúp ngƣời dân tham gia quá trình hình thành chính sách, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực nhƣ vốn, lao động, thông tin, cũng nhƣ sử dụng hiệu quả các tài sản vật chất. Trong năm nhóm tài sản sinh kế, vốn xã hội đƣợc xem nhƣ là bộ đệm, nguồn lực cuối cùng để hộ gia đình kết nối và sử dụng hiệu quả các tài sản khác. Một hộ gia đình tùy thuộc vào mức độ sở hữu năm loại tài sản sinh kế nhƣ trên mà họ sẽ xây dựng các hoạt động sinh kế phù hợp nhằm tạo ra thu nhập và tiếp tục nâng cao năng lực tài sản sinh kế hộ. 2.2. Các nghiên cứu trƣớc Sinh kế và phát triển bền vững tại các khu bảo tồn biển là chủ đề đƣợc nhà nƣớc Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các trƣờng đại học, viện nghiên cứu hết sức quan tâm và chú trọng trong nhiều năm qua. Các nghiên cứu trải rộng trên nhiều khía cạnh và vấn đề của chủ đề sinh kế biển, trong đó có các nghiên cứu sau: (1) Nghiên cứu về sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam (WWF, 2007) dựa trên khung DFID và IMM với đối tƣợng nghiên cứu mục tiêu là cộng đồng ngƣ dân có sinh kế phụ thuộc vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn hộ, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn chuyên gia kết hợp phân tích cùng với các bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế.
  16. 7 (2) Nghiên cứu về nghề cá và sự thiếu tuân thủ về quy định nghề cá (2012) trên 300 hộ gia đình tại địa bàn xã Đất Mũi và xã Viên An của Trần Thị Phụng Hà dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững đƣợc điều chỉnh bởi Carney, Ellis và Scoones. Các nghiên cứu cho thấy, về nguồn vốn con ngƣời, cƣ dân tại địa bàn có mức độ phổ cập giáo dục thấp, vai trò của phụ nữ trong gia đình thấp. Về nguồn vốn tài chính, hầu nhƣ không ai có đủ khả năng tín dụng để đầu tƣ mà không có sự hỗ trợ từ ngƣời thân. Các hộ nghèo và đánh bắt gần bờ không có khả năng hoặc hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. Họ dễ bị tổn thƣơng do suy giảm nguồn lợi thủy sản, chi phí giao thông cao, các quy định và quy tắc không hợp lý và sự gia tăng giá cả hàng thiết yếu. Để giảm thiểu rủi ro, các hộ gia đình thực hiện đa dạng hóa sinh kế, tuy nhiên thu nhập từ các sinh kế thay thế thƣờng thấp và không ổn định, phụ thuộc vào tình trạng tài sản hiện có của gia đình. Đánh bắt xa bờ là có lợi nhuận, nhƣng chỉ dành cho những ngƣời có đủ khả năng để đầu tƣ vào nó, do vậy, đó là một cơ hội chỉ dành cho những ngƣời giàu có. Nông nghiệp cũng quan trọng nhƣng trong hầu hết các trƣờng hợp các hộ ngƣ dân thƣờng không có khả năng tiếp cận với sử dụng đất đai, vì vậy chăn nuôi có ý nghĩa hơn đối với họ. Nuôi trồng thủy sản đang dần trở thành một ngành quan trọng nhƣng thƣờng gây ra các tác động môi trƣờng và không khả thi đối với nhóm hộ nghèo. Chính vì vậy, các nghiên cứu đƣa ra khuyến nghị chiến lƣợc sinh kế cần tập trung nhiều hơn vào kiến tạo một môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho cộng đồng, không nên chỉ tập trung vào các dự án tạo thu nhập nhỏ lẻ, mang tính cá nhân. Chiến lƣợc sinh kế nên đƣợc thiết kế từ dƣới lên dựa vào nhu cầu của cộng đồng thay vì những quyết định mang tính chất áp đặt hoặc phỏng đoán. Sinh kế bền vững cần tập trung vào sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển và tiếp cận tài chính đƣợc coi là chìa khóa cho các cơ hội đổi đời của các hộ nghèo.
  17. 8 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Ấp Mũi nằm tại vị trí 8° 38' 00" độ vĩ Bắc và 104° 44' 00" độ kinh Đông, là mũi cực nam của Việt Nam, nằm hoàn toàn trong phạm vi quản lý của BQLVQG Mũi Cà Mau. Phía tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan), phía đông giáp biển Đông. VQG Mũi Cà Mau2 là nơi sinh sống của nhiều loài quý hiếm và nguy cấp, nhiều loài đƣợc liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Rừng ngập mặn, bãi bùn ngập triều nông, bãi bùn ngập nƣớc theo thủy triều là nơi sinh sống cho nhiều loại thủy sản ven bờ, lâm sản, nguồn giống tự nhiên có giá trị kinh tế cao. Tháng 4/2013, tổ chức RAMSAR đã công nhận VQG Mũi Cà Mau là một trong những vùng đất ngập nƣớc quan trọng của thế giới.3 3.2. Đặc điểm dân số và Sinh kế hộ gia đình 3.2.1. Dân số Dân số ấp Mũi vào khoảng 1.450 ngƣời, 341 hộ gia đình, cƣ trú trên phạm vi 13 km2 chia thành 3 khu vực với đặc điểm quản lý hành chính khác nhau, bao gồm: Khu dân sinh với 134 hộ nằm trên trục đƣờng chính nối liền Mũi Cà Mau và trung tâm xã Đất Mũi, nằm hoàn toàn trong đất liền và ít bị ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng xói lở đất đang diễn tiến phức tạp trên địa bàn. Khu du lịch với 82 hộ thuộc quản lý của BQLVQG Mũi Cà Mau. Tháng 12/2013, Sở Văn hóa thông tin, du lịch tỉnh Cà Mau mở gói thầu kêu gọi đầu tƣ Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau với diện tích 1,6 km2, thời hạn 49 năm, đất đã giải tỏa một phần và hiện chƣa có thông tin về nhà đầu tƣ trúng thầu (Phụ lục 29). Khu giải toả với 125 hộ nằm ven bãi bồi dọc kênh Rạch Mũi với hiện trạng không còn cây rừng trong quá trình dân sinh, bị ảnh hƣởng bởi tình trạng sạt lở đất do nƣớc biển dâng và sự thay đổi dòng chảy trong những năm gần đây. Để đối phó với tình trạng sạt lở đất, UBND huyện đã có quy hoạch giải tỏa toàn bộ dân cƣ sinh sống trong khu vực. Cùng 2 Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. 3 BQLVQG, 2013
  18. 9 với khu du lịch, các hộ gia đình đang cƣ trú tại khu giải tỏa phải tạm ngừng mọi hoạt động về nhà ở và chờ quyết định của chính quyền địa phƣơng. Hầu hết cƣ dân sinh sống trên địa bàn là các đối tƣợng di cƣ vào giai đoạn sau năm 1975 (Trần Thị Phụng Hà, tr.94). Do cƣ trú trong phạm vi rừng đặc dụng, các hộ gia đình tuy không có quyền sở hữu đất đai nhƣng vẫn đƣợc quản lý theo hộ tịch và bảo vệ theo pháp luật nếu có các quyết định về giải tỏa đất đai hay các quyền lợi công khác. 3.2.2. Sinh kế chính hộ gia đình Hoạt động sinh kế chính hộ gia đình trên địa bàn hiện tập trung vào bốn nhóm chính: Khai thác sông biển với 76 hộ, chiếm 22,3% tổng số hộ trên địa bàn, với các nghề đánh bắt cá khơi bằng ghe (Phụ lục 19) hoặc đánh bắt gần bờ bằng xuồng (Phụ lục 20); Khai thác ven bờ, làm thuê với 215 hộ, chiếm 63% tổng số hộ trên địa bàn (Phụ lục 21); Nuôi trồng thủy sản với 37 hộ, chiếm 11% tổng số hộ trên địa bàn (Phụ lục 22); và chăn nuôi với 10 hộ, chiếm 3% tổng số hộ trên địa bàn, chủ yếu là chăn nuôi heo (Phục lục 23). 3.3. Các chính sách hiện hành 3.3.1. Chính sách bảo vệ rừng Theo điều 30, Luật đa dạng sinh học (2008), điều 77, Luật đất đai và điều 54, Luật bảo vệ và phát triển rừng: Ấp Mũi nằm hoàn toàn trong phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm và chƣa có phƣơng án di dời, tái định cƣ. Do đó các hộ gia đình có quyền đƣợc hƣởng các chính sách giao khoán rừng nhằm mục đích bảo vệ rừng và đƣợc tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch theo luật định. Ngoài ra, họ cũng đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi, hỗ trơ,̣ bồi thƣờng, tái định cƣ khi có quyết định giải tỏa di dời theo luật định. Hiện tại, BQLVQG đã thực hiện giao khoán rừng và cấp sổ xanh cho 37 hộ trên địa bàn ấp Mũi để thực hiện nuôi tôm sinh thái. Rừng đƣợc giao khoán với thời hạn 15 năm và sẽ kết thúc vào năm 2018. Chính sách khoán rừng làm vuông với các quy định nhƣ giữ nguyên hiện trạng rừng trong vuông (hiện tại tỷ lệ cây và mặt nƣớc trung bình là 70%), mỗi năm chỉ đƣợc cải tạo một lần và phải đƣợc BQLVQG chấp thuận. 3.3.2. Chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản
  19. 10 Điều 13 và điều 15, Luật thủy sản (2003), chính quyền địa phƣơng và BQLVQG có trách nhiệm: Hỗ trợ các hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp sang khai thác thủy sản xa bờ, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề rừng và dịch vụ; Hƣớng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn, giao đất, mặt nƣớc biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nƣớc. Ngƣời dân và chính quyền phải tuân thủ các quy định về khu vực đánh bắt và cấm khai thác theo Quyết định 142/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Tính đến tháng 12/2013, trên địa bàn xã Đất Mũi đã thực hiện các chính sách nhƣ thành lập 4 hợp tác xã (HTX) nghêu với hơn 1.409 thành viên, HTX thủy sản với 12 thành viên (thành lập tháng 1/2014), 1 HTX kinh doanh dót dũa với 7 thành viên, 1 HTX Hàu lồng với 50 thành viên. Tại ấp Mũi chỉ có một hộ duy nhất tham gia HTX kinh doanh dót đũa, các HTX khác không có thành viên nào vì không thuộc địa bàn đƣợc tổ chức (UBND xã, 2014). 3.3.3. Chính sách du lịch sinh thái Điều 29, Luật đa đạng sinh học và Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN4, BQLVQG có trách nhiệm công khai và tổ chức cộng đồng dân cƣ tham gia các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch sinh thái phải ƣu tiên tạo công ăn, việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng. Năm 2009, sau khi UNESCO chính thức công nhận VQG Mũi Cà Mau là dự trữ sinh quyển thế giới, UBND Tỉnh đã có quyết định thành lập BQLVQG Mũi Cà Mau5 trong đó bao gồm chức năng hoạt động du lịch sinh thái. Tính đến tháng 12/2013, khu du lịch mới chỉ dừng lại ở hoạt động tổ chức du khách tham quan du lịch do Sở Du lịch Thể thao tổ chức. Các loại hình du lịch khác chƣa phát triển do các hạn chế nhƣ thiếu cán bộ chuyên môn, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu các dịch vụ giá trị gia tăng, giá dịch vụ cao. Không có hộ gia đình nào tại ấp Mũi đƣợc tham gia đào tạo huấn luyện làm du lịch, các hoạt động làm kinh tế rừng phục vụ du lịch đều chƣa đƣợc đầu tƣ. Hoạt động xây dựng hạ tầng do thiếu kinh phí đã để lại nhiều hậu quả nhƣ cây rừng bị chặt đã không 4 Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, 2007 5 Quyết định số 1883/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thành lập Ban Quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau
  20. 11 đƣợc phục hồi dẫn tới hiện tƣợng sạt lở đất càng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hƣởng mạnh đến đời sống ngƣời dân sinh sống trong phạm vi khu du lịch (BQLVQG, 2014). 3.3.4. Chương trình nông thôn mới Chƣơng trình nông thôn mới đƣợc ban hành theo Quyết định số 800/QĐ-TTg6 của Thủ tƣớng Chính phủ năm 2010 với 11 nội dung và 19 tiêu chí. Đây cũng là căn cứ để chính quyền địa phƣơng tổ chức các hoạt động chính sách tại địa bàn với chiến lƣợc phân bổ mỗi năm đạt hai đến ba tiêu chí về nông thôn mới. Tính đến tháng 12/2013, xã Đất Mũi đã hoàn thành đƣợc 9/19 tiêu chí bao gồm: Quy hoạch, Thủy lợi, Bƣu điện, Hình thức tổ chức sản xuất, Giáo dục, Y tế, Hệ thống tổ chức xã hội vững mạnh, An ninh trật tự và Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên. Năm 2014 xã tiếp tục thực hiện hai chƣơng chình là chợ nông thôn và điện lƣới (UBND Xã, 2014). 3.4. Cấu trúc quản lý nhà nƣớc Trên địa bàn xã Đất Mũi có 4 cơ quan chức năng chính, bao gồm: UBND Xã Đất Mũi đóng vai trò chính quyền cấp cơ sở; BQLVQG Mũi Cà Mau với 12 trạm bảo vệ và tổ cơ động thƣờng xuyên tham gia công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ, phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và biển; Lực lƣợng kiểm lâm và kiểm ngƣ có chức năng tuần tra, bảo vệ các khu vực theo quy định của pháp luật; BQL khu du lịch sinh thái trực thuộc BQLVQG có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển khu du lịch (Phụ lục 4). Việc phân công và phân nhiệm các ban ngành đóng trên địa bàn tuy rất rõ ràng nhƣng lại thiếu một cơ chế đồng bộ trong việc phối hợp xây dựng chính sách và chiến lƣợc chung về bảo tồn thiên nhiên cũng nhƣ phát triển sinh kế ngƣời dân. Điều này trở thành một thách thức chính sách trong khi mâu thuẫn giữa sinh kế và bảo tồn ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh trên, xã hội dân sự đóng vai trò bảo vệ các quyền lợi của ngƣời dân và tạo ra kênh truyền dẫn giữa chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện trạng cho thấy tại địa bàn ấp Mũi các tổ chức dân sự nhƣ hội phụ nữ, hợp tác xã, đoàn thanh niên… hầu nhƣ không hoạt động. 6 Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2